K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

giúp mik vs ạaaaaaa I. ĐỌC - HIỂU (5,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: Trên nhiều con phố trung tâm Thủ đô, suốt dọc hai bên đường, dòng người và xe dừng lại, lặng lẽ. Không ai bảo ai, trên những gương mặt ấy phảng phất nỗi buồn. Họ thành kính tiễn biệt ba người lính quả cảm đã vì nước quên thân, vì dân phục vụ. Những người lính trong một buổi chiều hè nắng lửa đã vĩnh viễn...
Đọc tiếp

giúp mik vs ạaaaaaa

I. ĐỌC - HIỂU (5,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

Trên nhiều con phố trung tâm Thủ đô, suốt dọc hai bên đường, dòng người và xe dừng lại, lặng lẽ. Không ai bảo ai, trên những gương mặt ấy phảng phất nỗi buồn. Họ thành kính tiễn biệt ba người lính quả cảm đã vì nước quên thân, vì dân phục vụ. Những người lính trong một buổi chiều hè nắng lửa đã vĩnh viễn không trở về với mẹ cha, với vợ con và đồng đội.

(…)Những giọt nước mắt lặng lẽ tuôn rơi. Có người mẹ khóc nấc khi nhìn thấy những vòng hoa trắng. Họ thành kính vĩnh biệt Thượng tá Đặng Anh Quân, Thượng uý Đỗ Đức Việt và Hạ sĩ Nguyễn Đình Phúc. 

(…)Sống vì Nhân dân thì được Nhân dân tin yêu, chết vì Nhân dân thì được Nhân dân tôn kính. Bởi vậy, sự hy sinh của các anh không chỉ để lại nỗi niềm tiếc thương vô hạn mà để lại cho đời lòng biết ơn. Dưới chân tượng đài “Công an nhân dân vì dân phục vụ” trên đường Trần Nhân Tông, mấy ngày qua, người dân Thủ đô đã đến đây đặt hoa để tưởng nhớ các anh. Trên khắp các diễn đàn, các trang mạng xã hội, người ta để ảnh đại diện là hình vẽ ba người lính cứu hỏa anh hùng - biểu tượng của sự hy sinh, tận tâm, tận tụy, kèm theo đó là dòng chữ “ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ biết dành phần ai…”.

                            (

Câu 1 (1,0 điểm). Đoạn trích trên nhắc đến sự việc nào?

Câu 2 (1,0 điểm). Cho biết đoạn trích thuộc kiểu văn bản nào em đã được học?

Câu 3 (1,5 điểm). Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ có trong câu văn "Những người lính trong một buổi chiều hè nắng lửa đã vĩnh viễn không trở về với mẹ cha, với vợ con và đồng đội."

Câu 4 (1,5 điểm). Dòng cuối cùng của văn bản: "ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ biết dành phần ai" gợi cho em những suy nghĩ gì?

0
Phần 1 . Đọc- Hiểu văn bản Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau : " …Nắng bây giờ bắt đầu len tới, ... Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe…, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc,...
Đọc tiếp

Phần 1 . Đọc- Hiểu văn bản Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau : " …Nắng bây giờ bắt đầu len tới, ... Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe…, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, … Những lúc im lặng lạnh cóng mà lại hừng hực như cháy…" (Trích Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục, 2004) Câu 1: Đoạn trích từ văn bản nào ,cho biết tên tác giả, tác phẩm và Chỉ ra nội dung chính ,dụng ý nghệ thuật ? Câu 2: Em rút ra bài học từ nội dung chính của đoạn trích. Câu 3: Xác định từ ngữ và phân tích cách phát triển từ vựng từ nghĩa gốc và phương thức chuyển nghĩa trong đoạn thơ sau: " Áo anh rách vai Quần tôi có vài mảnh vá Miệng cười buốt giá Chân không giày Thương nhau tay nắm lấy bàn tay.” (Trích : Đồng Chí- Chính Hữu) Câu 4: Từ nội dung chính của đoạn trích,em rút ra bài học về cuộc sống và sáng tạo nghệ thuật? Phần II .Tập làm văn Câu 5: Qua Văn bản ” Chiếc Lược Ngà ” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng em hãy đóng vai nhân vật bé Thu kể lại niềm khao khát tình cha của mình.

0
I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (4 điểm) Hãy đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi nêu bên dưới. […] Anh hạ giọng nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều: - Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Và, khi ta làm việc, ta với...
Đọc tiếp

I. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN (4 điểm) Hãy đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi nêu bên dưới. […] Anh hạ giọng nửa tâm sự, nửa đọc lại một điều rõ ràng đã ngẫm nghĩ nhiều: - Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu cũng nghĩ ngay ngôi sao kia lẻ loi một mình. Bây giờ làm nghề này cháu không nghĩ như vậy nữa. Và, khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được? Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao anh em, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác ? Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc ? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy. Bác lái xe đi, về Lai Châu cứ đến đây dừng lại một lát. Không vào giờ “ốp” là cháu chạy xuống chơi, lâu thành lệ. Cháu bỗng dưng tự hỏi: Cái nhớ xe, nhớ người ấy thật ra là cái gì vậy? Nếu là nỗi nhớ phồn hoa đô hội thì xoàng. Cháu ở liền trong trạm hằng tháng. Bác lái xe bao lần dừng, bóp còi toe toe, mặc, cháu gan lì nhất định không xuống. Ấy thế là một hôm, bác lái phải thân hành lên trạm cháu. Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì?” (Trích Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long, Ngữ văn 9 - Tập một, NXBGD) a. Xác định các phương thức biểu đạt trong đoạn trích trên. b. Tìm từ ngữ xưng hô có trong đoạn trích. c. Nhân vật anh thanh niên đang nói với ai? Hãy chuyển lời thoại sau thành lời dẫn gián tiếp: Cháu nói: “Đấy, bác cũng chẳng “thèm” người là gì ?” d. Qua tâm sự,“công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đi, cháu buồn đến chết mất”, em cảm nhận được vẻ đẹp gì ở nhân vật “cháu" ?

0
ĐỀ SỐ 10:I. ĐỌC HIỂU         Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:                                Mẹ gom lại từng trái chín trong vườn                                Rồi rong ruổi trên nẻo đường lặng lẽ                                Ôi, những trái na, hồng, ổi, thị….                                Có ngọt ngào năm tháng mẹ chắt chiu.                                 Con nghe mùa thu vọng về những thương...
Đọc tiếp

ĐỀ SỐ 10:

I. ĐỌC HIỂU

        Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:

                                Mẹ gom lại từng trái chín trong vườn

                                Rồi rong ruổi trên nẻo đường lặng lẽ

                                Ôi, những trái na, hồng, ổi, thị….

                                Có ngọt ngào năm tháng mẹ chắt chiu.

 

                                Con nghe mùa thu vọng về những thương yêu

                                Giọt mồ hôi rơi trong chiều của mẹ

                                Nắng mong manh đậu bên thật khẽ

                                Đôi vai gầy nghiêng nghiêng!

 

                                Heo may thổi xao xác trong đêm

                                Không gian lặng im…

                                Con chẳng thể  chợp mắt

                                Mẹ trở mình trong tiếng ho thao thức

                                Sương vô tình đậu trên mắt rưng rưng!

                                                    (Lương Đình Khoa - Mùa thu và mẹ )
Câu 2: Chỉ ra các từ láy trong bài thơ?

2
16 tháng 1 2022

help pi

16 tháng 1 2022

cứu 

14 tháng 4 2022

bn ghi hẳn văn bản hoặc chụp cho dc kh? chứ"..." như nay mk chả biếc văn bản nào

Phần I: Trắc nghiệm (5,0 điểm)Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bằng cách chọn một phương án đúng nhất:      “Đôi vai của mẹ thành chai từ bao giờ con không biết. Trên đôi vai ấy ai để chiếc bánh dày vào. Bánh dày mầu nâu sẫm, có lúc nứt ra. Cái năm mẹ leo lên núi gánh "đá trăm" xuống thuyền cho người ta chở lên tỉnh, ấy là cái năm vai mẹ nứt to nhất, mất một lần da, rớm máu, dính cả vào đòn gánh....
Đọc tiếp

Phần I: Trắc nghiệm (5,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bằng cách chọn một phương án đúng nhất:

      “Đôi vai của mẹ thành chai từ bao giờ con không biết.
 Trên đôi vai ấy ai để chiếc bánh dày vào. Bánh dày mầu nâu sẫm, có lúc nứt ra. Cái năm mẹ leo lên núi gánh "đá trăm" xuống thuyền cho người ta chở lên tỉnh, ấy là cái năm vai mẹ nứt to nhất, mất một lần da, rớm máu, dính cả vào đòn gánh. Con hỏi mẹ, mẹ bảo: "Không đau, nó ê ra rồi". Mẹ cởi trần, mặc yếm mà gánh. Lưng mẹ hoàn toàn là một bãi xém nồi. Mẹ gánh củi đi bán. Mẹ gánh thóc từ đâu về suốt đêm xay giã để bán, để lấy tấm mà ăn, lấy cám nuôi lợn. Tháng nào mẹ cũng gánh gạo đi một ngày đường ròng rã đến nơi con trọ học. Đôi vai ấy, con tin rằng suốt đời mẹ, không bao giờ trở lại lành lặn như đôi vai người thường đâu mẹ ạ.
  Nhưng chính đôi vai xương xẩu, bé nhỏ, mỏng manh ấy lại gánh được bao thứ mà người thường không thể gánh nổi.”
                                                                     (Trích  hồi kí “Tuổi thơ im lặng” - Duy Khán)

4.Dòng nào nêu đúng đặc điểm hồi kí được thể hiện ở đoạn trích trên?

Ghi lại các hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội và bộc lộ chân thực, trực tiếp tình cảm, ý nghĩ của tác giả

Ghi lại những điều đã chứng kiến trong một chuyến đi diễn ra chưa lâu của bản thân tới một miền đất khác.

Ghi lại một cách tự do những suy nghĩ tình cảm, cảm xúc của tác giả về con người, sự việc cụ thể

Ghi chép lại những sự việc, những quan sát, nhận xét và tâm trạng có thực mà tác giả trải qua

5.Nội dung chính của đoạn trích trên là

Tả đôi vai của mẹ chịu nhiều vất vả, khó nhọc

Sự vất vả cực nhọc của người mẹ và sự thấu hiểu, lo lắng của người con.

Bộc lộ cảm xúc về nỗi vất vả mà mẹ phải chịu đựng

Những suy ngẫm của con về cuộc đời mẹ

6.Hãy nêu những hình ảnh chi tiết cho thấy sự vất vả cực nhọc của người mẹ?
(1) “vai mẹ nứt to nhất, mất một lần da, rớm máu, dính cả vào đòn gánh.”;
(2) “Lưng mẹ hoàn toàn là một bãi xém nồi.”
(3) “Mẹ gánh thóc từ đâu về suốt đêm xay giã để bán, để lấy tấm mà ăn, lấy cám nuôi lợn.”.  “Tháng nào mẹ cũng gánh gạo đi một ngày đường ròng rã đến nơi con trọ học.”
(4) Đôi vai ấy, con tin rằng suốt đời mẹ, không bao giờ trở lại lành lặn như đôi vai người thường đâu mẹ ạ

(1), (3), (4)

(1), (2), (4)

(2), (3), (4)

(1), (2), (3)

7.Câu 4: Từ “Lưng ” trong câu: “Lưng mẹ hoàn toàn là một bãi xém nồi” và “Lưng núi ” thuộc hiện tượng nào ?

Từ trái nghĩa

Từ đồng âm

Từ đa nghĩa

Từ đồng nghĩa

8.Ý nào sau đây không phải là thông điệp mà tác giả muốn nói với người đọc?

Hãy biết yêu thương mẹ

Hãy luôn biết ơn mẹ

Hãy biết quí trọng mẹ

Hãy luôn biết vâng lời mẹ

9.Trong câu văn: Nhưng chính đôi vai xương xẩu, bé nhỏ, mỏng manh ấy lại gánh được bao thứ mà người thường không thể gánh nổi.Em hiểu bao nhiêu thứ mà người thường không thể gánh nổi là gì ?

Những lo toan vất vả để nuôi con khôn lớn

Những vui buồn mẹ mang theo suốt cuộc đời

Những yêu thương và hi sinh thầm lặng

Những điều mong ước cho gia đình

10.Dòng nào sau đây nói đúng về việc dùng từ mượn trong đoạn trích trên?

Không dùng từ mượn

Có dùng từ mượn

Không sử dụng từ Hán Việt

Có sử dụng từ tiếng Anh

11.Từ mỏng manh trong câu văn: Nhưng chính đôi vai xương xẩu, bé nhỏ, mỏng manh ấy lại gánh được bao thứ mà người thường không thể gánh nổi. là từ láy, đúng hay sai?

Đúng

Sai

12.Từ đoạn trích trên em thấy ý nào sau đây không nói lên vai trò quan trọng của gia đình trong cuộc đời mỗi con người?

Là nơi gần gũi thân yêu nhất, nuôi dưỡng từ thơ ấu đến trưởng thành

Là điểm tựa vững chắc cho mỗi con người trong hành trình cuộc đời

Là nơi sinh sống của mỗi con người, nơi ta sinh ra và lớn lên, có bạn bè và người thân

Là gốc rễ hình thành nên tính cách con người, chắp cánh ước mơ và khát vọng

13.Đoạn trích giúp em suy ngẫm về trách nhiệm đúng đắn của mỗi cá nhân trong gia đình là:
(1) Mỗi người đều cần có ý thức xây dựng, giữ gìn gia đình hạnh phúc
(2) Mỗi người con phải biết giúp đỡ cha mẹ, chia sẻ công việc chung
(3) Mỗi người con phải thấu hiểu những vất vả, lo toan, của cha mẹ
(4) Mỗi người trong gia đình chỉ cần hoàn thành tốt công việc của mình

(1), (2), (3)

(2), (3), (4)

(1), (2), (4)

(1), (3), (4)

0
PHẦN I. ĐỌC-HIỂU (3 điểm)Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4"Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy . Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đền tam...
Đọc tiếp

PHẦN I. ĐỌC-HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4
"Ngọc không mài, không thành đồ vật; người không học, không biết rõ đạo”. Đạo là lẽ đối xử hằng ngày giữa mọi người. Kẻ đi học là học điều ấy . Nước Việt ta, từ khi lập quốc đến giờ, nền chính học đã bị thất truyền. Người ta đua nhau lối học hình thức hòng cầu danh lợi, không còn biết đền tam cương, ngũ thường. Chúa tầm thường, thần nịnh hót. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.(Trích Ngữ Văn 8 –tập II)
Câu 1. (0,5 điểm) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
Câu 2. (1,0 điểm)Đoạn văn sử dụng phương thức biểu đạt chính nào? Nêu khái quát nội dung của đoạn văn bằng một câu ngắn gọn.
Câu 3. (1,0 điểm)Câu văn: "Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.” thuộc kiểu câunào xét theo mục đích nói? Nêu hành động nói được sử dụng trong câu trên.
Câu 4. (0,5 điểm)Đoạn văn đã gợi trong em suy nghĩ gì về việc học tập của bản thân? (viết từ 3 đến 4 dòng).

2
24 tháng 5 2021

1) đoạn văn trích trong văn bản "Bàn luận về phép học" của la sơn phu tử Nguyễn Thiếp

2)- PTBĐ chính: nghị luận

   - "Tác dụng của việc học chân chính là để làm người ! " hoặc " Tác dụng của việc học chân chính "

3) thuộc kiểu câu trần thuật

    mục đích nói: trình bày

    

24 tháng 5 2021

4) "Học ! Học nữa ! Học mãi !" Từ xa xưa ông bà ta đã khuyên dạy con cháu học để có một tương lai tốt đẹp . Học không phải là cho người khác , mà là cho chính bảnh thân chúng ta. Nhưng một số người không nhận thức được mục đích của việc học . Có người thì cho rằng học để mai sau kiếm nhiều tiền , cũng có người thì là muốn góp ích cho đất nước , có người thì là vì đam mê năng khiếu từ nhỏ . Những điều đó không sai , là mục đích học của mỗi con người . Tuổi chúng em bây giờ có nhiệm vụ chính là học , vậy theo em , chúng ta phải có mục đích học của riêng mình và phải cố gắng kiên trì để đạt được mục đích đó.

viết chữ nhỏ lại là được nha
Chúc bạn học tốt!  
  PHẦN I: Đọc - hiểu và thực hành tiếng Việt  (5,0 điểm)Đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:Một hôm người dì ghẻ đưa cho hai chị em mỗi người một cái giỏ bảo ra đồng bắt con tôm cái tép. Mụ ta hứa hẹn: “Hễ đứa nào bắt được đầy giỏ thì thưởng cho một cái yếm đỏ”. Ra đồng, Tấm nhờ mò cua bắt ốc đã quen nên chỉ một buổi là được đầy giỏ vừa cá vừa tép. Còn...
Đọc tiếp


  PHẦN I: Đọc - hiểu và thực hành tiếng Việt  (5,0 điểm)
Đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Một hôm người dì ghẻ đưa cho hai chị em mỗi người một cái giỏ bảo ra đồng bắt con tôm cái tép. Mụ ta hứa hẹn: “Hễ đứa nào bắt được đầy giỏ thì thưởng cho một cái yếm đỏ”.
 Ra đồng, Tấm nhờ mò cua bắt ốc đã quen nên chỉ một buổi là được đầy giỏ vừa cá vừa tép. Còn Cám thì đủng đỉnh dạo hết ruộng nọ sang ruộng kia, mãi đến chiều vẫn không được gì.
Thấy Tấm bắt được một giỏ đầy, Cám bảo chị:
 - Chị Tấm ơi, chị Tấm ! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về dì mắng.
           Tin là thật, Tấm bèn xuống ao lội ra chỗ sâu tắm rửa. Cám thừa dịp, trút hết tép của Tấm vào giỏ của mình, rồi ba chân bốn cẳng về trước. Lúc Tấm bước lên chỉ còn giỏ không, bèn ngồi xuống bưng mặt khóc hu hu.
                                (Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam - Nguyễn Đổng Chi)
Câu 1 (1,0 điểm). Đoạn văn trên được trích từ văn bản thuộc thể loại nào? Hãy kể tên 3 tác phẩm cùng thể loại mà em biết.
Câu 2 (0,5 điểm). Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?
          Câu 3 (0,5 điểm).  Giải nghĩa từ “đủng đỉnh” trong đoạn văn trên.
Câu 4 (1,0 điểm). Xác định thành ngữ dân gian trong văn bản? Nêu ý nghĩa của việc sử dụng thành ngữ đó?
Câu 5 (2,0 điểm). Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 - 7 câu) bày tỏ suy nghĩ của em về đức tính chăm chỉ.

1
22 tháng 3 2022

C1:chuyên cổ tích 

gồm : Thánh Gióng , Cây bút thần , Ăn Khế trả vàng

C2: tự sự

C3:đủng đỉnh là thong thả, chậm rãi, không quan tâm gì đến thời gian, kì hạn của công việc .

C4: thành ngữ : Ba chân bốn cẳng

ý nghĩa : mỉa mai cám nhanh nhanh chóng chóng cướp công lao người khác đem về cho mẹ.

=> để lời văn hay hơn , câu chuyện nghe cũng gần hơn với người Việt.

C5: em tự làm.

PHẦN I: Đọc - hiểu và thực hành tiếng Việt  (5,0 điểm)Đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:Một hôm người dì ghẻ đưa cho hai chị em mỗi người một cái giỏ bảo ra đồng bắt con tôm cái tép. Mụ ta hứa hẹn: “Hễ đứa nào bắt được đầy giỏ thì thưởng cho một cái yếm đỏ”. Ra đồng, Tấm nhờ mò cua bắt ốc đã quen nên chỉ một buổi là được đầy giỏ vừa cá vừa tép. Còn Cám...
Đọc tiếp

PHẦN I: Đọc - hiểu và thực hành tiếng Việt  (5,0 điểm)

Đọc kĩ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Một hôm người dì ghẻ đưa cho hai chị em mỗi người một cái giỏ bảo ra đồng bắt con tôm cái tép. Mụ ta hứa hẹn: “Hễ đứa nào bắt được đầy giỏ thì thưởng cho một cái yếm đỏ”.

 Ra đồng, Tấm nhờ mò cua bắt ốc đã quen nên chỉ một buổi là được đầy giỏ vừa cá vừa tép. Còn Cám thì đủng đỉnh dạo hết ruộng nọ sang ruộng kia, mãi đến chiều vẫn không được gì.

Thấy Tấm bắt được một giỏ đầy, Cám bảo chị:

 - Chị Tấm ơi, chị Tấm ! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về dì mắng.
           Tin là thật, Tấm bèn xuống ao lội ra chỗ sâu tắm rửa. Cám thừa dịp, trút hết tép của Tấm vào giỏ của mình, rồi ba chân bốn cẳng về trước. Lúc Tấm bước lên chỉ còn giỏ không, bèn ngồi xuống bưng mặt khóc hu hu.

                                (Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam - Nguyễn Đổng Chi)

Câu 1 (1,0 điểm). Đoạn văn trên được trích từ văn bản thuộc thể loại nào? Hãy kể tên 3 tác phẩm cùng thể loại mà em biết.

Câu 2 (0,5 điểm). Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn?

          Câu 3 (0,5 điểm).  Giải nghĩa từ “đủng đỉnh” trong đoạn văn trên.

Câu 4 (1,0 điểm). Xác định thành ngữ dân gian trong văn bản? Nêu ý nghĩa của việc sử dụng thành ngữ đó?

Câu 5 (2,0 điểm). Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 - 7 câu) bày tỏ suy nghĩ của em về đức tính chăm chỉ.

1
28 tháng 3 2022

1. Thể loại truyện cổ tích.

3 tác phẩm cùng thể loại: Sọ Dừa, Thạch Sanh, Em bé thông minh.

2. PTBĐ: tự sự

3. đủng đỉnh: từ miêu tả trạng thái bình tĩnh, từ từ, chậm rãi.

4. Thành ngữ: ba chân bốn cẳng. Ý nghĩa: miêu tả hành động nhanh, gấp gáp, qua đó thể hiện tính cách của Cám, khôn ranh, lừa lọc.

5. Viết đoạn văn theo gọi ý sau:

- Giải thích

- Bình luận vai trò của đức tính

- Liên hệ bản thân