K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 1 2024

“Ếch ngồi đáy giếng” là một trong những truyện ngụ ngôn để lại cho người đọc bài học sâu sắc, truyện khuyên nhủ chúng ta không được chủ quan, kiêu ngạo mà phải luôn luôn cố gắng, nỗ lực trau dồi bản thân.

Nhân vật chính trong câu chuyện là một con ếch, ếch được giới thiệu sống trong một cái giếng, bạn bè hàng xóm của nó chỉ là những con cua, con ốc bé nhỏ. Bởi vậy ếch nghiễm nhiên trở thành con vật to lớn nhất ở đó, cùng với tiếng kêu ồm ộp vang xa khiến các con vật xung quanh đều khiếp sợ. Mọi sự hiểu biết của ếch chỉ giới hạn trong khoảng không gian nhỏ hẹp là cái giếng, từ đó nhìn ra thế giới bên ngoài chỉ là chiếc miệng giếng bé bằng cái vung. Bởi thế mà ếch luôn tự cho mình là nhất.

Nhưng năm ấy trời mưa lớn, nước dâng cao đã đưa ếch ra khỏi chiếc giếng bé nhỏ chật hẹp. Với bản tính kiêu ngạo, hiểu biết nông cạn, luôn tự cho mình là nhất nên khi đến một môi trường mới ếch ta vẫn chẳng hề lo sợ hay nể nang ai. Ếch huênh hoang đi lại nên đã bị một con trâu đi ngang qua dẫm bẹp. Đó là sự trừng phạt thích đáng cho những kẻ có tầm nhìn hạn hẹp nhưng lại luôn kiêu ngạo, huênh hoang.

Câu chuyện nhắn nhủ người đọc những bài học vô cùng ý nghĩa. Truyện phê phán thói chủ quan, kiêu ngạo, hiểu biết nông cạn, hạn hẹp nhưng lại luôn tự cho mình là nhất, coi thường những người xung quanh. Đồng thời, nếu muốn tài giỏi thì không thể ngồi mãi mới đáy giếng bé nhỏ mà phải vươn ra ngoài thế giới, tích cực học hỏi, trau dồi năng lực của bản thân. Mỗi người phải ý thức được giới hạn, điểm yếu của mình, từ đó nỗ lực trau dồi để vượt qua những giới hạn đó.

Đây

1 tháng 3 2024

ppppppppppppppppppppppppppppp

kkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkk

jjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjjj

ooooooooooooooooooooooooooooo

lllllllllllllllllllllllllllll

uuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuu

iiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii

18 tháng 10 2023
1. Bài học rút ra từ truyện "Ếch Ngồi Đáy Giếng" là sự quan trọng của sự kiên nhẫn và kiên trì. Truyện nhắc nhở chúng ta không nên bỏ cuộc dễ dàng khi gặp khó khăn, mà hãy kiên nhẫn và kiên trì để vượt qua mọi thử thách 2. Đặc điểm của truyện ngụ ngôn trong văn bản "Ếch Đáy Giếng" là việc sử dụng nhân vật và tình huống hư cấu để truyền đạt một thông điệp hay một bài học. Truyện ngụ ngôn thường sử dụng các hình ảnh, biểu tượng và tình tiết tượng trưng để truyền đạt ý nghĩa sâu sắc 3. Một ví dụ về văn bản khác thể loại trong bài 2 có thể là một bài viết khoa học về quá trình hình thành và phát triển của ếch trong môi trường sống của chúng 4. Công dụng của đấu chấm lửng là tạo ra một dấu chấm ngắn hơn dấu chấm câu thông thường, nhưng vẫn giữ lại một sự liên kết giữa các ý trong câu. Đấu chấm lửng thường được sử dụng để tạo ra sự gián đoạn, sự nghi ngờ hoặc để tạo ra một hiệu ứng câu chuyện dài dòng
bạn tham khảo nha
11 tháng 12 2018

Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng mang đến cho người đọc nhiều suy nghĩ về nhân vật ếch và giúp ta có được những bài học bổ ích.

Chú ếch trong câu chuyện nghĩ bầu trời chỉ bé như một cái vung vì nó sống ở đáy giếng đã lâu ngày, xưa nay chưa từng ra khỏi miệng giếng. Các con vật sống cùng với ích dưới đáy giếng như nhái, cua, ốc đều bé nhỏ. Nó chỉ cần cất tiếng kêu ộp ộp cũng đủ làm cho chúng hoảng sợ. Vì chưa từng gặp kẻ nào mạnh hơn mình nên ếch mới nghĩ nó là một vị chúa tể. Đó là một suy nghĩ sai lầm, song điều này rất dễ hiểu: ếch đã bao giờ bước ra khỏi cái miệng giếng đó đâu, nên nó không biết thế giới ngoài kia còn bao điều lo lớn là phải!

Nhưng không chỉ thiếu hiểu biết, chủ quan và kiêu ngạo, ếch còn là một kẻ không thức thời. Lần đầu tiên rời khỏi cái giếng nhà mình, đáng ra nó phải khiêm nhường học hỏi về thế giới mới. Nhưng không. Nó nghĩ cái nơi mới mẻ này cũng như cái giếng cạn của nó, vây nên đi lại nghênh ngang kêu ồm ộp, nhâng nháo nhìn trời và không thèm để ý gì đến xung quanh. Việc ếch bị trâu đi qua giẫm bẹp cũng là điều dễ hiểu. Đó là hậu quả tất yếu của thói chủ quan, kiêu ngạo như khi còn ở trong đáy giếng. Giá ếch chịu khó để ý xung quanh thì đã không xảy ra tai hoạ. Nhưng tiếc thay, nó đã không biết thân biết phận như vậy thì nếu khống bị trâu giẫm, nó cũng sẽ găp phải một tai hoạ khác.

Câu chuyện về chú ếch ngốc nghếch đã mang lại cho người đọc nhiều bài học có ích trong cuộc sống. Một môi trường nhỏ bé, hạn hẹp, không có sự giao lưu sẽ làm hạn chế tầm hiểu biết về thế giới xung quanh. Khi sống lâu trong một môi trường khép kín, sự hiểu biết của người ta sẽ trở nên nông cạn, hạn hẹp, từ đó dễ nảy sinh tâm lí chủ quan, kiêu ngạo. Bởi vậy, chúng ta phải biết mở rộng các mối quan hệ bạn bè, thầy cô; biết "đi một ngày đàng" để "học một sàng khôn". Bên cạnh đó, sự kiêu ngạo, chủ quan rất dễ khiến cho ta phải trả giá đắt, có khi mất mạng như chú ếch kia. Vì vây, dù sống ở trong môi trường nào cũng không nên bó hẹp suy nghĩ, phải chú ý học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết. Và khi thay đổi môi trường sống hoặc lĩnh vực nghề nghiệp quen thuộc phải thận trọng, khiêm tốn tìm hiểu để thích nghi; tránh chủ quan, kiêu ngạo, suy nghĩ nông cạn, hạn hẹp.

15 tháng 1 2023

Bạn Tham Khảo Nha!

Tôi là một chú ếch nhỏ sống ở ven đầm. Bài học đầu tiên của tôi là câu chuyện được truyền từ đời này sang đời khác liên quan đến một kẻ trong họ ếch. Ngày xưa, rất xưa rồi, có lẽ từ hồi cụ, kị của tôi còn sống, loài ếch thường sống trong những cái giếng khơi cùng các loài động vật bé nhỏ khác chứ chưa ở ao hồ như ngày nay. Có một lão ếch vì sống ở đó lâu ngày trong giếng nên nó không biết thế giới ở ngoài kia ra sao. Xung quanh lão chỉ có vài con cua, ốc, nhái bé nhỏ... nên lão tưởng rằng mình là to, là mạnh nhất. Ếch ta tự hào lắm về tiếng kêu ồm ộp của mình, mỗi khi lão kêu làm vang động cả cái giếng nhỏ, khiến những con vật kia rất hoảng sợ. Ngẩng mặt lên nhìn trời, lão thấy bầu trời chỉ bằng chiếc vung chứ không cao và rộng lớn như người ta thường đồn đại. Ếch ta kiêu hãnh lắm và cho rằng trời quá bé nhỏ còn nó mới xứng là một vị chúa tể, chẳng có ai bằng lão cả. Thế nên, một năm trời mưa to, nước trong giếng dâng cao, đưa ếch ta ra ngoài. Theo thói quen, lão cất tiếng kêu ồm ộp và tưởng rằng ai cũng sợ như dưới đáy giếng kia. Lão đưa cặp mắt lên nhìn và vẫn cho rằng bầu trời bé tẹo như cái vung nên chẳng để ý gì đến xung quanh. Bỗng ếch thấy tối sầm lại, không nhìn rõ gì nữa, một vật gì rất lớn che mất tầm nhìn của lão. Ếch đâu biết rằng đó là chân của một con trâu nên đà bị giẫm bẹp. Thế là hết đời một con ếch ngông nghênh.

15 tháng 1 2023

Lạc đề rồi, bài này văn 6, văn 7 là Ếch ngồi đáy giếng của Trang Tử 

30 tháng 8 2016

+ Danh từ là những từ chỉ người, sự vật, hiện tượng, khái niệm,....

+ Danh từ là những từ kết hợp từ chỉ số lượng ở phía trước, này, ấy, đó,.... ở phía sau để tạo thành cụm từ

+ Chức vụ điểm hình của danh từ là chủ ngữ. Khi làm vị ngữ đứng trước danh từ có từ là.

DT trong bài Ếch ngồi đáy giếng:

con ếch, giếng, con nhái, cua, ốc, ngày, chúa tể, mưa, nước, con trâu, bầu trời , xung quanh, tiếng , con vật, ếch, đầu, chiếc cungm bờ, thói, khắp nơi, cặp mắt.

30 tháng 8 2016

Danh từ là cái từ chỉ sự vật(con vật,đồ vật,cây cối...),con người,khái niệm,hiện tượng.

danh từ có thể đứng đầu câu,cuối câu giữa câu và giữ chức vụ trong câu.

Bài ếch ngồi đáy giếng chị học lâu rồi.em cứ dựa vào khái niệm về danh từ chị nêu trên mà tìm .Em cũng có thể đặt câu hỏi AI LÀ GÌ? AI THẾ NÀO? AI LÀM GÌ để tìm danh từ

30 tháng 1 2019

- Ếch thay đổi môi trường sống: một cơn mưa to, làm nước giếng dềnh lên đưa ếch ra ngoài.

- Ra khỏi giếng, nhưng nó đã quen thói chủ quan, kiêu ngạo như khi còn ở trong đáy giếng, đi khắp nơi, kêu ồm ộp, nhâng nháo nhìn trời và không thèm để ý gì đến xung quanh nên ếch bị trâu đi qua giẫm bẹp.

23 tháng 12 2020

Câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng nói về một chú ếch huênh hoang, cứ tưởng mình là trung tâm của vũ trụ. Vì sống lâu ngày trong đáy giếng, xung quanh ếch lâu nay chỉ có một vài con vật nhỏ bé, mà tiếng ếch kêu “Ồm ộp” vang động trong giếng nên ếch ta cứ tưởng “bầu trời trên đầu bé chỉ bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể”. Điều đó chứng tỏ môi trường, hoàn cảnh sống của ếch rất nhỏ hẹp, tầm nhìn, sự hiểu biết của ếch cũng rất nông cạn, thiếu chính xác. Bầu trời bao la, rộng mênh mông như thế mà ếch ta tưởng nó chỉ bằng chiếc vung. Thế giới bên ngoài cũng vô cùng rộng lớn, phong phú như thế mà ếch ngỡ chỉ có vài con vật nhỏ bé, yếu đuối hơn mình. Ở trong đáy giếng lâu ngày, do tầm nhìn, sự hiểu biết hạn chế, lại có một chút năng lực là kêu “Ồm ộp” trong giếng, được thành giếng cộng hưởng khiến tiếng kêu âm vang lên một chút nên chú ếch kia nhiễm bệnh chủ quan, kiêu ngạo, huênh hoang, cho mình là chúa tể muôn loài. Đúng là kẻ “coi trời bằng vung” như thành ngữ cha ông ta thường nói. Nhưng rồi, hoàn cảnh sống của ếch thay đổi. Sau một trận mưa to, nước giếng dềnh lên, đưa ếch lên khỏi đáy giếng tiếp xúc với thế giới bao la. Vậy mà chú ta vẫn không thay đổi tính tình. Nó cứ “nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh”. Hậu quả là ếch “bị một con trâu đi qua dẫm bẹp”. Từ câu chuyện một chú ếch ngồi trong đáy giếng, nhân dân ta ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang, đồng thời khuyên nhủ chúng ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo. 

Em tham khảo :

Câu chuyện Ếch ngồi đáy giếng nói về một chú ếch huênh hoang, cứ tưởng mình là trung tâm của vũ trụ. Vì sống lâu ngày trong đáy giếng, xung quanh ếch lâu nay chỉ có một vài con vật nhỏ bé, mà tiếng ếch kêu “Ồm ộp” vang động trong giếng nên ếch ta cứ tưởng “bầu trời trên đầu bé chỉ bằng chiếc vung và nó thì oai như một vị chúa tể”. Điều đó chứng tỏ môi trường, hoàn cảnh sống của ếch rất nhỏ hẹp, tầm nhìn, sự hiểu biết của ếch cũng rất nông cạn, thiếu chính xác. Bầu trời bao la, rộng mênh mông như thế mà ếch ta tưởng nó chỉ bằng chiếc vung. Thế giới bên ngoài cũng vô cùng rộng lớn, phong phú như thế mà ếch ngỡ chỉ có vài con vật nhỏ bé, yếu đuối hơn mình. Ở trong đáy giếng lâu ngày, do tầm nhìn, sự hiểu biết hạn chế, lại có một chút năng lực là kêu “Ồm ộp” trong giếng, được thành giếng cộng hưởng khiến tiếng kêu âm vang lên một chút nên chú ếch kia nhiễm bệnh chủ quan, kiêu ngạo, huênh hoang, cho mình là chúa tể muôn loài. Đúng là kẻ “coi trời bằng vung” như thành ngữ cha ông ta thường nói. Nhưng rồi, hoàn cảnh sống của ếch thay đổi. Sau một trận mưa to, nước giếng dềnh lên, đưa ếch lên khỏi đáy giếng tiếp xúc với thế giới bao la. Vậy mà chú ta vẫn không thay đổi tính tình. Nó cứ “nhâng nháo đưa cặp mắt nhìn lên bầu trời, chả thèm để ý đến xung quanh”. Hậu quả là ếch “bị một con trâu đi qua dẫm bẹp”. Từ câu chuyện một chú ếch ngồi trong đáy giếng, nhân dân ta ngụ ý phê phán những kẻ hiểu biết cạn hẹp mà lại huênh hoang, đồng thời khuyên nhủ chúng ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo. 

5 tháng 11 2017

Truyện ngụ ngôn Ếch  ngồi đáy giếng mang đến cho người đọc nhiều suy nghĩ về nhân vật ếch và giúp ta có được những bài học bổ ích.

Chú ếch trong câu chuyện nghĩ bầu trời chỉ bé như một cái vung vì nó sống ở đáy giếng đã lâu ngày, xưa nay chưa từng ra khỏi miệng giếng. Các con vật sống cùng với ích dưới đáy giếng như nhái, cua, ốc đều bé nhỏ. Nó chỉ cần cất tiếng kêu ộp ộp cũng đủ làm cho chúng hoảng sợ. Vì chưa từng gặp kẻ nào mạnh hơn mình nên ếch mới nghĩ nó là một vị chúa tể. Đó là một suy nghĩ sai lầm, song điều này rất dễ hiểu: ếch đã bao giờ bước ra khỏi cái miệng giếng đó đâu, nên nó không biết thế giới ngoài kia còn bao điều lo lớn là phải!

Nhưng không chỉ thiếu hiểu biết, chủ quan và kiêu ngạo, ếch còn là một kẻ không thức thời. Lần đầu tiên rời khỏi cái giếng nhà mình, đáng ra nó phải khiêm nhường học hỏi về thế giới mới. Nhưng không. Nó nghĩ cái nơi mới mẻ này cũng như cái giếng cạn của nó, vây nên đi lại nghênh ngang kêu ồm ộp, nhâng nháo nhìn trời và không thèm để ý gì đến xung quanh. Việc ếch bị trâu đi qua giẫm bẹp cũng là điều dễ hiểu. Đó là hậu quả tất yếu của thói chủ quan, kiêu ngạo như khi còn ở trong đáy giếng. Giá ếch chịu khó để ý xung quanh thì đã không xảy ra tai hoạ. Nhưng tiếc thay, nó đã không biết thân biết phận như vậy thì nếu khống bị trâu giẫm, nó cũng sẽ găp phải một tai hoạ khác.

Câu chuyện về chú ếch ngốc nghếch đã mang lại cho người đọc nhiều bài học có ích trong cuộc sống. Một môi trường nhỏ bé, hạn hẹp, không có sự giao lưu sẽ làm hạn chế tầm hiểu biết về thế giới xung quanh. Khi sống lâu trong một môi trường khép kín, sự hiểu biết của người ta sẽ trở nên nông cạn, hạn hẹp, từ đó dễ nảy sinh tâm lí chủ quan, kiêu ngạo. Bởi vậy, chúng ta phải biết mở rộng các mối quan hệ bạn bè, thầy cô; biết "đi một ngày đàng" để "học một sàng khôn". Bên cạnh đó, sự kiêu ngạo, chủ quan rất dễ khiến cho ta phải trả giá đắt, có khi mất mạng như chú ếch kia. Vì vây, dù sống ở trong môi trường nào cũng không nên bó hẹp suy nghĩ, phải chú ý học hỏi để mở rộng tầm hiểu biết. Và khi thay đổi môi trường sống hoặc lĩnh vực nghề nghiệp quen thuộc phải thận trọng, khiêm tốn tìm hiểu để thích nghi; tránh chủ quan, kiêu ngạo, suy nghĩ nông cạn, hạn hẹp.

                  Mkk nghĩ vậy đúng thì tk mình nhoa

5 tháng 11 2017

buithinguyet            

Nêu suy nghĩ của em vể chú ếch trong truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy ...

24 tháng 12 2017

Một số ví dụ ứng với thành ngữ "Ếch ngồi đáy giếng” như:

- Một bạn học sinh xinh đẹp, học giỏi ở lớp nhưng luôn nghĩ mình là người giỏi nhất, tất cả mọi người đều phải ngưỡng mộ và để ý nhưng khi đi thi kết quả thấp hơn các bạn lớp khác.

- Một người luôn huênh hoang là mình biết nhiều, hiểu rộng, nhưng khi gặp việc khó thì ấp úng, tìm cách trốn tránh.