Cho hình vuông ABCD có độ dài cạnh là a. Gọi M,N lần lượt là Trung điểm của AB và BC . Các đường thẳng DN và CM cắt nhau tại I . Chứng minh rằng :
a. tam giác CIN vuông
b. Tính diện tích tam giác CIN theo a.
Tam giác AID cân
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu a đây Đệ Ngô!
a. CM: AM = BM = BN = NC (1/2AB = 1/2BC)
Cm: Tam giác MBC = tam giác NCD (c-g-c)
=> góc BMC = góc CND
Mà tam giác BMC vuông tại B
=> BMC + BCM = 900
=> CND + BCM = 900
=> Tam giác CIN vuông tại I.
tự vẽ hình nha
lấy Q trung điểm CD
kẻ AQ =>AQ song song CM
cm AQ vuông góc DN {tự cm}
tam giác DCI có AQ song song CM nên \(\frac{DQ}{QC}=\frac{DE}{EI}\) với E là giao điểm ND và AQ
tam giác ĐẠI có ĐỀ là đường cao và trung tuyến nên là tam giác vuông
tick nha
đề bài sai rồi bn mk vẽ hình cho bn xem nè
M, N là td cùa AB,AC nhưng tam giác CIN ko vuông
c) Vẽ AO vuông góc với DI, AO cắt DC tại G. Nối MG.
Ta có AB//DC (M thuộc AB, G thuộc DC)
=>AM//GC.(1)
Ta có AG vuông góc với DI tại O, MC vuông góc với DI tại I
=>AG//MC.(2)
(1),(2)=>^AMG=^MGC, ^AGM=^GMC
=>Tam giác AMG=Tam Giác CGM (G-C-G)
=>AM=GC,DG=MB
Mà AM=MB=>DG=GC
=>G là trung điểm DC => Tam giác DGI cân tạiG
=>Đường cao GO cũng là trung tuyến
=>DO=OI
Tương Tự tam giác AID có đường cao cũng là trung tuyến
=>AID cân tại A
Xét 2 tam giác vuông BMC và CND có :
BM=CN (bằng nửa cạnh hình vuông); BC=CD
=> Tam giác BMC = Tam giác CND (c.g.c)
=> Góc BCM = Góc CDN
mà Góc BCM + góc DCM = 90 độ
=> Góc CDN + Góc DCN = 90 độ
=> Tam giác CDI vuông tại I
=> CM vuông góc với DN
Gọi P là trung điểm của CD, AP cắt DN tại H
Ta có PC= 1/2 DC
mà AM = 1/2 AB
lại có AB=CD (vì ABCD là hình vuông)
=> AM=PC
mặt khác AM // PC (vì AB // CD)
=> AMCP là hình bình hành
=> AP // CM
mà CM vuông góc với DN (cmt)
=> AP vuông góc với DN tại H
Tam giác CDI có CP= DP, PH // CI (vì AP // CM)
=> DH=HI
Tam giác ADI có AH là đường cao (vì AH vuông góc với DI)
AH là trung tuyến (vì DH= HI)
=> Tam giác ADI cân tại A
=> AI = AD
a: ta có: \(AM=MB=\dfrac{AB}{2}\)
\(BN=NC=\dfrac{BC}{2}\)
mà AB=BC
nên AM=MB=BN=NC
Xét ΔMBC vuông tại B và ΔNCD vuông tại C có
MB=NC
BC=CD
Do đó: ΔMBC=ΔNCD
=>\(\widehat{MCB}=\widehat{NDC}\)
mà \(\widehat{NDC}+\widehat{DNC}=90^0\)(ΔNCD vuông tại C)
nên \(\widehat{MCB}+\widehat{DNC}=90^0\)
=>CM\(\perp\)DN tại I
=>ΔCIN vuông tại I
b: \(CN=\dfrac{CB}{2}=\dfrac{a}{2}\)
ΔNCD vuông tại C
=>\(DC^2+CN^2=DN^2\)
=>\(DN^2=\dfrac{a^2}{4}+a^2=\dfrac{5}{4}a^2\)
=>\(DN=\dfrac{a\sqrt{5}}{2}\)
Ta có: ΔNCD vuông tại C
=>\(S_{CND}=\dfrac{1}{2}\cdot CD\cdot CN=\dfrac{1}{2}\cdot a\cdot\dfrac{a}{2}=\dfrac{a^2}{4}\)
Xét ΔNCD vuông tại C và ΔNIC vuông tại I có
\(\widehat{CND}\) chung
Do đó: ΔNCD~ΔNIC
=>\(\dfrac{S_{NCD}}{S_{NIC}}=\dfrac{ND}{NC}=\dfrac{a\sqrt{5}}{2}:\dfrac{a}{2}=\sqrt{5}\)
=>\(S_{NIC}=\dfrac{a^2}{4\sqrt{5}}\)