K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 10 2023

bạn tham khảo nha 
 

Bài thơ Cây Dừa là một trong những bài thơ hay, độc đáo được in trong tập: Góc sân và khoảng trời. Bài thơ được sáng tác khi Trần Đăng Khoa còn là một cậu bé. Dừa là hình ảnh hết sức quen thuộc đối với mọi người, bởi trên đất nước Việt Nam, đi tới miền quê nào, ta cũng có thể mặc sức ngắm nhìn những rặng dừa thẳng tắp, cao vút. Một hình ảnh quen thuộc đến là vậy, nhưng khi vào thơ Khoa, cây dừa lại hiện lên hết sức mới mẻ, độc đáo, ngỗ nghĩnh và thân thương làm sao. Để có được điều đó, Trần Đăng Khoa đã quan sát cảnh vật bằng cả tấm lòng thiết tha, chân thành.

Với tình yêu thiên nhiên và khả năng quan sát tỉ mỉ, tinh tế, Trần Đăng Khoa đã miêu tả cây dừa một cách sinh động với tất cả các bộ phận vốn có của nó. Cả cây dừa, từ gốc tới ngọn, không chỗ nào tác giả nhỏ tuổi không tìm ra những liên tưởng thú vị và độc
chúc học tốt !!!

 

 

17 tháng 10 2023

Với tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước ngay từ khi là một cậu bé nhà thơ Trần Đăng Khoa đã viết bài thơ " Cây dừa" với cách sử dụng từ ngữ, so sánh hình ảnh cây dừa làm toát lên sự bình dị, gần gũi với mỗi người dân Việt Nam. Qua ngòi bút của tác giả, hình ảnh cây dừa hiện lên như tâm hồn của con người Việt Nam với những nét đẹp và phẩm chất tốt. Nhà thơ đã cho người đọc thấy được sự nhân hậu, lương thiện của người dân hay sự chịu thương, chịu khó của người nông dân qua câu thơ “Dang tay đón gió, gật đầu gọi trăng”. Tình yêu quê hương đất nước luôn dũng cảm, hiên ngang bảo vệ Tổ quốc như những người lính nơi biên cương xa xôi được thể hiện trong câu “Đứng canh trời đất bao la”, “Mà dừa đủng đỉnh như là đi chơi”. Đọc xong bài thơ khiến chúng ta cảm thấy càng yêu mến quê hương mình hơn, yêu thiên nhiên và những thứ bình dị xung quanh. Cuối cùng thì mỗi chúng ta cần giữ gìn và bảo vệ quê hương đất nước vì ông cha ta ngày xưa đã hi sinh để có một cuộc sống độc lập, tự do

18 tháng 11 2021

Tham khảo!

Đề 1:

   Bài thơ "Bánh trôi nước" của Hồ Xuân Hương đã để lại trong em niềm xúc động sâu sắc. Với ngôn ngữ bình dị, gần gũi và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ngắn gọn, hàm súc, giàu hình tượng, bài thơ đã mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước - một món ăn bình dị, quen thuộc của dân tộc để nói lên thân phận, cuộc đời của người phụ nữ trong xã hội cũ. Họ thật đẹp “vừa trắng lại vừa tròn” nhưng số phận lại hẩm hiu, lận đận “bảy nổi ba chìm” và phải sống cuộc đời phụ thuộc, không có quyền tự quyết số phận của mình thật đáng thương. Nhưng vượt lên trên số phận hẩm hiu, người phụ nữ luôn giữ vững phẩm hạnh sắt son, chung thủy của mình “Mà em vẫn giữ tấm lòng son”. Họ như những đóa hoa sen thơm ngát vươn lên tỏa hương giữa chốn bùn lầy. Bài thơ cho em cảm nhận sự thương cảm, trân trọng sâu sắc của Hồ Xuân Hương đối với người phụ nữ thời bấy giờ. Đồng thời giúp em hiểu hơn về số phận, cuộc đời người phụ nữ trong xã hội cũ. Em thật hạnh phúc được sống trong xã hội bình đẳng, công bằng, văn minh.
Đề 2:

Bài ca dao trên làm xúc động lòng người khi đã gợi lên công ơn trời bể của cha mẹ đối với những đứa con của mình. Mở đầu bài ca dao, tác giả nhắc đến công cha, nghĩa mẹ. Đó là ơn nghĩa mang nặng đẻ đau và những yêu thương mẹ dành cả cho con. Ví “công cha”, “nghĩa mẹ” như núi ngất trời, như nước ở ngoài biển Đông là lấy cái trừu tượng của tình phụ tử, tình mẫu tử so sánh với cái mênh mông, vĩnh hằng, vô hạn của trời đất, thiên nhiên. Ví công cha với “ núi ngất trời " là khẳng định sự lớn lao, ví nghĩa mẹ như “ nước biển Đông " là để khẳng định chiều sâu và sự dạt dào của tình mẹ. Đây cũng là một nét riêng trong tâm thức của người Việt, hình ảnh người cha rắn rỏi, mạnh mẽ, cha như trụ cột trong gia đình. Hình ảnh người mẹ không lớn lao, kì vĩ nhưng sâu xa, rộng mở và dạt dào cảm xúc hơn, cách ví von làm hình ảnh được tôn cao thêm, trở nên sâu sắc và lớn lao. Bởi vậy, kết lại bài ca dao, tác giả dân gian đưa ra lời nhắn nhủ “cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!” là nhắc tới công lao to lớn của cha mẹ, thiết tha nhắn gửi những người con ghi lòng công ơn ấy. Tiếng “ơi” vang lên thể hiện tình cảm tha thiết, mong muốn chân thành cảm động của tác giả dân gian. Bài ca dao để lại trong lòng người đọc niềm xúc động thiêng liêng về công ơn trời bể của những đấng sinh thành. Và hơn thế là định hướng về cách sống, cách bày tỏ lòng biết ơn dành cho cha mẹ của mỗi con người.

23 tháng 11 2023

Đoàn thuyền đánh cá là một bài thơ lãn mạn, được viết bởi một tác giả có tâm hồn nhạy cảm. Bài thơ nói lên sự giàu đẹp của thiên nhiên vũ trụ hòa quyện với vẻ khỏe khoắn của dân lao động. Từ đây,ta có thêm được tình yêu quên hương đất nước,tình yêu thiên nhiên. Bài thơ có đầy những nghệ thuật đậm chất thơ Huy Cận là sự lãng mạn trong thơ vân và những chi tiết khó thấy nhất.

24 tháng 10 2021

Em tham khảo:

Bà Huyện Thanh Quan là một trong số nữ sĩ tài danh hiếm có trong thời đại xưa.Bài thơ "Qua đèo Ngang"của bà đã để lại trong em ấn tượng sâu sắc.Bằng thể thơ thất ngôn bát cú đường luật rất chặt chẽ về vần,luật nhưng bài thơ gợi tả rất tinh tế cảnh đèo Ngang và tâm trạng buồn man mác của tác giả ẩn trong từng câu từng chữ bài trong bài thơ.Cảnh đèo Ngang hiện lên thật hoang sơ,chỉ có cỏ cây hoa lá chen chúc nhau um tùm,rậm rạp(Từ láy).Sự sống của con người có sự xuất hiện nhưng quá thưa thớt,ít ỏi"tiều vài chú","chợ mấy nhà"làm cho cảnh vật hoang sơ,vắng lặng hơn.Đứng trước cảnh như thế trong không gian chiều tà và âm thanh tiếng chim quốc kêu,chim đa đa kêu khắc khoải càng làm cho tâm trạng buồn,cô đơn vì phải xa quê hương(Từ ghép) gia đình của bà càng sâu đậm.Qua bài thơ đã cho em cảm nhận nỗi buồn thầm lặng không có người chia sẻ của tác giả. 

24 tháng 10 2021

Bạn tham khảo nha:

" Qua đèo ngang " là một trong những bài thơ hay của bà Huyện Thanh Quan . Bài thơ cho thấy cảnh tượng đèo ngang thoáng đãng mà heo hút , thấp thoáng có sự sống con người nhưng cong hoang sơ . Đồng thời thể hiện nỗi nhớ nước thương nhà , nỗi buồn thầm kín của tác giả . Mở đầu bài thơ là khung cảnh đèo ngang hoang vắng , vô địch chỉ có cây cỏ chen chúc nhau rậm rạp . Mở rộng tầm nhìn ra xa , nhà thơ đã nhìn thấy sự sống nhưng quá ư là thưa thớt : " lác đác " và nhỏ bé : " lom khom " chính vì vậy mà cảnh đèo ngang càng hoang vắng , đìu hiu hơn . Trước khung cảnh ấy , trong lòng tác giả dậy lên nỗi niềm nhớ nước thương nhà , nhớ về một thời đại hoàn kim đã qua , về một thời vàng son đã qua . Bài thơ đã kết thúc bằng cum từ " Ta với ta " diễn tả nỗi buồn , cô đơn đến cực điểm của tác giả . " Ta với ta " tuy hai mà một , một mình bà đối diện với trời , mây , non , nước khiến cho nỗi buồn , nỗi cô đơn và nỗi hoài cổ trở nên sâu thẳm , da diết hơn .

 

6 tháng 1 2022

Tham khảo!

Tình bạn cao cả vượt qua mọi vật chất của cụ Nguyễn Khuyến được thể hiện qua bài thơ "Bạn đến chơi nhà". Em cảm thấy tình bạn của tác giả là tình cảm trong sáng và quý giá được thể hiện qua một tình huống khó xử. Đó là nhà của cụ cái gì cũng có nhưng chúng đều không sử dụng được để bạn thông cảm cho hoàn cảnh của mình. Để rồi tác giả hạ một câu kết "Bác đến chơi đây, ta với ta" để ngụ ý rằng người bạn của Nguyễn Khuyến đến đây để chơi với tác giả, khẳng định tình bạn là cao cả, là trên hết vượt qua mọi vật chất. Tác giả đề cao tình bạn chân thành qua một cụm từ nhưng nó chứa đựng một tình bạn đậm đà của cụ Nguyễn Khuyến đối với người bạn lâu ngày đến thăm. Qua bài thơ đnày, em đã biết tình bạn là thứ không có gì có thể thay thế được.

 

5 tháng 3 2023

Cứu mềnh với mn ơi

4 tháng 10 2023

Bạn nhỏ trong bài thơ là một người con ngoan. Khi ba mẹ vắng nhà, bạn ấy vẫn làm bài tập chứ không đi chơi. Khi ba mẹ bạn ấy về cũng là lúc bạn ấy làm xong bài tập, không phải khiến cho ba mẹ bạn ấy thúc giục. 

3 tháng 10 2023

Hình tượng người lính Việt Nam ta đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các sáng tác thi ca nhạc họa. Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cũng không ngoại lệ khi đưa hình tượng ấy vào trong thơ của mình một cách tự nhiên và đầy cảm xúc với bài thơ “Đồng dao mùa xuân”. Bài thơ chủ yếu viết về người lính dưới góc nhìn đầy chiêm nghiệm của một con người thời bình. Đó chính là những người lính hồn nhiên, tinh nghịch, họ chưa một lần yêu, còn mê thả diều, nhưng họ đã phải hi sinh tuổi xuân và máu xương của mình cho Đất nước. Họ đã nằm lại nơi chiến trường để đất nước được vẹn tròn, để nhân dân được độc lập. Trong cảm nhận của nhà thơ nói riêng, người đọc nói chung, dù họ đã mãi gửi thân xác nơi núi rừng Trường Sơn xa xôi, nhưng anh linh của họ thì vẫn còn mãi. Bởi chính họ - những người lính quật cường đã làm nên mùa xuân vĩnh hằng của đất nước ngày hôm nay.