Nét độc đáo trong cách ví von, so sánh được thể hiện qua chi tiết nào?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Các chi tiết thể hiện dòng sông có tính cách, tình cảm riêng:
- “Sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại.”
→ Dòng sông mang nét nữ tính hoang dại, phóng khoáng. Hình ảnh so sánh cho thấy vẻ đẹp của sự tươi mới, thanh thuần của thiên nhiên, không hề vướng bụi tạp chất; một tâm hồn trong sáng, tự do, bản lĩnh.
- ...đánh thức người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại.
→ Lúc này, dòng sông đối lập với dáng vẻ man dại khi trước. Dòng sông khoác lên dáng vẻ yểu điệu, dịu dàng như thiếu nữ đang say ngủ. Cảnh vật thơ mộng khiến dòng sông thay bằng một dáng vẻ mới đầy trữ tình, xinh đẹp.
- “Sông Hương tươi vui hẳn lên giữa những biền bãi xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long.”
→ Đó là cảm xúc của người con đi xa đợi được ngày trở về chốn quê cũ. Cảnh vật quen thuộc khiến cảm xúc phấn chấn, vui vẻ hẳn lên.
- Sông Hương khi thì là một con người con gái đẹp ngủ mơ màng, khi là người con gái dịu dàng của đất nước, khi là người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở với một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ.
⇒ Sông Hương được nhà văn miêu tả như một cô gái với tính cách phong phú, và một nét thống nhất chung là sự nữ tính đầy duyên dáng.
- Chỉ ra nét độc đáo trong cách cảm nhận và miêu tả thiên nhiên mùa thu của Xuân Diệu qua bài Thơ duyên (có thể so sánh với một vài bài thơ khác để làm rõ nét độc đáo ấy).
- Quan sát các câu thơ có miêu tả khung cảnh thiên nhiên mùa thu.
- Phân tích một vài hình ảnh thiên nhiên mà mình có ấn tượng sâu sắc nhất, từ đó nêu lên nét độc đáo của Xuân Diệu khi miêu tả thiên nhiên.
- Có thể lấy đoạn thơ
“Con đường nho nhỏ gió xiêu xiêu
La lả cành hoang nắng trở chiều
…
Mây biếc về đâu bay gấp gấp
Con cò trên ruộng cánh phân vân”
+ Khung cảnh chiều thu vui tươi, trong sáng, hữu tình huyền diệu
+ Con đường thu được tác giả miêu tả nho nhỏ, cây lá lả lơi, yểu điệu trong gió… mời gọi những bước chân đôi lứa
+ Sang khổ thơ thứ tư chiều thu sương lạnh xuống dần, chòm mây cô đơn, cánh chim cô độc, đều tìm về nơi chốn của mình.
+ Các từ láy xiêu xiêu, nho nhỏ, gấp gấp, phân vân làm cho nhịp điệu bài thơ uyển chuyển, bay bổng.
Phân tích cụ thể một vài hình ảnh thiên nhiên mà bạn có ấn tượng rõ rệt nhất, từ đó nêu lên nét độc đáo của Xuân Diệu khi miêu tả thiên nhiên. Có thể lấy một vài câu thơ tiêu biểu như:
“Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu
Lả lả cành hoang nắng trở chiều";
“Mây biếc về đâu bay gấp gấp Con cò trên ruộng cánh phân vân”
Xuân Diệu có biệt tài sử dụng từ láy. HS phân tích sức gợi cảm và hiệu quả tạo hình của các từ láy trong những dòng thơ trên.
Bạn có thể so sánh cách miêu tả mùa thu trong bài Thơ duyên với cách miêu tả mùa thu trong bài Tiếng thu của Lưu Trọng Lư hoặc bài Sang thu của Hữu Thỉnh để khẳng định nét độc đáo của Xuân Diệu.
Xuân Diệu cảm nhận và miêu tả thiên nhiên mùa thu trong Thơ duyên rất độc đáo và gợi cảm. Ví dụ ở câu kết cuối bài “Lòng anh thôi đã cưới lòng em”, tác giả không dùng từ “phải lòng” hay “anh cưới em” mà là “lòng anh cưới em”. Chúng ta vẫn thường nghĩ đến mùa thu là một mùa tuy lãng mạn nhưng cũng buồn bã, cô đơn. Đó là tâm trạng phổ biến trong mỗi bài thơ về mùa thu của các tác giả, như trong Thu điếu của Nguyễn Khuyến. Tuy nhiên, khi đọc Thơ duyên ta lại thấy sự yêu đời, tươi trẻ trong những “duyên tình” qua sự gắn bó, tươi mới của cảnh vật thiên nhiên khi vào thu. Và Thơ duyên là bài thơ duy nhất không buồn trong các bài thơ về mùa thu của Xuân Diệu.
Nét độc đáo trong cách thể hiện niềm vui Cao- Bắc- Lạng được giải phóng:
- Hình ảnh vui vẻ của người dân cười vang, xuống làng, người nói cỏ lay, ô tô kêu vang đường, ríu rít tiếng cười con trẻ
- Niềm vui tự do được diễn tả chân chất, tươi vui theo cách nói của người dân Tây Nguyên
- Ngôn từ mộc mạc, lối thơ giản dị, ý thơ chân thực, tác giả diễn tả niềm vui đủ cung bậc, màu sắc
Bài thơ này được tác giả viết một cách rất độc đáo, thể hiện qua:
- Từ ngữ: nhà thơ sử dụng nhiều từ ngữ mang nghĩa biểu tượng, gợi sự liên tưởng thú vị.
- Hình ảnh gần gũi, gợi sự thân thương và nhiều cảm xúc.
- Giọng điệu trìu mến, thân thương.
- Các biện pháp tu từ được sử dụng nhuần nhuyễn:
+ Ẩn dụ (ánh mặt trời, bóng cha, bóng con, ánh nắng…)
+ Liệt kê (sẽ có cây, có cửa, có nhà…)
+ Điệp từ (điệp từ "cha", "con")
- Theo em, bài thơ này độc đáo, thể hiện qua:
+ Từ ngữ: nhà thơ sử dụng từ mang nghĩa chuyển gợi sự liên tưởng thú vị cho người đọc.
+ Hình ảnh hai cha con cùng nhau đi dạo, hình ảnh cánh buồm
+ Biện pháp tu từ được sử dụng là ẩn dụ hình ảnh "ánh trăng" thể hiện những giọt mồ hôi của người cha trong quá trình nuôi dưỡng, dìu dắt con thành người.
Lão Hạc cũng như bao người nông dân Việt Nam khác phải đối mặt với cái nghèo, cái đói của cuộc sống cơ cực, tăm tối trước Cách mạng. Nhưng lão còn có những hoàn cảnh riêng vô cùng bất hạnh. Rồi cuộc đời cực khổ, dồn lão đến mức hết đường sinh sống. Lão phải dứt ruột bán đi ***** Vàng mà lão yêu thương nhất. Lão bán ***** trong niềm khổ đau tột cùng: “Mặt co rúm lại, những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra, cái đầu ngoẹo về một bên, cái miệng móm mém mếu như con nít”, “lão hu hu khóc”,...Đói nghèo như thế, khổ đau như thế nhưng lão không vì vậy mà tha hóa về nhân phẩm. Binh Tư đã tưởng lão xin bả chó để ăn trộm. Ông giáo cũng nghi ngờ lão. Nhưng không, Lão Hạc vẫn giữ được vẹn nguyên tâm hồn dào dạt yêu thương đáng quý, đáng trọng của người nông dân và cả sự tự trọng cao đẹp của mình.
Con chó vốn là loài vật trung thành với chủ, những cũng thường bị coi thường, xem rẻ. Thế nhưng lão Hạc lại rất quý con Vàng. Lão gọi nó là " cậu Vàng", cho nó ăn trong bát ***** của nhà giàu. Lão bắt rận, tắm rửa, ăn gì lão cũng gắp cho nó. Lão âu yếm trò chuyện, khi dấu dí, khi sừng sộ nạt nộ, nhưng rõ ràng là lão coi nó như một đứa cháu. Con Vàng không chỉ là con là cháu mà còn là người bạn để lão vợi bớt nỗi buồn, cô đơn trống trải. Hơn thế, con Vàng còn là kỉ vật của anh con trai. Lão nuôi con Vàng với nguồn hi vọng mai kia con trở về làm cỗ cưới vợ. Chính vì thế mà khi phải bán con Vàng, lão đã đau đớn, kể chuyện cho ông giáo nghe, lão không kìm đc, bật "khóc hu hu" như con nít.Cả đời lão sống bằng đôi bàn tay lao động của mình. Khi còn khoẻ, lão làm thuê cuốc mướn. Khi ốm đau, kông làm thuê đc nữa thì lão kiếm con trai con ốc, củ khoai củ ráy. Khi không còn tự kiếm sống đc nữa thì lão tự kết liễu đời mình bằng bả chó chứ không đi ăn trộm, ăn cắp như Binh Tư. Lão dã chọn cái chết trong còn hơn sống đục. Quen sống lượng thiện, lão khổ đau dằn vặt khi nghĩ rằng mình đánh lừa con chó:"thì ra tôi gìa bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa con chó". Ánh mắt con Vàng xoáy sâu vào lão nỗi oán trách giận hờn khiến lão thấy ân hận, xót xa. Xử sự không phải với ***** lão dằn vặt, day dứt đến vậy thì hẳn lão không thể làm điều ác với ai bao giờ. Lão sống hiền lành, chân chất, nhân hậu quá, đáng trân trọng biết bao.
- Sông Hương được ví “như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại” hay như “cơn lốc vào những đáy vực bí ẩn”. Hình ảnh so sánh cho thấy một sông Hương phóng khoáng, tự nhiên dưới những trạng thái khác nhau.
→ Với những so sánh, liên tưởng, nhân hóa, ngôn từ tinh tế, ấn tượng, tác giả, sông Hương vùng thượng lưu nổi bật với sức sống mãnh liệt, hoang dại, đầy cá tính.