Viết bài văn cảm nhận về môn nhảy dây ở trường
ngắn thui nhaa
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tây Bắc thật quyến rũ với núi non trùng điệp, với không gian văn hóa giàu bản sắc và độc đáo. Trong đó, vũ điệu dân gian là rất phong phú, nhiều sắc màu. Cùng với âm nhạc, vũ điệu dân gian Tây Bắc làm say đắm lòng người. Những vũ điệu ấy không chỉ là thể hiện tính nghệ thuật cao qua từng bước đi, một nét uốn lượn mà còn chứa đựng tâm hồn, tình cảm và cả cốt cách của người dân nơi đây. Vũ điệu dân gian Tây Bắc còn là sự gắn kết cộng đồng tươi đẹp. Trong những vũ điệu ấy, không thể không nói đến đ
Trước kia, giới nghiên cứu văn hóa dân gian cho rằng múa sạp là của đồng bào Mường. Sau này, nhiều ý kiến lại cho rằng, điệu múa này không chỉ riêng có với đồng bào Mường, mà còn rất phổ biến với người Thái, người Khơ Mú. Trên thực tế, múa sạp được nhiều dân tộc miền Tây Bắc thể hiện, đặc biệt là trong các lễ hội. Điều đó cho thấy, dù khởi nguồn từ dân tộc nào đi chăng nữa thì mức độ lan tỏa của nó rất lớn, chứng tỏ sự cuốn hút mạnh mẽ, đồng thời mang tính cộng đồng cao, dễ phổ cập. Vũ điệu này còn được cả đồng bào Kinh thể hiện, cũng lôi cuốn nhiều người tham gia. Từ những buổi múa sạp mừng chiến thắng Điện Biên (tháng 5-1954) giữa quân và dân, múa sạp đã được nghệ thuật hóa, xuất hiện tại nhiều sân khấu, cuộc biểu diễn, theo chân các đoàn nghệ thuật dân tộc Việt Nam ra nước ngoài.
Muốn tổ chức múa sạp, người ta phải chuẩn bị hai cây tre to, thẳng và dài làm sạp cái, cùng đó là nhiều cặp sạp con bằng tre nhỏ hay nứa. Hai chiếc sạp cái đặt cách nhau một khoảng rộng vừa đủ để gác hai đầu các cây sạp con, từng cặp sạp con đặt song song, cách đều nhau chừng hai gang tay, tạo thành dàn sạp. Sạp được đặt trên một khoảng đất trống, bằng phẳng và cũng đủ chỗ không chỉ cho những người tham gia múa mà còn có chỗ để nhiều người đứng thưởng thức, cổ vũ, hoặc là tham gia nhảy múa nếu có hứng thú.
Múa sạp người Mường
Người tham gia thường là nam nữ trong bản, chia làm hai tốp: một tốp đập sạp còn một tốp nhảy sạp. Người ta cũng có thể luân phiên nhau múa hoặc đập sạp. Với những người đập sạp phải rất đều tay, tốc độ ban đầu chậm rãi nhưng sau có thể nâng dần lên, khiến các bước nhảy khó dần và cũng từ đó mà hấp dẫn hơn. Người nhảy sạp phải chứng tỏ được sự khéo léo của mình, theo đúng và kịp tiết tấu của người đập sạp. Nhanh quá hoặc chậm quá cũng đều hỏng cả vì chân sẽ đạp vào sạp.
Người ta không quy định có bao nhiêu người đập sạp và bao nhiêu người nhảy sạp. Càng đông càng vui, nhất là với những người nhảy sạp. Với người đập sạp, hay nhất là tạo thành cặp đôi trai gái mỗi người một đầu, hai tay cầm hai đầu sạp, cứ 3 lần gõ sạp con lên sạp cái thì 1 lần gõ 2 sạp con vào nhau. Còn với người nhảy sạp thì từng đôi nam nữ phải dợm bước cho khéo khi bước vào, sau đó phải phối hợp động tác chân, động tác tay, sự uốn lượn của thân hình thật khớp nhau. Trong nhiều cuộc múa sạp, người nhảy mang theo một chiếc khăn dài màu sắc bắt mắt. Những chiếc khăn đó được tung lên, uốn lượn quanh người, nhìn xa như những đám mây vờn rất đẹp mắt. Người nhảy không chỉ “bước” đúng vào những chỗ trống của đôi sạp, mà phải như thể nhảy múa, bay trên sạp và phải biết biến đổi vị trí ngang, dọc, chéo, tròn.
Múa sạp trong Lễ hội Pu Nhạ Thầu (Kỳ Sơn, Nghệ An)
Không có một nghiên cứu nào xác định cụ thể thời điểm ra đời của múa sạp, nhưng dựa vào đạo cụ, cách thức biểu diễn, ý nghĩa của múa sạp, người ta cho rằng múa sạp là hình thức dân vũ lâu đời của miền Tây Bắc. Có dân tộc tổ chức múa sạp vào ngày hội mùa, vào dịp Tết Nguyên đán, cũng có dân tộc lại tổ chức múa sạp vào những đêm trăng sáng, như người Khơ Mú ở Điện Biên. Như vậy, trong năm có từ 9 đến 10 đêm múa sạp dưới ánh trăng, chỉ trừ hai ba tháng giá lạnh, sương sa mù mịt làm che khuất vầng trăng thì người ta mới thôi nhảy múa. Bà con còn tổ chức nhảy sạp vào dịp lễ hội cầu mưa, lễ hội cầu mùa. Điều đó cho thấy múa sạp vừa là hình thức diễn xướng dân gian mang tính giải trí, gắn kết cộng đồng; đồng thời cũng là vũ điệu mang tính tế lễ, gắn bó chặt chẽ với cuộc sống của cư dân nông nghiệp.
Với đồng bào Thái Tây Bắc, múa sạp thường đi liền với những điệu xòe. Trong nhiều lễ hội, xòe và múa sạp đi liền với nhau. Tương tự như xòe, múa sạp được hầu hết bà con người Thái yêu thích, gìn giữ. Tới nay, xòe và múa sạp ở các bản Tây Bắc vẫn rộn rã như xưa, nó không chỉ thu hút người trong bản mà còn mời gọi cả những người bản khác, vùng khác cùng tham gia.
Múa sạp còn được các em học sinh chọn làm tiết mục biểu diễn
Còn đồng bào Mường, bao đời nay múa sạp được cho là điệu múa nổi bật nhất. Không một chàng trai, cô gái Mường nào không biết múa sạp. Không một mùa xuân nào, một đêm trăng sáng nào, một lễ hội nào người ta không tổ chức múa sạp.
Theo thời gian, nhiều điệu múa dân gian bị mai một, thất truyền, nhưng riêng với múa sạp thì do đặc tính mở, rất cộng đồng nên nó vẫn tồn tại. Không những thế, nó còn được nâng cao hơn về tính nghệ thuật, giúp cho đời sống cộng đồng thêm phong phú. Múa sạp cùng với các vũ điệu dân gian khác như múa quạt, múa đàn tính, múa dải lụa… khiến cho một vùng Tây Bắc càng trở nên sống động, quyến rũ.
Cứ mỗi mùa xuân đến, làng em lại tổ chức lễ hội mừng xuân, trong hội có rất nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn, nhưng em ấn tượng nhất là trò đánh đu. Trò chơi được tổ chức trong sân của đình làng, những người đi xem hội ai cũng ăn vận đẹp đẽ và lịch sự, trên khuôn mặt mỗi người ai nấy đều mang thần sắc vui tươi, hớn hở. Cột đu được dựng lên từ những cây tre to, chắc khỏe dẻo dai có thể chịu được sức nặng của ba đến bốn người mà không bị gãy. Có nhiều cách chơi đu, đánh đu đơn hoặc đôi, riêng làng em chọn cách đánh đu đôi nam nữ để thể hiện tinh thần đoàn kết giữa những người trong đội với nhau và tăng sự hứng thú, hấp dẫn. Lần lượt các đội chơi vào đánh đu theo thứ tự đã bốc thăm trước đó, hai người chơi bước lên bàn đu, đối mặt với nhau, sau đó dùng sức của đôi chân để nhún cho đu bay cao, bay thật đẹp mắt, điệu nghệ, trong tiếng trống gõ liên hồi cùng với sự hò reo cổ vũ rộn ràng của người xem. Đội nào làm cho đu bay càng cao, càng gần đỉnh đu, thậm chí nếu khéo léo có thể khiến bàn đu bay qua ngọn đu một vòng thì cơ hội thắng cuộc sẽ rất cao. Trò chơi này yêu cầu sự phối hợp nhịp nhàng của cả hai người chơi, kèm theo đó là yếu tố về sức khỏe và một chút dũng cảm bởi vì đây là một trò chơi khá mạo hiểm, mà không phải ai cũng có đủ can đảm để thử. Trò chơi vốn là một phần không thể thiếu của hội làng mừng xuân, góp phần làm cho không khí tết thêm tưng bừng, rộn rã, dân làng càng thêm yêu thương, gắn bó với quê hương.
Quê hương em là nơi tuổi thơ em gắn bó với những cánh diều. Chiều chiều, đám trẻ mục đồng chúng em đi chăn trâu trên cách đồng. Gió thổi từng cơn mát rượi cả người, không khí trong lành hòa với hương thơm của lúa chín mang đậm hương vị làng quê. Khi ấy, chúng em thường cột trâu lại một chỗ, và cùng nhau chơi thả diều trên những con đê gần đó. Cánh diều của chúng em bay cao vút lên những tầng mây trắng xóa, nhưng diều của em vẫn bay cao nhất các bạn hò reo khen ngợi em; hoan hô diều của Chi bay cao chưa kìa, cao quá , cao quá, vậy là Chi thắng rồi. Em rất vui khi biết mình chiến thắng. Những cánh diều của chúng em bay cao, tiếng sáo diều vi vu trên từng tâng mây. Đám trẻ chúng em ngước lên trời nhìn theo những cánh diều, đến nỗi không cảm thấy mỏi cổ. Những cánh diều của chúng em trông như những chú bươm bướm khổng lồ vậy. Em rất thích trò chơi thả diều.
Học văn là gì?
Học văn là cảm thụ và tiếp nhận cái hay, cái đẹp cả về giá trị nội dung lẫn hình thức của một tác phẩm văn chương. Từ việc thấu hiểu mà tự xây dựng ý thức của bản thân và kiện toàn các năng lực có ở con người. Cốt lõi của việc học văn là rèn luyện con người biết yêu cái đẹp, có lối sống nhân văn, trở thành một con người có ích cho xã hội.
Ý nghĩa và lợi ích của học văn:
Không ai có thể phủ nhận được vai trò và ý nghĩa văn chương trong đời sống con người. Văn chương vừa có thế thay đổi một thế giới tàn ác,vừa làm cho lòng người trong sạch hơn. Nội dung văn chương là phản ánh hiện thực. Hiện thực ấy mang tính hình tượng cụ thể, sinh động. Đó là đời sống, tư tưởng, tình cảm của con người thông qua cái nhìn và tình cảm của người nghệ sĩ.
Văn chương giúp cho con người có cuộc sống đầy đủ hơn, cảm thấy cuộc đời đẹp hơn và có ý nghĩa hơn. Văn chương giúp con người tự nhận thức chính bản thân mình,giúp ta sống đầy đủ, phong phú hơn cuộc sống của chính mình. Trong những trường hợp con người bị ngăn cách giữa cuộc sống, tiếng nói của văn chương là sợi dây buộc chặt họ với cuộc đời thường bên ngoài với tất cả những sự sống, hành động vui buồn, gần gũi. Văn chương góp phần làm tươi mát sinh hoạt khắc khổ hằng ngày, giữ cho đời vẫn tươi. Tác phẩm văn nghệ giúp cho con người vui lên, biết rung động và ước mơ trong cuộc đời còn vất vả, cực nhọc.
Tác phẩm văn chương lay động cảm xúc, đi vào nhận thức,tâm hồn người đọc bằng con đường tình cảm. Tác phẩm vừa là kết tinh của tâm hồn người sáng tác, vừa là sợi dây truyền cho người đọc sự sống mà nghệ sĩ mang trong lòng. Đến với một tác phẩm văn nghệ, chúng ta sống cùng cuộc sống được miêu tả trong đó, được yêu ghét, buồn vui đợi chờ, cùng với các nhân vật và người nghệ sĩ. Nghệ thuật không đứng ngoài trỏ vẽ cho ta đường đi mà vào đốt lửa trong lòng khiến chúng ta phải tự bước lên đường.
Chương trình dạy và học bộ môn ngữ văn được cố kết dựa trên chức năng, vai trò và ý nghĩa lớn lao ấy. Quan trọng hơn hết, đối với việc dạy và học văn, đem lại cho người học những lợi ích vô cùng to lớn và không thể thay thế được. Đó là khả năng nâng cao phẩm chất và làm thay đổi con người theo chiều hướng tốt đẹp, hướng đến chân, thiện, mĩ.
Về năng lực:
Chương trình môn Ngữ văn mới giúp học sinh phát triển năng lực giao tiếp ở tất cả các hình thức đọc, viết, nói và nghe; năng lực thẩm mỹ; năng lực tưởng tương; năng lực tư duy. Đặc biệt là năng lực lập luận, phản biện. Thong qua nội dung, kiến thức phổ thông nền tảng về văn học giao tiếp và Tiếng Việt, góp phần phát triển vốn tri thức căn bản của một người có văn hóa; hình thành và phát triển con người nhân văn, biết tiếp nhận, cảm thụ, thưởng thức, đánh giá các giá trị cao đẹp trong văn học và cuộc sống.
Chương trình môn Ngữ văn còn góp phần giúp học sinh phát triển các năng lực khác như năng lực tự chủ và tự học; năng lực hợp tác, năng lực giả quyết vấn đề và sáng tạo. Chẳng hạn, năng lực thẩm mỹ được phát triển nhò những xúc cảm lành mạnh, cao cả từ vẻ đẹp của các hình thức ngôn từ, vẻ đẹp của con người, thiên nhiên và sự việc trong tác phẩm văn học.
Qua những văn bản chọn lọc đặc sắc, học sinh có được những trải nghiệm thú vị trong đọc, viết, nói, nghe và rút ra được nhưng bài học cụ thể, sau sắc; có khả năng làm chủ dược cảm xúc, hành vi cũng như khả năng ứng xử phù hợp trước các tình huống phức tap đặt ra trong cuộc sống; khả năng phản hồi một cách tích cực và hiệu quả nhưng nội dung đã đọc.
Qua yêu cầu viết các kiểu văn bản, chương trình có khả năng giúp học sinh suy nghĩ đọc lập, sáng tạo, khả nưng tìm kiếm, lựa chọn cách giải quyết vấn đề, đề xuất giải pháp.
Về phẩm chất:
Hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất cao đẹp; yêu quê hương, đất nước,con người, chăm chỉ sống trung thục và có trách nhiệm. Qua những tác phẩm văn học chọn lọc và dặc sắc, môn ngữ văn giúp học sinh có cơ hội khám phá bản thân và thế giới xung quanh, thấu hiểu con người, biết đồng cảm, sẻ chia, có lòng trác ẩn, vị tha, có cá tính và đời sống tâm hồn phong phú, có quan niệm sống và ứng xử nhân văn. tác phẩm văn chương bồi dưỡng cho học sinh tình yêu đối với tiếng Việt và văn học, ý thức về cội nguồn và bản sắc dân tộc đẻ góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị văn hóa Việt Nam.
Mỗi bài học sẽ giúp học sinh thấy rõ vai trò và tác dụng của môn học đối với dời sống của mỗi con người, có thói quen và niềm vui đọc sách, có tinh thần tiếp thu tinh hoa và văn hóa của nhân loại, có khả năng hội nhập quốc tế, có ý thức, thái độ và tác phong của một công dân toàn cầu.
Cách học hiệu quả môn văn.
Học văn không hề khó. nếu bạn có đủ nghị lực và say mê, bạn sẽ nhận thấy môn văn là môn học thú vị, cần thiết phải học thật tốt.
Học tốt môn văn, trước hết bạn cần chuẩn bị trước khi học bài ở trên lớp. Khi ở trên lớn, bạn phải lắng nghe bài giảng của thầy cô giáo. Điều gì chưa hiểu thì trảo đối với bạn bè, thầy cô.
Ở nhà, bạn cần đọc sách. Hãy đọc những tác phẩm hay, ghi nhớ và cảm nhận sâu sắc. Đọc văn mẫu cũng là cách giúp bạn nhanh chóng thấu hiểu nội dung tác phẩm, vấn đề văn học mà bạn quan tâm.
Tích cực luyện tập bài tập ở nhà. Việc luyện tập giúp khắc sâu kiến thức và rèn luyện cho bạn kỹ năng làm bài văn.
Hãy quan tâm đến các sự kiện văn học. Không khí của các sự kiện giúp bạn càng thêm yêu văn chương và thích học văn mỗi ngày.
Cốt lõi của giáo dục là giúp người học phát triển bản thân, bồi dưỡng ở họ những phẩm chất và năng lực tốt đẹp phù hợp và đáp ứng được yêu cầu của thời đại. Đó cũng là nhiệm vụ trọng tâm của bộ môn Ngữ văn. Trong một thế giới mới, con người không những có thể làm việc thành công mà còn phải sống đẹp. Bởi vậy, bồi dưỡng tâm hồn cao đẹp, biết trân trọng và tận hưởng các giá trị cuộc sống và biết tìm kiếm hạnh phúc là một nhiệm vụ hết sức cần thiết.
Kho tàng văn học dân gian với những câu ca dao, dân ca chỉ các thể loại trữ tình, dân gian, kết hợp lời và nhạc, diễn tả đời sống của con người. Bài những câu hát về tình cảm gia đình trong sách văn lớp 7 là một trong những bài thuộc thể loại đó.
"Công cha như núi ngất trời
Nghĩ mẹ như nước ở ngoài biển Đông
Núi cao biển rộng mênh mông
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!"
Tình cảm của bài ca dao trêm là tình cảm của cha mẹ dành cho con, nhắc nhở con cái phải luôn hiếu thảo với cha mẹ - một truyền thống quý báu của dân tộc ta. Bài ca dao này còn sử dụng hình ảnh so sánh giữa "công cha" với "núi cao" và "nghĩa mẹ" với "biển rộng". Và chúng ta sẽ cảm nhận rõ được tình cảm ấy qua câu "Cù lao chín chữ" nói về chín chữ nêu cao công lao cha mẹ nuôi con vất vả trăm bề.
Người cha đóng vai trò trụ cột trong gia đình, là chỗ dựa đáng tin cậy cho vợ con. Còn người mẹ là người sinh thành và nuôi em khôn lớn. Mẹ luôn là người mẹ dịu dàng nhưng cũng rất nghiêm khắc. Mẹ luôn dõi theo từng bước đi, hành động, những suy nghĩ ngay ngô của em, cho em những lời khuyên bổ ích, hướng dẫn em đi trên con đường đúng đắn.
Hằng ngày, mẹ chẳng quản vất vả, nhọc nhằn, lo lắng cho các con từ bát cơm, tấm áo... Ngoài những thứ đó ra mẹ còn dạy dỗ, truyền đạt các kiến thức và kinh nghiệm sống mà mình đã đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt, để em học được những bài học cần thiết khi bước vào đời.
Với âm điệu khoan thai, chậm rãi, thiết tha, sâu lắng... từng dòng thơ như đi sâu vào tâm trí người đọc, rót từng giọt vào tai người nghe. Bài thơ đã giúp em hiểu được rằng đạo làm con của mỗi con người là trách nhiệm, bổn phận vô cùng thiêng liêng, cao cả.Nếu một ngày nào đó chúng ta mất cha hoặc mẹ hoặc cả hai thì ngày đó chắc chắn là ngày buồn thảm nhất trong cuộc đời.
Bài làm Bảo vệ thiên nhiên và môi trường hiện nay là vấn đề sống còn đối với nhân loại. Tất nhiên phải có sự đồng thuận và những biện pháp có tính chất chiến lược toàn cầu. Song, để có được những hành động kịp thời và hiệu quả ấy, con người phải tự đổi mới về nhận thức. Bức thư của thủ lĩnh da đỏ Xi-át-tơn góp phần tích cực vào tư tưởng, tình cảm của chúng ta trên phương diện vừa nêu."Đất là mẹ". Luận điểm quan trọng này chạy suốt bài văn, và riêng ở phần đầu bức thư, nó mở ra một quan niệm hoàn toàn mới mẻ. Vì sao "mỗi tấc đất là thiêng liêng", nghĩa là một khái niệm vật chất đã được tinh thần hoá ? Vì một mặt, "mỗi lá thông óng ánh, mỗi bờ cát, mỗi hạt sương..." đối với người dân da đỏ đã trở nên không khí trong lành để sống, để hít thở hằng ngày. Và một mặt khác, nó là trí tuệ, là khái niệm. Đất vừa là không gian vừa là thời gian, và tất cả điều này đã trở nên máu thịt : "Những dòng nhựa chảy trong cây cối cũng mang trong đó kí ức của người da đỏ". Câu văn chân thành như một lời tâm niệm, một tiếng nói trung thực tha thiết của lương tâm. Hình ảnh bà mẹ trở đi trở lại nhiều lần ở đoạn văn nhằm khẳng định quan hệ huyết thống, mà khi đã có quan hệ huyết thống thì không thể chia cắt, tách rời : "Chúng tôi là một phần của mẹ, và mẹ cũng là một phần của chúng tôi". Người với bông hoa là chị, là em : người với mỏm đá, vũng nước,... đều cùng chung một gia đình. Dòng nước đâu chỉ là những giọt nước, nó là "máu của tổ tiên chúng tôi". Tiếng thì thầm của nó chính là "tiếng nói của cha ông chúng tôi". Luận điểm quan trọng này một mặt phản ánh quan hệ cộng sinh giữa con người với môi trường sống từ buổi sơ khai, nhưng một mặt nó xác nhận một quy luật trường tồn: con người muốn tồn tại, phải dựa vào thiên nhiên để tồn tại. Và như thế, đồng thời nó dự báo những nguy cơ : con người sẽ tự huỷ diệt nếu những khế ước thiêng liêng giữa con người với môi trường đã được thiết lập một cách tự nhiên bị xâm phạm. Và không dưới hai lần, khế ước tinh thần ấy được gọi tên một cách nôm na là "kí ức của người da đỏ". 2. Trên cơ sở ấy, tác giả bức thư gay gắt phê phán lối sống thực dụng của "người da trắng" đã và đang phá vỡ mối quan hệ vốn thân thiện giữa con người với đất, với thiên nhiên. Họ đã thay thế quan hệ gia đình bằng quan hệ sở hữu, quan hệ chiếm đoạt. Lấy lợi nhuận làm thước đo, con người tàn bạo, ích kỉ và tham lam tự biến mình thành con thú : "Lòng thèm khát của họ sẽ ngấu nghiến đất đai, rồi để lại đằng sau những bãi hoang mạc". Thế giới mà người da trắng tạo ra là những thành phố rất trái với tự nhiên ở chỗ : "chẳng có nơi nào yên tĩnh cả, chẳng có nơi nào là nghe được tiếng lá cây lay động vào mùa xuân hay tiếng vỗ cánh của côn trùng". Thế là : biến đất đai thành vật bán mua, biến nông thôn thành đô thị, nhưng quá quắt hơn, họ biến bầu không khí vốn là của chung, của muông thú, cỏ cây, cả người da trắng cũng cùng sẻ chia "hít thở bầu không khí đó" thành đối tượng chẳng đáng quan tâm. Điều đáng nói ở đây, cũng thật vô lí ở đây : tác giả bức thư lưu ý cả đến quyền lợi của những người đi chinh phục, trong lúc chính kẻ đi chinh phục lại chẳng đoái hoài. "Nếu có bán cho Ngài mảnh đất này, Ngài phải giữ gìn và làm cho nó thành một nơi thiêng liêng cho ngay cả người da trắng cũng có thể thưởng thức được những làn gió thấm đượm hương hoa đồng cỏ". (Ở đoạn trước : những âm thanh của mùa xuân đối với họ không có ý nghĩa gì hơn là những tiếng ồn ào lăng mạ trong tai). Cách lập luận dẫn đến cao trào khi người viết bức thư so sánh hai hình ảnh một thuộc về thiên nhiên, còn một thuộc về nền văn minh hiện đại : "con trâu rừng" và "con ngựa sắt nhả khói". Nếu xét về phương diện ích lợi trong giao thông thì: "con ngựa sắt nhả khói" là vô địch, là niềm tự hào. Nhưng nếu chỉ cần đến nó mà bắn bỏ những con trâu rừng thì khi đoàn tàu chạy qua lại là một hành vi tự sát. Câu văn sau đây vượt qua sự khập khiễng của biện pháp so sánh thông thường để đạt đến một sự tiên tri, minh triết: "Tôi là kẻ hoang dã, tôi không hiểu nổi tại sao một con ngựa sắt nhả khói lại quan trọng hơn nhiều con trâu rừng mà chúng tôi chỉ giết để duy trì cuộc sống". Một câu hỏi không có hồi âm vì không thể có một cách nào đó trả lời, vậy bản thân nó đã là chân lí, một sự thật hiển nhiên. 3. Phần kết của bức thư cũng như phần quan trọng phía trên không bị ràng buộc bởi nghi thức bán mua thông thường một vùng đất có thể còn rất hoang vu. Cái chính là thái độ của con người trước sau đối với đất ra sao ? Về chủ sở hữu, nó có thể thuộc về người da trắng, nhưng "Ngài phải dạy con cháu rằng mảnh đất dưới chân chúng là những nắm tro tàn của cha ông chúng tôi", mảnh đất ấy "do nhiều mạng sống của chủng tộc chúng tôi bồi đắp nên", nghĩa là mồ mả tổ tiên của người da đỏ. Nhưng cái chính cũng chưa hẳn đã là như thế ! Dù chủ sở hữu là ai, đối với người da đỏ và người da trắng : "Đất là Mẹ". Đã là mẹ, đất sẽ yêu thương đùm bọc mọi đứa con mình. Nhưng có điều : đừng có một ai xúc phạm tới đất đai. Bởi "Điểu gì xảy ra với đất đai tức là xảy ra đối với những đứa con của Đất".
Trả lời :
Bn kia đúng r đó, vs mk k học bài thủ lĩnh người da đỏ
1 l i k e đê
~HT~
" Sông nước Cà Mau" đã làm nổi bật vẻ đẹp của bức tranh thiên nnhiên và cuộc sống con người nơi đây.Đây là một vùng sông ngòi kenh rạch rất nhiều, chằng chịt như mạng nhện, có một màu xanh riêng biệt cùng âm thanh rì rào của sóng, gió, rừng vỗ triễn miên. Thiên nhiên còn hoang sơ, đầy hấp dẫn và bí ẩn. Sông ngòi, kênh rạch được đặt tên theo đặc điểm riêng biệt của nó, dân dã, mộc mạc, thiên nhiên gắn bó với cuộc sống của con người. Cảnh chợ, cảnh sinh hoạt của con người ở vùng sông nước vừa quen thuộc lại vừa lạ lùng. Chợ Năm Căn nằm sát bên bờ sông, ồn ào, đông vui, tấp nập - nơi tập trung đặc điểm của những chợ nổi họp trên mặt sông của vùng đồng bằng miền Tây Nam Bộ. Bên cạnh những ngôi nhà gạch văn minh hai tầng, những đống gỗ cao như núi chất dựa bờ, những cột đáy, thuyền chài, thuyền lưới, thuyền buôn dập dềnh trên sóng...Các dân tộc Việt, Hoa, Miên, Chà Châu Giang... chung sống thành một cộng đồng đoàn kết với đủ mọi giọng nói líu lo, đủ kiểu ăn vận sặc sỡ, đã điểm tô cho Năm Căn một màu sắc độc đáo, hơn tất cả các xóm chợ vùng rừng Cà Mau.