hiện nay việt nam và hiệp hội các quốc gia đông nam á cần làm gì để đảm bảo hòa bình an ninh và ổn định khu vực
giúp mik vs ạ
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
2.
- Hiện nay hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á cần phải đoàn kết thể hiện trách nhiệm chung trong vấn đề liên quan đến hòa bình an ninh và phát triển khu vực.
- Trước những hành động leo thang của Trung Quốc trên biển Đông, ASEAN cần phải thể hiện rõ vai trò trung tâm về vấn đề biển Đông, vai trò định hướng trong việc giải quyết các xung đột để đảm bảo hòa bình ổn định khu vực.
- Việt Nam và các nước trong ASEAN cần tuân thủ những nguyên tắc mà ASEAN đề ra, tôn trọng nguyên tắc Liên Hợp Quốc, Luật biển năm 1987
- Lên án mạnh mẽ hành động của Trung Quốc ở biển Đông, yêu cầu Trung Quốc tôn trọng luật pháp quốc tế.
- ASEAN cần giữ vững quan điểm lập trường hòa bình nhưng phải dựa trên nguyên tắc là kiên quyết bảo vệ chủ quyền của các quốc gia.
♦ Hành trình giành độc lập của các nước Đông Nam Á: Từ cuối thế kỉ XIX, sau khi chủ nghĩa thực dân áp đặt được ách cai trị đối với các nước Đông Nam Á, cuộc đấu tranh của nhân dân các nước này chuyển sang một thời kì mới - thời kì đấu tranh giành lại độc lập dân tộc và trải qua ba giai đoạn phát triển chính.
- Giai đoạn 1: từ cuối thế kỉ XIX đến năm 1920:
+ Đây là giai đoạn chuyển tiếp từ đấu tranh tự vệ sang đấu tranh giành độc lập dân tộc. Phong trào đấu tranh theo ý thức hệ phong kiến được thay thế bằng phong trào theo khuynh hướng tư sản.
+ Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, sự ra đời và phát triển của giai cấp vô sản ở các nước Đông Nam Á đã tạo nền tảng cho sự hình thành khuynh hướng mới trong phong trào đấu tranh.
- Giai đoạn 2: từ năm 1920 - 1945:
+ Giai cấp vô sản bắt đầu bước lên vũ đài chính trị trong khu vực.
+ Các đảng cộng sản được thành lập ở một số nước, mở ra khuynh hướng vô sản trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
- Giai đoạn 3: từ năm 1945 - 1975:
+ Thắng lợi của lực lượng Đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai đã tạo thời cơ thuận lợi cho phong trào.
+ Trong 10 năm đầu sau chiến tranh (1945 - 1954), làn sóng đấu tranh dâng cao. Nhiều nước đã giành được độc lập.
+ Trong hơn 20 năm sau (1954 - 1975), các nước Đông Nam Á đã lần lượt hoàn thành cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (riêng Brunây được trao trả độc lập năm 1984).
♦ Quá trình tái thiết và phát triển ở Đông Nam Á
- Để thoát khỏi tình trạng nghèo nàn, lạc hậu sau khi giành độc lập, các nước Đông Nam Á như Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Xingapo tiến hành chiến lược công nghiệp hoá từ giữa những năm 50 của thế kỉ XX, sớm hơn so với các nước còn lại trong khu vực.
- Các nước Việt Nam, Lào, Campuchia từng bước chuyển sang nền kinh tế thị trường, tiến hành công nghiệp hoá từ cuối thập kỉ 80 - 90 của thế kỉ XX.
- Sau khi giành độc lập năm 1984, Brunây tiến hành điều chỉnh chính sách nhằm đa dạng hoá nền kinh tế. Mianma bắt đầu tiến hành cải cách kinh tế từ cuối năm 1998.
Tham khảo:
- Một số mục tiêu chính được nêu trong Hiến chương ASEAN là:
+ Duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, ổn định, hướng tới hòa bình trong khu vực. Duy trì khu vực không có vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt khác.
+ Nâng cao năng lực tự cường khu vực thông qua việc đẩy mạnh hợp tác chính trị, an ninh, kinh tế, văn hóa - xã hội.
+ Giảm nghèo và thu hẹp khoảng cách phát triển trong ASEAN thông qua hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau; nâng cao phúc lợi và đời sống của người dân khu vực.
+ Thúc đẩy phát triển bền vững nhằm bảo vệ môi trường khu vực, tài nguyên, di sản văn hóa,...
+ Hướng tới một ASEAN hòa bình, an ninh, ổn định dài lâu, kinh tế phát triển bền vững, thịnh vượng và tiến bộ xã hội.
- Hoạt động của ASEAN tuân theo các nguyên tắc được quy định trong Hiến chương ASEAN và thông qua các hoạt động của các cơ quan ASEAN, các hợp tác, các chương trình, các hiệp ước,...
- Hoạt động hợp tác:
+ Các nước ASEAN đã đẩy mạnh hợp tác toàn diện kinh tế thông qua các hiệp định, xây dựng các khu vực thương mại, đầu tư,...
+ ASEAN ngày càng có nhiều hoạt động mở rộng hợp tác trong lĩnh vực văn hoá như: giáo dục, y tế, thể thao, thanh thiếu niên, lao động....
- Ngày 28/7/1995, Việt Nam chính thức gia nhập ASEAN. Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng trong sự phát triển của ASEAN và đã khẳng định được vai trò của mình trong hiệp hội.
-Cơ hội: Việc thực hiện các cam kết trong ASEAN đã và đang tạo nền tảng để Việt Nam tiếp tục mở rộng và tăng cường quan hệ với các đối tác ngoài ASEAN, nhất là các nước lớn, qua đó góp phần nâng cao vai trò và vị thế quốc tế của Việt Nam. Có thể nói, hội nhập ASEAN cho đến nay vẫn được coi là “điểm tựa” quan trọng cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
-Thách thức: Tất nhiên, bên cạnh cơ hội là những thách thức chúng ta cũng sẽ phải đối mặt và vượt qua. Một trong những thách thức lớn nhất của Việt Nam khi tham gia vào AEC là sự chênh lệch về trình độ phát triển so với 06 nước thành viên ban đầu của ASEAN (ASEAN-6). Tuy nhiên, trong thời gian 26 năm qua, khoảng cách giữa chúng ta với nhóm 6 nước ASEAN đã được thu hẹp một cách đáng kể.
(Có ý bạn tham khảo#)
Đáp án C
Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Bali (Inđônêxia) tháng 2 - 1976, với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Bali).
Chọn đáp án D
Trong khi GDP bình quân đầu người theo giá thực tế năm 2004 của Xin-ga-po rất cao (25 207 USD), thi ở nhiều nước chỉ số này lại rất thấp (Mi-an-ma 166 USD, Cam-pu-chia 358 USD, Lào 423 USD, Việt Nam 553 USD). Vẫn còn tình trạng đói nghèo. Đây là thực trạng ở các quốc gia trong ASEAN, mặc dù mức độ đói nghèo ờ mỗi quốc gia có khác nhau.
Chọn đáp án D
Trong khi GDP bình quân đầu người theo giá thực tế năm 2004 của Xin-ga-po rất cao (25 207 USD), thi ở nhiều nước chỉ số này lại rất thấp (Mi-an-ma 166 USD, Cam-pu-chia 358 USD, Lào 423 USD, Việt Nam 553 USD). Vẫn còn tình trạng đói nghèo. Đây là thực trạng ở các quốc gia trong ASEAN, mặc dù mức độ đói nghèo ờ mỗi quốc gia có khác nhau.
Hợp tác quốc tế và đa phương:
- Đảm bảo duy trì và củng cố mối quan hệ hữu nghị với các quốc gia lớn và tổ chức quốc tế, như Mỹ, Trung Quốc, Liên Hiệp Quốc, và EU, để thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực.
Giải quyết tranh chấp lãnh thổ:
- Tăng cường nỗ lực trong việc giải quyết tranh chấp lãnh thổ với các quốc gia trong khu vực thông qua đối thoại và các biện pháp hòa giải.
Hợp tác kinh tế và phát triển:
- Tăng cường hợp tác kinh tế trong khu vực để tạo ra môi trường ổn định và thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững.
Hợp tác về an ninh và quốc phòng:
- Tăng cường hợp tác an ninh và quốc phòng trong khu vực để đối phó với các thách thức bảo mật như khủng bố, tội phạm quốc tế, và biến đổi khí hậu.
Tăng cường quan hệ hàng xóm:
- Thúc đẩy quan hệ hợp tác và thân thiện với các quốc gia hàng xóm trong khu vực Đông Á, như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, và các quốc gia Đông Á khác.
Thúc đẩy quy tắc và chuẩn mực quốc tế:
- Tham gia vào việc đào tạo và thúc đẩy quy tắc và chuẩn mực quốc tế trong các lĩnh vực như biển đảo, thương mại, và quyền con người.
Đào tạo và hợp tác xã hội và văn hóa:
- Tạo ra các chương trình đào tạo và hợp tác văn hóa để tăng cường sự hiểu biết và hòa giải giữa các quốc gia trong khu vực.
Thúc đẩy cuộc đối thoại và giải quyết mâu thuẫn
- Tạo điều kiện để các quốc gia trong khu vực có cơ hội gặp gỡ, trò chuyện, và giải quyết mâu thuẫn thông qua các cuộc đối thoại và hòa giải.
-> Những biện pháp này cần được thực hiện thông qua sự hợp tác đa phương và trên cơ sở tôn trọng chủ quyền và quyền tự quyết của mỗi quốc gia. Hòa bình, an ninh và ổn định trong khu vực Đông Nam Á đòi hỏi sự đóng góp và hợp tác của tất cả các quốc gia trong khu vực.