K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 2 2024

Truyện ngụ ngôn Kiến và châu chấu có cốt truyện rất đơn giản nhưng lại để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc, đặc biệt là nhân vật Kiến trong truyện. Mùa hè sôi động đến, khắp nơi đều nhộn nhịp, châu chấu thì ngày đêm ca hát, vui chơi, còn Kiến thì vẫn chăm chỉ lao động, kiếm thức ăn dự trữ cho mùa đông sắp tới. Dù châu chấu có rủ chơi cùng, rồi dè bỉu Kiến lo xa, Kiến vẫn bỏ ngoài tai và tiếp tục công việc của mình. Qua đó, chúng ta có thể thấy Kiến không chỉ chăm chỉ mà còn rất có chính kiến, quyết tâm đạt được mục tiêu của mình. Mùa hè trôi qua rất nhanh và mùa đông giá rét lại về, nhờ có thức ăn dự trữ từ mùa hè cật lực lao động, mà Kiến được ở trong tổ ấm áp và đủ thức ăn để sống, còn châu chấu ta thì gần như chết vì lạnh và đói. Kiến đúng là người biết lo xa, biết chuẩn bị kĩ lường cho mọi tình huống. Đây là một ưu điểm rất đáng quý mà chúng ta phải học hỏi. Qua nhân vật Kiến, độc giả chúng ta đã học được thật nhiều bài học quý giá, có thể áp dụng ngay vào thực tiễn cuộc sống.

Tham khảo ạ.

15 tháng 5 2024

cực lì béo

6 tháng 11 2024

Fhdbej

Trong văn bản "kiến và châu chấu", em cảm thấy rất ngưỡng mộ những chú kiến trong câu chuyện trên. Dù mùa đông còn lâu mới đến song các chú kiến đã chuẩn bị từ sớm cho lương thực của mình. Dẫu nhỏ bé như vậy song với ý chí "có công mài sắt có ngày nên kim" của kiến đã giúp chúng được no ấm trong mùa đông lạnh lẽo. Ngược lại với kiến, châu chấu là một kẻ lười biếng "nước đến chân mới nhảy" nhưng đã quá muộn màng đã bị kiệt sức vì đói rét. Từ đó chúng ta rút ra bài học không nên làm việc theo cách của châu chấu mà nên học cách chuẩn bị từ trước như kiến bởi mọi sự chuẩn bị đều có giá trị giúp chúng ta tiến tới thành công dễ dàng hơn.

Nhà văn Nguyễn Minh Châu cho rằng: “ Nhà văn phải là người  đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn của con người”.             Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Phân tích nhân vật “tôi” trong câu chuyện dưới đây để thấy rõ điều tâm niệm đó.                                                          Người ăn xin    Lúc ấy, tôi...
Đọc tiếp

Nhà văn Nguyễn Minh Châu cho rằng: “ Nhà văn phải là người  đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn của con người”.

            Em hiểu ý kiến trên như thế nào? Phân tích nhân vật “tôi” trong câu chuyện dưới đây để thấy rõ điều tâm niệm đó.

                                                          Người ăn xin

    Lúc ấy, tôi đang đi trên phố. Một người ăn xin già lọm khọm đứng ngay trước mặt tôi. 

    Đôi mắt ông lão đỏ đọc và giàn giụa nước mắt. Đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi thảm hại... Chao ôi! Cảnh nghèo đói đã gặm nát con người đau khổ kia thành xấu xí biết nhường nào!

    Ông già chìa trước mặt tôi bàn tay sưng húp, bẩn thỉu. Ông rên rỉ cầu xin cứu giúp.

    Tôi lục tìm hết túi nọ túi kia, không có tiền, không có đồng hồ, không có cả một chiếc khăn tay. Trên người tôi chẳng có tài sản gì.

    Người ăn xin vẫn đợi tôi. Tay vẫn chìa ra, run lẩy bẩy.

    Tôi chẳng biết làm cách nào. Tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy kia:

- Ông đừng giận cháu, cháu không có gì để cho ông cả.

    Người ăn xin nhìn tôi chằm chằm bằng đôi mắt ướt đẫm. Đôi môi tái nhợt nở nụ cười và tay ông cũng xiết lấy tay tôi: 

- Cháu ơi, cảm ơn cháu ! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. - Ông lão nói bằng giọng khản đặc.

    Khi ấy, tôi chợt hiểu rằng: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được chút gì của ông lão.

0
6 tháng 9 2017

Chọn D

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
28 tháng 9 2023

Xin chào các bạn, tôi là... học sinh lớp ...Hôm nay tôi ở đây để trình bày ý kiến của mình về nhận định sau. Có người cho rằng: Phân tích đặc điểm nhân vật Võ Tòng trong đoạn trích “Người đàn ông cô độc giữa rừng” (trích tiểu thuyết “Đất rừng phương Nam”) của Đoàn Giỏi nghĩa là kể lại câu chuyện về nhân vật ấy. Theo ý kiến của cá nhân tôi thì ý kiến này chưa hoàn toàn chính xác.

Thứ nhất chúng ta cần hiểu thế nào là kể lại câu chuyện về nhân vật và phân tích đặc điểm nhân vật. Kể lại câu chuyện về nhân vật là dựa vào sự việc trong văn bản để kể lại diễn biến của câu chuyện đó, không cần nêu nhận xét về nhân vật, kể lại thuộc kiểu văn bản tự sự. Còn phân tích đặc điểm nhân vật là giới thiệu mô tả những nét tiêu biểu của nhân vật như: lai lịch, xuất thân, hình dáng bên ngoài, suy nghĩ, lời nói, việc làm,…và nêu nhận xét của người viết về nhân vật đó, phân tích nhân vật thuộc kiểu văn bản nghị luận

Như vậy khi kể lại câu chuyện về nhân vật Võ Tòng, chúng ta chỉ cần kể lại diễn biến câu chuyện đó từ việc ông Hai đến thăm Võ Tòng, câu chuyện về quá khứ đáng thương của anh và cuộc sống cô độc hiện tại của anh ở căn lều giữa rừng U Minh. Còn khi phân tích đặc điểm nhân vật Võ Tòng chúng ta cần chỉ ra lai lịch, xuất thân, hoàn cảnh số phận, tính cách và phẩm chất của Võ Tòng. Để từ đó trình bày những nhận xét , đánh giá của mình về nhân vật này.

Như vậy chúng ta có thể khẳng định ý kiến trên chưa thật sự đầy đủ. Mặc dù khi kể lại nhân vật hay phân tích nhân vật chúng ta đều cần dựa vào những sự việc và chi tiết cụ thể về nhân vật Võ Tòng ở trong văn bản. Tuy nhiên khi kể lại câu chuyện cần khách quan, không thêm bớt và không cần nêu nhận xét của người kể lại. Còn khi phân tích đặc điểm nhân vật cần có ý kiến, lí lẽ và nhận xét của người nói.

Trên đây là những ý kiến và suy nghĩ của tôi về vấn đề đầu bài đặt ra. Rất mong sẽ nhận được những đóng góp của thầy cô và các bạn.

19 tháng 2 2018

Chọn A

30 tháng 9 2023

a) Nhân vật Cao Bá Quát trong chuyện Văn hay chữ tốt.

Cao Bá Quát trong chuyện “Văn hay chữ tốt” nhân tài kiệt xuất trời Nam, một con người nổi tiếng văn hay chữ tốt được dân gian tôn xưng là “Thánh Quát”. Cao Bá Quát nổi tiếng về tài văn thơ, đối đáp thông minh và tài hoa, nhưng lại viết chữ rất xấu. Qua sự việc viết đơn cho bà lão, Cao Bá Quát đã lấy làm xấu hổ và quyết tâm luyện chữ. Ông là một tấm gương sáng về lòng kiên trì. Dù ban đầu thất bại nhưng bằng sự quyết tâm, nỗ lực không ngừng, cùng với phương pháp học tập tốt, ông đã có được thành công.

b) Nhân vật Xtác-đi trong câu chuyện Tấm huy chương.

Học sinh viết về tính cách nhân vật theo hướng dẫn của giáo viên trong phần kể chuyện.

c) Nhân vật Giên trong câu chuyện Cô giáo nhỏ.

Nhân vật Giên trong câu chuyện “Cô giáo nhỏ” là một cô bé chăm chỉ, giỏi giang. Giên may mắn được đi học chữ trong một ngôi trường vùng châu Phi hẻo lánh. Giên đã nói dối cô giáo về cuốn sách nhưng cô bé chỉ muốn dạy chữ cho đám trẻ con, bà và mẹ. Giên như một cô giáo nhỏ đầy tình yêu thương và rất có trách nhiệm. Việc làm của cô bé rất đáng khen, Giên đã làm cho cô giáo xúc động trước hành động của mình. Cô bé xứng đáng là một tấm gương sáng cho em noi theo.

15 tháng 11 2023

BẠN VŨ VĂN KIỆT ƠI ĐANG HỎI MÔN GÌ ĐẤY Ạ

12 tháng 6 2019

Câu chuyện nói về cuộc chạy đua của muông thú trong rừng.