K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 11 2023

Đặc điểm phát triển, phân bố của ngành trồng trọt và chăn nuôi ở nước ta là: 

*Ngành trồng trọt: 

a)Cây lương thực 

- Lúa là cây lương thực chính

- Lúa được trồng ở nhiều nơi nhưng tập trung chủ yếu ở đồng bằng châu thổ sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long

b)Cây công nghiệp 

- Cây công nghiệp phân bố hầu hết trên 7 vùng sinh thái nông nghiệp cả nước

- Tập trung nhiều ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ

c)Cây ăn quả

- Nước ta ó nhiều tiềm năng về thiên nhiên để phát triển các loại cây ăn quả

- Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long là vùng trồng cây ăn quả nhiều nhất nước ta

*Ngành chăn nuôi

- Chăn nuôi còn chiếm tỉ trọng thấp trong nông nghiệp

a)Chăn nuôi trâu,bò

-Trâu,bò nuôi nhiều ở Trung du và miền núi chủ yếu để lấy thịt,sữa,sức kéo

b)Chăn nuôi lợn

-Lợn nuôi nhiều ở đồng bằng sông Hồng,đồng bằng sông Cửu Long, là nơi có nhiều lương thực và đông dân,chủ yếu để lấy thịt

c)Chăn nuôi gia cầm

Gia cầm nuôi nhiều ở vùng đồng bằng,chủ yếu để lấy thịt và trứng

 
7 tháng 5 2022

42. Một trong các đặc điểm của nền nông nghiệp có hiệu quả cao của Châu Âu là:

A. Trồng trọt và chăn nuôi phát triển như nhau;

B. Chăn nuôi phát triển hơn trồng trọt;

C. Trồng trọt phát triển hơn chăn nuôi;

D. Chỉ phát triển trồng trọt

42: Tổng diện tích của châu Đại Dương là:

   A. 7,7 triệu km2.                                      

   B. 8,5 triệu km2.

   C. 9 triệu km2.

   D. 9,5 triệu km2.

43: Trong số các loài vật dưới đây, loài nào là biểu tượng cho châu lục Ô-xtrây-li-a?

   A. Gấu.

   B. Chim bồ câu.

   C. Khủng long.

   D. Cang-gu-ru.

7 tháng 5 2022

42. Một trong các đặc điểm của nền nông nghiệp có hiệu quả cao của Châu Âu là:

A. Trồng trọt và chăn nuôi phát triển như nhau;

B. Chăn nuôi phát triển hơn trồng trọt;

C. Trồng trọt phát triển hơn chăn nuôi;

D. Chỉ phát triển trồng trọt

42: Tổng diện tích của châu Đại Dương là:

   A. 7,7 triệu km2.                                      

   B. 8,5 triệu km2.

   C. 9 triệu km2.

   D. 9,5 triệu km2.

43: Trong số các loài vật dưới đây, loài nào là biểu tượng cho châu lục Ô-xtrây-li-a?

   A. Gấu.

   B. Chim bồ câu.

   C. Khủng long.

   D. Cang-gu-ru.

Thu gọn

#Tham khảo

Ngành trồng trọt

- Phát triển vững chắc, cơ cấu sản phẩm đa dạng.

- Trồng trọt chiếm ưu thế với cây lương thực là chủ yếu.

- Xu hướng thay đổi hiện nay là giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây công nghiệp.

- Ý nghĩa: phát huy thế mạnh nền nông nghiệp nhiệt đới, là nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu.

a) Cây lương thực

- Gồm cây lúa và các cây hoa màu như ngô, khoai, sắn.

- Lúa là cây trồng chính ở nước ta: diện tích, năng suất, sản lượng lúa và bình quân lúa đầu người không ngừng tăng lên.

- Hai vùng trọng điểm lúa lớn nhất là: đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long.

b) Cây công nghiệp

- Vai trò:

+ Là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị, thu ngoại tệ.

+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

+ Phá thế độc canh trong nông nghiệp.

+ Bảo vệ môi trường.

- Cơ cấu:

+ Cây công nghiệp hằng năm gồm: lạc, mía, đậu tương, bông, dâu tằm, thuốc lá.

+ Cây công nghiệp lâu năm gồm: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, dừa, chè.

- Tập trung nhiều nhất ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, trên các vùng núi, cao nguyên và bán bình nguyên.

c) Cây ăn quả

- Phát triển mạnh với nhiều loại cây có giá trị như: xoài, chôm chôm, măng cụt, sầu riêng,…

- Các vùng trồng cây ăn quả lớn nhất nước ta là: Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ.

16 tháng 2 2016

a) Những điều kiện phát triển ngành chăn nuôi nước ta

- Thuận lợi

    + Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi được đảm bảo tốt hơn nhiều, từ hoa màu, lương thực, đồng cỏ, phụ phẩm của ngành thủy sản, thức ăn chế biến công nghiệp

     + Các dịch vụ về giống, thú y đã có nhiều tiến bộ và phát triển rộng khắp

     + Người dân có kinh nghiệm chăn nuôi, thị trường tiêu thụ rộng lớn

- Khó khăn :

    + Giống gia súc, gia cầm cho năng suất cao vẫn còn ít, chất lượng  chưa cao (nhất là cho yêu cầu xuất khẩu)

    + Dịch bệnh hại gia súc, gia cầm vẫn đe dọa lan tràn trên diện rộng. Hiệu quả chăn nuôi chưa thật cao và ổn định.

b) Tình hình phát triển chăn nuôi trâu bò của nước ta

- Đàn trâu ổn định ở mức 2.9 triệu con, đàn bò 5.5 triệu con ( năm 2005)  và có xu hướng tăng mạnh

- Trâu được nuôi nhiều nhất ở Trung du và miền núi Bắc bộ ( hơn 1/2 đàn trâu cả nước) và Bắc Trung Bộ. Bò được nuôi nhiều ở Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên. Chăn nuôi bò sữa đã phát triển mạn ở ven Tp ồ Chí Minh, Hà Nội

c) Chăn nuôi bò sữa đã phát triển mạn ở ven thành phố lớn chủ yếu là do nhu cầu ngày càng nhiều về sữa và các sản phẩm từ sửa của người dân

19 tháng 7 2019

Gợi ý làm bài

a)      Đặc điểm phát triến

-Khu vực dịch vụ ở nước ta mới chiếm khoảng 25% lao động nhưng lại chiếm 38,5% trong cơ cấu GDP (năm 2002).

-Trong điều kiện mở cửa nền kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tố, ngành dịch vụ ở nước ta phát triển khá nhanh và ngày càng có nhiều cơ hội để vươn lên ngang tầm khu vực và quốc tế.

-Việt Nam đang trở thành thị trường thu hút nhiều công ti nước ngoài mở các họat động dịch vụ, nhất là trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiếm, y tế, du lịch, giáo dục đại học,...

-Thách thức: việc nâng cao chất lượng dịch vụ và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ phải dựa trên trình độ công nghệ cao, lao động lành nghề, cơ sở hạ tầng kĩ thuật tốt.

b)      Đặc điểm phân bố

-Sự phân bố các họat động dịch vụ phụ thuộc chặt chẽ vào phân bố của các đối tượng đòi hỏi dịch vụ, trước hết là phân bố dân cư.

-Ở các thành phố lớn, thị xã, các vùng đồng bằng là nơi tập trung đông dân cư và nhiều ngành sản xuất cũng là nơi tập trung nhiều họat động dịch vụ.

-Ở các vùng núi, dân cư thưa thớt, kinh tế còn mang nặng tính chất tự cấp, tự túc nên các hoạt động dịch vụ còn nghèo nàn.

-Hai trung tâm dịch vụ lớn nhất và đa dạng nhất ở nước ta: Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

+Đây là hai đầu mối giao thông vận tải, viễn thông lớn nhất cả nước.

+Tập trung nhiều trường đại học, các viện nghiên cứu, các bệnh viện chuyên khoa hàng đầu.

+Là hai trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng lớn nhất nước ta.

+Các dịch vụ khác như quảng cáo, bảo hiểm, tư vấn, văn hoá, nghệ thuật, ăn uống,... đều phát triển mạnh.

17 tháng 4 2019

Gợi ý làm bài

a) Những điều kiện phát triển ngành chăn nuôi

- Thuận lợi:

+ Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi được đảm bảo tốt hơn nhiều, từ hoa màu lương thực, đồng cỏ, phụ phẩm của ngành thủy sản, thức ăn chế biến công nghiệp.

+ Các dịch vụ về giống, thú y đã có nhiều tiến bộ và phát triển rộng khắp.

+ Người dân có kinh nghiệm chăn nuôi, thị trường tiêu thụ rộng lớn,...

- Khó khăn:

+ Giống gia súc, gia cầm cho năng suất cao vẫn còn ít, chất lượng chưa cao (nhất là cho yêu cầu xuất khẩu).

+ Dịch bệnh hại gia súc, gia cầm vẫn đe dọa lan tràn trên diện rộng. Hiệu quả chăn nuôi chưa thật cao và ổn định.

b) Chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh ở ven các thành phố lớn (Thành phô Hồ Chí Minh, Hà Nội,...) chủ yếu là do nhu cầu ngày càng nhiều về sữa và các sản phấm từ sữa của người dân.

19 tháng 1 2017

Đáp án C

6 tháng 12 2021

TK

– Trong giai đoạn 1990 – 2002, tỉ trọng cây lương thực, cây ăn quả và rau đậu giảm, đặc biệt cây lương thực giảm nhanh hơn; tỉ trọng cây công nghiệp tăng nhanh.

– Sự giảm tỉ trọng của cây lương thực trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt cho thấy nước ta đang thoát khỏi tình trạng độc canh lúa. Như vậy, ngành trồng trọt đang phát triển đa dạng cây trồng.

– Sự tăng nhanh tỉ trọng cây công nghiệp cho thấy rõ nước ta đang phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới, chuyển mạnh sang trồng các cây hàng hoá để làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và để xuất khẩu.

Từ năm 1980 đến 2002:

– Diện tích tăng 1.904 ha. So với năm 1980, năm 2002 tăng gấp 1,34 lần.

– Năng suất lúa cả năm tăng 25,1 tạ/ha. So với năm 1980, năm 2002 tăng gấp 2,2 lần.

– Sản lượng lúa cả năm tăng 22,8 triệu tấn. So với năm 1980, năm 2002 tăng gấp gần 3 lần.

– Sản lượng lúa bình quân đầu người tăng 215kg. So với năm 1980, năm 2002 tăng gấp 2 lần.

6 tháng 12 2021

Nghành trồng trọt:

- Cây lương thực:

   + Cơ cấu đa dạng. Lúa là cây lương thực chính 

   + Lúa trồng ở khắp nơi chủ yếu là  hai đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng

- Cây công nghiệp:

   + Phát triển khá nhanh

   + Phân bố hầu hết 7 vùng trong cả nước

   + Tập trung nhiều ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ

   + Bao gồm cây công nghiệp hàng năm và lâu năm

- Cây ăn quả:

   + Phát triển khá nhanh, nhiều sản phẩm như vải thiều, đào, sầu riêng, măng cụt,....

   + Vùng cây ăn quả lớn nhất nước: Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long,....

Nghành chăn nuôi:

- Chiếm tỉ trọng còn thấp trong công nghiệp, đàn gia súc, gia cầm tăng nhanh,...

- Bò, trâu, nuôi chủ yếu ở trung du, miền núi, chủ yếu lấy sức kéo, sữa, thịt

- Lợn, gia cầm nuôi ở đồng bằng ( nhất là hai đồng bằng lớn ) nơi có nhiều lương thực và đông dân

12 tháng 5 2021

C

12 tháng 5 2021

câu C nha