K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

12 tháng 5 2021

làm lại nha tk câu 1 

Chí khí anh hùng được trích từ phần thứ hai Gia biến và lưu lạc trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Đây là phần do Nguyễn Du sáng tạo ra không có trong nguyên tác chữ Hán. Đoạn trích đã vẽ lên chân dung người anh hùng Từ Hải vô cùng đẹp đẽ, đồng thời gửi gắm những thông điệp ý nghĩa qua nhân vật này.

Văn bản nói về cuộc chia tay giữa Thúy Kiều và Từ Hải sau nửa năm chung sống mặn nồng. Từ Hải lên đường thể hiện quyết tâm mưu đồ việc lớn của người anh hùng có hùng tâm tráng trí cao cả, lớn lao.

Trước đoạn trích này, ngay từ khi Từ Hải xuất hiện, Nguyễn Du đã cho người đọc thấy hình ảnh người anh hùng ngay từ vẻ đẹp ngoại hình:

Râu hùm hàm én mày ngài

Vai năm thước rộng thân mười thước cao

Hay vẻ đẹp ở phương diện tài năng:

Đường đường một đấng anh hào

Côn quyền hơn sức lược thao gồm tài.

Để làm bật vẻ đẹp đó, bốn câu thơ đầu đã vẽ lên hình ảnh người anh hùng với khát khao, hoài bão lớn lao, cao đẹp:

“Nửa năm hương lửa đương nồng

Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương

Trông vời trời bể mênh mang

Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong”.

Giữa lúc cuộc sống của Từ Hải và Thúy Kiều đang ở độ đằm thắm, mặn nồng nhất thì Từ Hải quyết định dứt áo lên đường thực hiện nguyện vọng lớn lao. Theo lẽ thường, những người đàn ông sẽ khó có đủ quyết tâm để rời bỏ hạnh phúc riêng tư. Còn Từ Hải lại là một người hoàn toàn khác, mặc dù đang trong giai đoạn hạnh phúc nhất, nhưng sâu thẳm trong trái tim Từ Hải khát khao, hoài bão, nguyện vọng đó vẫn luôn âm ỉ cháy bỏng, chỉ chờ thời cơ thích hợp để thực hiện. Thái độ lên đường của Từ Hải hết sức dứt khoát, hành động “thoắt” cho thấy sự thay đổi nhanh chóng trong con người Từ Hải. Chỉ cần nghĩ đến những khát khao, hoài bão lớn của đời người là chàng đã muốn lên đường ngay lập tức. Tư thế lên đường “trông vời” đó là cái nhìn thẳng về phía trước, thể hiện một thái độ tự tin, mạnh mẽ của con người có bản lĩnh kiên định, vững vàng. Các từ ngữ Nguyễn Du miêu tả quyết tâm của Từ Hải hết sức đắt giá: “trượng phu”, “động lòng bốn phương”, “trời bể mênh mông” cho thấy một không gian hoạt động rộng lớn, đó là không gian thiên nhiên, vũ trụ để Từ Hải thỏa sức vẫy vùng, thể hiện hùng tâm, tráng trí của mình.

Qua bốn câu thơ đầu Nguyễn Du đã khắc họa hình ảnh của một người anh hùng lí tưởng, phi thường, có ước mơ, có hoài bãi cao cả, có chí lớn ôm trọn của trời đất. Nguyễn Du đã rất khéo léo khi xây dụng hình ảnh người anh hùng Từ Hải qua không gian rộng lớn, qua tư thế, hành động mạnh mẽ, dứt khoát.

Qua cuộc đối thoại với Thúy Kiều vẻ đẹp của người anh hùng Từ Hải càng được thể hiện rõ nét hơn. Trước hết những lời đối thoại của Từ Hải đã cho thấy tình cảm chàng dành cho Thúy Kiều, chàng ý thức được sự lo lắng, băn khoăn, hiểu được ý định xin được đi theo của nàng Kiều nên đã nói chuyện với nàng để giải tỏa nỗi băn khoăn ấy. Chàng còn khẳng định tình cảm tri ân tri kỉ giữa hai người, rồi trách móc nàng Kiều vẫn chưa thoát khỏi chuyện nữ nhi thường tình:

Từ rằng: Tâm phúc tương tri

Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình.

Từ Hải một người có ý chí, quyết tâm, ôm mộng lớn bao trùm thiên hạ bởi vậy vợ chàng, tri âm tri kỉ của chàng cũng phải la người phụ nữ mạnh mẽ, hiểu chuyện, không nên có những thái độ giống như những người phụ nữ bình thường khác. Ngoài ra, để làm Thúy Kiều yên tâm, chàng còn khẳng định, đưa ra lời hứa hẹn:

Bao giờ mười vạn tinh binh

Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp trời

Làm cho rõ mặt phi thường

Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.

Câu thơ là lời khẳng định tình cảm sâu sắc Từ Hải dành cho Thúy Kiều, đó làm tấm lòng trân trọng, luôn lo lắng cho Thúy Kiều của Từ Hải. Đồng thời Từ Hải cũng phân tích để Thúy Kiều hiểu được việc nàng muốn đi theo là không phù hợp: Bằng nay bốn bể không nhà/ Theo càng thêm bận biết là đi đâu. Để rồi một lần nữa Từ hứa hẹn chắc chắn một năm sau sẽ trở về đón nàng trong vinh quang. Đằng sau những lời nói của Từ Hải ta còn thấy được khát vọng lớn lao của người anh hùng: muốn có một đội quân tinh nhuệ, hùng hậu, đủ sức làm rung chuyển thiên hạ. Bày tỏ mục đích ra đi vì sự nghiệp lớn của mình là để khẳng định bản lĩnh nam nhi. Khát vọng lớn lao của người anh hùng Từ Hải thể hiện qua thái độ dứt khoát, kiên quyết dẹp bỏ tình riêng hết lòng vì sự nghiệp lớn.

Khát vọng lớn lao của Từ Hải còn được thể hiện ở lời khẳng định chỉ trong vòng một năm ngắn ngủi sẽ hoàn thành sự nghiệp lớn để trở về. Đối với một người nam nhi làm sự nghiệp lớn, gây dựng cơ đồ chỉ trong một năm quả là quá ngắn ngủi. Qua lớn khẳng định đó cho thấy sự bản lĩnh, tự tin của Từ Hải vào tài năng của mình. Thông qua lời đối thoại với Thúy Kiều đã khắc họa rõ nét, chân thực những khát vọng lớn lao, cao cả, mạnh mẽ và cả tình yêu tha thiết Từ Hải dành cho Thúy Kiều.

Hai câu thơ cuối thể hiện quyết tâm của Từ Hải: Quyết lời dứt áo ra đi/ Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi. Các từ quyết, dứt, ra đi cho thấy hành động mạnh mẽ, dứt khoát, kiên quyết của Từ Hải. Hình ảnh cánh chim bằng cưỡi gió bay cao, bay xa ngoài biển lớn được Nguyễn Du sử dụng để nói lên lí tưởng, khát vọng, hoài bão cao đẹp của người anh hùng.

Bằng bút pháp ước lệ tượng trưng, Nguyễn Du đã khắc họa thành công người anh hùng Từ Hải mang trong mình khát khao lớn lao, được vùng vẫy trong bốn biển. Đồng thời hình ảnh Từ Hải cũng gửi gắm niềm tin về công lý, về sự nghiệp của Nguyễn Du.

 

12 tháng 5 2021

câu 1 

Trang chủ Văn Mẫu Lớp 10 Chí khí anh hùng

PHÂN TÍCH NHÂN VẬT TỪ HẢI TRONG ĐOẠN TRÍCH CHÍ KHÍ ANH HÙNG

Tuyển tập và chọn lọc những bài văn mẫu 10 hay nhất phân tích hình ảnh nhân vật Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng của kiệt tác Truyện Kiều (Nguyễn Du).MỤC LỤC NỘI DUNG1. Hướng dẫn phân tích1. 1. Phân tích đề1. 2. Hệ thống luận điểm1. 3. Lập dàn ý chi tiết1. 4. Sơ đồ tư duy2. Top 6 bài văn hay2. 1. Bài mẫu số 12. 2. Bài mẫu số 22. 3. Bài tham khảo 32. 4. Bài văn mẫu 42. 5. Bài mẫu số 52. 6. Bài mẫu số 6

Phân tích nhân vật Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng để thấy được chân dung đẹp đẽ, tầm vóc và ý chí anh hùng của Từ Hải trong Truyện Kiều, qua đó truyền tải nhiều thông điệp ý nghĩa.

HƯỚNG DẪN PHÂN TÍCH NHÂN VẬT TỪ HẢI TRONG CHÍ KHÍ ANH HÙNG

Đề bài: Phân tích hình ảnh Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng (Truyện Kiều - Nguyễn Du)

1. PHÂN TÍCH ĐỀ

- Yêu cầu của đề bài: phân tích hình tượng nhân vật Từ Hải.

- Phạm vi tư liệu, dẫn chứng : những từ ngữ, chi tiết, hình ảnh tiêu biểu trong đoạn trích Chí khí anh hùng trích Truyện Kiều của Nguyễn Du.

- Phương pháp lập luận chính : phân tích.

2. HỆ THỐNG LUẬN ĐIỂM

Luận điểm 1: Từ Hải với những ý chí, khát vọng vùng vẫy giữa trời đất

Luận điểm 2: Từ Hải với chí khí, hoài bão, lớn lao, phi thường

Luận điểm 3: Từ Hải với tình yêu và khát vọng hạnh phúc phi thường

Luận điểm 4: Từ Hải - con người dứt khoát, tự tin, đầy bản lĩnh

3. LẬP DÀN Ý CHI TIẾT

a) Mở bài

- Giới thiệu sơ lược tác giả, tác phẩm và đoạn trích:

+ Nguyễn Du là nhà thơ lớn của văn học Việt Nam, được mệnh danh là "đại thi hào dân tộc", danh nhân văn hóa thế giới.

Truyện Kiều là tác phẩm truyện thơ Nôm kinh điển nổi tiếng nhất của Nguyễn Du.

 

+ Đoạn trích Chí khí anh hùng là ước mơ công lí của Nguyễn Du gửi gắm qua hình tượng Từ Hải.

- Giới thiệu nhân vật Từ Hải: là hình tượng trung tâm của đoạn trích thể hiện ước mơ về người anh hùng lí tưởng của tác giả.

b) Thân bài

* Luận điểm 1: Từ Hải với những ý chí, khát vọng vùng vẫy giữa trời đất

- “Trượng phu”: Cách gọi thể hiện sự trân trọng đối với những bậc anh hùng có tài năng, đức độ hơn người

- Hai không gian đối lập:

+ “Hương lửa đương nồng”: Mái ấm gia đình với tình yêu, hạnh phúc ngọt ngào

=> Không gian nhỏ hẹp, gắn với thói thường.

+ “Bốn phương”, “trời bể mênh mang”: Không gian vũ trụ mênh mông, rộng lớn nâng tầm vóc người anh hùng lên tầm vũ trụ.

-> Thể hiện ước mơ, khát vọng lớn lao của người anh hùng.

=> Từ Hải quyết tâm từ bỏ không gian gia đình ấm êm để đến với không gian vũ trụ để vùng vẫy với những khát vọng.

- Tính từ “thoắt”: Sự mau lẹ, quyết đoán, tự tin không phân vân

=> Sự thức dậy của lí trí, khí phách anh hùng vượt lên những điều bình thường để làm những điều phi thường.

 

- Ánh mắt “trông vời” và tư thế “thẳng dong”: Khắc họa hình tượng người tráng sĩ với khát vọng vùng vẫy giữa trời cao

=> Người tráng sĩ lên đường với tư thế dứt khoát, mạnh mẽ đi liền một mạch không ngoảnh lại.

* Luận điểm 2: Từ Hải với chí khí, hoài bão, lớn lao, phi thường

- Hình ảnh “mười vạn tinh binh”, “tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường”:

=> Thể hiện hoài bão phi thường của Từ Hải, muốn xây dựng cơ đồ của một bậc đế vương, chí khí xứng đáng tầm vóc của một bậc anh hùng.

- Hình ảnh “bốn bể không nhà” kết hợp với câu hỏi tu từ “theo càng thêm bận biết là đi đâu”

=> Cảm giác cô đơn thấp thoáng của bậc anh hùng khi thực hiện hoài bão. Nhưng càng cô đơn, quyết tâm càng lớn.

- Khoảng thời gian “một năm”: Thái độ tự tin, quyết tâm thực hiện lí tưởng anh hùng.

-> Với những hình ảnh ước lệ đã cho thấy chí khí hoài bão, khát vọng lớn lao phi thường của người anh hùng Từ Hải.

* Luận điểm 3: Từ Hải với tình yêu và khát vọng hạnh phúc phi thường

- Trước lời nói của Kiều, Từ Hải đã trách móc nhẹ nhàng:

    Playvolume00:00/01:05Truvid      

+ “Tâm phúc tương tri”: Là người tri kỉ, hiểu rõ lòng dạ của nhau.

=> Từ Hải lấy đạo tri kỉ ra để thuyết phục Kiều ở lại, với Từ Hải Kiều không phải người vợ, người tình mà là một người tri kỉ.

+ “Nữ nhi thương tình”: Thói nữ nhi tầm thường.

-> Với Từ Hải, Kiều không phải cô gái tầm thường mà là người thông minh, sắc sảo, tinh tế.

=> Lời trách móc của Từ Hải cho thấy tình yêu của chàng đối với Thúy Kiều không phải tình cảm tầm thường mà hết sức phi thường. Đó là mối tình tri kỉ, trân quý lẫn nhau.

- Khát vọng hạnh phúc phi thường của Từ Hải:

+ “Làm cho rõ mặt phi thường”: Thực hiện được hoài bão, lí tưởng anh hùng.

+ “Rước nàng nghi gia”: Rước Thúy Kiều danh chính ngôn thuận về làm vợ, cho nàng một danh phận.

-> Từ Hải ra đi không chỉ hướng đến sự nghiệp của một bậc anh hùng mà còn hướng đến khát vọng hạnh phúc phi thường của “trai anh hùng với gái thuyền quyên”.

* Luận điểm 4: Từ Hải - con người dứt khoát, tự tin, đầy bản lĩnh

- “Quyết lời”: Lời nói dứt khoát, quyết đoán

- “Dứt áo ra đi”: Thái độ mạnh mẽ, quyết tâm, dứt khoát.

- “Gió mây bằng đã... đến kì dặm khơi”: Bút pháp lí tưởng hóa đã cực tả dáng vẻ tựa như cánh chim bằng cất mình bay thẳng vào muôn trùng dặm khơi của người anh hùng

=> Từ Hải là người có chí khí anh hùng, hoài bão lớn lao cùng bản lĩnh phi thường.

* Ý nghĩa hình ảnh Từ Hải

- Thể hiện ước mơ về người anh hùng lí tưởng của thời đại: chí khí, hoài bão lớn lao, khát vọng phi thường

- Là biểu tượng về khát vọng tự do và lẽ công bằng.

* Đặc sắc nghệ thuật xây dựng nhân vật

- Bút pháp miêu tả, khắc họa nhân vật qua dáng vẻ, hành động, lời nói

- Ngôn ngữ đối thoại trực tiếp

- Hình ảnh ước lệ với các danh từ, động từ, tính từ giàu giá trị biểu đạt.

c) Kết bài

- Khái quát ý chí, tính cách của nhân vật Từ Hải.

- Liên hệ quan niệm về người anh hùng trong thời đại mới.

4. SƠ ĐỒ TƯ DUY PHÂN TÍCH NHÂN VẬT TỪ HẢI

Sơ đồ tư duy phân tích nhân vật Từ Hải trong Chí khí anh hùng

TOP 6 BÀI VĂN HAY PHÂN TÍCH HÌNH ẢNH TỪ HẢI TRONG CHÍ KHÍ ANH HÙNGPHÂN TÍCH NHÂN VẬT TỪ HẢI - BÀI MẪU SỐ 1

Chí khí anh hùng được trích từ phần thứ hai Gia biến và lưu lạc trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Đây là phần do Nguyễn Du sáng tạo ra không có trong nguyên tác chữ Hán. Đoạn trích đã vẽ lên chân dung người anh hùng Từ Hải vô cùng đẹp đẽ, đồng thời gửi gắm những thông điệp ý nghĩa qua nhân vật này.

Văn bản nói về cuộc chia tay giữa Thúy Kiều và Từ Hải sau nửa năm chung sống mặn nồng. Từ Hải lên đường thể hiện quyết tâm mưu đồ việc lớn của người anh hùng có hùng tâm tráng trí cao cả, lớn lao.

Trước đoạn trích này, ngay từ khi Từ Hải xuất hiện, Nguyễn Du đã cho người đọc thấy hình ảnh người anh hùng ngay từ vẻ đẹp ngoại hình:

Râu hùm hàm én mày ngài

Vai năm thước rộng thân mười thước cao

Hay vẻ đẹp ở phương diện tài năng:

Đường đường một đấng anh hào

Côn quyền hơn sức lược thao gồm tài.

Để làm bật vẻ đẹp đó, bốn câu thơ đầu đã vẽ lên hình ảnh người anh hùng với khát khao, hoài bão lớn lao, cao đẹp:

“Nửa năm hương lửa đương nồng

Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương

Trông vời trời bể mênh mang

Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong”.

Giữa lúc cuộc sống của Từ Hải và Thúy Kiều đang ở độ đằm thắm, mặn nồng nhất thì Từ Hải quyết định dứt áo lên đường thực hiện nguyện vọng lớn lao. Theo lẽ thường, những người đàn ông sẽ khó có đủ quyết tâm để rời bỏ hạnh phúc riêng tư. Còn Từ Hải lại là một người hoàn toàn khác, mặc dù đang trong giai đoạn hạnh phúc nhất, nhưng sâu thẳm trong trái tim Từ Hải khát khao, hoài bão, nguyện vọng đó vẫn luôn âm ỉ cháy bỏng, chỉ chờ thời cơ thích hợp để thực hiện. Thái độ lên đường của Từ Hải hết sức dứt khoát, hành động “thoắt” cho thấy sự thay đổi nhanh chóng trong con người Từ Hải. Chỉ cần nghĩ đến những khát khao, hoài bão lớn của đời người là chàng đã muốn lên đường ngay lập tức. Tư thế lên đường “trông vời” đó là cái nhìn thẳng về phía trước, thể hiện một thái độ tự tin, mạnh mẽ của con người có bản lĩnh kiên định, vững vàng. Các từ ngữ Nguyễn Du miêu tả quyết tâm của Từ Hải hết sức đắt giá: “trượng phu”, “động lòng bốn phương”, “trời bể mênh mông” cho thấy một không gian hoạt động rộng lớn, đó là không gian thiên nhiên, vũ trụ để Từ Hải thỏa sức vẫy vùng, thể hiện hùng tâm, tráng trí của mình.

Qua bốn câu thơ đầu Nguyễn Du đã khắc họa hình ảnh của một người anh hùng lí tưởng, phi thường, có ước mơ, có hoài bãi cao cả, có chí lớn ôm trọn của trời đất. Nguyễn Du đã rất khéo léo khi xây dụng hình ảnh người anh hùng Từ Hải qua không gian rộng lớn, qua tư thế, hành động mạnh mẽ, dứt khoát.

Qua cuộc đối thoại với Thúy Kiều vẻ đẹp của người anh hùng Từ Hải càng được thể hiện rõ nét hơn. Trước hết những lời đối thoại của Từ Hải đã cho thấy tình cảm chàng dành cho Thúy Kiều, chàng ý thức được sự lo lắng, băn khoăn, hiểu được ý định xin được đi theo của nàng Kiều nên đã nói chuyện với nàng để giải tỏa nỗi băn khoăn ấy. Chàng còn khẳng định tình cảm tri ân tri kỉ giữa hai người, rồi trách móc nàng Kiều vẫn chưa thoát khỏi chuyện nữ nhi thường tình:

Từ rằng: Tâm phúc tương tri

Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình.

Từ Hải một người có ý chí, quyết tâm, ôm mộng lớn bao trùm thiên hạ bởi vậy vợ chàng, tri âm tri kỉ của chàng cũng phải la người phụ nữ mạnh mẽ, hiểu chuyện, không nên có những thái độ giống như những người phụ nữ bình thường khác. Ngoài ra, để làm Thúy Kiều yên tâm, chàng còn khẳng định, đưa ra lời hứa hẹn:

Bao giờ mười vạn tinh binh

Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp trời

Làm cho rõ mặt phi thường

Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia.

Câu thơ là lời khẳng định tình cảm sâu sắc Từ Hải dành cho Thúy Kiều, đó làm tấm lòng trân trọng, luôn lo lắng cho Thúy Kiều của Từ Hải. Đồng thời Từ Hải cũng phân tích để Thúy Kiều hiểu được việc nàng muốn đi theo là không phù hợp: Bằng nay bốn bể không nhà/ Theo càng thêm bận biết là đi đâu. Để rồi một lần nữa Từ hứa hẹn chắc chắn một năm sau sẽ trở về đón nàng trong vinh quang. Đằng sau những lời nói của Từ Hải ta còn thấy được khát vọng lớn lao của người anh hùng: muốn có một đội quân tinh nhuệ, hùng hậu, đủ sức làm rung chuyển thiên hạ. Bày tỏ mục đích ra đi vì sự nghiệp lớn của mình là để khẳng định bản lĩnh nam nhi. Khát vọng lớn lao của người anh hùng Từ Hải thể hiện qua thái độ dứt khoát, kiên quyết dẹp bỏ tình riêng hết lòng vì sự nghiệp lớn.

Khát vọng lớn lao của Từ Hải còn được thể hiện ở lời khẳng định chỉ trong vòng một năm ngắn ngủi sẽ hoàn thành sự nghiệp lớn để trở về. Đối với một người nam nhi làm sự nghiệp lớn, gây dựng cơ đồ chỉ trong một năm quả là quá ngắn ngủi. Qua lớn khẳng định đó cho thấy sự bản lĩnh, tự tin của Từ Hải vào tài năng của mình. Thông qua lời đối thoại với Thúy Kiều đã khắc họa rõ nét, chân thực những khát vọng lớn lao, cao cả, mạnh mẽ và cả tình yêu tha thiết Từ Hải dành cho Thúy Kiều.

Hai câu thơ cuối thể hiện quyết tâm của Từ Hải: Quyết lời dứt áo ra đi/ Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi. Các từ quyết, dứt, ra đi cho thấy hành động mạnh mẽ, dứt khoát, kiên quyết của Từ Hải. Hình ảnh cánh chim bằng cưỡi gió bay cao, bay xa ngoài biển lớn được Nguyễn Du sử dụng để nói lên lí tưởng, khát vọng, hoài bão cao đẹp của người anh hùng.

Bằng bút pháp ước lệ tượng trưng, Nguyễn Du đã khắc họa thành công người anh hùng Từ Hải mang trong mình khát khao lớn lao, được vùng vẫy trong bốn biển. Đồng thời hình ảnh Từ Hải cũng gửi gắm niềm tin về công lý, về sự nghiệp của Nguyễn Du.



tk

3 tháng 7 2021

Tham khảo nha em:

a. Mở bài

Giới thiệu tác giả Thạch Lam và truyện ngắn Hai đứa trẻ

Dẫn dắt vào vấn đề: Giá trị hiện thực và nhân đạo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ

b. Thân bài

 

Khái quát chung

Tóm tắt truyện

Chủ đề câu chuyện

Giá trị hiện thực : Giá trị hiện thực của tác phẩm văn học là toàn bộ hiện thực được nhà văn phản ánh trong tác phẩm văn học, tùy vào ý đồ sáng tạo mà hiện tượng đó có thể đồng nhất với thực tại cuộc sống hoặc có sự khúc xạ ở những mức độ khác nhau…

Giá trị nhân đạo: Là một giá trị cơ bản của những tác phẩm văn học chân chính được tạo nên bởi niềm cảm thông sâu sắc của nhà văn với nỗi đau của những con người, những cảnh đời bất hạnh trong cuộc sống. Đồng thời, nhà văn còn thể hiện sự nâng niu, trân trọng với những nét đẹp trong tâm hồn và niềm tin khả năng vươn dậy của con người dù trong bất kỳ hòan cảnh nào của cuộc đời.

Nội dung

Giá trị hiện thực

Miêu tả chân thực bức tranh thiên nhiên phố Huyện

Miêu tả sinh động cuộc sống lam lũ, nghèo khổ, bế tắc của những cư dân nơi phố Huyện

Phản ánh hiện thực của người dân trước cách mạng 1945Cảnh đợi tàu phản ánh ao ước, khát khao, những mong đợi của người dân phố Huyện nơi đây

Giá trị nhân đạo

Tình cảm xót thương của Thạch Lam đối với những người sống ở phố huyện nghèoXót xa trước cảnh nghèo đói, tăm tối, quẩn quanh của những kiếp người nơi phố Huyện ( gia đình chị Tí, bác Xẩm, bác Siêu….)

Cảm thương cho cuộc sống đơn điệu và tẻ nhạc của họPhát hiện và trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của người dân nghèo nơi phố Huyện, cần cù, chịu thương chịu khó (những kiếp người nơi phố Huyện vẫn cứ dọn hàng, vẫn cứ tiếp tục sự sống, suy trì sự sống dẫu cho đó chỉ là cuộc sống đơn điệu, tẻ nhạc….)

Giàu lòng thương yêu (Những chi tiết, cảm xúc của Liên trước cảnh vật và con người phố Huyện)

Sự cảm thông, trân trọng của Thạch Lam trước những ước mơ của người dân nghèo về một cuộc sống tốt đẹp hơn

Tác giả trân trọng những ước mơ, hoài niệm của hai chị em Liên và An bằng những từ ngữ, lời văn nhẹ nhàng thấm đẫm cảm xúc

Hơn nữa, qua cảnh đợi tàu, tác giả đã phần nào nói lên tấm lòng của mình đối với những kiếp người nhỏ nhoi giữa cuộc đời. Dường như nhà văn muốn thức tỉnh, muốn hướng họ đến với một cuộc sống mới, tốt hơn, tràn ngập ánh sáng và nhịp sống….

c. Kết bài

Nêu nhận xét, đánh giá chung về vấn đềMở rộng vấn đề bằng những cảm xúc và suy nghĩ của mỗi cá nhân

tham khảo:

hạch Lam một trong những cây bút chủ lực của Tự lực văn đoàn. Các tác phẩm của ông thiên về những cảm xúc trong trẻo, nhẹ nhàng mà vô cùng sâu lắng. Đằng sau những trang văn thấm đẫm chất thơ là niềm cảm thương, tấm lòng nhân đạo với những kiếp người nghèo khổ trong xã hội. Truyện ngắn Hai đứa trẻ là một trong những truyện nổi bật nhất của ông. Nắm bắt khoảnh khắc ngày tàn, Thạch Lam đã vẽ nên cuộc sống đầy ảm đạm mà cũng ngập tràn mơ ước của con người nơi đây.

Thạch Lam lựa chọn thời điểm hoàng hôn, khi mọi vật bắt đầu chuẩn bị đi vào trạng thái nghỉ ngơi. Bằng ngòi bút tinh tế, nhạy cảm ông không chỉ nắm bắt cái thần thái của cuộc sống con người mà đó còn là bức tranh thiên nhiên. Qua hai bức tranh đó thể hiện những quan điểm, cảm xúc của tác giả trước hiện thực cuộc sống.

 

Bức tranh thiên nhiên mơ mộng mà đượm buồn, âm thanh còn vương lại chỉ là “tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều”, xa xa là tiếng ếch nhái kêu ran theo tiếng gió đưa vào. Âm thanh tưởng là náo động, rộn rã mà hóa ra lại da diết, khắc khoải, ảm đạm. Có lẽ không gian phải vắng lặng, tĩnh mịch lắm mới có thể nắm bắt trọn vẹn từng âm thanh ngoài kia đến vậy. Lúc này, mặt trời cũng dần dần đi vào trạng thái nghỉ ngơi: “Phương Tây đỏ rực như lửa cháy”, “Những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn”, gam màu sáng, màu nóng nhưng tất cả đều gợi lên sự lụi tàn. Những dãy tre làng trước mặt đen lại cắt hình rõ rệt trên nền trời khiến cho sự ảm đạo bao trùm lên cảnh vật khi bóng tối dần bủa vây xung quanh. Với nhịp điệu chậm, những câu văn giàu tính nhạc tựa như một câu thơ đã vẽ nên khung cảnh yên bình, êm dịu của bức tranh thiên nhiên. Bức tranh hoàng hôn đẹp, mơ mộng, yên ả nhưng đậm nỗi u buồn, ảm đạm.

Bên cạnh bức tranh thiên nhiên, Thạch Lam còn đưa những nét vẽ của mình hướng đến bức tranh sinh hoạt của con người. Ông nắm lấy khung cảnh của một buổi chợ đã tàn. Người ta thường nói rằng, muốn biết cuộc sống nơi đó ra sao, chỉ cần đến chợ là sẽ biết. Và Thạch Lam cũng làm như vậy. Khung cảnh khu chợ sau buổi họp hiện lên tiêu điều, xơ xác. Âm thanh náo nhiệt, ồn ã đã biến mất, giờ chỉ còn lại cái tĩnh lặng bao trùm. Chỉ còn một vài người bán hàng về muộn ở lại dọn hàng, họ trò chuyện vội vã với nhau vài câu. Trên nền chợ chỉ còn lại rác rưởi, vỏ thị, vỏ bưởi,… Những đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom trên mặt đất, đi tìm tòi, nhặt nhạnh những thanh nứa thanh tre hay bất cứ những gì còn sót lại… cảnh tình của chúng thật đáng thương, tội nghiệp. Mẹ con chị Tí ngày mò cua, bắt ốc, đêm lại dọn hàng nước bán, dù đã chăm chỉ làm lụng nhưng vẫn không đủ sống. Bà cụ Thi điên nghiện rượu, lúc nào cũng chìm trong hơi men, xuất hiện cùng tiếng cười khanh khách,… Còn chị em Liên cũng coi giữ một cửa hàng tạp hóa nhỏ, bán những vật dụng đơn giản cho những khách hàng quen thuộc. Liên, An mới chỉ là những đứa trẻ nhưng chúng đã tham gia vào công cuộc mưu sinh. Cuộc sống của những người dân nơi đây quẩn quanh, nhàm chán, họ đại diện cho những kiếp sống mòn, sống mỏi. Trong sâu thẳm họ vẫn luôn khao khát, đợi chờ một điều gì đó tươi sáng hơn cho cuộc sống, nhưng còn mơ hồ, không rõ ràng.

 

Nổi bật nhất trong bức tranh đó chính là tâm hồn tinh tế, nhạy cảm của nhân vật Liên. Cô tinh tế, nhạy cảm trước sự biến chuyển của thiên nhiên trong khoảnh khắc ngày tàn, cảm nhận từng chi tiết bé nhỏ mà quen thuộc với cuộc sống nơi đây: “một mùi âm ẩm bốc lên trộn lẫn với mùi cát bụi quen thuộc quá…”, mùi hương thân quen, đã gắn bó với cuộc sống của cô nhiều nằm. “Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen…” ngắm nhìn khung cảnh, dường như cái trầm buồn, yên tĩnh của thiên nhiên thấm sâu vào tâm hồn non nơi, đầy nhạy cảm của cô. Liên còn là một cô bé có tấm lòng nhân hậu, giàu lòng yêu thương. Đó là sự quan tâm với mẹ con chị Tí, những câu hỏi han ân cần, chứa đựng tình yêu thương, xót xa và ái ngại cho hoàn cảnh gia đình chị. Nghe tiếng cười biết đó là cụ Thi đi, Liên “lẳng lặng rót đầy một cút rượu ty đưa cho cụ” và “đứng sững nhìn theo”¬. Trước hình ảnh những đứa trẻ con nghèo nhặt rác chị động lòng thương nhưng bản thân lại không có tiền cho chúng.

Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn là đoạn văn giàu chất trữ tình. Chất thơ ấy tỏa ra từ thiên nhiên, từ cảnh vật quê hương bình dị, rất đỗi thân thuộc là tiếng trống thu không, là tiếng ếch kêu ran ngoài đồng,… Chất thơ còn thể hiện trong tâm hồn đầy nhạy cảm, tinh tế của Liên khi cảm nhận về cuộc sống xung quanh. Không chỉ vậy chất thơ còn thấm đượm trong từ câu chữ, những câu văn nhịp nhàng, có tiết tấu, giàu chất nhạc: “Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào” đã tăng thêm chất trữ tình cho tác phẩm.

Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn vừa khắc họa được bức tranh thiên nhiên đẹp mà đượm buồn, vừa cho thấy cuộc sống quẩn quanh, bế tắc, nghèo nàn của những con người nơi đây. Đằng sau bức tranh phố huyện ta còn thấy được tình yêu thiên nhiên, cũng như tấm lòng nhân đạo sâu sắc của tác giả: trân trọng nâng niu những số phận và ước mơ đổi đời của họ. Nghệ thuật miêu tả đặc sắc, chất trữ tình thấm đượm cũng là những yếu tố tạo nên sự thành công cho tác phẩm.

3 tháng 3 2016

DÀN Ý

1. Phân tích nhân vật:

 -Mị trước khi làm dâu nhà thống lý: Cô gái người Mèo xinh đẹp, yêu đời, có tài thổi sáo, khao khát yêu và đã được yêu.

 - Mị, con dâu gạt nợ nhà thống lý: Người đàn bà sống nhẫn nhục trong tăm tối =>Danh nghĩa là con dâu song kì thực là nô lệ, Mị là nạn nhân của sự đầu độc, áp chế về tinh thần

 - Sức sống mãnh liệt của Mị:

            + Lần 1: Mới bị bắt về làm dâu=> định tìm đến cái chết vì không chấp nhận sống nô lệ

            + Lần 2: Trong đêm tình mùa xuân=> Mị muốn đi chơi

             + Lần 3: Chứng kiến cảnh A Phủ bị trói, Mị đã cắt dây cởi trói và chạy theo A Phủ=> hành động bất ngờ, bột phát thể hiện tinh thần phản kháng và khát vọng hạnh phúc đã chiến thắng.

- Mị đến với cách mạng như là một tất yếu của quy luật có áp bức có đấu tranh, từ đấu tranh tự phát sang đấu tranh tự giác

2. Giá trị nhân đạo của tác phẩm được thể hiện qua nhân vật Mị:

- Nhân đạo là thương người vì con người mà lên tiếng

- Câu chuyện đau buồn của Mị không phải là chuyện riêng của Mị mà tiêu biểu cho người phụ nữ miền núi trong chế độ phong kiến- thực dân

- Nhân vật Mị là một hình tượng nghệ thuật đẹp tiêu biểu cho khát vọng sống khát vọng hạnh phúc của người dân miền núi và hành trình tất yếu tìm đến cách mạng của họ

=> Truyện mang giá trị nhân đạo sâu sắc: xót xa với những số phận bất hạnh, ngợi ca những tâm hồn tuổi trẻ yêu đời trong sáng, bất bình với những tội ác man rợ của bọn quan lại miền núi và đồng tình với khát vọng giải phóng của người dân miền núi với chế độ thực dân phong kiến xưa

. Điều này có tác dụng to lớn, khắc hoạ rõ nét chủ đề của tác phẩm: cho dù phải sống trong một tình thế hết sức bi đát, bà cụ Tứ nói riêng và những người lao động nói chung vẫn hướng tới tương lai, vẫn khao khát một mái ấm gia đình

9 tháng 5 2016

 

   Từ Hải là một giấc mơ của Nguyễn Du,giấc mơ anh hùng,giấc mơ tự do và công lý.Cho nên Từ Hải là một người chí khí,một người siêu phàm.Con người ấy đến từ một giấc mơ và ở lại như một huyền thoại.Hiện diện trong “Truyện Kiều” như một nhân cách sử thi,Từ Hải đã làm nên những trang sôi động nhất,hào sảng nhất trong cái thế giới buồn đau dằng dặc của “Đoạn Trường Tân Thanh”.Đoạn trích “Chí       Khí Anh Hùng” là một đoạn trích tiêu biểu khắc họa rõ nét chí khí anh hùng của Từ Hải.

Kiều bị lừa vào lầu xanh lầnthứ 2, tâm trạng nàng vô cùng đau khổ và tuyệt vọng. May sao Từ Hải đột ngột xuất hiện, đã xem Kiều như tri kỉ và chuộc nàng thoát khỏi lầu xanh. Cả 2 đều là những con người thuộc tầng lớp thấp kém (một gái lầuxanh, một tướng giặc) bị xã hội phong kiến thối nát lúc bấy giờ ruồng rẫy, coi thường, và họ đã đến với nhau trong 1 tình cảm gắn bó của đôi tri kỉ. Từ Hải đánh giá cao sự thông minh, khéo léo của Kiều và ngược lại Kiều nhận ra ở Từ Hải có chí khí anh hùng hiếm có trong thiên hạ, đồng thời cũng là người duy nhất có thể giải thoát cho nàng.Nhưng dù yêu thương,trân trọng Từ Hải, Kiều cũng không thể giữ chân bậc anh hùng cái thế.Đã đến lúc Kiều để Từ Hải ra đi lập sự anh hùng.Tính cách và chí khí của Từ Hải được biểu hiện qua cách sử dụng kết hợp nhuần nhuyễn từ Hán Việt,ngôn ngữ bình dân,dùng nhiều hình ảnh ước lệ và sử dụng điển cố,điển tích.Đặc biệt nhân vật Từ Hải được Nguyễn Du tái tạo theo khuynh hướng lí tưởng hóa.Mọi ngôn từ,hình ảnh và cách miêu tả Nguyễn Du đều sử dụng rất phù hợp với khuynh hướng này.

“Nửa năm hương lửa đương nồng

Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương”.

“Nửa năm” là khoảng thời gian chung sống của Từ Hải và Kiều,thời gian chưa đủ dài để dập tắt hương lửa nồng nàn của “trai anh hùng,cái thuyền quyên”.Vậy nhưng,Từ Hải vội dứt áo ra đi,Từ không quên mình là một tráng sĩ.Trong xã hội phong kiến,đã làm thân nam nhi phải có chí vẫy vùng giữa trời đất cao rộng.Tác giả dùng từ “trượng phu” đây là lần duy nhất tác giả dùng từ này và dùng cho nhân vật Từ Hải.”Trượng phu” nghĩa là người đàn ông có chí khí lớn.Từ “thoắt” nghĩa là nhanh chóng trong khoảng khắc bất ngờ.Đó là cách xử sự bất thường,dứt khoát của Từ Hải.Nếu là người không có chí khí,không có bản lĩnh thì trong lúc hạnh phúc vợ chồng đang nồng nàn người ta dễ quên những việc khác.Nhưng Từ Hải thì khác,ngay khi đang hạnh phúc,chàng “thoắt” nhờ đến mục đích,chí hướng của đời mình .Tất nhiên chí khí đó phù hợp với bản chất của Từ Hải,hơn nữa,Từ Hải nghĩ thực hiện được chí lớn thì mới xứng đáng với niềm tin yêu và trân trọng mà Thúy Kiều dành cho mình .Cụm từ “động lòng bốn phương” theo Tản Đà là “động bụng nghĩ đến bốn phương”cho Từ Hải “không phải người một nhà,một họ,một xóm,một làng mà là người của trời đất,của bốn phương”(Hoài Thanh).Chính vì thế,chàng hướng về “trời bể mênh mang”,với “thanh gươm yên ngựa” lên đường đi thẳng:

“Trông vời trời bể mênh mang

Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng dong”.

Không gian trời bể mênh mang,con đường thẳng đã thể hiện rõ chí khí anh hùng của Từ Hai.Tác giả dựng lên hình ảnh “Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng dong”rồi mới để cho Từ Hải và Thúy Kiểu nói lời tiễn biệt.Liệu có gì phi lôgic không?Không,vì hai chữ “thẳng dong” có người giải thích là “vội lời”,chứ không phải lên đường đi thẳng rồi mới nói lời tiễn biệt.Ta có thể hình dung,Từ Hải lên yên ngựa rồi mới nói những lời chia biệt với Thúy Kiều.Lời Từ Hải nói với Thúy Kiều lúc chia tay thể hiện rõ rính cách nhân vật.Thứ nhất,Từ Hải là người có chí khí phi thường,khi chia tay thấy Kiểu nói:

Nàng rằng : “Phận gái chữ tòng

Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi”.

Từ Hải đã đáp lại rằng:

Từ rằng : ”Tâm phúc tương tri

Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình”.

Trong lời đáp ấy bao hàm lời dặn dò và niềm tin mà Từ Hải gửi gắm nơi Thuý Kiều. Chàng vừa mong Kiều hiểu mình, đã là tri kỉ thì chia sẻ mọi điều trong cuộc sống, vừa động viên, tin tưởng Kiều sẽ vượt qua sự bịn rịn của một nữ nhi thường tình để làm vợ một người anh hùng. Chàng muốn lập công, có được sự nghiệp vẻ vang rồi đón Kiều về nhà chồng trong danh dự :

Bao giờ mười vạn tinh binh,
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.
Làm cho rõ mặt phi thường,
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia”.

Quả là lời chia biệt của một người anh hùng có chí lớn, không bịn rịn một cách yếu đuối như Thúc Sinh khi chia tay Kiều. Sự nghiệp anh hùng đối với Từ Hải là ý nghĩa của sự sống. Thêm nữa, chàng nghĩ có làm được như vậy mới xứng đáng với sự gửi gắm niềm tin, với sự trông cậy của người đẹp.

Thứ hai, Từ Hải là người rất tự tin trong cuộc sống :

Đành lòng chờ đó ít lâu,
Chầy chăng là một năm sau vội gì !

Từ ý nghĩ, đến dáng vẻ, hành động và lời nói của Từ Hải trong lúc chia biệt đều thể hiện Từ là người rất tự tin trong cuộc sống. Chàng tin rằng chỉ trong khoảng một năm chàng sẽ lập công trở về với cả một cơ đồ lớn.

Quyết lời dứt áo ra đi

Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi

Hai chữ “dứt áo” thể hiện phong cách mạnh mẽ,phi thường của đấng trượng phu trong lúc chia biệt.Hình ảnh “Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi”là một hình ảnh so sánh đẹp đẽ và đầy ý nghĩa.Tác giả muốn ví Từ Hải như chim bằng cưỡi gió bay cao,bay xa ngoài biển lớn.Không chỉ thể trong câu thơ còn diễn tả được tâm trạng của con người khi được thỏa chí tung hoành “diễn tả một cách khoái trá trong giây lát con người phi thường rời khỏi nơi tiễn biệt”.Chia li và hội ngộ,hội ngộ và chia li,hai sự kiện trái ngược và nối tiếp chia cái đời thường của mỗi người ra thành những chặng đường giàu ý nghĩa hơn.Phải,nếu không có chia li và hội ngộ,cuộc sống chỉ là một dòng chảy đơn điệu và tẻ nhạt.Nếu hội ngộ là sướng vui,hạnh phúc thì chia li là sầu muộn,đau buồn.Có lẽ vì thế mà thơ ca viết về chia li nhiều hơn,thấm thía hơn?Trong “Truyện Kiều” Nguyễn Du đã ba lần khắc họa những cuộc chia biệt.Đó là Kiều tiễn Kim Trọng về quê hộ tang chú,ở đó có sự nhớ nhung của một người đang yêu mối tình đầu say đắm.Đó là cuộc chia tay Thúc Sinh để chàng về quê xin phép Hoạn Thư cho Kiều được làm vợ lẻ,hi vọng gặp lại mong manh.Cuộc chia tay Từ Hải là chia tay người anh hùng để chàng thỏa chí vẫy vùng bốn biển.Do vậy tính chất ba cuộc chia biệt là hoàn toàn khác hẳn nhau.Vậy nhưng,bằng tài hoa của một người nghệ sĩ bậc thầy,Nguyễn du đã khắc họa thành công chân dung nhân vật Từ Hải với những dấu ấn riêng biệt.

     Dưới hình thức một cuộc chia li,đoạn trích “Chí khí anh hùng” mang chở khát vọng tự do,công lí của Nguyễn Du.Từ Hải như một con đại bàng vỗ cánh làm xáo động cả đất trời.Chỉ có đôi cánh ấy mới che chở được những nạn nhân sống dưới gần trời tăm tối của thể giới “Truyện Kiều”.

3 tháng 8 2020

Ngòi bút Nguyễn Du tài tình khi khắc họa những nhân vật trong Truyện Kiều luôn chân thật, sống động, gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc. Nhân vật vừa có nét chung, vừa có nét riêng nổi bật, đặc biệt là về tâm lý, tính cách. Chỉ cần một lời thơ cô đọng, tác giả đã làm lộ ngay thần thái của nhân vật. Đoạn Chí khí anh hùng- Từ Hải ra đi lập sự nghiệp, giã từ Thúy Kiều - đã thể hiện sắc nét nghệ thuật miêu tả nhân vật đó của Nguyễn Du.

Từ Hải đa tình, nhưng trước hết Từ Hải là một tráng sĩ, một người có chí khí mạnh mẽ. Chỉ là mục đích cao để hướng tới, khí là nghị lực để đạt tới mục đích. Ở con người Từ Hải, nỗi khát khao được vẫy vùng giữa trời cao đất rộng như đã trở thành một sức mạnh của thiên nhiên, không gì có thể kiềm chế nổi. Từ Hải đang sống trong cảnh nồng nàn hương lửa, chợt động lòng bốn phương. Thế là toàn bộ tâm trí hướng về trời bể mênh mang và lập tức ở vào tư thế một mình với thanh gươm yên ngựa sẵn sàng lên đường. Động lòng bốn phương là "động bụng nghĩ đến bốn phương" (Tản Đà). Nói cụ thể hơn là thấy trong lòng cái chí tung hoành ở bốn phương đang thúc giục, kêu gọi. Chỉ hai câu đầu, ta thấy Từ Hải không phải là con người tầm thường, mà có tâm chí của bậc hào kiệt Không gian trong câu 3, 4 (trời bể mênh mang, lên đường thẳng rong) thể hiện chí khí anh hùng của Từ Hải: lên đường, một mình một ngựa, một thanh gươm!

Lời Từ Hải nói trong lúc tiễn biệt thể hiện rõ tính cách của nhân vật anh hùng này. Từ Hải là con người của sự nghiệp phi thường, không thể đắm mình mãi chốn khuê phòng. Đang ở trong cảnh hạnh phúc ngọt ngào, Từ Hải thoắt đã động lòng bốn phương, tiếng gọi của sự nghiệp đã thức tỉnh chàng. Giờ đây sự nghiệp đối với chàng là trên hết. Đối với Từ Hải, sự nghiệp chẳng những là ý nghĩa của sự sống, mà còn là điều kiện để thực hiện những ước ao mà người tri kỷ gửi gắm, trông cậy ở chàng. Do vậy nên không chút bịn rịn, không có những lời than vãn lúc chia biệt. Thêm nữa, trong lời trách người tri kỷ chưa thoát khỏi thường tình nhi nữ, còn bao hàm cái ý khuyên Kiều hãy vượt lên tình cảm thông thường để làm vợ của một anh hùng. Cho nên sau này trong nỗi nhớ thương của Kiều (Cánh hồng bay bổng tuyệt vời - Đã mòn con mắt phương trời đăm đăm) không chỉ có sự mong chờ người yêu xa cách, mà còn mong chờ cả sự nghiệp của Từ Hải.

Con người rất tự chủ và tự tin. Trước đây, ngay trong cảnh trần ai, Từ Hải ngang nhiên xem mình là anh hùng, tất cả sự nghiệp sau này như đã nắm chắc trong tay. Giờ đây xuất phát chỉ với thanh gươm yên ngựa, Từ Hải đã khẳng định, muộn thì cũng không quá một năm, sẽ nhất định trở về với cả một cơ đồ to lớn.

Từ Hải là nhân vật được Nguyễn Du tái tạo theo khuynh hướng lí tưởng hóa. Trong đoạn trích này, qua từ ngữ, hình ảnh nghệ thuật miêu tả của tác giả, Từ Hải hiện ra với tính cách của con người phi thường.

Trượng phu là người đàn ông có chí khí lớn. Chữ thoắt nói những quyết định dứt khoát của Từ Hải. Bốn chữ động lòng bốn phương nói lên được cái ý Từ Hải "không phải là người một nhà, một họ, một xóm, một làng mà là người của trời đất, của bốn phương" (Hoài Thanh). Chữ dứt áo trong câu Quyết lời dứt áo ra đi thể hiện được phong cách con người phi thường lúc chia biệt: người ở nắm áo, nhưng người đi cứ dứt áo ra đi.

Mặt khác, Từ Hải là con người phi thường, nên lúc ra đi cũng không thể ra đi như mọi người. Hơn nữa, hình ảnh Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi cho thấy chí lớn của một bậc hào kiệt. Từ Hải ra đi chỉ với thanh gươm yên ngựa, nhưng vẫn cả quyết ngày trở về sẽ có mười vạn tinh binh. Làm thế nào mà có được như thế, Từ Hải không nói, nhưng Kiều thì tin và người đọc cũng không thấy phải băn khoăn.

Nguyễn Du đã thành công trong việc sử dụng từ ngữ, hình ảnh, nghệ thuật miêu tả theo khuynh hướng lí tưởng hóa để biến Từ Hải thành một hình tượng lý tưởng, phi thường với những nét thật cụ thể, sinh động.

11 tháng 3 2016

1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nhân vật Mỵ, đặc biệt nhấn mạnh nghệ thuật miêu tả tâm lý của Tô Hoài => Đi vào phân tích tâm lý của Mỵ trong đêm cởi trói cho A Phủ.

2. Giới thiệu về A Phủ và sự việc A Phủ bị trói.

            - A Phủ là một người nông dân nghèo, vì tội đánh con quan nên bị bắt về làm nô lệ nhà thống lý.

            - A Phủ chăn bò và để hổ ăn thịt mất một con bò nên bị thống lý bắt trói đứng vào cột mấy ngày liền.

3. Giới thiệu nỗi cô đơn, tủi nhục của Mỵ:

            - Cô đơn: Làm bạn với ngọn lửa.

            - Tủi nhục: Nhiều lần bị A Sử đánh khi ngồi sưởi ấm.

            - A Phủ bị trói gần nơi bếp lửa của Mỵ.

4. Tâm trạng ban đầu của Mỵ trước việc A Phủ bị trói

            - Mỵ vẫn thản nhiên . Dẫu A Phủ là cái xác chất đứng đấy cũng thế thôi -> Có lẽ vì cảnh trói người ở nhà thống lý diễn ra thường xuyên. Mỵ không buồn bận tâm.

5. Tâm trạng khi nhìn thấy một dòng nước mắt bò xuống má A Phủ:

            - Mỵ nhớ lại quá khứ, việc mình cũng bị trói => Đồng cảnh => đồng cảm sâu sắc.

            - Mỵ nghĩ nhiều đến cái chết:

            + Có một người đàn bà từng bị trói đến chết.

            + Người kia nay mai phải chết.

            + Ta là thân đàn bà ... đợi ngày rũ xương ở đây thôi.

            + Biết đâu A Phủ trốn thoát, Mỵ bị trói thay đến chết

            => Cái chết trở thành nỗi ám ảnh và vì thế Mỵ rơi vào trạng thái sợ hãi.

6. Đằng nào Mỵ cũng chết và lập tức sau đó Mỵ lựa chọn cái chết có nghĩa, chết vì tình thương ( chứ không phải chết vì con ma nhà thống lý, càng không phải chết oan, chết bị trói thay). Điều này khiến Mỵ quyết định cởi trói cho A Phủ.

7. Hành động cởi trói:

- Mỵ lấy dao cắt lúa cắt nút dây mây.

            => Tình thương chiến thắng nỗi sợ hãi.

            => Hành động này mang ý nghĩa là sự giải thoát cho đồng loại

8. Hành động chạy theo A Phủ:

            => Mang ý nghĩa là sự tự giải thoát, thể hiện khát vọng sống mạnh mẽ của Mỵ.

9. Đánh giá chung:

            - Thông qua diễn biến tâm lý và hành động của Mỵ trong đêm cởi trói cho A Phủ tác giả phát hiện ra sức sống tiềm tàng, mãnh liệt của Mỵ.Điều này góp phần thể hiện sâu sắc giá trị nhân đạo của tác phẩm.

            + Lên án chính sách cai trị đọc ác, dã man của bọ địa chủ vùng rừng núi Tây Bắc.

            + Cảm thông và chia sẽ trước đời sống tủi nhục của người nô lệ.

            + Đề cao những phẩm chất và khát vọng của người nông dân - nô lệ và vạch ra con đường đấu tranh tự giải phóng đến với cách mạng của họ.

3 tháng 3 2019

- Đầu trâu mặt ngựa: biểu hiện tính hung hãn, dã man của bọn nha lại trong hoàn cảnh gia đình Kiều bị oan

- Chim lồng cá chậu: cảnh sống tù túng, chật hẹp, mất tự do, vẻ ngoài cuộc sống tỏ ra hào nhoáng, hoa mĩ

- Đội trời đạp đất: biểu hiện lối sống và hành động tự do, không chịu sự bó buộc, khuất phục trước uy quyền

Khi nói về chủ nghĩa nhân đạo trong "Chí khí anh hùng" của Nguyễn Du thì có 3 luận điểm:
- Khát vọng công lí:
+ Đối với nhân dân
Quyết lời dứt áo ra đi,
Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi
+ Đối với Thúy Kiều
Làm cho rõ mặt phi thường,
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia
Bằng nay bốn bể không nhà,​
Theo càng thêm bận biết là đi đâu.
- Khát vọng lập công danh
Trông vời trời bể mênh mang,
Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong.​
Bao giờ mười vạn tinh binh,​
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp đường.
- Đề cao mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con người: tình nghĩa, trách nhiệm vợ chồng.
Làm cho rõ mặt phi thường,
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia​
Bằng nay bốn bể không nhà,
Theo càng thêm bận biết là đi đâu
Đành lòng chờ đó ít lâu,
Chầy chăng là một năm sau vội gì !​
Nàng rằng: "Phận gái chữ tòng,​
Chàng đi thiếp cũng một lòng xin đi"
Từ rằng: "Tâm phúc tương tri,
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình".