Đọc kĩ đoạn trích dưới đây và thực hiện yêu cầu:
Từ ngày rời căn cứ, con voi trở nên ủ rũ. Nó nhớ ông đề đốc, nhớ đời chiến trận, nhớ rừng và gầy rạc đi vì cuộc sống tù túng dưới làng. Nó vẫn giúp người quản tượng phá rẫy, kéo gỗ, nhưng chỉ khuây khoả những lúc làm việc rồi sau đó lại đứng buồn thiu. Có bận nó bỏ ăn, không đụng vòi đến một ngọn mía, một sợi cỏ.
Người quản tượng hiểu lòng con voi. Nó là nguồn an ủi của ông lúc sa cơ. Ông chưa từng sống với ai lâu như sống với nó. Ông quen nó quá, khó xa rời nó được. Vậy mà, ông vẫn quyết định thả nó về rừng, nơi nó ra đời.
- Một mình ta chịu tù túng cũng đủ rồi – Người quản tượng thường tự bảo - Còn nó, nó phải được tự do.
Người quản tượng định mình lúc gặp thời vận, Đề đốc Lê Trực sẽ lại dấy quân lúc đó ông sẽ đón con voi về. Ông để con vật nghỉ hết vụ hè, vỗ cho nó ăn. Ngày nào ông cũng cho nó ăn thêm hai vác mía to, hai thùng cháo. Ông coi con voi như con em trong nhà, giục giã nó:
- Ăn cỗ đi, ăn cho khỏe, lấy sức mà về. Rừng già xa lắm, phải có sức mới đi tới nơi. Bao giờ chủ tướng dấy quân, lúc đó ta sẽ đón em trở lại.
Con voi đã cố ăn suốt mùa hè nhưng sang đến mùa thu thì không chịu ăn nữa. Trời thu yên tĩnh, gió rì rào đưa về làng hương vị của rừng xa. Con vật cứ vươn vòi đón gió và buồn bã rống gọi. Nó héo hon đi như chiếc lá già.
Người quản tượng biết gió thu nổi lên làm con voi nhớ rừng. Ông quyết định thả ngay cho nó đi. [...]
(Trích “Ông Một”, SGK Ngữ văn 7, Chân trời sáng tạo)
a. Đoạn trích trên sử dụng kiểu ngôi kể nào? Câu: “Nó héo hon đi như chiếc lá già.” là lời của ai?