cảm nhận của em về chi tiết cái bóng
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo:
Trong “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ, chi tiết cái bóng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cách kể chuyện (1). “Cái bóng” có ý nghĩa thắt nút và mở nút câu chuyện (2). Trong những ngày chồng đi xa, vì thương nhớ chồng, vì không muốn con nhỏ thiếu vắng tình cảm của người cha, nên hàng đêm Vũ Nương chỉ bóng mình trên tường, nói dối con đó là cha nó (3). “Cái bóng” đã nói lên tình yêu sâu nặng mà nàng dành chồng, bởi nàng coi mình là hình còn chồng là bóng, gắn bó không rời dù xa vời cách trở! (4). “Cái bóng” còn là tấm lòng của người mẹ, nhắc nhở con về người cha nó chưa từng gặp mặt (5). Ngờ đâu, lòng thủy chung và sự hi sinh âm thầm của nàng lại phải trả giá bằng cái chết bi thảm (6). Bé Đản mới ba tuổi, còn ngây thơ, chưa hiểu hết những điều phức tạp nên đã tin là có một người cha đêm nào cũng đến, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhưng nín thít và không bao giờ bế nó nên khi Trương Sinh hỏi đã trả lời: “Thế ông cũng là cha tôi ư?” (7). Lời nói của bé Đản về người cha khác ( chính là cái bóng ) đã làm nảy sinh sự nghi ngờ vợ không chung thủy, nảy sinh thái độ ghen tuông của Trương Sinh và chàng lấy đó làm bằng chứng để về nhà mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương đi, đẩy nàng đến cái chết đầy oan ức (8). Ngòi bút nhà văn xót xa đau đớn, thể hiện sâu sắc trái tim nhân đạo của ông (9). Chung với tấm lòng dân gian, Nguyễn Dữ đau cùng nàng Vũ Nương tội nghiệp, bất hạnh: “Nay đã bình rơi trâm gãy, mây tạnh mưa tan, sen rũ trong ao, liễu tàn trước gió”….” (10). Bao nhiêu là đau đớn trong lời kêu than của Vũ Nương! (11).“Cái bóng” cũng là chi tiết mở nút câu chuyện (12). Chàng Trương sau này hiểu ra nỗi oan của vợ cũng chính là nhờ cái bóng của mình trên tường (13). Bao nhiêu nhiêu nghi ngờ, oan ức của Vũ Nương đều được hóa giải nhờ “cái bóng” (14). Chính cách thắt, mở nút câu chuyện bằng chi tiết “cái bóng” đã làm cho cái chết của Vũ Nương thêm oan ức; giá trị tố cáo xã hội bất công đương thời, cái xã hội mà ở đó người phụ nữ không thể có hạnh phúc, càng thêm sâu sắc hơn (15). Qua đó thấy được rằng tầm quan trọng của chi tiết cái bóng.
Em tham khảo:
Trong tác phẩm "chuyện người con gái Nam Xương" của tác giả Nguyễn Dữ là một chi tiết đặc sắc, giàu ý nghĩ. Câu chuyện nói đến có chi tiết thắt nút, đêm nào Vũ Nương cũng chỉ cái bóng mình trên vách đá và nói rằng đó là cha Đản, để dỗ dành bé khi thiếu tình yêu của người cha. Trương Sinh trở về, chỉ do lời nói ngây thơ một đứa bé mà đã dẫn đến cái chết của Vũ Nương, đã trở thành sợi dây vô tình, oan nghiệt thắt chặt cuộc đời của nàng. Chi tiết cái bóng không chỉ thắt nút ma còn là một chi tiết mở nút, vào một đêm bé Đản lại chỉ vào cái bóng của Trương Sinh , khi đó chàng mới nhận ra nỗi oan của vợ mình nhũng đã quá muộn. Chi tiết cái bóng còn là phản ảnh xã hội phong kiến và chế độ Nam Quyền là không phải nơi tốt đẹp cho những người như Vũ Nương được sống. Chi tiết cái bóng còn góp phần làm nên thành công trong việc xây dựng tình huống truyện trong việc bộc lộ nội dung chủ đề của tác phẩm.
\(Hinh\)anh cai boc tram trung nham giai thich ve nguon goc cua con nguoi VN . Noi len tinh than doan ket 1 long ,giup do nhau trong nhung luc kho khan cua nguoi Viet .The hien tinh than doan ket va yeu thuong dum boc lan nhau . Nguoi dan Lac Viet xua va nguoi Viet Nam hien nay co tam long nhan hau , sinh ra cung 1 boc
Bài 1:
Nói lên nguồn gốc ra đời kì lạ của con người Việt Nam. Cái nguồn gốc kì lạ từ bụng của người phụ nữ thần tiên, cái nguồn gốc khó có thể nói được. "Bọc trăm trứng" vừa thần kì, có tính chất phóng đại vừa nói lên cái khó khăn trong những ngày đâu có người Việt, thật là ý nghĩa và trân trọng!
Bài 2:Đây là chi tiết hoang đường đậm màu sắc huyền thoại nhưng rất đỗi thiêng liêng. Với chi tiết này, người xưa muốn tôn vinh, ca ngợi nguồn gốc cao quý của dân tộc. Một trăm người con đầu tiên của miền đất Lạc Việt đều ra đời từ bào thai của mẹ Âu Cơ. Toàn thể người Việt cùng sinh ra trong cùng một bọc, cùng nòi giống với nhau. Đó là cội nguồn của 2 tiếng '' đồng bào '' nghe sao mà thấy thân thương. Những người con ấy được thừa hưởng vẻ đẹp, trí tuệ, tài năng, vóc dáng, đạo đức của cha Rồng, mẹ Tiên, những vị thần đẹp nhất. Sức mạnh của những con người đó đã khẳng định sức mạnh của dân tộc ta trong buổi đầu dựng nước, dự báo sức mạnh diệu kì, sức mạnh quật khởi của người Việt Nam trong mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước. Ca ngợi, bày tỏ niềm tự hào về nguồn gốc dân tộc. Thể hiện ý nguyện đoàn kết giữa các cộng đồng người Việt, khơi dậy tình yêu thương, đùm bọc, sẻ chia của đồng bào khắp nơi. Qua chi tiết này, ta biết được trí tưởng tượng phong phú của người xưa. Em sẽ không bao giờ quên được hình ảnh '' bọc trăm trứng '' như để nhớ về cội nguồn dân tộc. Bài 3:Trong truyền thuyết con Rồng cháu Tiên có rất nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo. Nhưng chi tiết mà em ấn tượng nhất là chi tiết sự sinh nở kì lạ của Âu Cơ-chi tiết trung tâm của văn bản. Chi tiết bọc trăm trứng nhằm tôn cao vẻ đẹp cao quý của nguồn gốc dân tộc. Chi tiết này còn có ý nghĩa sâu sắc toàn thể dân tộc Việt Nam là đều sinh ra cùng một nguồn gốc, cùng một giống nòi tổ tiên. Chi tiết này thể hiện tưởng tượng của ông cha ta thật phong phú và diệu kì. Lòng tự hào dân tộc của tác giả đã sáng tạo ra một hình ảnh tuyệt đẹp. Em rất thích chi tiết sự sinh nở kì lạ của Âu Cơ. Bài 4:“Con Rồng, cháu Tiên” là truyền thuyết hay kể về sự tích trăm trứng, Lạc Long Quân và Âu Cơ. Câu truyện có nhiều chi tiết kỳ ảo nhưng lại đưa người đọc đến một thế giới thần tiên giữa cuộc sống đời thường. Nhằm giải thích nguồn gốc giống nòi cao quý của dân tộc ta, truyền thuyết “Con Rồng, cháu tiên” đã thực sự đi sâu vào lòng người đọc.
(Tham khảo thôi nha)
- Bạn thích chi tiết nào, ở trong truyện gì.
- Chi tiết có gì đặt biệt
-Vì sao bạn thích?
* Khi ở trong trường bước ra, tâm trạng hai anh em Thành - Thủy đang như có giông tố, bão bùng, vì những đổ vỡ mà cha mẹ tạo ra cho các em.
* Thế mà bên ngoài cảnh vật tươi đẹp vẫn tươi đẹp, bình yên
Vì vậy Thành “kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường mà nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật”.
“hai anh em Thành – Thủy đau khổ, ngồi dưới gôc cây hồng xiêm khi “tai họa giáng xuống đầu”một cách nặng nề thì “lũ chim sâu… vẫn nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp hót, người đi chợ vẫn ríu ran”.
- Bố mẹ mỏ nhau, Thành – Thủy phải xa nhau. Đó là bi kịch riêng của gia đình hai em. Còn dòng chảy thời gian, màu sắc cảnh vật, nhịp điệu cuộc sống vẫn diễn ra một cách tự nhiên.
- Tác giả chỉ muốn nói đến sự đau khổ của hai đứa trẻ ngây thơ bị bố mẹ bỏ rơi là sự đau xót vô cùng không biết ngỏ cùng ai!
- Tác giả như muốn nhắc nhở: mỗi người hãy lắng nghe những gì đang diễn ra quanh ta.
- Miêu tả sự việc một cách khách quan tác giả muốn nhắn thầm: Hãy san sẻ nỗi đau cùng đồng loại không nên sống dửng dưng vô tình.
Cách diễn tả nghịch cảnh này đã làm tăng thêm nỗi buồn thảm trong lòng các em nhỏ vì thất vọng, bơ vơ, lạc lõng giữa cảnh đời.
Nguyễn Dữ sống vào khoảng thế kỉ XVI, quê ở Thanh Miện, tỉnh Hải Dương. Ông nổi tiếng học rộng, tài cao.“Chuyện người con gái Nam Xương” rút trong tác phẩm “Truyền kì mạn lục”, áng văn xuôi viết bằng chữ Hán của Nguyễn Dữ trong thế kỉ XVI - một kiệt tác văn chương cổ được ca ngợi là “thiên cổ kì bút”. Tác phẩm không chỉ phản ánh số phận oan nghiệt của người phụ nữ Việt Nam dưới chế độ phong kiến mà còn khẳng định vẻ đẹp truyền thống đáng quý của họ.có ý kiến cho rằng: "Cái bóng là hư nhưng lại trói chặt Vũ Nương vào nỗi đau rất thực". Ta cùng đi tìm hiểu về vấn đề này.
Đầu tiên, “Cái bóng là hư”: ý nói nó là vật vô tri, vô giác. “Nỗi đau rất thực” của Vũ Nương: là bi kịch bị chồng nghi oan, ruồng bỏ mà dẫn đến cái chết.Nhận định đã chỉ ra chi tiết có ý nghĩa thắt nút của câu chuyện.
Đối với Vũ Nương: Trong những ngày chồng đi xa, vì thương nhớ chồng, vì không muốn con nhỏ thiếu vắng bóng người cha nên hàng đêm, Vũ Nương đã chỉ bóng mình trên tường, nói dối con đó là cha nó. Lời nói dối của Vũ Nương với mục đích hoàn toàn tốt đẹp. Đối với bé Đản: Mới 3 tuổi, còn ngây thơ, chưa hiểu hết những điều phức tạp nên đã tin là có một người cha đêm nào cũng đến, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhưng nín thin thít và không bao giờ bế nó.Đối với Trương Sinh: Lời nói của bé Đản về người cha khác (chính là cái bóng) đã làm nảy sinh sự nghi ngờ vợ không thuỷ chung, nảy sinh thái độ ghen tuông và lấy đó làm bằng chứng để mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương và nàng phải tìm đến cái chết đầy oan ức.Chi tiết cái bóng đã tạo ra nút thắt đầy kịch tính của câu chuyện, tạo ra bước ngoặt lớn trong cuộc đời Vũ Nương. Từ đó, ta thấy rõ bi kịch của nàng, tính cách của Trương Sinh và dẫn người đọc khám phá ra giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.
Nàng là một người phụ nữ nhan sắc, hiền thục, nết na, thủy chung son sắt: Đó trước hết là một người phụ nữ đẹp, khiến Trương Sinh không tiếc trăm lạng vàng mà cưới về làm vợ. Nàng là người con dâu hiếu thảo, người vợ đảm đang: một mình gánh vác gia đình, chăm sóc mẹ chồng già yếu, nuôi dạy con thơ. Khi mẹ chồng mất, nàng lo tang ma chu đáo...Xa chồng nhưng rất mực thủy chung, một lòng thủ tiết chờ chồng. Khi bị nghi oan cũng chỉ biết khóc rồi thanh minh bằng những lời lẽ tha thiết, dịu dàng.Song cuộc đời nàng vô cùng đau khổ: Bị chồng đổ oan, mắng nhiếc, đánh đuổi đi. (bị đổ oan) Cùng đường Vũ Nương nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Đây là phản ứng dữ dội, quyết liệt của Vũ Nương để bảo vệ nhân phẩm nhưng cũng là cho thấy nỗi bất hạnh tột cùng của nàng. (chọn cái chết để giữ gìn phẩm giá)Tuy ở dưới thủy cung, nàng được cứu sống, sống phú quý, được bất tử, được minh oan nhưng lòng vẫn mong trở về cõi trần mà không thể. (chẳng thể trở về)
Chiếc bóng đã tạo bước ngoặt trong cuộc đời nhân vật Vũ Nương, là nút thắt của tác phẩm, đẩy kịch tính lên cao trào. Nó làm bộc lộ tính cách Trương Sinh: nóng nảy, ghen tuông mù quáng, độc đoán, gia trưởng.Truyền tải giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm: Phản ánh chân thực số phận bất hạnh của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến qua nhân vật Vũ Nương.Lên án, tố cáo sự độc đoán, gia trưởng của người đàn ông trong xã hội phong kiến. Đây là chi tiết nghệ thuật đặc sắc, cho thấy sự sáng tạo tài tình cũng như tấm lòng đầy yêu thương, cảm thông, trân trọng người phụ nữ trong xã hội cũ của nhà văn Nguyễn Dữ.
Thông qua cuộc đời và số phận bất hạnh của Vũ Nương, tác giả đã phản ánh số phận bi thương của người phụ nữ phong kiến, ngợi ca những phẩm chất tốt đẹp của họ..Cái bóng là 1 chi tiết nghệ thuật sáng tạo, độc đáo, giàu ý nghĩa. Chi tiết này xuất hiện từ đầu tác phẩm có tác dụng thắt nút câu chuyện( đẩy các mâu thuẫn đến đỉnh điểm).
Nguyễn Dữ là nhà văn nổi tiếng ở thế kỉ XVI với tập "Truyền kì mạn lục" trong đó "Chuyện người con gái Nam Xương" là một trong những chuyện tiêu biểu. Tác phẩm không chỉ phản ánh số phận đầy oan khuất của người phụ nữ trong xã hội phong kiến mà còn thể hiện vẻ đạp truyền thống tốt đẹp của họ.
"Chiếc bóng là hư" chỉ vật vô tri vô giác. "Nỗi đau rất thật" của Vũ Nương là bị chồng nghi oan, ruồng rẫy mà dẫn đến cái chết. Qua đó nhận định đã khẳng định rất rõ chi tiết thắt nút của câu truyện
Về chi tiết “cái bóng”. Đối với Vũ Nương,trong những ngày chồng đi xa, vì thương nhớ chồng, vì không muốn con nhỏ thiếu vắng bóng người cha nên hàng đêm, Vũ Nương đã chỉ bóng mình trên tường, nói dối con đó là cha nó. Lời nói dối của Vũ Nương với mục đích hoàn toàn tốt đẹp.Với bé Đản mới 3 tuổi, còn ngây thơ, chưa hiểu hết những điều phức tạp nên đã tin là có một người cha đêm nào cũng đến, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhưng nín thin thít và không bao giờ bế nó. Đối với Trương Sinh thì lời nói của bé Đản về người cha khác (chính là cái bóng) đã làm nảy sinh sự nghi ngờ vợ không thuỷ chung, nảy sinh thái độ ghen tuông và lấy đó làm bằng chứng để mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương và nàng phải tìm đến cái chết đầy oan ức.Chi tiết cái bóng đã tạo ra nút thắt đầy kịch tính của câu chuyện, tạo ra bước ngoặt lớn trong cuộc đời Vũ Nương. Từ đó, ta thấy rõ bi kịch của nàng, tính cách của Trương Sinh và dẫn người đọc khám phá ra giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.
Về Vũ Nương nàng là người phụ nữ đẹp người đẹp nết. Nàng là người phụ nữ đẹp vì vậy mà Trương Sinh không tiếc một trăm lạng vàng để cưới nàng về. Nàng còn là nàng dâu hiếu thảo, người vợ thuỷ chung, người mẹ hiền đôn hậu.Một mình gánh vác gia đình, chăm sóc mẹ chồng già yếu, nuôi dạy con thơ. Khi mẹ chồng mất, nàng lo tang ma chu đáo...Khi xa chồng nàng yêu chồng tha thiết, nỗi buồn nhớ chồng kéo dài theo năm tháng
Tuy vậy cuộc đời cuộc nàng còn gặp nhiều gian khổ.Khi Trương Sinh trở về nghe lời con về chiếc bóng bèn đánh đuổi, mắng nhiếc nàng. Cùng đường nàng nhảy xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Đây là phản ứng quyết liệt để nàng có thể bảo toàn danh dự của mình. Khi ở dưới thuỷ cung mặc dù được minh oan được bất tử nhưng nàng vẫn đau đớn bỏi nàng không thể trở về với chồng con
Chi tiết chiếc bóng có nhiều ý nghĩa trong truyện. Nó là bước ngoặt cuộc đời của Vũ Nương, đưa câu truyện lên hồi cao trào. Đồng thời nó cũng đã bộc lộ tính cách của Trương Sinh: Chàng là người nóng nảy, ghen tuông mù quáng, đọc đoán. Chi tiết chiếc bóng cũng đã thể hiện giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm.Phản ánh số phận bất hạnh của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến qua nhân vật Vũ Nương và còn lên án, tố cáo sự độc đoán của người đàn ông trong gia đình thời xưa.
Đây là chi tiết nghệ thuật đặc sắc cho thấy sự sáng tạo tài tình cũng như tấm lòng đầy yêu thương, cảm thông, trân trọng người phụ nữ trong xã hội phong kiến của nhà văn Nguyễn Dữ. Tác phẩm "Chuyện người con gái Nam Xương" đã thể hiện niềm thương cảm đối với số phận oan nghiệt của người phụ nữ trong xã hội phong kiến, đồng thời khẳng định vẻ đẹp truyền thống của họ.
Tham khảo nha em:
Nguyễn Dữ là một tác giả tiêu biểu “Chuyện người con gái Nam Xương”. Câu chuyện đã lấy nước mắt của người đọc bởi cốt truyện cảm động sâu sắc, hình tượng nhân vật xây dựng chân thực, khách quan, nghệ thuật kể chuyện li kì, hấp dẫn và các chi tiết giàu ý nghĩa. Một trong những chi tiết để lại nhiều ấn tượng đó là hình ảnh “cái bóng”.
Cái bóng của nàng Vũ Nương in trên vách tường quà ánh đèn dầu chính là chỉ tiết tạo nên thắt nút, sự mâu thuẫn bắt đầu xảy ra. Là một người vợ có chồng ra chiến trận bão năm không chút tin tức, nàng thui thủi một mình chăm mẹ già con côi. Cuộc sống xa chồng đã vất vả khó khăn lại thiếu thốn tình cảm chắc chắn càng mệt mỏi, nhưng không vì thế mà nàng bận lòng, vẫn một mực chung thủy, son sắt. Hiểu được nỗi mong nhớ cha của đứa con thơ khi sinh ra chưa một lần gặp bố, nàng đã nói dối con mình rằng chiếc bóng trên tường kia chính là cha con đó, người vẫn luôn đồng hành và dõi theo mẹ con ta. Sợ con buồn tủi và thiếu thốn tình cảm của cha mà nàng đã nói dối Đản, đó là lời nói dối ngọt ngào hằng mong điều tốt đẹp không có gì là xấu xa cả. Đối với bé Đản, chiếc bóng ấy là hiện thân của cha mình, là điều có thể khỏa lấp nỗi mong chờ trong em. Vì mới vừa lên ba còn thơ ngây, chưa biết quá nhiều điều nên em tin vào lời mẹ. Trong suy nghĩ non nớt của mình, em luôn tin mình có một người cha đêm nào cũng đến với mẹ con mình. Người cha ấy luôn quấn quýt bên mẹ, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, luôn im lặng mà chưa bao giờ bế Đản. Cậu bé ấy thật thà kể lại cho Trương Sinh nghề về câu chuyện người đàn ông đêm đến cùng mẹ, đó là lời nói vô tư của một đứa trẻ. Nhưng chính câu chuyện về người cha khác từ bé Đản đã làm nảy ra trong Trương Sinh mối nghi ngờ không dứt, bản tính ghen tuông cùng sự nóng nảy của hắn khiến cho Vũ nương phải đau khổ vô cùng. Từ cái bóng ấy mà Trương Sinh cho rằng vợ mình không chung thủy, hắn mắng nhiếc chửi rủa, đánh đập nàng mặc cho hàng xóm can ngăn. Hắn đã nhẫn tâm đuổi người phụ nữ đầu ấp tay kề, người đã chăm sóc mẹ già lúc ốm đau, chăm con khi non thơ, bé bỏng ra khỏi nhà. Đường cùng, nàng buộc phải gieo mình xuống sông Hoàng Giang để chứng minh cho sự trong sạch, thủy chung của mình.
Cái bóng cũng chính là chi tiết mở nút, chứng minh sự oan khiên của nàng Vũ Nương. Trong đêm, khi ngồi cùng bé Đản, cái bóng xuất hiện, bé Đản gọi tiếng “cha” như những lần ngồi cùng mẹ, bây giờ hắn mới hiểu được lỗi lầm của mình và nhận ra sự đau đớn của vợ. Chính chiếc bóng đã hoá giải báo nỗi nghi ngờ trong Trương Sinh để chàng nhận ra lỗi lầm của mình, mặc dù đó là lời hối hận muộn màng.
Một chi tiết tưởng chừng như bình thường đơn giản nhưng lại góp phần tạo nên sức hấp dẫn cho câu chuyện, hình thành nên tư tưởng cho tác phẩm. Chi tiết chiếc bóng đã góp phần vạch trần chế độ phong kiến nhiều bất công tàn bạo, khi mà chế độ phụ hệ lên ngôi, sự nhẫn tâm đã đẩy người phụ nữ trở nên khốn khổ đến đường cùng.
Chiếc bóng là chi tiết đặc biệt góp phần đẩy câu chuyện lên cao trào và cũng là chi tiết cởi nút cho mọi oan khuất của Vũ Nương.
Tham khảo
Cái bóng là 1 chi tiết nghệ thuật sáng tạo, độc đáo, giàu ý nghĩa. Chi tiết này xuất hiện từ đầu tác phẩm có tác dụng thắt nút câu chuyện( đẩy các mâu thuẫn đến đỉnh điểm). cái bóng xuất hiện trong lời nói đùa của Vũ Nương khi nói với người con. Những ngày xa cách, béĐản luôn hỏi về bố, Vũ Nương chỉ cái bóng mình trên vách và nói với con đó là cha Đản. trong những ngày tháng xa chồng, nàg luôn nghĩ về người chồng yêu dấu, trong suy nghĩ của nàng, chồng luôn ở bên cạnh, vợ chồng như hình với bóng. vậy mà không ngờ 1 lời nói đùa trong thương nhớ laị trở thành sợi dây vô tình, oan nghiệt thắt chặt cuộc đời nàng. Chi tiết cái bóng không chỉ có tác dụng thắt nút câu chuyện, mà đièu thú vị là cũng chính câu chuyện này lại mở nút câu chuyện.Vũ Nương đc giải oan cũng như hình tượng cái bóng:1 đếm phòng không vắng vẻ, bé đản chỉ bóng cha mình trên vách nói rằng cha đản lại dến.Trương Sinh bây h mớ ngộ tỉnh ra, thấu hiểu nỗi oan của vợ, mâu thuẫn câu chuyện đã được giải quyết. có thể nói rằng: cái bóng là 1 hình tượng nghệ thuật đạt tới sự hoàn chỉnh, là sự tập trung, khái quát hoá, hình tượng hoá sự hiểu lầm vô tình hya lưỡng ý của trương sinh. chi tiết này tạo nên sự bất ngờ cho câu chuyện. nó góp fần làm nên thành công trong việc xây dựng tình huống truyện trong việc bộc lộ nội dung chủ đề của tác phẩm.