K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

- Yếu tố biểu cảm:

+ Thái độ căm phẫn trước tội ác kẻ thù

“Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội

 Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi

 Lẽ nào trời đất dung tha

 Ai bảo thần nhân chịu được?”

+ Tấm lòng của vị chủ tướng

“Ngẫm thù lớn há đội trời chung

 Căm giặc nước thề không cùng sống

 Đau lòng nhức óc, chốc đà mười mấy năm trời

 Nếm mật nằm gai, há phải một hai sớm tối”

27 tháng 6 2023

- Giọng điệu:

+ Khi cần thể hiện lòng trung với chủ, với nước: giọng điệu tha thiết.

+ Khi nói lí lẽ với các tướng sĩ: phân tích rõ ràng, giọng điệu mang tính khuyên bảo và răn đe.

+ Khi kể về tội ác của kẻ thù: giọng căm phẫn, khinh bỉ, coi thường.

- Hình ảnh so sánh: So sánh việc để quân giặc ngang nhiên ở Đại Việt không khác nào đem thịt mà nuôi hổ đói.

- Ẩn dụ: coi quân giặc là cú diều, dê chó nhằm thể hiện sự khinh thường.

- Tương phản:

+ Hình ảnh các trung thần xả thân vì chủ, vì nước và hình ảnh tướng sĩ Đại Việt ngang nhiên nhìn quân giặc hống hách mà vẫn lo ăn chơi hưởng lạc.

+ Tương phản giữa kết quả của việc không biết nhục mà đánh giặc và kết quả của việc biết rửa nhục cho nước, để đánh giặc. 

tham khảo!

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

Yếu tố

biểu cảm

Dẫn chứng

Giọng điệu:

- Khi cần thể hiện lòng trung với chủ, với nước: giọng điệu tha thiết.

- Khi nói lí lẽ với các tướng sĩ: phân tích rõ ràng, giọng điệu mang tính khuyên bảo và răn đe.

- Khi kể về tội ác của kẻ thù: giọng căm phẫn, khinh bỉ, coi thường

So sánh

- So sánh việc để quân giặc ngang nhiên ở Đại Việt không khác nào đem thịt mà nuôi hổ đói.

Ẩn dụ

- Coi quân giặc là cú diều, dê chó nhằm thể hiện sự khinh thường.

9 tháng 3 2023

Các yếu tố của truyện

Cô bé bán diêm

Đề tàiCuộc sống của những đứa trẻ bất hạnh.
Nhân vậtEm bé bán diêm, người bà, người bố
Sự việcTrong đêm giao thừa rét mướt, một cô bé đầu trần, chân đi đất, bụng đói nhưng phải đi bán diêm. Em không dám về nhà vì sợ bố sẽ đánh em. Cuối cùng, cô bé bán diêm đã chết rét trong đêm giao thừa lạnh giá.
Chi tiết tiêu biểuLần thứ nhất: Lò sưởi xuất hiện.

 

Lần thứ hai: Bàn ăn hiện ra, trên bàn có ngỗng quay.

Lần thứ ba: Một cây thông Nô-en hiện ra.

Lần thứ tư: Bà mỉm cười hiền hậu.

Lần cuối cùng: Quẹt toàn bộ số diêm còn lại – để gặp lại bà và đi theo bà đến nơi hạnh phúc.

Tình cảm, cảm xúc của người viết thể hiện qua ngôn ngữ văn bảnThương xót, đồng cảm với số phận của cô bé bán diêm.
Chủ đềTác phẩm thể hiện tình yêu thương dành cho những số phận bất hạnh, đặc biệt là trẻ em.
27 tháng 5 2019

Chọn đáp án: D

15 tháng 9 2017

Chọn đáp án: D

9 tháng 3 2019

Yếu tố biểu cảm trong đoạn trích “Thuế máu”:
- Trong đoạn trích “Thuế máu”, Nguyễn Ái Quốc đã sử dụng nhiều từ ngữ, nhiều hình ảnh có sức biểu cảm cao. Các từ như tên da đen bẩn thỉu, An-nam- mit bẩn thỉu, con yêu, bạn hiền, chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do... đều là cách xưng gọi của bọn thực dân trước và sau chiến tranh. Trước thì miệt thị, khinh bỉ; sau thì đề cao một cách bịp bợm. Tác giả nêu ra các từ ấy nhằm mục đích vạch trần bản chất dối trá của bọn thực dân, tạo nên hiệu quả mỉa mai. Nhờ vậy văn bản đã đạt hiệu quả tốcáo và lên án của mình.
- Tác giả còn dùng nhiều hình ảnh mỉa mai giọng điệu tuyên truyền của bọn thực dân. Một sốcâu trong đoạn trích được tác giả sử dụng hết sức hiệu quả: đã phải đột ngột xa lìa vợ con, rời bỏ mảnh ruộng hoặc đàn cừu của họ, để vượt đại dương, đi phơithây trên các chiến trường châu Âu. ...nhiều người bản xứ, sau khi được mời chứng kiến cảnh kì diệu của trò biểu diễn khoa học về phóng ngư lôi, đã được xuống biển để bảo vệ tổ quốc của các loài thủy quái. Một số khác đã bỏ xác tại những miền hoang vu thơ mộng vùng Ban-căng, lúc chết còn tự hỏi phải chăng nước mẹ muốn chiếm ngôi nguyên phi trong cung cấm vua Thổ, - chả thế sao lại đem nướng họ ở những miền xa xôi ấy? Một số khác nữa thì anh dũng đưa thân cho người ta tàn sát trên bờ sông Mác-nơ, hoặc trong bãi lầy miền Săm-pa-nhơ, để lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy và lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngài thống chế... Những ngôn từ mĩ miều trên không che đậy được một bản chất tàn nhẫn của chủ nghĩa thực dân. Lời mỉa mai đã thể hiện thái độ khinh bỉ đối với giọng điệu tuyên truyền của bọn thực dân.

18 tháng 9 2018

Những yếu tố biểu cảm trong phần I - Chiến tranh và "Người bản xứ" được thể hiện trong hệ thống các từ ngữ đối lập nhau, hoặc mang tính chất mỉa mai, châm biếm.

  Những yếu tố biểu cảm trong " Chiến tranh và người bản xứ" ( Thuế máu) được thể hiện trong hệ thống các từ ngữ đối lập hoặc mang tính chất mỉa mai châm biếm.

    + Những tên da đen bẩn thỉu, những tên "An-nam-mít" bẩn thỉu >< những đứa con yêu và những người bạn hiền, chiến sĩ bảo vệ công lý và tự do.

    + Chiến tranh vui tươi, vinh dự đột ngột >< đột ngột lìa xa vợ con, phơi thây trên các bãi chiến trường.

    + Cảnh kì diệu của trò biểu diễn khoa học về phóng ngư lôi, >< xuống tận đáy biển để bảo vệ tổ quốc của các loài thủy quái.

    + Bỏ xác tại những miền hoang vu, thơ mộng.

    + Lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế, lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy.

    + Khạc ra từng miếng phổi.

  - Tác dụng của những từ ngữ này:

    + Giúp người đọc thấy được bản chất lọc lõi, lừa đảo và bộ mặt thâm độc, quỷ quyệt của bọn thực dân Pháp trong việc sử dụng người dân thuộc địa làm bia đỡ đạn cho chúng.

Ngữ văn 8 bài miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự trang 72,73 1 . Tìm và chỉ ra các yếu tố miêu tả và các yếu tố biểu cảm trong đoạn văn trên ( Chú ý chỉ ra các từ ngữ , câu văn , hình ảnh , chi tiết thể hiện các yếu tố miêu tả và biểu cảm ) . Các yếu tố này đứng riêng hay đan xen với yếu tố tự sự ? 2. Bỏ hết các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn trên , sai đó chép lại các câu văn...
Đọc tiếp

Ngữ văn 8 bài miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự trang 72,73

1 . Tìm và chỉ ra các yếu tố miêu tả và các yếu tố biểu cảm trong đoạn văn trên ( Chú ý chỉ ra các từ ngữ , câu văn , hình ảnh , chi tiết thể hiện các yếu tố miêu tả và biểu cảm ) . Các yếu tố này đứng riêng hay đan xen với yếu tố tự sự ?

2. Bỏ hết các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn trên , sai đó chép lại các câu văn người kể và việc thành 1 đoạn . Đối chiếu đoạn văn đó với đoạn văn trên để rút ra nhận xét : Nếu ko có các yếu tố miêu tả và biểu cảm thì việc kể chuyện trong đoạn văn trên sẽ bị ảnh hưởng ntn ? Từ đó rút ra kết luận về vai trò , tác dụng của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong kể chuyện .

3. Bỏ hết các yếu tố kể trong đoạn văn trên , chỉ để lại các câu văn miêu tả và biểu cảm thì đoạn văn sẽ bị ảnh hưởng ra sao ? ( Nó có thành '' chuyện '' ko ? Vì sao ? ) Tự rút ra nhận xét về vai trò của yếu tố kể người và việc trong văn bản tự sự .

3
2 tháng 10 2017

Câu 1: Phần chữ in nghiêng là phần miêu tả và biểu cảm. Như vậy, câu chuyện về cuộc gặp gỡ giữa con - "tôi" và người mẹ đã được kết hợp, đan xen với rất nhiều yếu tố miêu tả và biểu cảm.

Các yếu tố miêu tả có trong những câu:

- Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại.

- Mẹ tôi không còm cõi.

- Gương mặt vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước dan mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má.

Các yếu tố biểu cảm có trong đoạn trích là :

- Diễn tả sự suy nghĩ : Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và được ôm ấp cái hình hàu máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc.

- Bộc lộ sự cảm nhận : Những cảm giác ấp áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.

- Phát biểu cảm tượng : Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ… để bàn tay mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.

Các yếu tố trên không tách riêng mà đan xen vào nhau, vừa kể, vừa tả và biểu cảm.

Có thể thấy trong đoạn văn sự đan xen đó:

- Về sự việc : tôi ngồi trên đệm xe.

- Tả : đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi.

- Biểu cảm: Những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt.

Câu 2: Nếu lược đi các yếu tố miêu tả và biểu cảm thì đoạn trích chỉ còn lại những sự việc rất giản đơn: Xe chạy chầm chậm… Mẹ tôi vẫy tôi, tôi đuổi kịp mẹ tôi. Cả hai mẹ con đều khóc. Mẹ lau nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe, ôm tôi vào lòng. Từ ngã tư đầu trường học về đến nhà, tôi không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi tôi và tôi đã trả lời mẹ tôi những câu gì. Như thế, sẽ không gây được trong lòng người đọc ấn tượng đậm nét về hình ảnh "trong lòng mẹ", tình cảm mẹ con sâu sắc, khao khát tột bậc của người con.

Câu 3:

Người đọc sẽ không tưởng tượng ra một cách cụ thể cảnh hai mẹ con gặp nhau (bắt đầu thế nào, diễn biến rồi kết thúc ra sao) và làm mờ nhạt đi diễn biến của mạch cảm xúc.

3 tháng 10 2017

Câu 1:

- Yếu tố miêu tả:

+ Xe chạy chầm chậm…Tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại.

+ Mẹ tôi không còm cõi xơ xác.

+ Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má.

- Yếu tố biểu cảm:

+ Diễn tả sự suy nghĩ : Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và được ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc.

+ Bộc lộ sự cảm nhận : Những cảm giác ấp áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường.

+ Phát biểu cảm tượng : Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ… để bàn tay mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm và gãi rôm ở sống lưng cho mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.

→ Các yếu tố miêu tả và biểu cảm không đứng riêng mà đan xen vào yếu tố tự sự.

Câu 2

Nếu bỏ đi các yếu tố miêu tả và biểu cảm thì sự liên kết các yếu tố tự sự trở nên khô khan, thiếu hình ảnh, thiếu cảm xúc.

Câu 3

Nếu bỏ hết các yếu tố kể, chỉ còn lại các câu văn miểu tả và biểu cảm thì đoạn văn sẽ không có các sự việc, khi ấy đó không còn là “chuyện” nữa.

19 tháng 2 2019

Yếu tố biểu cảm trong đoạn trích “Thuế máu”:
- Trong đoạn trích “Thuế máu”, Nguyễn Ái Quốc đã sử dụng nhiều từ ngữ, nhiều hình ảnh có sức biểu cảm cao. Các từ như tên da đen bẩn thỉu, An-nam- mit bẩn thỉu, con yêu, bạn hiền, chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do... đều là cách xưng gọi của bọn thực dân trước và sau chiến tranh. Trước thì miệt thị, khinh bỉ; sau thì đề cao một cách bịp bợm. Tác giả nêu ra các từ ấy nhằm mục đích vạch trần bản chất dối trá của bọn thực dân, tạo nên hiệu quả mỉa mai. Nhờ vậy văn bản đã đạt hiệu quả tốcáo và lên án của mình.
- Tác giả còn dùng nhiều hình ảnh mỉa mai giọng điệu tuyên truyền của bọn thực dân. Một sốcâu trong đoạn trích được tác giả sử dụng hết sức hiệu quả: đã phải đột ngột xa lìa vợ con, rời bỏ mảnh ruộng hoặc đàn cừu của họ, để vượt đại dương, đi phơithây trên các chiến trường châu Âu. ...nhiều người bản xứ, sau khi được mời chứng kiến cảnh kì diệu của trò biểu diễn khoa học về phóng ngư lôi, đã được xuống biển để bảo vệ tổ quốc của các loài thủy quái. Một số khác đã bỏ xác tại những miền hoang vu thơ mộng vùng Ban-căng, lúc chết còn tự hỏi phải chăng nước mẹ muốn chiếm ngôi nguyên phi trong cung cấm vua Thổ, - chả thế sao lại đem nướng họ ở những miền xa xôi ấy? Một số khác nữa thì anh dũng đưa thân cho người ta tàn sát trên bờ sông Mác-nơ, hoặc trong bãi lầy miền Săm-pa-nhơ, để lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế của các cấp chỉ huy và lấy xương mình chạm nên những chiếc gậy của các ngài thống chế... Những ngôn từ mĩ miều trên không che đậy được một bản chất tàn nhẫn của chủ nghĩa thực dân. Lời mỉa mai đã thể hiện thái độ khinh bỉ đối với giọng điệu tuyên truyền của bọn thực dân.