K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

Mạch lạc và liên kết trong đoạn trích được thể hiện qua việc lặp lại một số từ, cụm từ, việc sử dụng các quan hệ từ hay những câu đảm nhiệm chức năng kết nối các đoạn.

5 tháng 5 2019

Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc trong đoạn thơ cuối bài (8 câu cuối) chính là kiểu mẫu của lối thơ tả cảnh ngụ tình trong văn chương cổ điển.

Để diễn tả tâm trạng của Kiều, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp tả cảnh ngụ tình trong văn chương cổ điển để khắc họa tâm trạng của Kiều trong lúc bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.

Mỗi biểu hiện của cảnh chính là ẩn dụ về tâm trạng con người, mỗi một cảnh khơi gợi ở Kiều những nỗi buồn khác nhau trong khi nỗi buồn ấy lại ẩn chứa tâm trạng.

Thông qua điệp từ “buồn trông” kết hợp cùng với hình ảnh đứng sau và hệ thống các từ láy tượng hình, gợi sự dồn dập, chỉ có một từ tượng thanh ở cuối câu tạo nên nhịp điệu diễn tả nỗi buồn ngày càng tăng lên, lớp lớp nỗi buồn vô vọng, vô tận.

25 tháng 7 2018

Đáp án: B

→ Một đoạn văn không có sự liên kết, mạch lạc thì sẽ trở nên lỏng lẻo, thiếu tính thống nhất

30 tháng 5 2023

Trong văn bản "Đường vào trung tâm vũ trụ", tác giả đã kể lại cuộc hành trình đầy mạo hiểm của nhà vật lý John Wheeler khi ông cùng đồng nghiệp Richard Feynman tìm cách giải thích hiện tượng quang học. Trên đường đi, họ đã gặp phải nhiều khó khăn và thử thách nhưng cuối cùng đã tìm ra được lời giải thích cho hiện tượng này.

2 tháng 10 2023

tham khảo

Bác Hồ -hai tiếng gọi thân thương biết mấy! Người là vị lãnh tụ vĩ đại, vị cha già kính yêu của dân tộc. Trong cuộc sống cũng như công việc, Người luôn là một hình mẫu về sự giản dị, khiêm tốn. Đó là một đức tính, một phẩm chất đáng quý được Phạm Văn Đồng thể hiện rõ nét trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ. Theo ông, đức tính ấy được thể hiện trong mọi mặt của Bác như bữa cơm hàng ngày chỉ có vài ba món đơn giản, nơi ở của Bác là nhà sàn đơn sơ mộc mạc với vài phòng; trong lời nói bài viết của Người cũng hết sức giản dị “Nước VN là một, dân tộc VN là một, sông có thể cạn, núi có thể mòn song chân lí ấy không hề thay đổi”. Sự giản dị, thanh bạch trong đời sống của Người là một tấm gương sáng cho mọi thế hệ học tập và noi theo. Là học sinh em sẽ cố gắng rèn luyện theo những phẩm chất quý báu ấy để sau này trở thành con người có ích trong gia đình và xã hội.

1 tháng 10 2016

Con không biết hết được những câu thơ, bài hát nói về mẹ, nhưng con vẫn hiểu rằng, mẹ là tất cả. Tình mẹ được so sánh với Biển Thái Bình, nhưng trong tâm trí mỗi người, mẹ còn hom cả biển Thái Bình rộng lớn, bao la, ngút ngàn ấy. Con yêu mẹ nhiêu lắm, nhiều hơn cả chân trời vô tận không biết đâu là bến bờ. Và tình cảm của con sẽ không bao giờ thay đổi, mãi mãi và mãi mãi.

Mẹ tần tảo nuôi con từng ngày từng giờ. Nhớ dáng hôm nào mẹ lặng lẽ đưa theo con ra chợ bán rau, rồi đến tối mịt mới đưa con về nhà. Hay cả những lần mẹ chơi với con vui vẻ, sung sướng biết nhường nào, giờ đây chỉ còn là ký ức. Khi con đã lớn khôn, con đã hiểu được trong niềm vui sướng ấy, mẹ có biết bao nhiêu nhọc nhằn, vất vả hằn trên vầng trán cao cao. Và mẹ đã kìm nén nước mất để cho con được nở nụ cười ngây thơ, tinh nghịch như bao đứa trẻ khác. Mẹ đã che chở cho con đến khi trưởng thành, nuôi con lớn khôn để mong một ngày, con sẽ có ích cho xã hội. Mẹ ơi! Ngày đó không còn xa nữa đâu! Con hứa sẽ không phụ công sinh dưỡng của mẹ.

Con biết mẹ tưởng rằng con đã quên ký ức xa xưa vì con còn bé, nhưng con không hề quên. Người dạy con nói: tiếng đầu tiên là mẹ, người dắt con chập chững bước những bước đi đầu tiên cũng là mẹ. Mẹ sưởi ấm cho con khi gió mùa đông bắc tràn về, quạt mát cho con khi mùa hè nóng nực tràn đến, con đều khắc ghi từng kỷ niệm trong lòng. Lời ru của mẹ êm đềm như dòng suối chảy, thướt tha như gió mùa thu, đưa con đi đến những miền cổ tích xa xưa. Ngay cả đến khi con lớn, mẹ vẫn luôn sát cánh bên con; cùng con đi trên những chặng đường học gian nan. Mẹ là ánh nắng mặt trời lấp lánh rọi sáng cho con trên con đường đầy khoảng trống phía trước, sưởi ấm cho con qua con đường khó khăn ấy.
 

Đọc các đoạn văn dưới đây và thực hiện những nhiệm vụ sau:- Xác định chủ đề của đoạn văn.- Nhận xét về tính liên kết trong đoạn văn.- Nhận xét về tính mạch lạc của đoạn văn.a. Lúc này, với tình hình như vậy, phải ra sức đổi mới và sáng tạo. Đổi mới một cách căn bản, trong đó có nhiều việc phải nghĩ khác, làm khác cha anh, để tránh những sai lầm đã có, thoát ra khỏi những nguy cơ, giáo...
Đọc tiếp

Đọc các đoạn văn dưới đây và thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Xác định chủ đề của đoạn văn.

- Nhận xét về tính liên kết trong đoạn văn.

- Nhận xét về tính mạch lạc của đoạn văn.

a. Lúc này, với tình hình như vậy, phải ra sức đổi mới và sáng tạo. Đổi mới một cách căn bản, trong đó có nhiều việc phải nghĩ khác, làm khác cha anh, để tránh những sai lầm đã có, thoát ra khỏi những nguy cơ, giáo điều, cản trở, lạc hậu, để phát triển vượt lên. Làm vậy là trung thành với cha anh, với mong muốn một Việt Nam phát triển, mong “con hơn cha” để nhà có phúc. Đó là sự trung thành với lí tưởng một dân tộc và một đất nước Việt Nam phát triển cường thịnh, một xã hội thật sự tốt đẹp; chứ không phải trung thành theo nghĩa phải nghĩ, phải nói, phải viết, phải làm hệt y như cha anh, dù hoàn cảnh đã khác. (Vũ Ngọc Hoàng).

b. Thế hệ người lớn hôm nay có ý định để lại gì cho lớp trẻ? Thông thường, nhiều người có trách nhiệm và tâm huyết vẫn nghĩa phải phấn đấu để lại cho lớp trẻ một quốc gia phát triển. Đó là mong muốn chính đáng, làm được như thế thì quá tốt. Nhưng làm sao mà để lại được cho lớp trẻ một đất nước phát triển khi mà ta chưa tạo ra được một đất nước như vậy? Ta không thể để lại cái mà ta chưa làm ra được. Có lẽ phải nghĩ cách khác, trước nhất, quan trọng nhất, là để lại cho lớp trẻ sự trưởng thành của chính họ, của cả cách họ suy nghĩ khác ta, để từ đó, những con người mới ấy sẽ tạo ra một đất nước Việt Nam phát triển. Để lại con người mới là để lại tất cả. Con để lại tất cả (nếu có) mà không để lại được con người thì tất cả cũng sẽ không còn. (Vũ Ngọc Hoàng).

c. Hai câu đề đã ghi ngay được cái thần thái của trời thu. Câu thứ nhất gợi ra cái nền phông cảnh bằng nét rộng khoáng đạt, thoáng đãng: “Trời thu xanh ngắt mấy từng cao”. Chữ xanh ngắt gợi được cái sắc xanh riêng của mùa thu với tất cả vẻ êm ả, mát mẻ và trong xanh của nó. Ba chữ mây từng cao cho thấy tầm nhìn thi sĩ rộng mở cùng với các tầng trời. Nếu nền phông gợi những khoảng xa của hậu cảnh, thì ở gần tầm mắt hơn, hiện ra một tiền cảnh là cần trúc lơ phơ... Tầm nhìn dịch chuyển từ xa đến gần. Và, không phải cành trúc, ngọn trúc mà phải là cần trúc. Chữ cần là nét cong mềm mại thật hợp điệu thu. Chữ lơ phơ tả vẻ đẹp lưa thưa mà lay động. Chữ hắt hiu thật là cái hồn của gió thu. Cả lơ phơ và hắt hiu như phụ họa với nhau để thâu tóm cái hồn của gió thu: “Cần trúc lơ phơ gió hắt hiu”. Thi sĩ đã dùng cái “động” gần để gợi cái “tĩnh” xa trong bao la của thinh không. Đó là những gợn gió thật mỏng manh, nếu không có một mĩ cảm tinh tế thì khó mà nhận biết. Đó chính là những gợn gió thanh từng làm xao động thân cô trúc của Nguyễn Khuyến đấy chăng? (Chu Văn Sơn)

d. Tại sao chúng ta cư xử thô lỗ? Bởi vì chúng ta bị xao nhãng, đầu óc ta đang mải mơ màng những việc khác? Đôi khi, lí do này đúng. Nhưng sự thô lỗ thường là dấu hiệu của cảm giác bất an. Đó là cách chúng ta tránh né người khác để họ không nhận thấy cảm giác thật của mình. Làm như vậy có thể hiệu quả nhưng nó chẳng giúp ích cho ai cả. Nó khiến mọi người xa rời nhau thay vì đoàn kết vì một mục đích chung. Chúng ta không bao giờ tìm thấy sự bình yên nếu cứ khăng khăng bảo vệ cải ốc đảo cô đơn của mình. Cố gắng theo đuổi mối liên kết chung với mọi người là con đường bằng phẳng nhất đưa chúng ta đến hoà bình. (Ca-ren Ca-xay)


 

1
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
29 tháng 8 2023

a.

- Chủ đề của đoạn văn: Lúc này, với tình hình như vậy, phải ra sức đổi mới và sáng tạo.

- Nhận xét về tính liên kết trong đoạn văn:

+ Các câu văn đã phục vụ chủ đề chung của đoạn văn.

+ Đoạn văn có liên kết về hình thức chặt chẽ: sử dụng phép thế “đó”, phép nối, phép liên tưởng.

- Nhận xét về tính mạch lạc của đoạn văn: Các câu trong đoạn đều hướng về một chủ đề chung thống nhất: Phải ra sức đổi mới và sáng tạo; cách đổi mới và sáng tạo hiệu quả nhất.

b.

- Chủ đề của đoạn văn: Thế hệ người lớn hôm nay cần để lại cho lớp trẻ sự trưởng thành của chính họ.

- Nhận xét về tính liên kết trong đoạn văn:

+ Các câu văn đã phục vụ chủ đề chung của đoạn văn.

+ Đoạn văn có liên kết về hình thức chặt chẽ: sử dụng phép thế “đó”, phép nối, phép lặp.

- Nhận xét về tính mạch lạc của đoạn văn: Các câu trong đoạn đều hướng về một chủ đề chung thống nhất: Thế hệ người lớn hôm nay cần để lại cho lớp trẻ sự trưởng thành của chính họ.

c.

- Chủ đề của đoạn văn: Hai câu đề đã ghi ngay được cái thần thái của trời thu.

- Nhận xét về tính liên kết trong đoạn văn:

+ Các câu văn đã phục vụ chủ đề chung của đoạn văn.

+ Sử dụng từ ngữ liên kết “và”.

- Nhận xét về tính mạch lạc của đoạn văn: Các câu trong đoạn đều hướng về một chủ đề chung thống nhất: Hai câu đề đã ghi ngay được cái thần thái của trời thu; Phân tích theo trình tự các câu thơ.

d.

- Chủ đề của đoạn văn: Tại sao chúng ta cư xử thô lỗ?

- Nhận xét về tính liên kết trong đoạn văn:

+ Các câu văn đã phục vụ chủ đề chung của đoạn văn.

+ Đoạn văn có liên kết về hình thức chặt chẽ: sử dụng phép thế, nối, lặp.

- Nhận xét về tính mạch lạc của đoạn văn: Các câu trong đoạn đều hướng về một chủ đề chung thống nhất: Tại sao chúng ta cư xử thô lỗ?

15 tháng 9 2021

Tham khảo:

* Giống nhau :

   + Nội dung các câu hay các đoạn, các phần luôn phải hướng về 1 đề tài và một chủ đề nào đó

   + Giữa liên kết và mạch lạc các câu, các đoạn cần phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.

* Khác nhau:

    + Liên kết: Các văn bản cần phải có phương tiện để liên kết.

    + Mạch lạc: không cần phương tiện liên kết.

15 tháng 9 2021

Bạn tham khảo:
- Giống nhau :
+ Nội dung các câu hay các đoạn, các phần luôn phải hướng về 1 đề tài và một chủ đề nào đó.
+ Giữa bố cục và mạch lạc các câu, các đoạn cần phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lí.
- Khác nhau:
+ Liên kết mạch lạc : Các văn bản cần phải có phương tiện để liên kết.
+ Bố cục văn bản : Bố cục, mạch lạc không cần phương tiện liên kết.