Làm project Á mng Đề: what makes you proud of about area ? Mọi người viết về danh lam thắng cảnh ở tp thanh hoá, gipus em với ạ mai thi mà chưa có bài
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Những danh lam thắng cảnh nổi tiếng mà em biết là : Hồ Gươm , Lăng Bác , đền ngọc sơn , hoàng thành thăng long, hồ tây ,chùa trần quốc ,...
Em sẽ làm những điều sau để bảo vệ , giữ gìn danh lam thắng cảnh đó là :
+ Không nên vứt rác bừa bãi .
+ Không hút thuốc ở các nơi công cộng .
+ Đi thăm quan , tìm hiểu các di tích lịch sử .
+ Báo cáo với bảo vệ khi thấy người ăn cắp cổ vật .
Tháp Nhạn là ngọn tháp nổi tiếng ở Phú Yên gắn với nhiều điều bí ẩn chưa được giải đáp. Tháp nằm gần trên đỉnh ngọn núi Nhạn ở bờ bắc sông Đà Rằng.
Nói về nguồn gốc của ngọn tháp này có rất nhiều tương truyền. Có người cho rằng, xưa kia có nàng tiên nữ Thiên Y A Na giáng trần chỉ dạy cho người dân sống ở vùng đất này tất cả mọi thứ từ cấy cày, dệt vải, kéo sợi…để tìm cách mưu sinh. Sau khi tiên nữ quay trở lại cõi tiên, người dân Chăm-pa vì thương nhớ và muốn khắc ghi công ơn người khai sáng cho dân tộc mình bèn xây ngọn tháp ấy để phụng thờ.
Theo một truyền thuyết khác thì xưa kia, Tuy Hòa là vùng đầm lầy trũng thấp có nhiều thủy quái chuyên quấy phá đời sống người dân. Thấy vậy Ông Trời bèn sai người khổng lồ xuống gánh đất lấp vùng trũng, bảo vệ cuộc sống cho người dân. Tuy nhiên khi lấp đã gần xong, người khổng lồ vội về nên đã gánh nhiều đá hơn làm chiếc đòn gánh bị gãy. Đá từ hai gánh rơi xuống một bên tạo thành núi Chóp Chài, một gánh tọa trên núi Nhạn.
Đó được cho là nguồn gốc xuất hiện của ngọn tháp. Còn về tên gọi “tháp Nhạn” thì được người dân ở đây giải thích là do có rất nhiều chim nhạn bay tới đây sinh sống, làm tổ nên ngọn tháp cũng được đặt theo tên của loài chim này.
Tháp Nhạn cao khoảng 25m với đế tháp hình vuông, thân tháp được xây to ở phần chân và thu nhỏ dần về phía đỉnh. Trên đỉnh tháp là tượng Linga bằng đá – biểu tượng tâm linh của người dân Chăm-pa. Trong mỗi công trình đền tháp của người Chăm đều có Linga và Yoni tượng trưng cho tín ngưỡng phồn thực cầu mong vạn vật được nảy nở sinh sôi.
Khách du lịch tìm tới tháp Nhạn không chỉ để chiêm ngưỡng vẻ đẹp của ngọn tháp huyền bí này mà còn bởi tò mò về vật liệu mà người Chăm xưa dùng để xây tháp. Tháp Nhạn được xây dựng hoàn toàn bằng gạch nung xếp khin khít nhau mà rất vững chắc. Theo nghiên cứu, loại gạch này có khối lượng nhẹ hơn một viên gạch thông thường khoảng 1,3 lần. Kể cả độ bền chịu nén, chịu va đập cũng hơn gạch thường rất nhiều.
Tìm hiểu về loại keo dùng để gắn kết các viên gạch này với nhau một cách chắc chắn và không lộ ra chút đường hồ nào thì được biết, người Chăm cũng sử dụng hoàn toàn từ nguyên liệu thiên nhiên. Khi xưa chưa có xi măng, người dân Chăm-pa đã biết sử dụng chất kết dính từ cây dầu rái vào việc xây dựng. Tuy nhiên, việc pha trộn các loại chất liệu thế nào để có được loại keo bền chắc có thể “nâng đỡ” cả một tòa tháp lớn như vậy thì các nhà nghiên cứu vẫn phải bó tay.
Được biết thêm, để các viên gạch dính lại với nhau chắc chắn như vậy không chỉ do có hỗn hợp keo kể trên mà còn nhờ vào bàn tay khéo léo của những người xây dựng. Các viên gạch được sử dụng kĩ thuật mài chập, nghĩa là sau khi phết keo lên, họ mài các viên gạch với nhau cho đến khi bề mặt tiếp túc hoàn toàn khít không lộ ra một chút kẽ hở nào.
Đi sâu vào phía bên trong tháp, du khách có thể bất ngờ khi thấy bên trong không có tượng hay ban thờ nào, chỉ có duy nhất một cái am nhỏ để nhang khói cho Thượng Đỉnh Chúa Thiết A Na Diễn Ngọc Phi được xây dựng từ thời Hậu Lê. Xung quanh tường có những hoa văn hình rồng được chạm khắc tinh tế trên đá hoa cương đặt ở 4 góc tháp. Đừng từ bên trong nhìn lên đỉnh tháp chỉ thấy một không gian sâu thẳm cao vút đầy huyền bí.
Cùng với sông Đà Rằng, nơi đây đã trở thành cụm danh lam thắng cảnh thu hút đông đảo khách du lịch. Hằng năm cứ tới mỗi dịp lễ tết có rất nhiều hoạt động vui chơi văn nghệ được tổ chức ở trên núi tháp Nhạn. Bởi vậy, lời khuyên cho các bạn có ý định tới thăm quan khu di tích này thì hãy đến vào dịp rằm tháng Giêng Âm Lịch. Khi ấy, ở đây diễn ra đêm thơ Nguyên tiêu thu hút đông đảo văn nghệ sĩ nức tiếng gần xa tới giao lưu nghệ thuật.
- Mở bài:
Nhắc đến tỉnh Phú Yên người ta không thể không nhắc đến Gành Đá Dĩa. Với kết cấu địa chất đặc biệt, xảy ra từ hàng triệu năm trước, Gành Đá Dĩa Phú Yên là một trong ba địa điểm trên thế giới có đặc điểm kiến tạo này.
- Thân bài:
* Lịch sử hình thành Gành Đá Dĩa:
Gành Đá Dĩa được hình thành từ dung nham núi lửa phun trào cách đây gần 200 triệu năm. Nham thạch nóng bỏng khi phun trào gặp nuớc biển lạnh đột ngột bị đông cứng, đồng thời xảy ra hiện tuợng ứng lưu làm cho các khối đá nứt theo các chiều: dọc, xiên, ngang tạo thành các khối đá nứt hình bát giác, lục giác, ngũ giác…. thẳng đứng hoặc xiên thoai thoải, nửa chìm nửa nổi trên biển.
Theo dòng chảy thời gian, những vết nứt đuợc nước biển bào mòn nhẵn nhụi nhưng những khối đá vẫn bám chặt lấy nhau, bền bỉ. Từng khối đá dài với hình dáng đặc biệt xếp chồng lên nhau, trông xa xa như một tổ ong khổng lồ đựợc xây dựng bên bờ biển, lúc đến gần thì ta lại có cảm tưởng như đây là những chiếc dĩa lớn xếp chồng lên nhau. Có lẽ đó là lí do người ta đặt cho địa danh này cái tên Gành Đá Dĩa.
* Vị trí:
Gành Đá Dĩa thuộc địa phận xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên, cách thành phố Tuy Hòa 30km về phía bắc. Nếu tính từ thị trấn Chí Thạnh, trên quốc lộ 1A, men theo con đường khoảng 10km về hướng đông sẽ đến Gành Đá Dĩa. Có thể nói Gành Đá Dĩa là cảnh quan thiên nhiên kỳ thú nhất Việt Nam.
* Đặc điểm cảnh quan Gành Đá Dĩa:
Dọc bờ khu Gành Đá Dĩa dài khoảng 6km tính từ mũi Gành Đèn đến mũi Nước Giao. Sự hình thành Gành Đá Dĩa cũng có liên quan mật thiết đến Vinh Xuân Đài, Đầm Ô Loan và đèo Cả. Đặc điểm thạch học và cấu trúc lượn sóng dưới tác động lâu dài của sóng biển là cơ sở hình thành sự đa dạng của địa hình dải bờ biển Gành Đá Dĩa.
Từ xa nhìn vào gành thấy những tầng đá lô nhô như vườn tượng của các nhà điêu khắc tài danh, nhưng khi đến gần, gành là những trụ đá nơi cao, nơi thấp hoặc thẳng đứng hoặc hơi nghiêng nghiêng so với mặt nước biển, tạo thành một cảnh quan rất kỳ vĩ. Đứng từ xa nhìn về gành trông giống như một tổ ong khổng lồ nhô ra giữa biển khơi bạc sóng.
Bao quanh gành đá là một bãi cát hình cong lưỡi liềm dài khoảng trên dưới 3 km. Bờ cát trắng mịn, bạc sáng trong nắng ban mai lấp loá, là một bãi tắm rất tốt.
Đá ở Gành Đá Dĩa có màu đen huyền hoặc nâu vàng xếp thành cột, nửa chìm nửa nổi trên mặt nước biển, chồng lên nhau như có một bàn tay vô hình bê từng phiến đá lục giác, bát giác xếp chồng lên nhau như người nội trợ chồng những cái dĩa cao ngất. Mỗi viên đá có độ dày từ 60-80 cm. Do đứng nhô ra biển, quanh năm sóng vỗ nên đã tạo thành những lỗ khuyết tròn láng.
Ở giữa gành có một hõm trũng, nước mưa, nước biển đọng lại lại tạo thành vũng và trong đó có nhiều loại cá nhỏ, có màu sắc sặc sỡ: xanh, vàng, tím, hồng nhạt… bơi lội tung tăng. Xung quanh hõm nước này, đá dựng thành cột liền khít nhau.
Trên thế giới chỉ có 4 nơi có cấu tạo địa chất đặc biệt như Gành Đá Dĩa Phú Yên. Mặc dù kỳ lạ đến thế nhưng trước đây do nằm ở vị trí trắc trở, đường xá đi lại khó khắn, Gành Đá Dĩa chưa được nhiều người biết đến. Phải đến năm 2011, con đường dẫn từ quốc lộ 1A đi qua các xã dọc biển được khai mở thì mới có nhiều người tìm đến tham quan, chiêm ngưỡng.
* Đặc điểm cấu tạo địa chất Gành Đá Dĩa:
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà địa chất học, đá ở Gành Đá Dĩa được hình thành trong quá trình hoạt động núi lửa vùng cao nguyên Vân Hòa (Sơn Hòa), cách vị trí Gành Đá Dĩa khoảng 30 km về phía tây. Một vùng đất nâu đen còn sót lại dọc trên cánh đồng khu vực Hòa Đa, Bình Kiến hay dải đất bazan đỏ phía Hòa Thành Tuy Hòa là dấu tích di chuyển của các dòng nham thạch xa xưa.
Khoảng 200 triệu năm về trước, thời kì hoạt động mãnh liệt của các núi lửa trong vành đai Thái Bình Dương, dòng nham thạch nóng bỏng chảy từ miệng các núi lửa tràn xuống đồng bằng, tiến sát ra biển, gặp nước biển lạnh nên đột ngột đong cứng lại. Ban đầu. các khối đá kết tụ hình khối lớn. Lâu dần, do hiện tượng ứng lực rạn nức, các khối đá dần tách ra theo các mạch tạo thành cột đá hình lục giác như ngày nay. Trải qua thời gian, do tác động của sóng biển và sự ăn mòn, các khối đá có những hình thù kì lạ trong thật đẹp mắt.
Gành Đá Dĩa nằm chung trong khối kiến tạo địa chất với Gành Đèn. Khác với Gành đèn được kiến tạo từ dá Granic, Gành Đá Dĩa được kiến tạo bửi đá Bazan xếp chồng với hai mũi nhô lên khỏi mặt đất. Ranh giới này có thể quan sát được tại Hòn Khô với một bên là đá Granic đa khối màu phiến trắng, một bên là đá Bazan nâu đen khối nhẵn.
Cột đá Bazan tại Gành Đá Dia nhô ra làm hai mũi nhỏ: một mũi nhô lên ở phía bắc với dáng đá nằm nghiêng uốn lượn, một mũi ở phía nam với dáng đá thẳng đứng xếp chồng. Đây là nơi ngư dân thường tập kết ngư cụ chuẩn bị đánh bắt gần bờ.
* Ý nghĩa cảnh quan, địa chất và du lịch Gành Đá Dĩa:
Từ lâu, Gành Đá Dĩa đã trở thành niềm tự hào của người dân Phú Yên. Gành Đá Dĩa chứng kiến cuộc sống thăng trầm, cùng con người vượt qua bao cơn bão tố quyết tâm bám biển. Hình ảnh gành đá trở thành biểu tượng của đức kiên trì, lòng kiên trung, sừng sững kiêu ngạo giữa đất trời thách thức dòng thời gian khắc nghiệt phai mòn. Dãy tường đá kì vĩ, hòa điệu với sóng nước tạo thành bức tranh huyền ảo mang vẻ đẹp kì bí làm say mê khách du lịch trong và ngoài nước không thể rời bước một lần đến nơi đây.
Gành Đá Dĩa là một trong những địa điểm du lịch, mang lại nguồn kinh tế lớn của tỉnh Phú Yên. Năm 1998, Nhà nước Việt Nam công nhận Ghềnh Đá Dĩa là thắng cảnh thiên nhiên cấp quốc gia, khẳng định giá trị của địa danh này trong bản đồ du lịch Việt Nam.
- Kết bài:
Gành Đá Dĩa có quang cảnh kì vĩ phi thường, là kiệt tác của mẹ thiên nhiên, là bản trường ca bất tận của đá và nước, xứng đáng là một trong những hùng quan đất Việt.
Mặt Hồ Gươm vẫn lung linh mây trời,
Càng tỏa ngát hương thơm hoa thủ đô...
Đó là những câu hát ngân nga tràn niềm tự hào về một thắng cảnh nằm ở trung tâm thủ đô Hà Nội - Hồ Gươm.
Cách đây khoảng 6 thế kỷ, hồ Gươm gồm hai phần chạy dài từ phố Hàng Đào, qua Hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt tới phố Hàng Chuối, thông với sông Hồng. Nước hồ quanh năm xanh biếc nên hồ Gươm cũng được gọi là hồ Lục Thuỷ.
Tương truyền vào thế kỷ 15 hồ được đổi tên thành hồ Hoàn Kiếm, gắn liền với truyền thuyết trả gươm thần cho Rùa Vàng, ghi lại thắng lợi của cuộc chiến đấu 10 năm của nhân dân Việt Nam chống lại quân Minh (1417 - 1427) dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi. Truyền thuyết kể rằng khi Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn (Thanh Hoá) có mò được một lưỡi gươm, sau đó lại nhặt được một cái chuôi. Gươm báu này đã theo Lê Lợi trong suốt thời gian kháng chiến chống giặc Minh. Khi lên ngôi về đóng đô ở Thăng Long, trong một lần nhà vua đi chơi thuyền trên hồ Lục Thuỷ, bỗng một con rùa xuất hiện. Lê Thái Tổ rút gươm khỏi vỏ, giơ gươm ra thì gươm bay về phía con rùa. Rùa ngậm gươm lặn xuống đáy hồ, và từ đó hồ Lục Thuỷ có tên gọi mới là hồ Hoàn Kiếm (trả gươm) hay hồ Gươm.
Cũng vào thời Lê, hồ còn được dùng làm nơi tập luyện của thuỷ quân nên có lúc được gọi là hồ Thuỷ Quân.
Trên hồ có hai hòn đảo: Đảo Ngọc và Đảo Rùa. Cuối thế kỷ 16, nhà Trịnh dựng phủ Chúa ở phường Báo Thiên (nay là Nhà Thờ Lớn) và ở chỗ phố Thợ Nhuộm gần hồ nên đặt tên cho hai phần hồ là Hữu Vọng và Tả Vọng. Sau đó Trịnh Doanh cho đắp ở bờ hồ, chỗ đối diện với đảo Ngọc, một gò đất có tên là gò Ngọc Bội, còn trên đảo Rùa thì cho dựng dinh Tả Vọng. Khi Trịnh suy, Lê Chiêu Thống cho đốt phá tất cả những gì do họ Trịnh dựng lên. Đến đầu thế kỷ 19, người ta dựng một ngôi chùa trên đảo Ngọc gọi là chùa Ngọc Sơn. Ít lâu sau chùa này không thờ Phật mà thờ thánh Văn Xương và Trần Hưng Đạo, do đó đổi chùa thành đền, tức đền Ngọc Sơn ngày nay. Năm 1864, nhà nho Nguyễn Văn Siêu đã đứng ra sửa sang lại cảnh đền. Trên gò Ngọc Bội ông cho xây một ngọn tháp hình bút. Đó là tháp Bút ngày nay.
Tuy không phải là hồ lớn nhất trong thủ đô, song hồ Hoàn Kiếm đã gắn liền với cuộc sống và tâm tư của nhiều người. Hồ nằm ở trung tâm một quận với những khu phố cổ chật hẹp, đã mở ra một khoảng không đủ rộng cho những sinh hoạt văn hóa bản địa. Hồ có nhiều cảnh đẹp. Và hơn thế, hồ gắn với huyền sử, là biểu tượng khát khao hòa bình (trả gươm cầm bút), đức văn tài võ trị của dân tộc (thanh kiếm thiêng nơi đáy hồ và tháp bút viết lên trời xanh). Do vậy, nhiều văn nghệ sĩ đã lấy hình ảnh Hồ Gươm làm nền tảng cho các tác phẩm của mình.
Việt Nam, 15/7/2018
Xin chào Hannad - em họ xa của tôi.
Hôm nay chị sẽ nói cho em về biểu tượng của Thành phố Hồ Chí MInh, đó là tòa nhà Bitexco nằm giữa trung tâm thành phố. Lần đầu tiên về Việt Nam chắc em chỉ mới thấy lướt qua nên chị sẽ giới thiệu nhé! Tòa tháp này được thiết kế không phải để cạnh tranh về độ cao. "Cạnh tranh về độ cao không có ý nghĩa gì cả bởi bất cứ độ cao nào cũng có thể bị vượt qua một cách dễ dàng", ông Carlos Zapata, kiến trúc sư người Mỹ nhận định. Năm 2005, ông Zapata, kiến trúc sư chính của dự án đã tận dụng thử thách này để thiết kế một tòa nhà "khác thường" cho Tập đoàn Bitexco của Việt Nam. Vì vậy, điểm nhấn của thiết kế sẽ phải thể hiện được sự hiện diện vĩnh cửu của tòa tháp sao cho tòa tháp luôn được nhận biết thông qua hình dáng của nó dưới bất kì hình thức nào.
Một trong những chủ định chính của kiến trúc sư Carlos Zapata trong thiết kế là thể hiện được văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Ông giải thích, "Tòa nhà phải có sự liên hệ với văn hóa, và vì vậy chúng tôi đã làm một cuộc khảo sát để tìm ra các mối quan hệ giữa tòa tháp với con người, chủ yếu là mối quan hệ tâm linh bởi vì bạn không thể áp đặt một biểu tượng lên con người." Kết quả là, ông đã lấy ý tưởng thiết kế từ hình dáng búp sen, một biểu tượng của sự thanh khiết, và tính lạc quan, một hình ảnh chuẩn xác để thể hiện mục tiêu hướng về tương lai của tòa tháp.
Hình ảnh búp sen đã được lựa chọn mà không phải là hình ảnh hoa sen bởi hình dáng thon mảnh và thanh lịch, truyền tải được ý nghĩa "vươn cao". Búp sen còn có ý nghĩa như là một phép ẩn dụ cho hình ảnh "Văn hóa Việt Nam đang nở rộ". Tòa tháp với những đường cong mềm mại, hợp lý như những đường nét uyển chuyển của áo dài, chiếc áo truyền thống của người Việt Nam. Tương tự, nhìn sân đậu trực thăng từ tầng trệt, chúng ta sẽ liên tưởng đến chiếc nón lá truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Kiến trúc của tòa tháp được thiết kế lồng ghép một cách tinh tế những nét văn hóa Việt. Em có thích khi biết thêm về quê hương thứ hai của mình không? Chị mong em sẽ thích nó. Come back to Vietnam soon, please.
Chị nhớ em
Eunice
Em vào đây tham khảo nhé:
15 Bài Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh hay CHỌN LỌC - Thuyết minh về một danh lam thắng cảnh ở địa phương em lớp 8 - VnDoc.com
Hội An là một thành phố cổ ở tỉnh Quảng Nam được công nhận là Di sản văn hóa thế giới của UNESCO vào năm 1999. Trong thế kỷ 17 và 18, Hội An là một trong những thương cảng sầm uất nhất ở Việt Nam, nơi các thương gia từ nhiều quốc gia đến buôn bán như Nhật Bản, Trung Quốc, Bồ Đào Nha, Ý… Thật vậy, phong cách kiến trúc của nhiều ngôi nhà và chùa ở đây đã cho thấy tác động của nhiều nước khác như Nhật Bản, Trung Quốc, Anh, Pháp … Khi đến Hội An, bạn có thể có cơ hội đến thăm những ngôi nhà cổ bên cạnh sông Thu Bồn mà dường như không thay đổi trong 2 cuộc chiến tranh chống đế quốc Mỹ và thực dân Pháp trong thế kỷ 20.
Tới Hội An vào tháng 3 là khoảng thời gian đẹp nhất tại Hội An, gió nhẹ, nắng nhẹ… Nói chung mọi thứ đều tuyệt vời. Tuy nhiên, nếu bạn không sắp xếp được khoảng thời gian này để đi thì bạn cũng có thể đi vào tháng 2 hoặc tháng 4. Nhưng nói thế không có nghĩa là những mùa khác thì không nên đến Hội An. Vì Hội An luôn đẹp chỉ là nếu bạn đi vào mùa mưa thì sẽ đi chơi được ít mà ở lại khách sạn, nhà nghỉ thì nhiều.
Thời tiết của Hội An có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa thường kéo dài từ đầu tháng 8 đến giữa tháng 12 và mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến hết tháng 7 hàng năm.
Ngoài ra nếu bạn đi vào đúng 14 âm lịch hàng tháng bạn sẽ có dịp được ngắm hoa đăng và những chiếc đèn lồng nhiều màu sắc lung linh trên phố và trên sông, bởi vì vào ngày này toàn thành phố Hội An sẽ tắt điện để bảo vệ môi trường. Bạn cũng có dịp được nghe những bài hát cổ, chơi các trò chơi dân gian và thưởng thức những món ăn hấp dẫn và ngon miệng.
Tại Hội An không có sân bay nên để tới được Hội An thì các bạn tại Hà Nội và các tỉnh miền bắc cần phải bay từ Hà Nội đến Sân bay quốc tế Đà Nẵng. Các bạn trong thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền trung cũng vậy.
Từ Đà Nẵng đến Hội An khoảng 30km nên các bạn có thể gọi taxi (thương lượng giá), ngồi xe khách hoặc thuê xe máy tại Đà Nẵng rồi sau đó đi tới Hội An.
bạn đã bao giờ đến Tuyên Quang? nếu bạn chưa bao giờ đến thì bạn chưa thể biết dõ hết về lịch sử Việt Nam
Tuyên Quangnằm ở vùng đông bắc nước ta. Tỉnh có phía Bắc giáp tỉnh Hà Giang, phía Đông Bắc giáp Cao Bằng, phía Đông giáp Bắc Kạn và Thái Nguyên, phía Nam giápVĩnh Phúc, phía Tây-Nam giáp Phú Thọ, phía Tây giáp Yên Bái.
Tuyên Quang nằm ở trung tâm của lưu vực sông Lô. sông Gâm chảy qua tỉnh theo hướng Bắc-Nam và nhập vào sông Lô ở phía Tây Bắc huyện Yên Sơn chỗ giáp ranh giữa ba xã Phúc Ninh, Thắng Quân và Tân Long.
thời tiết ở đây luôn thay đổi theo xuân hạ thu đông, mùa nào bạn cũng có thể đến thăm nơi này
là tỉnh miền núi, nền kinh tế nông-lâm nghiệp chiếm ưu thế, mô hình kinh tế trang trại kết hợp nông lâm. Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, tỉnh Tuyên Quang xếp ở vị trí thứ 56/63 tỉnh thành.
Nông nghiệp: lúa là cây lương thực chính, sau đó là các cây ngô, sắn, khoai lang. Cây công nghiệp gồm có: chè (nhà máy chè Tuyên Quang, Tháng Mười, Tân Trào), cây sả làmtinh dầu sả, lạc, đậu, tương. Cây ăn quả có: cam, quýt, nhãn, vải, chanh. Chăn nuôi có trâu, bò, lợn, dê, gia cầm...
Công nghiệp: có quặng kẽm, quặng mangan, quặng thiếc, bột kẽm, khai thác ăntimoan... Sản xuất giấy, bột giấy, xi măng, vôi.
Có nhà máy thủy điện Tuyên Quang được đưa vào sử dụng chính thức ngày 30 tháng 1 năm 2008, công suất thiết kế đạt 342 MW.
Tới Tuyên quang bạn có thể chở lại 1 thời làm việc khá vất vả của Bác Hồ, tham quan những di tích gắn liền với lịch sử và những nơi du lịch khá hấp dẫn.Như
Di tích lịch sử Tân Trào Tân Trào là xã nằm trong thung lũng nhỏ ở Đông Bắc huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) được bao bọc bởi núi Hồng ở phía Đông, núi Thoa, ngòi Thia ở phía Nam, núi Bòng ở phía Tây… Để đến được Tân Trào, trước đây chỉ có 2 đường mòn xuyên qua rừng rậm và đèo cao. Ngày nay, đến Tân Trào đã có đường ô tô rất thuận tiện. Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt.
Đình Tân Trào là một đình nhỏ được xây dựng vào năm 1923 theo kiểu nhà sàn, cột gỗ, ba gian hai chái, mái lợp lá cọ, sàn lát ván, để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng và là nơi hội họp, sinh hoạt văn hoá của dân làng. Đình thờ 8 vị thành hoàng làng đại diện cho các thần sông, thần núi của làng Tân Lập, xã Tân Trào. Dưới mái đình này, ngày 16 tháng 8 năm 1945 đã họp Quốc dân Đại hội để quyết định lệnh tổng khởi nghĩa, 10 chính sách lớn quy định quốc kỳ, quốc ca và cử ra một chính phủ lâm thời.
Đình Hồng Thái cách đình Tân Trào gần 1 km trên đường đi Sơn Dương, đình được xây dựng tại địa phận của làng Cả, xã Tân Trào. Năm 1919, đình có tên là đình Làng Cả hay đình Kim Trận. Đình Hồng Thái còn là trạm giao liên và là nơi huấn luyện quân sự trong suốt thời kỳ kháng chiến. Đình còn là điểm dừng chân của các đại biểu toàn quốc về dự Quốc dân Đại hội], là trạm thường trực của "An toàn khu của Trung ương đóng ở Tân Trào".
Lán Nà Lừa đây là một căn lán nhỏ, nằm ở sườn núi Nà Nưa, cách làng Tân Lập gần 1 km về hướng đông, lán được dựng bằng tre theo kiểu nửa sàn, nửa đất của người miền núi, dưới các đám cây rậm rạp. Lán do đơn vị giải phóng quân dựng để Hồ Chí Minh ở và làm việc từ tháng 6 năm 1945 đến cuối tháng 8 năm 1945. Lán Nà Nưa có hai gian nhỏ, gian bên trong là nơi Hồ Chí Minh nghỉ ngơi, còn gian ngoài là chỗ Hồ Chí Minh làm việc và tiếp khách. Tại đây, ngày 4 tháng 6 năm 1945, Hồ Chí Minh đã triệu tập Hội nghị cán bộ để củng cố căn cứ địa cách mạng, thành lập khu giải phóng và Quân giải phóng, chuẩn bị Hội nghị toàn quốc của Đảng và Quốc dân Đại hội.
Cây đa Tân Trào cách đình Tân Trào khoảng 500 mét về phía Đông. xem trên bản đồ tại đây
Dưới bóng cây đa này, chiều 16 tháng 8 năm 1945, Việt Nam Giải phóng quân đã làm lễ xuất quân trước sự chứng kiến của nhân dân Tân Trào và 60 đại biểu. Võ Nguyên Giápđọc bản Quân lệnh số 1 và ngay sau đó hành quân về giải phóng Hà Nội.
Hang Bòng là nơi làm việc của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chính phủ và Hồ Chí Minh ở Việt Bắc trong thời kỳ chống Pháp (1946-1954). Hang cách không xa Hồng Thái, Tân Trào. Từ 1950 đến 1951, Hồ Chí Minh ở hang này, trực tiếp đi chỉ đạo chiến dịch Biên Giới (1950) và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ hai (tháng 2 năm 2016)
Ngoài ra, khu di tích Tân Trào còn có những di tích có giá trị lịch sử và du lịch khác như: Bản Khuổi Kịch, đình Thanh La, Vực Thia, làng Tân Lập, lán Cảnh Vệ - Điện Đài, lán Đồng Minh, sân bay Lũng Cò, đèo Chắn, Đồng Man - Lũng Tẩu, Khấu Lẩu - Vực Hồ, Ban Tuyên huấn Trung ương, hang Thia, hang Bòng, thôn Lập Binh, xã Trung Yên, hầm An toàn của Bác, hầm Trung ương Đảng, hầm Chính phủ và Bảo tàng Tân Trào.
Khu di tích Kim Bình, xã Kim Bình, huyện Chiêm Hóa
Khu di tích Kim Quan, xã Kim Quan, huyện Yên Sơn
Khu di tích Làng Ngòi - Đá Bàn, xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn
Khu di tích Chiến thắng Khe Lau, xã Phúc Ninh và xã Thắng Quân, huyện Yên Sơn
thành nhà Mạc thành phố tuyên quang
· 6. Ngôi nhà của ông Nguyễn Tiến Sự
· Ông Nguyễn Tiến Sự - Chủ nhiệm Việt Minh làng Kim Long (nay là làng Tân Lập). Ngôi nhà ở vị trí giữa làng Tân Lập, xã Tân Trào. Đây là nơi đã từng gắn liền với quá trình hoạt động cách mạng của Bác Hồ khi Người từ Pắc Bó, Cao Bằng về Tân Trào từ ngày 21/5/1945. Bác ở đây trước khi rời lên lán Nà Lừa. Hàng ngày Bác Hồ dậy từ 5 giờ sáng, tập thể dục rồi làm việc. Giờ nghỉ, Bác Hồ rất quan tâm đến thăm hỏi mọi người trong nhà, trong làng. Bác mua bút, vở tặng con ông Sự, khuyến khích ông cho con đi học. Bác còn dành thời gian đi thăm đồng, tự tay đắp bờ ruộng để giữ nước, nói chuyện với cán bộ, chiến sĩ quân Giải phóng, với bà con, chị em phụ nữ. Đến nay, ngôi nhà không chỉ là một di tích lịch sử Cách mạng mà còn có giá trị kiến trúc nhà sàn truyền thống tiêu biểu của dân tộc Tày ở Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang
· .7. Khu di tích Nhà ở và Hầm an toàn của đồng chí Tôn Đức Thắng
· Khu di tích nằm ở thôn Chi Liền (nay là thôn Đồng Ma), xã Trung Yên, huyện Sơn Dương. Nơi đồng chí Tôn Đức Thắng quyền Trưởng Ban Thường trực Quốc hội, Chủ tịch Mặt trận Liên Việt sinh hoạt và làm việc từ cuối năm 1952 đến năm 1954. Ngôi nhà nằm bên cạnh dòng sông Phó Đáy, xung quanh cây cối um tùm tươi tốt, giúp cho việc đưa thông tin liên lạc bí mật giữa các nơi trong vùng thuận lợi. Đây là ngôi nhà sàn bằng gỗ, có 2 gian ngăn dọc, mái lợp lá cọ. Gian ngoài của nhà là nơi làm việc và tiếp khách; gian trong là nơi Bác nghỉ ngơi. Sát nhà ở của Bác Tôn là Hầm an toàn được đào sâu vào sườn núi Chi Liền khoảng 10m, đào sang ngang 10m, có 2 cửa thông 2 chiều. Đây là 2 di tích tiêu biểu trong những di tích lịch sử cách mạng đã từng gắn liền với cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí Tôn Đức Thắng tại Tuyên Quang trong thời kỳ gian khổ của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.
·
Kim Quan- trụ sở an toàn của Trung ương Đảng, Chính phủ
· Khu di tích Kim Quan cách thị xã Tuyên Quang hơn 40 km về phía đông, trải rộng trong khu rừng Nà Lơi và Vực Nhù, thôn Khuôn Điền, xã Kim Quan, huyện Yên Sơn. Dòng sông Phó Đáy bao bọc khu rừng vừa thuận tiện giao thông, sinh hoạt vừa đảm bảo bí mật. Khu văn phòng Trung ương Đảng cách Văn phòng Chính phủ 200m về phía Đông Bắc. Ở đây, có hội trường, nhà đồng chí Tổng bí thư Trường Chinh, nhà đồng chí Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương và các bộ phận của Văn phòng Trung ương: điện đài, văn thư, thư viện, bộ đội bảo vệ. Địa điểm Vực Nhù nơi Bác ở và làm việc. Nhà của Bác là nhà sàn dựng trên sườn núi. Cách nhà sàn không xa là hầm trú ẩn. Nhà nối với hầm bằng đường hào chữ chi. Toàn bộ nhà làm việc, nhà ở, hội trường đều bằng gỗ, tre, nứa, lá… các hầm trú ẩn đều đào sâu trong lòng núi, được lát gỗ cả bốn mặt. Riêng căn hầm khu văn phòng Trung ương Đảng có một đoạn lộ thiên ở phần ngoài, phần này có ụ đất cao, tạo lối vào hầm hình chữ chi. Kim Quan còn là nơi Bác Hồ, Trung ương Đảng, Chính phủ tiếp khách quốc tế. Cũng từ đây Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Văn Đồng đi dự hội nghị Giơ- ne- vơ. Khu di tích đã đựơc Bộ Văn hoá- Thông tin xếp hạng là di tích Quốc gia.
Điểm du lịch văn hoá- lịch sử và sinh thái Nha Công an
Thuộc xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, nằm trong quần thể Khu di tích Cách mạng Tân Trào; được tu bổ tôn tạo, khánh thành vào dịp kỷ niệm 55 năm ngày thành lập Công an nhân dân Việt Nam (19/ 8/1945- 19/8/2000) Từ tháng 4/1947 đến tháng 9/1950, nơi đây là trụ sở của Nha Công an Trung ương và các đơn vị làm nhiệm vụ trực tiếp bảo vệ Bác Hồ, Trung ương Đảng, Chính phủ, diễn ra nhiều sự kiện có ý nghĩa quan trọng, góp phần vào thắng lợi của cuộc Kháng chiến chống Thực dân Pháp xâm lược.
Danh lam, thắng cảnhQuần thể hang động xã Yên Phú, huyện Hàm Yên: danh thắng quốc gia
Động Song Long - xã Khuôn Hà, huyện Lâm Bình: danh thắng quốc gia
Hang Phia Vài - xã Khuôn Hà, huyện Lâm Bình: danh thắng quốc gia
Thác Mơ - Na Hang Cách thành phố Tuyên Quang 100 km, thác Mơ nằm giữa khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang. Lối vào thác là con đường rải nhựa ngoằn ngoèo chạy dưới tán rừng nguyên sinh. Từ hồ nước trong xanh vời vợi trên đỉnh núi Pắc Ban, từng ngọn thác mềm mại, trắng xoá đổ xuống chân núi.
Suối nước khoáng Mỹ Lâm Nằm ở địa phận huyện Yên Sơn, Tuyên Quang, suối là một trong những địa chỉ nghỉ dưỡng và chữa bệnh yên tĩnh, thoáng mát. Nguồn nước khoáng ở đây rất tốt cho việc điều trị các bệnh về cơ, xương, khớp...
Động Tiên thuộc huyện Hàm Yên cách thành phố Tuyên Quang khoảng 50 km.
đấy là 1 số nơi ở tuyên quang nếu có dịp mời bạn đến chơi
Nhắc đến danh lam thắng cảnh, những chốn có non nước hữu tình trên đất nước Việt nam ta khó lòng không nhắc đến vịnh Hạ Long. Cái tên ấy ai là người Việt nam cũng biết đến. Nó không chỉ đẹp trong hiện tại hay tương lai mà nó còn đẹp từ thời xưa trong câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm: "Con gà, con cóc quê hương cũng biến Hạ Long thành thắng cảnh". Mới đây vịnh Hạ Long còn dược UNESCO công nhận là một trong bảy kì quan đẹp nhất thế giới. Vậy không biết rằng Hạ Long có những gì mà lại được tôn vinh đến như vậy?
Vịnh Hạ Long còn có truyền thuyết đó là Ngọc Hoàng sai Rồng Mẹ mang theo một đàn Rồng Con xuống hạ giới giúp người Việt đánh giặc. Thuyền giặc từ ngoài biển ào ạt tiến vào bờ vừa lúc đàn Rồng tới hạ giới. Đàn Rồng lập tức phun ra lửa thiêu cháy thuyền giặc, một phần nhả Châu Ngọc dựng thành bức tường đá sừng sững làm cho thuyền giặc đâm phải mà vỡ tan, chặn đứng bước tiến của ngoại bang.
Bài này ngắn lắm rồi bạn
Tham khảo
Những nội dung cần trình bày về sản phẩm:
+ Nét đặc trưng của danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên
+ Ấn tượng, tình cảm của của em với danh lam đó
+ Lí do em lựa chọn hình thức thiết kế sản phẩm
+ Thông điệp
- Cách bảo tồn:
+ Thực hiện các quy định về bảo tồn
+ Tuyên truyền để mọi người cùng chung tay bảo tồn.