Hãy kể tên một vài bài thơ viết theo thể Đường luật mà bạn đã học hoặc đã đọc.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
* Một số bài thơ bốn chữ: Mùa thu của em (Quang Huy), Hai chị em (Lưu Trọng Lư).
- Bài thơ Tức cảnh Pác Bó thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
- Một số bài thơ cùng loại: Nam quốc sơn hà, Cảnh khuya, Nguyên tiêu, Bánh trôi nước, Thiên trường vãn vọng, Tĩnh dạ tứ, Hồi hương ngẫu thư…
Một số tác phẩm có cách đặt nhan đề là một vùng đất:
- Việt Bắc (thơ) – Tố Hữu
- Đất Cà Mau (truyện ngắn) – Mai Văn Tạo
- Vàm Cỏ Đông (thơ) – Hoài Vũ
- Cô Tô (Kí) – Nguyễn Tuân
- Hang Én
- Có thể nhận diện yếu tố tượng trưng trong thơ căn cứ vào những biểu hiện cụ thể:
+ Tính biểu tượng của các hình ảnh, chi tiết, sự việc…
+ Việc sử dụng biểu tượng, hình ảnh nghệ thuật so sánh, ẩn dụ…
+ Sự sáng tạo về ngôn từ.
+ Tính nhạc trong thơ.
+ …
- Một số bài thơ có yếu tố tượng trưng: Tiếng thu (Lưu Trọng Lư), Màu thời gian (Đoàn Phú Tứ) ...
"Sáng ra bờ suối, tối vào hang,
Cháo bẹ, rau măng vẫn sẵn sàng.
Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng,
Cuộc đời cách mạng thật là sang."
Câu 1:
=> Sau 30 năm hoạt động cách mạng ở nước, tháng 2-1941 Bác trở về tổ quốc, trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước. Khi đó, sống và làm việc trong một nơi có đièu kiện hết sức gian khổ nhưng Bác vẫn lạc quan. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó là một trong những tác phẩm Người sáng tác trong thời gian này
Câu 2:
=> Bài thơ thuộc thể thơ "Thất ngôn tứ tuyệt"
=> Một vài bài thơ mà em đã học là: Sông núi nước Nam, Ngắm Trăng, Rằm tháng giêng, Xa ngắm thác núi lư,....
Câu 3:
=> Tức cảnh là ngắm cảnh mà có cảm xúc, nảy ra tứ thơ, lời thơ. (Khi Bác ngắm cảnh vật ở Pac Bó, Bác có cảm xúc, nảy ra ý thơ , lời thơ.)
Câu 4:
=> Cân đối: sáng-tối, ra- vào diễn tả nếp sống đã thành thói quen trong hoàn cảnh đặc biệt
Câu 5:
- Câu thứ hai là một nét cười đùa, cho biết thức ăn của con người ở sông suối thật đầy đủ, đầy đủ tới dư thừa.
- Câu thơ cũng có thể hiểu là sự gian khổ, thiếu thốn về vật chất của con người Cách Mạng.
- Em chọn cách hiểu thứ hai. Vì câu thơ này thực chất là nói lên sự vất vả, khổ cực của Bác khi ở Pác Bó, dù khó khăn nhưng Bác vẫn chịu đựng và tìm ra con đường Cách Mạng đúng dắn cho dân tộc Việt Nam
Câu 6:
=> Tự do trong bài thơ “tức cảnh pác bó” với cảm hứng mất tự do trong “nhớ rừng”, từ đó lý giải vì sao hồ chí minh khẳng định “ cuộc đời cách mạng thật Ɩà sang”.
Câu 7,8 : Làm đoạn văn tự làm ạ
Cop ở đâu mà nhanh vậy em, câu 7,8 sao không làm giúp người ta luôn đi?
1/ Bánh trôi nước
Thân em vừa trắng lại vừa tròn
Bảy nổi ba chìm với nước non
Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn
Mà em vẫn giữ tấm lòng son
2/Theo như mk biết thì có những loại thơ Đường sau
- Thất ngôn bát cú Đường luật
- Thất ngôn tứ tuyệt
1, Bạn đến chơi nhà ( Nguyễn Khuyến )
Đã bấy lâu nay bác tới nhà,
Trẻ thì đi vắng, chợ thời xa.
Ao sâu, sóng cả, khôn chài cá;
Vườn rộng rào thưa, khó đuổi gà.
Cải chửa ra cây, cà mới nụ;
Bầu vừa rụng rốn, mướp đương hoa.
Đầu trò tiếp khách, trầu không có,
Bác đến chơi đây, ta với ta.
Ở vùng núi cao phương Bắc, có nàng Âu Cơ thuộc dòng hạ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần. Nàng đến thăm vùng đất Lạc Việt có nhiều hoa thơm cỏ lại. Hai người gặp nhau, yêu nhau và trở thành vợ chồng.
Ít lâu sau Âu Cơ mang thai và sinh ra một cái bọc trăn trứng, nở ra trăm người con, người nào cũng đều hoàn hảo, đẹp lạ thường.
Lạc Long Quân vì nhớ mẹ và không quen ở trên cạn nên đành từ biệt Âu Cơ và đàn con trở về Thuỷ Cung.
Âu Cơ ở lại nuôi đàn con, tháng ngày chờ đợi Lạc Long Quân trở lại, nhưng nỗi nhớ chồng khiến nàng buồn tủi. Cuối cùng nàng gọi chồng lên than thở:
- Sao chàng đành bỏ thiếp mà đi, không cùng thiếp nuôi đàn con nhỏ?
Lạc Long Quân nói:
- Ta vốn ở miền nước thẳm, nàng thì ở chốn núi cao, nhiều điều khác nhau, khó mà ở cùng nhau một nơi được lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Khi có việc gì cần giúp đỡ lẫn nhau, đừng quên lời hẹn, đây là giao ước của vợ chồng, con cái.
Âu Cơ ưng thuận. Trước khi đưa năm mươi con lên núi, nàng nói với chồng:
- Thiếp xin nghe lời chàng. Vợ chồng ta đã sống với nhau thắm thiết, nay phải chia hai, lòng thiếp thật là đau xót.
Lạc Long Quân cũng cố nén nỗi buồn trong buổi chia li, chàng khuyên giải vợ:
- Tuy xa nhau nhưng tình cảm đôi ta không hề phai nhạt, khi nào cần chúng ta lại gặp nhau.
Âu Cơ vẫn quyến luyến, rồi buồn bã nói:
- Thiếp rất nhớ chàng và thương các con, biết đến khi nào chúng ta mới gặp nhau.
Lạc Long Quân nắm chặt tay vợ, an ủi:
- Nàng đừng làm mủi lòng ta. Xa nàng và các con lòng ta cũng đau lắm! Âu cũng là mệnh trời, mong nàng hiểu và cảm thông cùng ta.
Âu Cơ và các con nghe theo lời cùng nhau chia tay lên đường.
Lạc Long Quân và các con về nơi biển cả, Âu Cơ đưa các con về đất Phong Châu. Người con trưởng được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang.
Cũng bởi sự tích này mà người Việt Nam ta đều luôn tự hào mình là dòng dõi con Rồng cháu Tiên, coi tổ tiên mình là vua Hùng.
THAM KHẢO :
“Thạch Sanh” là một truyện rất hay mà em luôn nhớ đến bây giờ. Câu chuyện này đã được cô giáo em kể thật hấp dẫn vào cuối tiết học như sau đây.
Ngày xưa, có hai vợ chồng tuổi già mà chưa có con. Thấy họ tốt bụng, hay giúp mọi người, Ngọc Hoàng bèn sai Thái tử xuống đầu thai làm con. Từ đó, người vợ có mang nhưng đã qua mấy năm mà không sinh nở. Rồi người chồng lâm bệnh mà mất. Mãi về sau người vợ mới sinh được một cậu con trai.
Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong túp lều cũ dựng dưới gốc da, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh.
Một hôm, có người hàng rượu tên là Lý Thông. Lý Thông gạ cùng Thạch Sanh kết nghĩa anh em để lợi dụng. Thạch Sanh vui vẻ nhận lời và đến sống chung với mẹ con Lý Thông.
Bấy giờ trong vùng có con chằn tinh có nhiều phép lạ thường ăn thịt người. Quan quân không làm gì được, dân làng hàng năm phải nộp một người cho chằn tinh.
Năm ấy, đến lượt Lý Thông nộp mình. Mẹ con hắn nghĩ kế lừa Thạch Sanh đi canh miếu để chết thay. Thạch Sanh thật thà, nhận lời đi ngay. Nửa đêm, chằn tinh hiện ra. Thạch Sanh dùng búa chém chết chằn tinh. Chàng chặt đầu chằn tinh và lấy được một bộ cung tên bằng vàng mang về nhà. Mẹ con Lý Thông lúc đầu hoảng sợ vô cùng, nhưng sau đó Lý Thông nảy ra một kế dụ Thạch Sanh trốn đi vì đã chém chết con trăn của vua nuôi đã lâu.
Thạch Sanh lại thật thà tin ngay. Chàng từ giã mẹ con Lý Thông, trở về dưới gốc đa. Còn Lý Thông hí hửng đem đầu con yêu quái vào kinh đô nộp cho vua. Hắn được vua khen và phong cho làm Quận công.
Năm ấy, vua mở hội lớn để chọn chồng cho công chúa nhưng không may nàng bị con đại bàng khổng lồ quắp đi. Đại bàng bay qua túp lều của Thạch Sanh và bị chàng dùng tên vàng bắn bị thương. Thạch Sanh lần theo dấu máu, tìm được chỗ ở của đại bàng.
Từ ngày công chúa bị mất tích, vua vô cùng đau khổ, hứa gả công chúa và truyền ngôi cho ai tìm được công chúa. Lý Thông tìm gặp lại Thạch Sanh và được chàng cho biết chỗ ở của đại bàng. Thạch Sanh xuống hang để cứu công chúa. Chàng giết chết con quái vật rồi lấy dây buộc vào người công chúa, ra hiệu cho Lý Thông kéo lên. Không ngờ, sau đó Lý Thông ra lệnh cho quân sĩ dùng đá lấp kín cửa hang lại. Thạch Sanh tìm lối ra và tình cờ cứu được con trai vua Thủy Tề. Chàng được vua Thủy Tề tặng cho cây đàn.
Hồn chằn tinh và đại bàng gặp nhau tìm cách báo thù. Chúng ăn trộm của cải trong kho nhà vua, đem tới giấu ở gốc đa để vu vạ cho chàng. Thạch Sanh bị bắt hạ ngục.
Lại nói chuyện nàng công chúa từ khi về cung, trở nên buồn rầu, chẳng nói chẳng cười. Bao nhiêu thầy thuốc giỏi cũng không chữa được. Một hôm, khi nghe tiếng đàn vẳng ra từ trong ngục, công chúa bỗng cười nói vui vẻ. Nhà vua lấy làm lạ, gọi Thạch Sanh đên. Chàng kể hết sự tình. Vua sai bắt hai mẹ con Lý Thông giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Giữa đường, chúng bị sét đánh chết, hóa kiếp thành bọ hung.
Nhà vua gả công chúa cho Thạch Sanh. Hoàng tử các nước chư hầu đến cầu hôn không được, liền tức giận họp binh lính cả mười tám nước kéo sang đánh. Thạch Sanh lấy cây đàn ra gảy. Binh lính mười tám nước bủn rủn tay chân, không đánh nhau được nữa, các hoàng tử phải cởi giáp xin hàng. Thạch Sanh thết đãi những kẻ thua trận bằng một niêu cơm tí xíu. Quân sĩ mười tám nước ăn mãi mà không hết. Bọn chúng bái phục và kéo nhau về nước.
Về sau, vua nhường ngôi cho Thạch Sanh.
Càng nghe câu chuyện, em càng yêu quý tính tình hiền lành, tốt bụng của Thạch Sanh và càng căm ghét những kẻ vong ân bội nghĩa như mẹ con Lý Thông. Em tự hứa với lòng là sẽ noi theo tấm gương tốt để trở thành người có ích cho xã hội vì em hiểu được ý nghĩa sâu xa của truyện cổ tích này là ở hiền gặp lành” và “ác giả ác báo”.
Thuật hoài (Phạm Ngũ Lão), Qua đèo Ngang (Bà Huyện Thanh Quan), Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương), ...