ước vọng của cộng đồng dân cư thời kì từ đầu công nguyên đến thế kỉ x là gì?
giáo dục địa phương Lâm Đồng lớp 6
giúp mik với ;-;
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Câu 1. Trong thế kỷ X đến XVl, cư dân bản địa Đồng Nai chủ yếu là người thổ dân và chăn nuôi là hoạt động chủ yếu của họ. Họ cũng trồng một số loại lương thực như gạo, khoai mì, mía và ớt. Các cư dân bản địa Đồng Nai có kỹ năng sản xuất đồ thủ công, chẳng hạn như vải dệt, sợi dây, đồ da, đồ gốm và vật phẩm trang sức.
Câu 2. Sông Đồng Nai là một trong những con sông lớn và quan trọng nhất ở Đông Nam Bộ Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong đời sống dân cư tỉnh Đồng Nai. Sông cung cấp nước tưới tiêu, cung cấp năng lượng hydro để sản xuất điện và là tuyến đường vận chuyển hàng hóa quan trọng vào và ra khỏi khu vực này.
Câu 3. Nền kinh tế của Trảng Bom có đặc điểm chủ yếu là dựa vào ngành công nghiệp chế biến gia cầm, sản xuất gia vị, chế biến đặc sản và nhà máy nước giải khát. Một số nghề truyền thống như sản xuất đồ gỗ và nông nghiệp như trồng cây cao su và điều cũng phát triển khá mạnh tại đây. Ngoài ra, Trảng Bom có vị trí thuận lợi nằm trên trục đường vành đai III của Tp.HCM cùng hệ thống giao thông nội địa và thông tin hiện đại, giúp các doanh nghiệp có thể phát triển mạnh mẽ hơn
Câu 1 : Nêu những nét tiêu biểu của lịch sử Hà Nội từ thời nguyên thuỷ đến thế kỉ X
Vịnh Bắc Bộ ăn sâu vào đồng bằng, tới vùng thấp trũng của nam Hà Nội. Phần đất Hà Nội còn lại thì bị nhiễm mặn, nguồn thực vật ít đi, các đàn động vật lớn lùi sâu vào lục địa. Con người cũng lùi dần vào miền chân núi, ở hang động núi đá vôi hay vùng thềm cao. Nhà nước Văn Lang và văn minh sông Hồng đã được bắt đầu. Theo ghi chép của sử cũ kết hợp với nhiều nguồn tài liệu khác, nước ta lúc đầu có tên là Văn Lang, ra đời vào quãng thế kỷ VII – V TCN và kết thúc vào năm 208 TCN. Kinh đô của nước Văn Lang là Phong Châu (nay là huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ), đứng đầu là Hùng Vương. Năm 208 TCN, sau cuộc kháng chiến chống quân Tần thắng lợi, theo truyền thuyết, Hùng Vương nhường ngôi cho Thục Phán. Thục Phán lên làm vua, hiệu là An Dương Vương, lập ra nước Âu Lạc, đóng đô ở Cổ Loa (nay là xã Cổ Loa, huyện Đông Anh).
- Cuộc kháng chiến của An Dương Vương thất bại, đất nước rơi vào ách đô hộ của phong kiến phương Bắc. Sự kiện này mở đầu thời kỳ đen tối của lịch sử nước ta – thời kỳ Bắc thuộc kéo dài hơn một nghìn năm
1. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40 - 43)
- Nguyên nhân:
Bất bình trước chính sách cai trị hà khắc, bóc lột tàn bạo của nhà Hán, mùa xuân năm 40, hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị, con gái Lạc tướng vùng Mê Linh (thuộc Hà Nội ngày nay) đã phất cờ khởi nghĩa.
- Diễn biến chính:
+ Được nhân dân khắp nơi hưởng ứng, từ Hát Môn (Phúc Thọ, Hà Nội), nghĩa quân "hùng dũng như gió cuốn" đánh chiếm Mê Linh (Cổ Loa, Hà Nội) và Luy Lâu (Bắc Ninh).
+ Thái thú Tô Định thất bại, phải chạy trốn về Quang Hải (Quảng Đông).
- Kết quả:
+ Khởi nghĩa thắng lợi, nhân dân suy tôn Trưng Trắc lên làm vua (gọi là Trưng Vương hay Trưng Nữ Vương), đóng đô ở Mê Linh.
+ Mùa hè năm 42, nhà Hán đem quân sang đàn áp.
+ Đến năm 43, cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thất bại.
=> Nhân dân rất thương tiếc sự hy sinh anh dũng của hai bà nên đã lập đền thờ khắp nơi.
2. Khởi nghĩa Bà Triệu (năm 248)
- Dưới ách cai trị của nhà Ngô, năm 248, tại vùng Cửu Chân (Thanh Hoá), Bà Triệu phất cờ khởi nghĩa.
- Từ căn cứ ban đầu trên núi Nưa, nghĩa quân đánh phá các thành ấp của bọn quan lại đô hộ, rồi từ đó đánh ra khắp Giao Châu.
- Tuy nhiên, nhà Ngô đã nhanh chóng đem quân ra đàn áp, nên cuộc khởi nghĩa thất bại.
3. Khởi nghĩa Lý Bí và nước Vạn Xuân (năm 542 - 602)
- Nguyên nhân:
+ Đầu thế kỉ VI, nhà Lương đô hộ ở Giao Châu.
+ Thứ sử Giao Châu là Tiêu Tư với chính sách cai trị tàn bạo đã khiến lòng dân oán hận.
- Diễn biến:
Giai đoạn 1+ Mùa xuân năm 542, Lý Bí lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa, đánh bại Tiêu Tư, chiếm giữ thành Long Biên (Bắc Ninh), làm chủ Giao Châu.
+ Nhà Lương đã hai lần huy động quân đội sang đàn áp nhưng đều thất bại nặng nề.
+ Mùa xuân năm 544, khởi nghĩa thắng lợi.
+ Lý Bí lên ngôi vua, hiệu là Lý Nam Đế, đặt tên nước là Vạn Xuân, đóng đô ở sông Tô Lịch (Hà Nội). Lý Bí cho xây điện Vạn Thọ, dựng chùa Khai Quốc, cho đúc tiền riêng.
Giai đoạn 2:+ Đến tháng 5 - 545, nhà Lương đem quân xâm lược Vạn Xuân, Lý Nam Đế trao quyền chỉ huy cho Triệu Quang Phục.
+ Triệu Quang Phục đưa quân về đầm Dạ Trạch (Khoái Châu, Hưng Yên), xây dựng căn cứ và tiếp tục lãnh đạo nhân dân kháng chiến.
+ Năm 550, kháng chiến thắng lợi, Triệu Quang Phục xưng vương (gọi là Triệu Việt Vương).
- Kết quả cuối cùng:
+ Đến năm 602, nhà Tuỳ đem quân xâm lược, nhà nước Vạn Xuân lúc này chính thức sụp đổ.
4: Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (năm 713 - 722)
- Nguyên nhân:
+ Dưới ách thống trị tàn bạo của nhà Đường, đời sống nhân dân rất cực khổ.
- Diễn biến:
+ Năm 713, Mai Thúc Loan lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa ở Hoan Châu (Nghệ An, Hà Tĩnh) chống lại ách cai trị của nhà Đường. Cuộc khởi nghĩa lan ra được khắp nơi hưởng ứng, kể cả Chăm-pa, Chân Lạp,...
+ Mai Thúc Loạn chọn vùng Sa Nam (Nam Đàn, Nghệ An) để xây dựng thành Vạn An.
+ Mai Thúc Loan xưng đế, nhân dân thường gọi là Mai Hắc Đế.
+ Từ thành Vạn An, nghĩa quân tiến ra Bắc, đánh chiếm thành Tống Bình (Hà Nội ngày nay).
- Kết quả:
+ Năm 722, nhà Đường đem quân sang đàn áp, cuộc khởi nghĩa thất bại.
=> Khởi nghĩa Mai Thúc Loan đã giành và giữ được chính quyền độc lập trong gần 10 năm (713 - 722). Đây là một cuộc khởi nghĩa lớn, đánh dấu mốc quan trọng trên con đường chống Bắc thuộc, giành lại quyền tự chủ của nhân dân ta.
5. Khởi nghĩa Phùng Hưng
- Nguyên nhân:
+ Chính sách cai trị hà khắc, bóc lột tàn bạo của nhà Đường khiến đời sống của người Việt cực khổ.
- Diễn biến:
+ Khoảng cuối thế kỉ VIII, ở làng Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội), Phùng Hưng dấy binh khởi nghĩa và nhanh chóng làm chủ vùng Đường Lâm.
+ Được nhân dân các vùng xung quanh hưởng ứng, Phùng Hưng chiếm được thành Tống Bình, tổ chức việc cai trị.
+ Sau khi Phùng Hưng qua đời, con trai ông là Phùng An nối nghiệp cha.
- Kết quả:
+ Năm 791, nhà Đường đem quân sang đàn áp, dập tắt cuộc khởi nghĩa.
+ Nhân dân tưởng nhớ Phùng Hưng, lập đền thờ và truy tôn là Bố Cái Đại Vương.
=> Khởi nghĩa Phùng Hưng đã góp phần củng cố thêm quyết tâm giành độc lập dân tộc cho các giai đoạn sau.
REFER
Những công cụ đá cuội được ghè, đẽo tìm thấy ở buôn Păn Lăm (thành phố Buôn Ma Thuột) cho thấy chủ nhân của nó bước đầu đã biết chế tác công cụ lao động, mặc dù còn thô sơ, để tìm kiếm thức ăn.
Những dấu vết cổ sinh hoá thạch dưới trầm tích núi lửa ở Tân Lộc (Ea Kar) cũng như một loạt di cốt động vật hoá thạch (voi, tê giác, hổ, hươu, nai, hoẵng,...) ở nhiều nơi khác trên vùng đất Đắk Lắk cho thấy con người có mặt trên vùng đất này khá sớm. Đời sống của họ chủ yếu dựa vào săn bắt, hái lượm, trồng trọt, có sự phân công lao động; hoạt động thủ công chế tác đồ đá và làm gốm phát triển, có thể bước đầu biết luyện kim.
Bước vào thời đại đá mới, bên cạnh sử dụng những công cụ bằng đá cuội, cư dân nguyên thuỷ ở Đắk Lắk đã biết sử dụng vũ khí bằng tre, gỗ và các loại bẫy để săn bắt. Ngoài việc săn bắt các loài động vật trên cạn, cư dân cổ ở Đắk Lắk còn biết đánh bắt các loài thuỷ sản ở các con sông, suối hoặc đầm lầy. Họ sử dụng lưới được gắn chì hình quả nhót bằng đất nung. Có lẽ do điều kiện môi trường tương đối thuận lợi nên trong hoạt động săn bắt, hái lượm, người nguyên thuỷ ở Đắk Lắk không có thói quen thu lượm các loài nhuyễn thế, nhất là ốc. Bên cạnh đó, việc hái lượm vẫn được duy trì để bổ sung nguồn thức ăn.
Sang thời hậu kì đá mới và sơ kì kim khí, trồng trọt là thành tựu nổi bật nhất của cư dân cổ Đắk Lắk. Trong các di chỉ khảo cô tìm thấy ở Đắk Lắk, Các nhà khảo cổ đã phát hiện được một số mẫu bào tử phân hóa của các giống, loài cây trồng như bông và các loài họ lúa. Đặc biệt, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một số hạt lúa nương trong tầng đất chứa công cụ như cuốc, rìu, bôn mài toàn thân và đồ gốm. Rất nhiều lại đồ gốm ám khói, dấu hiệu của việc đun, nấu thức ăn. Những điều này chứng tỏ cư dân cổ Đắk Lắk đã biết trồng trọt các loại rau, cây cho củ, cây ăn quả và cả lúa nương. Nền nông nghiệp sơ khai của cư dân cổ Đắk Lắk đã ra đời.
Mặc dù cuộc sống của cư dân cổ Đắk Lắk chủ yếu vẫn dựa vào hoạt động săn bắt, hái lượm, nhưng sự ra đời của nông nghiệp sơ khai đã đánh dấu sự chuyển biến mới của cư dân thời hậu kì đá mới và sơ kì kim khí ở Đắk Lắk.
Từ đầu Công nguyên trở đi, sản xuất nông nghiệp đã trở thành ngành kinh tế chính trong đời sống của các dân tộc ở Đắk Lắk. Trong sản xuất nông nghiệp, việc làm rẫy chiếm vị trí quan trọng. Cư dân ở đây cũng đã biết trồng xen lúa, bắp với các loại rau, đậu, củ để tận dụng, cải thiện đất, làm cho đất tốt hơn và cho nhiều sản phẩm hơn. Chăn nuôi không được chú trọng và phát triển như vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ hoặc miền núi phía Bắc. Có lẽ do điều kiện tự nhiên ưu đãi với số lượng và chủng loài động vật phong phú sẵn có làm cho cư dân ở đây không có khái niệm chăn nuôi.
Cho đến cuối thế kỉ XIX, trước khi bị thực dân Pháp xâm chiếm, đại bộ phận dân cư các dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk sống bằng nghề nông, làm nương, rẫy, săn bắt và hái lượm, lệ thuộc vào tự nhiên. Trình độ sản xuất tuy còn thấp nhưng đất đai rộng lớn và màu mỡ nên cuộc sống của họ vẫn ổn định. Sản phẩm nông nghiệp dư thừa chủ yếu được trao đổi trong cộng đồng buôn làng. Khi thực dân Pháp đặt ách cai trị lên vùng đất này, cơ cấu kinh tế ở Đắk Lắk đã có sự thay đổi
thích nói nhiều ko
ko bạn =) mik ko thik nói nhiều :)