Tìm và sửa lỗi dùng từ trong các trường hợp sau:
a. Thời cơ đã chín mùi nhưng họ lại không biết nắm bắt.
b. Nó không giấu giếm với ba mẹ chuyện gì.
c. Ngày mai, lớp em sẽ đi thăm quan động Hương Tích.
d. Những bài hát bất tử ấy sẽ còn lại mãi với thời gian.
đ. Tôi rất thích bài “Thơ duyên” của Xuân Diệu vì bài “Thơ duyên” của Xuân Diệu rất hay.
e. Tôi xin phiền Ban Giám hiệu xem xét và giải quyết vấn đề này giúp tôi.
a.
- Lỗi sai: lỗi dùng từ không đúng hình thức ngữ âm.
- Sửa : Thời cơ đã chín muồi nhưng họ lại không biết nắm bắt.
b.
- Lỗi sai: Lỗi dùng từ không phù hợp với khả năng kết hợp (từ “giấu giếm” không kết hợp với từ “với”).
- Sửa : Nó không giấu giếm ba mẹ chuyện gì.
c.
- Lỗi sai: Lỗi dùng từ không đúng hình thức ngữ âm.
+Sửa : Ngày mai, lớp em sẽ đi tham quan động Hương Tích.
d.
- Lỗi sai: Lỗi dùng từ không đúng nghĩa (Từ “bất tử” chỉ dành cho con người, không dùng cho các loại hình nghệ thuật).
- Sửa: Những bài hát bất hủ ấy sẽ còn lại mãi với thời gian.
đ.
- Lỗi sai: Lỗi lặp từ.
- Sửa: Tôi rất thích bài “Thơ duyên” của Xuân Diệu bởi nó rất hay.
e.
- Lỗi sai: Lỗi dùng từ không phù hợp với kiểu văn bản. (Trong văn bản hành chính, không nên dùng từ “phiền”).
- Sửa: Tôi hi vọng Ban Giám hiệu xem xét và giải quyết vấn đề này giúp tôi.