K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

16 tháng 10 2023

Tham Khảo:

Nhanh thật! Đã 15 năm trôi qua kể từ khi tôi nói lời tạm biệt quê hương để bước chân ra phố thị. Quê hương tôi là một làng quê thanh bình và yên ả. Ngôi làng gắn với biết bao kỷ niệm về quê hương, gia đình, bạn bè. Những ngày thơ ấu, tôi vẫn cùng lũ trẻ trong làng đi chăn trâu, cắt cỏ, đi tắm sông. Đó còn là những trưa hè nóng bức không ngủ trưa mà trốn bố mẹ đi chơi, rồi những lần hái khế, hái sung mang đến lớp chấm muối ăn. Những món ăn tuổi học trò luôn khiến chúng tôi nhớ về mỗi khi nhắc lại chuyện xưa. Giờ đây, mỗi đứa một nơi nhưng mỗi lần có dịp về quê đoàn tụ, chúng tôi vẫn như quay về thời thơ ấu, vẫn vô tư đùa vui, như chính những gì đang diễn ra thời thơ ấu vậy. Thật đáng quý, đáng trân trọng biết bao!

4 tháng 10 2024

Nhắc đến quê hương mình, lòng em dâng lên biết bao niềm yêu mến, tự hào. Quê hương em, đó là nơi cha mẹ sinh ra em và nuôi lớn em thành người. Nơi đây ghi dấu bao kỉ niệm ngọt ngào của tuổi thơ. Đó là những ngày đầu tiên em chập chững biết đi, em bi bô biết nói. Ngày nắng chói chang mẹ thức đêm quạt cho em ngủ. Đêm đông lạnh giá, cha ủ ấm cho em bằng hơi ấm của của người. Quê hương cũng là nơi cho em những người bạn quý trong đời. Người bạn cùng em chăn trâu cắt cỏ, người bạn cùng em thả diều, bắt cá và cũng chính người bạn ấy cùng em tới lớp tới trường, sẻ chia bao niềm vui nỗi buồn với em. Em còn nhớ đến những thầy cô đã góp công dạy em khôn lớn. Từng lời thầy giảng, từng nét bút của cô còn như in dấu trong em như những âm thanh, hình ảnh thiêng liêng nhất trong đời. Làm sao em quên được những hàng cây xanh mướt, những con đường giản dị, những bờ mương trong mát, và bầu trời lồng lộng tiếng sáo diều... Chao ôi! Biết ơn và tự hào biết mấy về quê hương yêu dấu này...

Xem thêm: https://toploigiai.vn/viet-doan-van-ve-tinh-yeu-que-huong-dat-nuoc-lop-8

Khổ thơ đầu của bài thơ "Quê hương của Tế Hanh đã cho ta thấy vẻ đẹp của đoàn thuyền ra khơi đánh cá:
Quê hương là chùm khế ngọt,
Cho con trèo hái mỗi ngày.
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay...."
Trong nền văn học Việt Nam đề tài quê hương luôn là đề tài mở muôn thuở, bởi đây là nơi cuội nguồn của mỗi chúng ta, nó thiêng liêng, mỗi vùng miền khác nhau có nét đẹp riêng. Bởi thế quê hương trong thơ ca luôn ấm áp, trữ tình, giàu cảm xúc, luôn lắng động niềm vui tự hào trong tâm hồn mỗi người. Tiêu biểu trong số những tác phẩm viết về quê hương là bài thơ "Quê hương" của nhà thơ Tế Hanh.
Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới
Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông
Rất dễ để nhận bài thơ được mở đầu là lời giới thiệu của tác giả về làng quê miền biển của mình. Tế Hanh giới thiệu với mọi người về nghề nghiệp chính ở quê mình ngay trong những vần thơ đầu tiên của bài thơ, đó là nghề ngư nghiệp. Quê hương của tác giả rất đặc biệt khác hẳn với các vùng quê miền biến nằm ăn sát ra biển nhưng lại "cách biển nửa ngày sông", bốn bề quanh năm sóng vỗ. Cuộc sống mưu sinh của người dân ở đây là nghề "chài lưới" vất vả lênh đênh trên biến. Khung cảnh đi đánh cá được nhà thơ miêu tả rất thơ mộng, đẹp đến mê lòng người:
Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng
Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá
Buổi sáng khi tiết trời trong lành: bầu trời trong xanh, gió biển nhẹ, bình minh rực rỡ sắc hồng. Lúc đó, những người thanh niên, trai tráng trong làng cùng nhau căng buồm, tiến ra biển cả. Nếu những câu thơ ba và bốn nhẹ nhàng, tinh tế bao nhiêu thì hai câu thơ tiếp theo càng mạnh mẽ, quyết liệt và khỏe khoắn bấy nhiêu.
Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã
Phăng mái chèo, mạnh mẽ vượt trường giang
Trong hai câu thơ này, tác giả Tế Hanh đã sử dụng những động từ, tính từ mạnh: "hăng", "phăng" kết hợp với phép so sánh độc đáo khiến cho bức tranh đi đánh cá trở nên giàu chất tạo hình, giàu đường nét và giáu cá tính mạnh. Việc sử dụng động từ "phăng" đã gợi tả sự khéo léo kết hợp sự tinh tế và khỏe mạnh của những người dân vùng chài lưới. Sức lực tràn trề của những người trai làng như truyền vào con thuyền, tạo nên khung cảnh ấn tượng, rất mạnh mẽ và hoành tráng:
Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió
Nhà thơ lấy hình ảnh cánh buồm để tượng trưng cho "hồn làng" bởi cánh buồm ấy hàng ngày tạo nên công ăn việc làm nuôi sống những người dân miền biển. Thuyền lướt ra khơi, cánh buồm được kéo lên từ từ rồi bất chợt căng phồng vì no gió... Những hình ảnh so sánh đẹp và gợi cảm đi vào bài thơ một cách tự nhiên, dung dị, như không cần một cố gắng kĩ thuật nào. Cánh buồm dường như có sức mạnh phi thường trong không khí trong lành nó hiện lên với vẻ đẹp kiêu hãnh, đầy tự hào, cánh buồm vi vu trong gió biển. Biết bao thi tứ đã nảy sinh từ cánh buồm kiêu hãnh và thơ mộng. Lec-môn-tôp (nhà thơ Nga) có bài thơ trữ tình nổi tiếng về một cánh buồm khao khát đời giông tố:
"Thấp thoáng xa xa một cánh buồm Chập chờn trên biển cả mù sương Buồm kiếm tìm chi nơi đất lạ?
Giã từ chi đó chốn quê hương?"
(Thuý Toàn dịch)
Tình cảm gắn bó với làng quê khiến nhà thơ cảm nhận được sâu sắc niềm vui đơn sơ, hồn hậu của những người dân chài khi đoàn thuyền đánh cá trỏ về:
Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ,
Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.
"Nhờ ơn trời, biển lặng, cá đầy ghe"
Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.
Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,
Khắp thân mình nồng thở vị xa xăm.
Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm,
Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.
Có thể nói cuộc sống lênh đênh sông nước là cuộc sống khắc nghiệt, luôn phải chuẩn bị tinh thần đương đầu với muôn trùng nguy hiểm buộc những người dân ở đây phải luôn đoàn kết, thống nhất với nhau để cùng hỗ trợ nhau trong công việc đánh bắt cá trên biển. Họ hợp lực với nhau trong những chuyên đi biển và chia sẻ, san sẻ những gánh nặng cùng nhau và mọi nỗi vui buồn. Mỗi lần thuyền ra khơi đánh cá không chỉ người ra đi mà những người thân ở lại đều cầu khấn trời đất mong chuyến đi được bình an, may mắn. Kết quả của thành quả lao động không mệt mỏi ấy là khoang cá nặng chở về là niềm vui, là hạnh phúc của mọi nhà: " Những con cá tươi ngon thân bạc trắng ".
Hơn ai hết, người dân hiểu rằng: đằng sau những mẻ cá "tươi ngon" là bao nỗi vất vả gian nan, bao hiểm nguy mà người thân của họ đã trải qua.
Hình ảnh những chàng trai vùng biển mang một màu da thật riêng "ngăm rám nắng", nước biển mặn ngấm vào da thịt người dân chài tạo thành mùi vị riêng trên cơ thể họ - để gợi nên một hình ảnh vô cùng lãng mạn: chàng đánh cá sau chuyến phiêu du trên biển, lúc trở về còn mang theo hương vị nồng nàn của những vùng biển lạ. Cái mùi này chỉ những người yêu quê hương tha thiết, nồng nàn như tác giả Tế Hanh mới có thể cảm nhận được. Chiếc thuyền dường như cũng hòa mình tựa như con người vậy, cũng mệt mỏi sau những ngày dài đi biển, cũng cần phải nghỉ ngơi. Cái chất muối thấm trong thớ vỏ cũng được tác giả cảm nhận bằng cách "nghe", thật độc đáo!
Nay xa cách, lòng tôi luôn tưởng nhớ:
Màu nước xanh, cá bạc, chiếc buồm vôi,
Thoáng con thuyền rẽ sóng chạy ra khơi,
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
Kết thức bài thơ là nỗi lòng của nhà thơ Tế Hanh, xa nơi mình lớn lên, nơi đã gắn bó cho ông biết bao kỷ niệm của tuổi thơ. Nỗi nhớ ấy khiến ông phải thốt nên lời: Nhớ màu nước biển xanh, nhớ những con cá bạc, nhớ cánh buồm trắng, nhớ con thuyền đang băng băng rẽ sóng ra khơi. Ông còn nhớ cả cái mùi muối mặn của biển quê nhà, thậm chí có những lúc nhớ quê hương mà ông thấy hình ảnh con thuyển ra khơi. Có thể thấy những hình ảnh ấy cứ trở đi trở lại, day dứt mãi trong tầm trí nhà thơ để rồi cuối cùng lại làm bật lên cảm xúc:
Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!
Bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động, đầy chất lãng mạn trữ tình về một làng quê miền biển, với những hình ảnh khoẻ khoắn, đầy sức sống của người dân làng chài và những sinh hoạt lao động thường ngày của làng chài. Bài thơ như một lời nói hộ những tình cảm yêu quê hương đất nước của người con xa quê.

22 tháng 3 2022

lấy của ng khác à:))

6 tháng 5 2023

Chùa Thiên Mụ là một trong những địa danh nổi tiếng và đẹp nhất của Huế. Truyền thuyết kể rằng, vào thế kỷ 17, một bà cụ già đến từ phương Bắc đã đến chùa này và nói rằng đây là nơi mà một vị Phật đã xuất hiện và tiên đoán rằng một vị vua sẽ xây dựng một lâu đài ở đó. Sau đó, vị vua Gia Long đã nghe được câu chuyện này và xây dựng lâu đài Hoàng Thành trên đồi bên cạnh.
Cảm nhận của tôi về quê hương là rất đặc biệt và đẹp. Tôi luôn cảm thấy yêu quý và tự hào về các di sản văn hóa và thiên nhiên tuyệt vời của quê hương mình. Chùa Thiên Mụ là một ví dụ điển hình cho vẻ đẹp của quê hương, với kiến trúc độc đáo và tinh tế, cùng với vị trí đắc địa trên đồi cao, tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp.
Để phát huy những vẻ đẹp của quê hương và đất nước, chúng ta cần bảo vệ và giữ gìn các di sản văn hóa và thiên nhiên. Chúng ta cũng cần tôn trọng và bảo vệ môi trường, đồng thời thực hiện các hoạt động bảo vệ và phát triển bền vững để giữ gìn và phát huy những giá trị đó cho thế hệ sau. Chỉ khi chúng ta yêu quý và tự hào về quê hương, mới có thể phát huy được những vẻ đẹp của nó và giữ gìn cho tương lai.

 Qua những trang viết của Nguyễn Duy, Thúy Vân hiện lên là một thiếu nữ xinh đẹp có thể xếp vào hàng tuyệt sắc giai nhân khiến người ta say đắm. Trong văn học trung đại, thiên nhiên thường được lấy làm chuẩn mực để so sánh cùng vẻ đẹp của con người. Cũng thấy chuẩn mực ấy làm thước đo, đại thi hào Nguyễn Du vẻ đẹp của nàng được so sánh với những thứ cao đẹp nhất trên đời như trăng, hoa, mây, tuyết, ngọc. Bút pháp ước lệ kết hợp cùng nghệ thuật so sánh ẩn dụ, ngôn ngữ thơ bác học chọn lọc, chau chuốt, nàng Vân hiện lên với khuôn mặt đầy đặn, phúc hậu như vầng trăng rằm toát lên khí chất của một tiểu thư đoan trang hiền dịu. Lông mày sắc nét như con "ngài"; miệng cười tươi thắm như hoa. Đặc biệt giọng nói trong trẻo thốt ra từ khuôn miệng xinh đẹp ấy. Mái tóc của Vân đen óng ả hơn mây, làn da trắng mịn màng hơn tuyết. Một vẻ đẹp hài hòa nhưng cũng vô cùng cao sang nét cao sang, quý phái. Vẻ đẹp của nàng khiến những gì mĩ lệ nhất của thiên nhiên cũng phải cúi đầu nhưng tạo sự hoà hợp êm đềm với xung quanh: mây thua, tuyết nhường. Phải chăng đây chính là một dự báo cho một cuộc đời bình yên không sóng gió của nàng Vân?

Nhà em ở nơi cao nhất của làng, vì vậy, chỉ cần ra trước sân có thể nhìn bao quát xuống cả vùng quê yên ả. Trước đôi mắt của em, là cả một vùng xanh bao la bát ngát. Đó là sắc xanh của những thửa lúa đương thì con gái tươi non mơn mởn. Đó là sắc xanh của những bãi cỏ, những luống rau, những chùm cây ăn quả xum xuê, nhờ bàn tay người nông dân chăm chỉ. Đó còn là sắc xanh của bầu trời cao ở ngay trên đỉnh đầu, nơi mà những ngày đầu đông tưởng như có thể vươn tay lên chạm tới. Vẻ đẹp mộc mạc mà giản dị ấy, khiến em luôn tha thiết yêu thương quê hương mình. Chắc chắn rằng! Dù sau này có đi đến xứ sở nào, thì quê hương vẫn mãi là nơi tuyệt vời nhất trong trái tim của em.

Tham khảo
Quê hương em đẹp biết bao, nơi đây có đồng lúa chín vàng, những cánh cò trắng là là bay. Các cô bác nông dân chăm chỉ làm việc quanh năm suốt tháng. Những đứa trẻ mục đồng thổi sáo trên lưng trâu. Dòng sông thơ mộng chảy quanh. Em gọi to: Quê hương! Quê hương ơi!. Phải, quê hương, nơi chúng ta sinh ra và lớn lên, đã cho ta tiếng khóc từ khi chào đời. Để cho quê hương giàu đẹp hơn, ta cần phải học tập, rèn luyện thật tốt để xây dựng quê hương.

16 tháng 10 2021

Em tham khảo nhé:

Quê hương em biết bao tươi đẹp. Có thể nói, quê hương là một khái niệm mà khi bất chợt ta thốt lên thi bao nhiêu cảm xúc chợt dâng trào đầy thân thương. Như tôi đây, quê hương của tôi rất đẹp, rất thanh bình. Được sinh ra và lớn lên ở mãnh đất Tiền Giang, nơi có cánh đồng lúa chín vàng, có những đàn cò trắng đang chao liệng trên cánh đồng. Quê hương tôi đẹp xiết bao khi mặt trời lặn, tất ca như chìm vào giấc ngủ êm đềm của một buổi chiều ấm áp. Chị gió như muốn góp thêm một bản tình ca vào sự hòa điệu thanh bình cùa quê hương tôi. Sáng sáng, những chú bé chăn trâu hòa vào khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, yên bình tạo nên một bức tranh tuyệt mĩ của làng quê. Và bức tranh ấy còn dẹp hơn nữa khi hoàng hôn buông xuống những lúc chiều chiều. Quê tôi đẹp như vậy, và chắc hẳn quê hương cùa mọi người cũng đẹp như thế. Chúng ta hãy khắc ghi hai từ “quê hương” này vào sâu trong tận trái tim của mình. Tôi nghĩ, lất cà chúng ta dù có đi đến đâu, làm gì cũng vẫn sẽ luôn nhớ về nơi mình đã sinh ra và trưởng thành. Quê hương trong trái tim mỗi người đều có một vẻ đẹp riêng cùng với sự cảm nhận riêng của mỗi người. Chỉ cần có trái tim biết rung cảm theo tiếng gọi quê hương thì mọi người sẽ thấy quê hương quan trọng với chúng ta đến dường nào.

Tham khảo:

Đọc văn bản "Ai đã đặt tên cho dòng sông" đã khiến em suy nghĩ đến vẻ đẹp của thiên nhiên quê hương mình và tầm quan trọng của việc đặt tên cho những địa danh tự nhiên. Một tên gọi thích hợp không chỉ giúp những địa danh đó dễ nhớ và dễ tìm kiếm mà còn giúp gợi lên những cảm xúc đặc biệt khi ngắm nhìn. Tuyên Quang - quê hương em là một vùng đất rộng lớn với nhiều cảnh quan đa dạng và đẹp mê hồn. Một trong những cảnh đẹp mà em yêu thích nhất ở đây chính là thác Na Hang. Khi đến thác Na Hang, chúng ta sẽ được chứng kiến những dòng nước trong vắt cùng với những cánh rừng xanh bát ngát khiến mình cảm thấy như đang đứng giữa thiên nhiên hoang sơ và yên bình. Những vách đá trùng điệp như xây chắc vững giữa dòng nước, mỗi giọt nước rơi xuống vực thẳm đều tạo ra âm thanh tuyệt vời như một dàn nhạc thiên nhiên. Những thác nước cao, nhìn mãi không thấy đỉnh. Đứng phía dưới ngắm lên, những thác nước như những giọt nước mắt không lồ của trời cao đang chảy xuống. Bầu trời trong xanh và nắng rọi tràn ngập tạo nên cảnh tượng tuyệt đẹp khiến em muốn đắm chìm vào đó mãi mãi. Cảm giác thích thú và hạnh phúc khi được đắm mình trong khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp của quê hương mình luôn là điều mà em không thể quên được.

8 tháng 8 2019

Em đéo có quê hương.

       HẾT