Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Đá san hô kê lên thành sân khấu Vài tấm tôn chôn mấy cánh gà Em đừng trách bọn chúng anh tạm bợ Chẳng phông màn nào chịu nổi gió Trường Sa
Gió rát mặt, đảo luôn thay hình dạng Đá củ đậu bay như lũ chim hoang Cứ mặc nó! Nào hỡi các chiến hữu Ta bắt đầu thôi. Mây nước đã mở màn…
Sân khấu lô nhô mấy chàng đầu trọc Người xem ngổn ngang cũng… rặt lính trọc đầu Nước ngọt hiếm, không lẽ dành gội tóc Lính trẻ, lính già đều trọc tếu như nhau
[…] Nào hát lên cho đêm tối biết Rằng tình yêu sáng trong ngực ta đây Ta đứng vững trên đảo xa sóng gió Tổ quốc Việt Nam bắt đầu ở nơi này. |
(Trích Lính đảo hát tình ca trên đảo, Trần Đăng Khoa,
Bên cửa sổ máy bay, NXB Tác phẩm mới, 1985)
Câu 1: Đoạn trích trên được viết theo thể thơ nào?
Câu 2: Chỉ ra hai hình ảnh trong đoạn trích diễn tả sự khắc nghiệt của thiên nhiên nơi biển đảo.
Câu 3: Những dòng thơ sau giúp anh/chị hiểu gì về cuộc sống của người lính nơi đảo xa?
Nước ngọt hiếm, không lẽ dành gội tóc
Lính trẻ, lính già đều trọc tếu như nhau.
Câu 4: Anh/chị hãy nhận xét về tình cảm của tác giả đối với người lính đảo trong đoạn trích.
1
Thể thơ: tự do
2
Hai hình ảnh nói đến sự khắc nghiệt của thiên nhiên nơi biển đảo:
- Gió rát mặt, Đá củ đậu bay, Nước ngọt hiếm…
(Thí sinh chỉ ra đúng 2 hình ảnh được 0.5 điểm).
3
Nước ngọt hiếm, không lẽ dành gội tóc
Lính trẻ, lính già đều trọc tếu như nhau.
Hai dòng thơ trên cho thấy cuộc sống của người lính nơi đảo xa:
- Đó là cuộc sống vô cùng khó khăn, gian khổ, mà người lính thường xuyên phải đối diện (gió bão, thiếu thốn…)
- Tuy nhiên những người lính vẫn lạc quan, yêu đời.
4
- Tác giả thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ với cuộc sống của những người lính đảo.
- Đồng thời cho thấy sự trân trọng những phẩm chất đáng quý: tinh thần lạc quan, ý chí nghị lực phi thường và tình yêu tổ quốc.
-> Nhận xét về tình cảm:
- Đây là những tình cảm chân thành, thể hiện trái tim yêu thương tinh tế, sâu sắc của tác giả.
- Tình cảm của tác giả cũng là đại diện cho tất cả những người dân Việt Nam dành tình yêu thương, sự cảm phục gửi đến những người lính nơi đảo xa.
Câu 1 :thể thơ tự do
Câu 2: Những hình ảnh thể hiện cho sự gian khó ở Trường Sa: đá san hô kê lên thành sân khấu, vài tấm tôn chôn mấy cánh gà, gió rát mặt, đảo thay hình dáng, sỏi cát bay như lũ chim hoang.
Câu 3:
Nước ngọt hiếm, không lẽ dành gội tóc
Lính trẻ, lính già đều trọc tếu như nhau.
Hai dòng thơ trên cho thấy cuộc sống của người lính nơi đảo xa:
- Đó là cuộc sống vô cùng khó khăn, gian khổ, mà người lính thường xuyên phải đối diện (gió bão, thiếu thốn…)
- Tuy nhiên những người lính vẫn lạc quan, yêu đời.
Câu 4 :Đoạn thơ trích trong bài "Lính đảo hát tình ca trên đảo" của tác giả Trần Đăng Khoa đã khẳng định được tinh thần lạc quan, tươi trẻ của những người lính hải đảo nơi Trường Sa khắc nghiệt cùng tinh thần yêu nước, hướng về tổ quốc của họ. Thật vậy, hình ảnh những người lính hải đảo hiện lên với tầm vóc vĩ đại và tình yêu bất biến dành cho tổ quốc. Đầu tiên, họ là những người lính bất chấp những khó khăn gian khổ để hoàn thành tốt công việc. Điều kiện ở Trường Sa vô cùng khó khăn và khắc nghiệt: gió rát mặt, đảo thay đổi hình dạng, sỏi cát bay như lũ chim hoang. Ở nơi biển đảo hẻo lánh ấy, những người lính hải quân vẫn hiên ngang và cất lên bài hát của tuổi trẻ. Không những có phẩm chất kiên cường mà ta còn thấy được tinh thần tươi trẻ và yêu đời của những người lính ấy. Thứ hai, họ là những người lính khát khao cống hiến cho tổ quốc. Tình yêu của họ được gửi gắm vào lời hát và tiếng lòng của trái tim "Nào hát lên". Tình yêu ấy là động lực để họ "đứng vững" trước những khó khăn và họ còn muốn hát lên cho trời đất, mây nước biết. Tổ quốc đối với những người lính trẻ là thiêng liêng và vĩnh hằng biết nhường nào. Tóm lại, đoạn thơ cho ta thấy được phong thái yêu đời cùng tình yêu tổ quốc của những người lính hải đảo ấy.