K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đề ôn tập học kì II môn Toán - Đề 1 1/ Số lớn nhất trong các số 9788; 9887; 7889; 7988 là:   A. 9788  B. 9887 C. 7889 D. 7988 2/ Số liền sau của số 9999:   A. 1000  B. 10000 C. 100000 D. 9998 3/ Ngày 27 tháng 5 năm 2016 là thứ sáu thì ngày 3 tháng 6 cùng năm đó là thứ mấy?   A. Thứ tư  B. Thứ năm C.Thứ sáu D. Thứ bảy 4/ Một hình tròn có tâm I có bán kính là 6 cm. Đường kính của hình tròn là:   A....
Đọc tiếp

Đề ôn tập học kì II môn Toán - Đề 1

1/ Số lớn nhất trong các số 9788; 9887; 7889; 7988 là:

 

A. 9788 

B. 9887

C. 7889

D. 7988

2/ Số liền sau của số 9999:

 

A. 1000 

B. 10000

C. 100000

D. 9998

3/ Ngày 27 tháng 5 năm 2016 là thứ sáu thì ngày 3 tháng 6 cùng năm đó là thứ mấy?

 

A. Thứ tư 

B. Thứ năm

C.Thứ sáu

D. Thứ bảy

4/ Một hình tròn có tâm I có bán kính là 6 cm. Đường kính của hình tròn là:

 

A. 10 cm 

B. 12 cm

C. 20cm

D. 25 cm

 

5/ Một hình vuông ABCD có chu vi là 40 cm. Tìm cạnh hình vuông đó.

 

A. 20 cm 

B. 15 cm

C. 144 cm

D. 10 cm

Phần II: (Tự luận)

Bài 1: Đặt tính rồi tính:

a) 18229 + 35754

b) 7982 - 3083

c) 24043 x 4

d) 3575 : 5

Bài 2: Tính:

a) 99637 – 12403 x 8

b) x x 3 = 18726

Bài 3: Các phòng học đều được lắp số quạt trần như nhau. Biết 10 phòng học lắp 40 cái quạt trần. Hỏi có 32 cái quạt trần thì lắp được mấy phòng học?

Bài giải

…………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………….

Bài 4: Một tấm bìa hình chữ nhật có chiều dài 50 cm, chiều rộng 40 cm. người ta cắt lấy ra một hình vuông có cạnh bằng chiều rộng tấm bìa. Tính diện tích tấm bìa còn lại?

Đề thi học kì 2 lớp 3 môn Toán
Đề ôn tập học kì II môn Toán - Đề 2 
Câu 1: (1 điểm) Khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng

a) Số lớn nhất có 3 chữ số là:

 

A. 998 

B. 890

C. 999

D. 900

 

b) Chữ số 5 trong số 153 có giá trị là :

 

A. 50 

B. 310

C. 3

D. 10

Câu 2: (1 điểm) Điền dấu > , < , = vào chỗ chấm

62971…6205

10819…10891

50000…58000 + 1000

9300 – 300…8000 + 1000

Câu 3: (1 điểm). Hình chữ nhật ABCD có kích thước như trên hình vẽ dưới đây:

Đề thi học kì 2 lớp 3 môn Toán năm 2020 - 2021 - Đề 2

a) Chu vi hình chữ nhật ABCD là:

 

A. 12cm 

B. 36cm

C. 16cm

D. 20cm

 

b, Diện tích hình chữ nhật là ABCD là:

 

A. 36 cm

B.16cm2

C. 15cm2

D. 48cm2

Câu 4: (1 điểm) Đúng ghi Đ sai ghi S vào:

14 x 3 : 7 = 6

175 – (30 + 20) = 120

Câu 5: (2 điểm) Đặt tính rồi tính:

30 472 + 61 806

.......................

.......................

.......................

91 752 – 6 328

.......................

.......................

.......................

5 143 x 3

.......................

.......................

.......................

7 014 : 7

.......................

.......................

.......................

Câu 6. (1 điểm) Tìm X:

a) x x 2 = 1846 

b) x : 6 = 456

Câu 7. (1 điểm) Một tấm bìa hình chữ nhật có chiều rộng 7 cm, chiều dài 12 cm. Tính diện tích miếng bìa đó?

Bài giải

....................................................................

....................................................................

....................................................................

Câu 8. (2 điểm): Có 45 kg đậu đựng đều trong 9 túi. Hói có 20 kg đậu đựng trong mấy túi như thế?

Bài giải

....................................................................

....................................................................

....................................................................
Đề ôn tập học kì II môn Toán - Đề 3 

I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm)

Hãy khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng nhất.

Câu1: (1 điểm)

a) Số liền sau của số 32565 là:

 

A. 32566

B. 32575

C. 32564

D. 32 666

b) kết quả của phép tính: 10303 x 4 là:

 

A. 69066

B. 45733

C. 41212

D. 5587

Câu 2. (1 điểm)

a) Số bé nhất trong các số 93680; 93860; 90386; 90368 là:

 

A. 93860
B. 93680
C. 90368
D.90386

b) Dấu lớn ( > ) ở cặp số:

 

A. 8000.....7999 + 1
B. 78659.....76860
C. 9000 + 900......10000
D. 9000.....9000

Câu 3. (1 điểm)

a) Số thích hợp cần điền vào chỗ chấm để 8m 6 cm = . . . cm là :

 

A. 86
B. 806
C. 860
D. 8006

b) Từ 7 giờ k m 5 phút đến 7 giờ là :

 

A. 5 phút
B. 10 phút
C. 15 phút
D. 20 phút

Câu 4: (1 điểm) Đúng ghi Đ, sai ghi S:

37 - 5 × 5 = 12

13 × 3 - 2 = 13

II. PHẦN TỰ LUẬN : (6 điểm)

Câu 1: (1 điểm)

Tính diện tích hình vuông có cạnh là 5cm

……………………………………………

……………………………………………

Câu 2: (Mức 1) Đặt tính rồi tính ( 1 điểm)

24653 + 19274

40237 – 28174

21816 x 3

27786 : 3

Câu 3: (1 điểm) Tìm x:

x : 3 = 1527

x x 2 = 1846

....................................................................

......................…………………………………

Câu 4: (1 điểm) Hình chữ nhật ABCD có chiều dài bằng 16cm, chiều rộng bằng /frac12 chiều dài. Tính diện tích của hình chữ nhật đó.

....................................................................

....................................................................

Câu 5: (1 điểm) Có 2432 viên thuốc chứa đều trong 4 vỉ. Hỏi 3 vỉ thuốc đó chứa bao nhiêu viên thuốc?

………………………….……………………....

………………………….………………………

………………………….………………………

Câu 6: (1 điểm) Tổng hai số là 73 581. Tìm số thứ hai, biết số thứ nhất là 37 552.

………………………….………………………

………………………….………………………

 

3
12 tháng 5 2021

Đề ôn tập học kì II môn Toán - Đề 1

I. TRẮC NGHIỆM

1. B. 9887

2. B. 10000

3. B. Thứ năm

4. B. 12 cm

5. D. 10 cm

II.TỰ LUẬN

Bài 1: 

a) 18229 + 35754 = 53983

c) 24043 x 4 = 96172

b) 7982 - 3083 = 4899

d ) 3575 : 5 = 715

Bài 2:

a) 99637 - 12403 x 8

= 99637 - 99224

= 413

b) x x 3 = 18726

x = 18726 : 3

x = 6242

Bài 3:

Số quạt trần 1 phòng lắp là:

40 :10 = 4 (cái quạt)

Số phòng 32 cái quạt trần lắp là:

32 :4 = 8 (phòng)

Đáp số: 8 phòng

Bài 4:

Diện tích miếng bìa là :

50 x 40 = 2000 (cm2)

Diện tích hình vuông cắt ra:

40 x 40 = 1600 cm2

Diện tích tấm bìa còn lại là:

2000 - 1600 = 400 cm2

Đáp số: 400 cm2.

Đề ôn tập học kì II môn Toán - Đề 2

Câu 1. 

a. C. 999

b. A. 50

Câu 2.

62971 > 6205

10819 < 10891

50000 < 58000 + 1000

9300 – 300 = 8000 + 1000

Câu 3:

a) C. 16cm

b) C. 15cm2

Câu 4.

a. 14 x 3 : 7 = 6 (Đ)

b. 175 – (30 + 20) = 120 (S)

Câu 5.

Đề thi học kì 2 lớp 3 môn Toán năm 2020 - 2021 - Đề 2

Câu 6. 

a) x x 2 = 1846

x = 1846 : 2

x = 923

b) x : 6 =456

x = 456 x 6

x = 2736

Câu 7.

Bài giải

Diện tích miếng bìa:

5 x 14 = 84 (cm2)

Đáp số: 84 (cm2)

Câu 8 :

Bài giải

Mỗi túi đựng được:

45 : 9 = 5 (kg)

Số túi đựng 20kg đậu là:

20 : 5 = 4 (túi)

Đáp số: 4 túi.

12 tháng 5 2021

B. 9887 

của em nè 

23 tháng 10 2018

Ba.n va`o https://vndoc.vn

23 tháng 10 2018

ban hay vao https://baigiang.violet.vn/

15 tháng 3 2022

cậu cần hỏi bài nào?

15 tháng 3 2022

À rồi, camon cậu :)))

Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 5

Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 5 trường tiểu học Đồng Kho 1, Bình Thuận năm học 2017 - 2018 có đáp án kèm theo giúp các em học sinh ôn tập, củng cố kiến thức, chuẩn bị cho bài thi cuối học kì 1 đạt kết quả cao. Sau đây mời các em cùng tham khảo.

Tuyển tập 32 đề thi học kì 1 môn Toán lớp 5

Bộ đề thi học kì 1 môn Toán lớp 5 năm học 2017 - 2018

Đề bài: Đề thi học kì 1 môn Toán lớp 5

I. Trắc nghiệm: (5 điểm)

Khoanh tròn vào ý em cho là đúng.

Câu 1: Chữ số 7 trong số thập phân 82,374 có giá trị là: M1

A. 7

B.0,7

C.0,07

D.70

14 tháng 11 2021

ơ sao lại là đề là toán còn môn là khoa học

14 tháng 11 2016

1. Khái niệm nguyên tử, phân tử, nguyên tử khối, phân tử khối.

  • Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm:
  • Hạt nhân tạo bởi proton (p) và nơtron
  • Trong mỗi nguyên tử: p(+) = e (-)
  • Electron luôn chuyển động quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp.
  • Nguyên tố hóa học là tập hợp những nguyên tử cùng loại, có cùng số p trong hạt nhân.
  • Kí hiệu hóa học biểu diễn nguyên tố và chỉ một nguyên tử của nguyên tố đó.

Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon. Mỗi nguyên tố có nguyên tử khối riêng biệt.

  • Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất.
  • Phân tử là hạt hợp thành của hầy hết các chất,các đơn chất kim loại... có hạt hợp thành là nguyên tử.
  • Phân tử khối là khối lượng của phân tử tính bằng đơn vị cacbon, bằng tổng nguyên tử khối của các nguyên tử trong phân tử.

2. Thế nào là đơn chất, hợp chất. Cho ví dụ?

  • Đơn chất là những chất tạo nên từ một nguyên tố hóa học. Ví dụ: khí hiđro, lưu huỳnh, kẽm, natri,...
  • Hợp chất là những chất tạo nên từ hai nguyên tố hóa học trở lên. Ví dụ: Nước tạo nên từ hai nguyên tố hóa học là H và O.

3. Công thức hóa học dùng biểu diễn chất:

  • Đơn chất: A (đơn chất kim loại và một vài phi kim như: S,C )
  • Đơn chất: Ax (phần lớn đơn chất phi kim, thường x = 2)
  • Hợp chất: AxBy, AxByCz...

Mỗi công thức hóa học chỉ một phân tử của chất (trừ đơn chất A) và cho biết:

  • Nguyên tố tạo ra chất.
  • Số nguyên tử của mỗi nguyên tố và phân tử khối.

4. Phát biểu quy tắc hóa trị. Viết biểu thức.

Hóa trị của nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử (hay nhóm nguyên tử), được xác định theo hóa trị của H chọn làm một đơn vị và hóa trị của O là hai đơn vị

Quy tắc hóa trị: Trong công thức hóa học, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.

Biểu thức: x × a = y × b. B có thể là nhóm nguyên tử, ví dụ: Ca(OH)2, ta có 1 × II = 2 × 1
Vận dụng:

Tính hóa trị chưa biết: biết x, y và a (hoặc b) tính được b (hoặc a)

Lập công thức hóa học khi biết a và b:

  • Viết công thức dạng chung
  • Viết biểu thức quy tắc hóa trị, chuyển tỉ lệ:

Lấy x = b hoặc b' và y = a hay a' (Nếu a', b' là những số nguyên đơn giản hơn so với a, b)

5. Sự biến đổi của chất:

  • Hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu được gọi là hiện tượng vật lý.
  • Hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác, được gọi là hiện tượng hóa học.

6. Phản ứng hóa học:

  • Phản ứng hóa học là quá trình biến đổi từ chất này thành chất k=hác.
  • Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác.
  • Phản ứng xảy ra được khi các chất tham gia tiếp xúc với nhau, có trường hợp cần đun nóng, có trường hợp cần chất xúc tác.
  • Nhận biết phản ứng xảy ra dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo thành: Có tính chất khác như màu sắc, trạng thái. Hoặc sự tỏa nhiệt và phát sáng.

7. Định luật bảo toàn khối lượng: A + B → C + D

  • Định luật: Trong một phản ứng hóa hoc, tổng khối lượng của các sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng.
  • Biếu thức: mA + mB = mC + mD

8. Phương trình hóa học: biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học.

  • Ba bước lấp phương trình hóa học: Viết sơ đồ phản ứng, Cân bằng phương trình, Viết phương trình hóa học
  • Phương trình hóa học cho biết tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng.
14 tháng 11 2016

Cảm ơn bn rất nhiều!!!!

 

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN HÓA HỌC LỚP 8Hoàn thành đề cương ra giấy ghi rõ họ tên để đi học trở lại cô sẽ thu chấm điểm các em nhé.PHẦN 1. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢNA. CHƯƠNG 4: OXI-KHÔNG KHÍI. TÍNH CHẤT CỦA OXI1. Tính chất vật lí2. Tính chất hóa học: Viết PT minh họa cho mỗi t/cII. SỰ OXI HÓA - PHẢN ỨNG HÓA HỢP - ỨNG DỤNG CỦA OXI1. Sự oxi hóa là gì?2. Phản ứng hóa hợp là...
Đọc tiếp

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II MÔN HÓA HỌC LỚP 8

Hoàn thành đề cương ra giấy ghi rõ họ tên để đi học trở lại cô sẽ thu chấm điểm các em nhé.

PHẦN 1. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN

A. CHƯƠNG 4: OXI-KHÔNG KHÍ

I. TÍNH CHẤT CỦA OXI

1. Tính chất vật lí

2. Tính chất hóa học: Viết PT minh họa cho mỗi t/c

II. SỰ OXI HÓA - PHẢN ỨNG HÓA HỢP - ỨNG DỤNG CỦA OXI
1. Sự oxi hóa là gì?

2. Phản ứng hóa hợp là gì?

III. OXIT

1. Định nghĩa ; cho vd                              2. Phân loại: cho vd

3. Cách gọi tên: cho vd                            4. công thức ?

3. Cách gọi tên: cho vd                            4. công thức ?

IV. Điều chế khí oxi - Phản ứng phân hủy
1. Điều chế oxi Trong phòng thí nghiệm. viết PT minh họa

2. Phản ứng phân hủy là gì? Cho vd

V. KHÔNG KHÍ - SỰ CHÁY

1. Thành phần của Không khí2. Sự cháy và sự oxi hóa chậm

B. CHƯƠNG 5: HIDRO - NƯỚC

I. Tính chất - Ứng dụng của Hiđro   1. Tính chất vật lý    2. Tính chất hóa học: viết PT minh họa

II. Điều chế khí Hiđrơ - Phản ứng thế
1. Điều chế hidrô        Trong phòng thí nghiệm                                   2. Phản ứng thế

III. Nước                 1. Tính chất vật lý                                  2. Tính chất hóa học

IV. Axit - Bazơ - Muối
Nêu khái niệm, CTHH; phân loại; cách gọi tên các hợp chất và cho vd

C. CHƯƠNG 6: DUNG DỊCH

I. Dung môi – chất tan – dung dịch

II. Dung dịch chưa bão hòa. Dung dịch bão hòa

III. Độ tan của một chất trong nước              Khái niệm; Công thức tính:

IV. NỒNG ĐỘ DUNG DỊCH

1. Nồng độ phần trăm: Khái niệm; Công thức tính:

2. Nồng độ mol dung dich: Khái niệm; Công thức tính:

PHẦN 2. BÀI TẬP

A. TRẮC NGHIỆM

Khoanh tròn vào một chữ cái A, B, C hoặc D đứng trước phương án chọn đúng:

1. Oxit là:              A. Hợp chất của oxi với 1 nguyên tố khác

B. Hợp chất gồm 2 nguyên tố, trong đó có 1 nguyên tố là oxi.

C. Hợp chất được tạo bởi nguyên tố oxi và 1 nguyên tố nào đó.

D. Cả A, B, C đúng.

2. Oxit axit là:                  A. Là oxit của phi kim và tương ứng với 1 axit

B. Là oxit của kim loại và tương ứng với 1 axit

C. Là oxit của phi kim và tương ứng với 1 oxit axit

D. Thường là oxit của phi kim và tương ứng với 1 axit

3. Oxit bazơ là:            A. Là oxit của phi kim và kim loại, tương ứng với 1 bazơ

B. Là oxit của kim loại và tương ứng với 1 bazơ

C. Thường là oxit của phi kim và tương ứng với 1 bazơ

D. Là oxit của phi kim và tương ứng với 1 oxit axit

4. Cho các oxit sau: SO2, SO3, Fe2O3, P2O5, K2O, NO, CO. Trong đó có mấy oxit axit

A. 4         B. 2         C. 3           D. 1

5. Cho các oxit sau: BaO, SO3, FeO, P2O5, Na2O. Trong đó có mấy oxit bazo

A. 1       B. 3           C. 2           D. 4

6. Cho các oxit có công thức hóa học sau:

CO2; NO; BaO; P2O5 ; NO2; K2O; ZnO; N2O5 ; Al2O3

a) Các oxit axit được sắp xếp như sau:

A. CO2; NO; NO2; K2O               B. NO; BaO; P2O5; N2O5

C. CO2 ; P2O5 ; NO2 ; N2O5            D. BaO; P2O5; K2O; Al2O3

b) Các oxit bazơ được sắp xếp như sau:

A. BaO ; K2O; ZnO ; N2O5              B. BaO ; ZnO ; K2O ; Al2O3

C. BaO; P2O5; K2O; Al2O3                 D. ZnO; N2O5; K2O; Al2O3

7. Trong các oxít sau đây, oxít nào tác dụng được với nước

A. SO3, CuO, K2O       B. SO3 , K2O, CO2, BaO          C. SO3, Al2O3, K2O         D. N2O5, K2O, ZnO

8. Trong những chất sau đây, chất nào là axít

A. H2SiO3, H2SO4, Cu(OH)2, K2SiO3               B. HNO3, Al2O3, NaHSO4, Ca(OH)2

C. H3PO4, HNO3, H2S                                     D. H2S, Al2O3, H2SO4, Ca(OH)2

9. Hợp chất nào dưới đây là các bazơ tan trong nước:

A. Mg(OH)2; Ba(OH)2; Al(OH)3                  B. NaOH; KOH ; Ca(OH)2

C. NaOH; Cu(OH)2; AgOH                         D. KOH; Zn(OH)2; NaOH

10. Dãy hợp chất gồm các bazơ đều không tan trong nước:

A. Mg(OH)2; Cu(OH)2 ; Fe(OH)3               B. NaOH ; KOH ; Ca(OH)2

C. NaOH; Fe(OH)2; LiOH                         D. Al(OH)3; Zn(OH)2; Ca(OH)2.

11. Dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ là:

A. H2O                           B. Dung dịch NaOH            C. Dung dịch H2SO4       D. Dung dịch K2SO4

12. Có thể phân biệt các dung dịch axit, muối ăn, kiềm bằng cách dùng:

A. Nước cất                     B. Giấy quỳ tím       C. Giấy phenolphtalein         D. Khí CO2

13. Có những chất rắn sau: FeO, P2O5, Ba(OH)2, NaNO3. Thuốc thử được chọn để phân biệt các chất trên là:

A. dung dịch H2SO4, giấy quỳ tím.                         B. H2O, giấy quỳ tím.

C. dung dịch NaOH, giấy quỳ tím.                          D. dung dịch HCl, giấy quỳ.

14. Dãy chất nào sau đây gồm toàn muối:

A. KCl, HNO3, FeCl2, NaHCO3                B. NaNO3, Al2(SO4)3, NaOH, H2SO4

C. ZnCl2, Mg(NO3)2, KCl, H2S                 D. Mg(NO3)2, ZnCl2, FeCl2, AgCl.

15. Cho biết phát biểu nào dưới đây là đúng:

A. Gốc cacbonat (CO3) và sunfat (SO4) hoá trị III             B. Gốc photphat (PO4) hoá trị II

C. Gốc Clorua (Cl) và Nitrat (NO3) hoá trị I                     D. Nhóm hiđroxit (OH) hoá trị II

16. Từ công thức hoá học Fe2O3 và H2SO4, công thức tạo bởi Fe và SO4 là:

A. FeSO4             B. Fe2(SO4)3         C. Fe(SO4)3           D. Fe3(SO4)2

17. Cho các phương trình phản ứng sau:

1. Zn + 2HCl →ZnCl2 + H2                              2. 2H2O →2H2 + O2

3. 2Al + 3H2SO4 →Al2( SO4)3 + 3H2              4. 2Mg + O2 →2MgO

5. 2KClO3 →2KCl + 3O2                                 6. H2 + CuO →Cu + H2O            7. 2H2 + O2 →2H2O

a. Phản ứng hoá hợp là:              A. 1, 3               B. 2, 5               C. 4,7             D. 3, 6

b. Phản ứng phân huỷ là:            A. 5, 6                 B. 2 , 5         C. 4, 5                 D. 2, 7

c. Phản ứng thế là:                      A. 1, 3, 6         B. 1, 3, 7         C. 3, 5, 6             D. 4, 6, 7.

18. Cặp chất nào sau đây dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm:

A. H2O, KClO3         B. KMnO4, CaCO3         C. KClO3, KMnO4                   D. HCl, Mg

19. Cho các khí: CO, N2, O2, Cl2, H2 .Các khí nhẹ hơn không khí là:

A. N2, H2, CO            B. N2, O2, Cl2                  C. CO, Cl2         D. Cl2, O2

20. Ứng dụng của hiđro là:

A. Dùng làm nguyên liệu cho động cơ xe lửa

B. Dùng làm chất khử để điều chế một số kim loại từ oxit của chúng

C. Dùng để bơm vào khinh khí cầu              D. Dùng để khử trùng sát khuẩn

21. Trong phòng thí nghiệm người ta điều chế hidro bằng cách nào dưới đây:

A. Cho Zn tác dụng với dd HCl                  B. Điện phân nước

C. Cho K tác dụng với nước                      D. Cho Zn tác dụng với dd H2SO4 đặc nóng

22. Sự oxi hóa là:

A. Sự tác dụng của oxi với 1 kim loại.     B. Sự tác dụng của oxi với 1 phi kim.

C. Sự tác dụng của oxi với 1 chất.           D. Sự tác dụng của oxi với 1 nguyên tố hoá học.

23. Sự oxi hóa chậm là:

A. Sự oxi hóa mà không tỏa nhiệt                   B. Sự oxi hóa mà không phát sáng

C. Sự oxi hóa toả nhiệt mà không phát sáng   D. Sự tự bốc cháy

24. Nước là hợp chất mà phân tử được tạo bởi:

A. một nguyên tử H và một nguyên tử O       B. hai nguyên tử H và một nguyên tử C. hai nguyên tử H và hai nguyên tử O         D. một nguyên tử H và hai nguyên tử O.

25. Để tổng hợp nước người ta đã đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít khí hiđro ( đktc) trong oxi. Thể tích khí oxi cần dùng là:

A. 1,12 lit           B. 2,24 lit           C. 22,4 lit           D. 11,2 lit

26. Cho H2O tác dụng vừa đủ với Na. Sản phẩm tạo ra là:

A. Na2O           B. NaOH và H2                 C. NaOH             D. Không có phản ứng.

27. Dung dịch là hỗn hợp:

A. Của chất khí trong chất lỏng                   B. Của chất rắn trong chất lỏng

C. Đồng nhất của chất lỏng và dung môi     D. Đồng nhất của dung môi và chất tan.

28. Khi hoà tan 100ml rượu etylic vào 50ml nước thì:

A. Rượu là chất tan và nước là dung môi       B. Nước là chất tan và rượu là dung môi

C. Nước và rượu đều là chất tan                     D. Nước và rượu đều là dung môi

29. Khi tăng nhiệt độ và giảm áp suất thì độ tan của chất khí trong nước thay đổi như thế nào?

A. Tăng                 B. Giảm           C. Có thể tăng hoặc giảm               D. Không thay đổi

30. Trong thí nghiệm cho từ từ 2 muỗng đường vào nước. Dung dịch đường này có thể hòa tan thêm đường,

A. Dung dịch đường bão hòa                 B. Dung dịch đường chưa bão hòa

C. Dung dịch đồng nhất                         D. Cả A, B, C đều đúng

B.  TỰ LUẬN

1. Hoàn thành các phản ứng hóa học sau và cho biết phản ứng nào là: phản ứng hóa hợp, phản ứng cháy, phản ứng phân hủy, phản ứng thế

a/ ……….+………  →ZnO                                  b/ ………+ ……… →H3PO4

c/ ………+ ……… →CO2 + H2O                           d/ ………+ ……… →K2S

e/ H2O →……… + ………                                     f/ KClO3 →……… + ………

g/ ……… +……… →CuCl2                                 h/ KMnO4 ……… + ……… + ……….

i/ Zn + HCl →……… +………                               j/ Al + H2SO4 →……… + ………

k/ H2 + ……… →Cu + ………                              l/ CaO + H2O →……

2. Nhiệt phân hoàn toàn 24,5g KClO3. Tính thể tích khí O2 (ở đktc) thu được?

3. Muốn điều chế được 5,6 lít O2 (ở đktc) thì khối lượng KMnO4 cần nhiệt phân là bao nhiêu?

4. Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế oxit sắt từ Fe3O4 bằng cách dùng O2 oxi hóa sắt ở nhiệt độ cao. Để điều chế được 2,32g Fe3O4 cần dùng:

a) Bao nhiêu gam sắt?                                         b) Bao nhiêu lít khí O2 (ở đktc)?

5. Đốt cháy hoàn toàn 2,7g nhôm. Tính :

a) Thể tích khí O2 (đktc) cần dùng?

b) Số gam KMnO4  cần dùng để điều chế lượng khí O2 trên?

7. Xác định công thức hóa học của nhôm oxit, biết tỉ lệ khối lượng của 2 nguyên tố nhôm và oxi bằng 9 : 8.

8. Một oxit của lưu huỳnh trong đó oxi chiếm 60% về khối lượng. Tìm công thức phân tử của oxit đó?

9. Cho 11,2 g sắt vào 200 ml dung dịch H2SO4 2M. Hãy:

a) Tính lượng khí H2 tạo ra ở đktc?

b) Chất nào còn dư sau phản ứng và lượng dư là bao nhiêu?

c) Tính nồng độ các chất sau phản ứng?

10. Cho 28,4g điphotpho pentaoxit P2O5 vào cốc chứa 90g nước để tạo thành axit photphoric. Tinh khối lượng axit H3PO4 được tạo thành ?

11. Gọi tên, phân loại các chất sau: Ca(OH)2, NaOH, KOH, Mg(OH)2, HNO3, H2SO4, HCl, H3PO4, NaCl, FeO, CuO, K2SO4, Na3PO4, AgNO3, CaSO4, NaHCO3, MgO, NaHSO4, Ca(HCO3)2, NaH2PO4

 

7
8 tháng 7 2021

Lần sau đăng câu hỏi chia nhỏ ra nhé em !

PHẦN 1. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN

A. CHƯƠNG 4: OXI-KHÔNG KHÍ

I. TÍNH CHẤT CỦA OXI

1. Tính chất vật lí

- Là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí

- Oxi hóa lỏng ở -183°C

- Oxi lỏng có màu xanh nhạt

2. Tính chất hóa học: Viết PT minh họa cho mỗi t/c

a. Tác dụng với phi kim

PTHH: S + O2 ----to-----> SO2

PTHH: 4P + 5O2 ----to-----> 2P2O5

b. Tác dụng với kim loại

PTHH: 3Fe + 2O2 ----to-----> Fe3O4

c. Tác dụng với hợp chất:

CH4 + 2O2 ----to-----> CO2 + H2O

II. SỰ OXI HÓA - PHẢN ỨNG HÓA HỢP - ỨNG DỤNG CỦA OXI
1. Sự oxi hóa là gì?

Là sự tác dụng của oxi với một chất

2. Phản ứng hóa hợp là gì?

Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu.

Phản ứng cần nâng nhiệt độ lên để khơi mào phản ứng lúc đầu, các chất sẽ cháy, tỏa nhiều nhiệt gọi là phản ứng tỏa nhiệt.

III. OXIT

1. Định nghĩa

Oxit là hợp chất của ha nguyên tố , trong đó có một nguyên tố là oxi

VD: sắt từ oxi Fe3O4, lưu huỳnh đioxi SO2,…

2. Phân loại: 

a. Oxit axit:

Thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit

Vd : SO3 tương ứng với axit H2SO4

CO2 tướng ứng với axit H2CO3

b. Oxit bazo

Thường là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ

VD: MgO tương ứng với bazo Mg(OH)2

K2O tương ứng với KOH

3. Cách gọi tên:

Tên oxit = tên nguyên tố + oxit

- Nếu kim loại có nhiều hóa trị

Tên oxit = tên kim loại (hóa trị) + oxit

VD: FeO : sắt (II) oxit

Fe2O3 : sắt (III) oxit

- Nếu phi kim có nhiều hóa trị

Tên gọi = tên phi kim + oxit

Dùng các tiền tố ( tiếp đầu ngữ) chỉ số nguyên tử

     + Mono: một

     + Đi : hai

     + Tri : ba

     + Tetra : bốn

     + Penta : năm

VD: CO: cacbon monooxit

CO2: cacbon đioxit

SO2: lưu huỳnh đioxit

SO3: lưu huỳnh trioxit

P2O3: điphotpho trioxit

P2O5 : đi photpho pentaoxit

4. công thức :

- CT chung M2Ox với x là hóa trị của chất M

- Nếu x = 2 thì có công thức là MO

 

8 tháng 7 2021

IV. Điều chế khí oxi - Phản ứng phân hủy
1. Điều chế oxi Trong phòng thí nghiệm. viết PT minh họa

Trong phòng thí nghiệm

Đun nóng hợp chất giâu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao như kali pemanganat KMnO4 hoặc kali clorat KClO3 trong ống nghiệm, oxi thoát ra theo PT:

2KMnO4 −to→ K2MnO4 + MnO2 + O2

2KClO3 −to→ 2KCl + 3O2

2. Phản ứng phân hủy là gì? Cho vd

Là phản ứng hóa học trong đó từ môtj chất sinh ra nhiều chất mới.

VD: 2KMnO4 −to→ K2MnO4 + MnO2 + O2

2KClO3 −to→ 2KCl + 3O2

V. KHÔNG KHÍ - SỰ CHÁY

1. Thành phần của Không khí

a. Thành phần chính

Không khí là một hỗn hợp khí trong đó oxi chiếm khoảng 1/5 thể tích. Cự thể oxi chiếm 21% thể tích, phần còn lại hầy hết là nitơ

b. Thành phần khác

Các khí khác (hơi nước, CO2, khí hiếm, bụi khói,…) chiếm tỉ lệ rất nhỏ, chỉ khoảng 1%

2. Sự cháy và sự oxi hóa chậm

a. Sự cháy

- Là sự oxi hóa có tỏa nhiệt và phát sáng

- Sự khác nhau giữa sự cháy trong oxi và trong không khí: cháy trong không khí diễn ra chậm hơn, tạo nhiệt độ thấp hơn trong oxi. Do trong không khí còn có nito với thể tích gấp 4 lần oxi, làm diện tích tiếp xúc của vật với oxi ít nên sự cháy diễn ra chậm hơn. Đồng thời, nhiệt tiêu hao còn dùng để đốt nóng khí nitơ nên nhiệt độ đạt được thấp hơn

b. Sự oxi hóa chậm

- Là sự oxi hóa có tỏa nhiệt nhưng không phát sáng

- VD: sắt để lâu trong không khí bị gỉ

- Trong điều kiện nhất định, sựu oxi hóa chậm có thể chuyển thành sự cháy

BCHƯƠNG 5: HIDRO - NƯỚC

I. Tính chất - Ứng dụng của Hiđro   

1. Tính chất vật lý

Là chất khí không màu, không mùi, không vị, nhẹ nhất trong các khí, tan rất ít trong nước

2. Tính chất hóa học: viết PT minh họa

a. Tác dụng với oxi

Nếu đốt cháy hidro trong oxi: hidro cháy mạnh, trên thành lọ xuất hiện những giọt nước nhỏ

PTHH: 2H2 + O2 −to→ 2H2O

Hỗn hợp sẽ gây nổ nếu trộng hidro và oxi theo tỉ lệ thể tích 2:1

b. Tác dụng với đồng oxit CuO

Khi đốt nóng tới khoảng 400°C : bột CuO màu đen chuyển thành lớp kim loại đồng màu đỏ gạch và có những giọt nước tạo thành trên thành cốc

PTHH: H2 + CuO −to→ Cu +H2O

⇒ Hidro đã chiến oxi trong CuO. Vậy hidro có tính khử

⇒ở nhiệt độ thích hợp, hidro có thể kết hợp với nguyên tố oxi trong một số oxit kim loại. do vậy hidro có tính khử. Các phản ứng này đều tỏa nhiệt

II. Điều chế khí Hiđrơ - Phản ứng thế
1. Điều chế hidrô        Trong phòng thí nghiệm              

Cho kim loại (Al, Fe, ….) tác dụng với dung dịch axit (HCl, H2SO4).

Khí H2 được thư bằng cách đẩy không khí hay đẩy nước. nhận ra khí H2 bằng que đóm đang cháy ( cháy trong không khí với ngộn lửa xanh nhạt) hoặc dùng tàn đóm ( không làm tàn đóm bùng cháy)

VD: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2     

2. Phản ứng thế

Phản ứng thế là phản ứng hóa học của đơn chất và hợp chất trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố khác trong hợp chất

VD: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

III. Nước                 

1. Tính chất vật lý 

Là chất lỏng không màu (tuy nhiên lớp nước dày có màu xanh da trời), không mùi, không vị

Sôi ở 100°C (p = 760 mmHg), hóa rắn ở 0°C

Khối lượng riêng ở 4°C là 1 g/ml (hay 1kg/lít)

Có thể hòa tan được nhiều chất rắn ( muối ăn, đường,…), chất lỏng ( còn, axit), chất khí (HCl,…)                                 

2. Tính chất hóa học

Tác dụng với kim loại: nước có thể tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường như Ca, Ba, K,…

PTHH: K + H2O → KOH + H2

Tác dụng với mốt sô oxit bazo như CaO, K2O,… tạo ra bazo tương ứng Ca(OH)2, KOH,…

Dung dịch bazơ làm quỳ tím chuyển xanh

VD: K2O + H2O → 2KOH

Tác dụng với oxit axit như SO3, P2O5,… tạo thành axit tương ứng H2SO4, H3PO4,…

Dung dịch axit làm quỳ tím chuyển đỏ

VD: SO3 + H2O → H2SO4

IV. Axit - Bazơ - Muối
Nêu khái niệm, CTHH; phân loại; cách gọi tên các hợp chất và cho vd

1. Axit

a. Khái niệm

Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hihdro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hidro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại

b. CTHH: gồm một hay nhiều nguyên tử H và gốc axit

c. Phân loại: 2 loại

- Axit không có oxi: HCl, H2S,….

- Axit có oxi: H2SO4, H2CO3,…

d. Tên gọi

- Axit không có oxi

Tên axit = axit + tên phi kim + hidric

VD: HCl: axit clohidric. Gốc axit tương ứng là clorua

H2S: axit sunfuhidric. Gốc axit tương ứng là sunfua

- Axit có oxi

+ Axit có nhiều oxi:

Tên axit = axit + tên phi kim + ic

VD: H2SO4 : axit sunfuric. Gốc axit: sunfat

HNO3: axit nitric. Gốc axit: nitrat

+ Axit có ít oxi:

Tên axit = axit + tên phi kim + ơ

VD: H2SO3 : axit sunfuro. Gốc axit sunfit

2. Bazơ

a. Khai niệm:

Phân tử bazo gồm có môt nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hidroxit (-OH).

b. CTHH: M(OH)n , n: số hóa trị của kim loại

c. Tên gọi:

Tên bazo = tên kim loại ( kèm hóa trị nếu có nhiều hóa trị) + hidroxit

VD: Fe(OH)2: sắt (II) hidroxit

KOH: kali hidroxit

d. Phân loại

Bazơ tan trong nước gọi là kiềm. VD: NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2.

Bazơ không tan trong nước. VD: Cu(OH)2, Fe(OH)2, Fe(OH)3,…

3. Muối

a. Khái niệm

Phân tử muối có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với môht hay nhiều gốc axit

b. CTHH: gồm 2 phần: kim loại và gốc axit

VD: Na2SO4, CaCO3,…

c. Tên gọi

Tên muối = tên kim loại (kèm hóa trị nếu có nhiều hóa trị) + tên gốc axit

VD: Na2SO4 : natri sunfat

CaCO3: canxi cacbonat

FeSO4: sắt (II) sunfat

d. Phân loại

- Muối trung hòa: là muối mà trong gốc axit không có nguyên tử hidro có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại

VD: Na2SO4, CaCO3,…

- Muối axit: là muối trong đó gốc axit còn nguyên tử hidro H chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại. Hóa trị của gốc axit bằng số nguyên tử hidro đã được thay thế bằng các nguyên tử kim loại.

VD: NaHSO4, NaHS, NaHSO3,…

 

 

7 tháng 11 2021

Ghi tóm tắt là Toán cũng đc mà bro :V

7 tháng 11 2021

ở đâu

đây là đề cương ôn thi để KT giữa kì I Lí của trường mình, ai cần thì lấy nha <3ỦY BAN NHÂN DÂN TP.VŨNG TÀUTRƯỜNG THCS THẮNG NHẤT        ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ 1          MÔN VẬT LÝ 7- NĂM HỌC 2021 - 2022A. LÝ THUYẾT: CHỦ ĐỀ 1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG  -  ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG ÁNH SÁNG  1. Nhận biết ánh sáng – Nguồn sáng – Vật sáng :- Ta nhận biết được ánh sáng khi...
Đọc tiếp

đây là đề cương ôn thi để KT giữa kì I Lí của trường mình, ai cần thì lấy nha <3

ỦY BAN NHÂN DÂN TP.VŨNG TÀU

TRƯỜNG THCS THẮNG NHẤT

 

       ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ 1

         MÔN VẬT LÝ 7- NĂM HỌC 2021 - 2022

A. LÝ THUYẾT:

CHỦ ĐỀ 1: NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG  -  ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG ÁNH SÁNG

 1. Nhận biết ánh sáng – Nguồn sáng – Vật sáng :

- Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.

- Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó vào mắt ta.

- Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng. Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. 

2. Sự truyền ánh sáng :  

- Định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.

- Đường truyền của tia sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng gọi là tia sáng. (Hình vẽ)

- Chùm sáng: Gồm rất nhiều tia sáng hợp thành.                      Hình 1.

Ba loại chùm sáng:

+ Chùm sáng song song ( Hình vẽ - 1.a )

+ Chùm sáng hội tụ   ( Hình vẽ 1.b )

+ Chùm sáng phân kì  ( Hình vẽ 1.c )

 

 

 

                   

                            Hình 1.a                                 Hình 1.b                                Hình 1.c

3. Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh  sáng :

 a) Bóng tối nằm ở phía sau vật cản không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

  b) Bóng nửa tối nằm ở phía sau vật cản, nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng truyền tới.

 c) Nhật thực toàn phần (hay một phần) quan sát được ở chỗ có bóng tối (hay bóng nửa tối) của mặt trăng trên mặt đất.

d) Nguyệt thực xảy ra khi mặt trăng bị Trái đất che khuất không được mặt trời chiếu sáng.

 

CHỦ ĐỀ 2 :  ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG - ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG - GƯƠNG CẦU

1. Gương phẳng :

- Gương phẳng là một phần của mặt phẳng, nhẵn bóng có thể soi ảnh của các vật.

- Hình ảnh cuả một vật soi được trong gương gọi là ảnh của vật tạo bởi gương.

2. Sự phản xạ ánh sáng trên gương phẳng

- Khi tia sáng truyền tới gương bị hắt lại theo một hướng xác định. Hiện tượng đó gọi là hiện tượng  phản xạ ánh sáng.

- Tia sáng truyền tới gương gọi là tia tới .

- Tia sáng bị gương hắt lại gọi là tia phản xạ .

3. Định luật phản xạ ánh sáng.

- Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường  pháp tuyến với gương tại điểm tới  .

- Góc phản xạ bằng góc tới (i’ = i)

4.  Ảnh của một vật qua gương phẳng.

- Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật .

- Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương.

- Các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo S’.

5. Gương cầu lồi:

- Gương có mặt phản xạ là mặt ngoài của một phần mặt cầu gọi là gương cầu lồi

- Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn, luôn nhỏ hơn vật.

-Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.

6. Gương cầu lõm :

-  Gương gương cầu lõm là gương có mặt phản xạ là mặt trong của một phần mặt cầu .

-  Đặt một vật gần sát gương cầu lõm nhìn vào gương ta thấy một ảnh ảo không hứng được trên màn chắn  và nhỏ hơn vật .

- Chiếu một chùm tia tới song song lên gương cầu lõm ta thu được một chùm tia phản xạ hội tụ tại một điểm trước gương .

- Một nguồn sáng nhỏ S đặt trước gương cầu lõm, ở một vị trí thích hợp tạo ra chùm sáng phân kì đến gương cho chùm tia phản xạ là chùm sáng song song .

   B. BÀI TẬP VẬN  DỤNG :

     I.   BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

1. Trong lớp học người ta thương lắp nhiều bóng đèn ở các vị trí khác nhau mà không lắp một bóng đèn lớn ở ngay giữa lớp. Câu giải thích nào sau đây là đúng?

A. Để cho lớp học đẹp hơn.                                                      B. Chỉ để tăng cường độ sáng cho lớp học.

C. Để tránh bóng tối và bóng nửa tối khi học sinh viết bài.     D. Để học sinh không bị chói mắt.

2.  Khi góc tới tăng thì góc phản xạ sẽ:

A.Giảm               B. Tăng                C. Không đổi            D.Vừa tăng,vừa giảm

3.  Một vật đặt trên mặt phẳng nằm ngang . Đặt một gương phẳng chếch 45so với mặt bàn.

Hỏi ảnh của vật nằm theo phương nào ?

A.   Nằm theo phương chếch 450                      B. Nằm theo phương chếch 750

C. Nằm theo phương chếch 1350                                 D. Nằm theo phương thẳng đứng .

4 . Hai gương phẳng đặt song song với nhau, hướng mặt phản xạ vào nhau và cách nhau một khoảng

 l =  1m  . Đặt một vật AB song song ,nằm giữa  hai gương và cách gương G1 một khoảng 0,4m Khoảng cách giữa hai ảnh thứ nhất của AB qua hai gương G1G2 l à :

A.     2 m                              B.1,6m                             C.1,4m                           D. 1,2m .

5 . Chiếu một chùm sáng song song lên một gương cầu lồi ,ta thu được một chùm sáng phản xạ có tính chất :

A. Song song             B. Hội tụ                  C. Phân kì              D. Không truyền theo đường thẳng .

6. Trên xe ô tô , người ta gắn gương cầu lồi để cho người lái xe quan sát các vật ở phía sau xe có lợi gì hơn là gắn gương phẳng .

A. Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi rõ hơn trong gương phẳng

B. Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi to hơn gương phẳng

C.Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi sáng rõ hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng

D. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước

7 .Vì sao nhờ có pha đèn mà đèn pin lại có thể chiếu sáng được xa hơn so với khi không có pha đèn ?

A. Vì pha đèn phản xạ được ánh sáng             B. Vì pha đèn có thể hội tụ ánh sáng ở một điểm rất xa.

C.Vì pha đèn làm cho ánh sáng mạnh thêm     D. Vì pha đèn có thể tạo ra một chùm phản xạ song song

8 .Khi khám răng bác sĩ nha khoa dùng loại gương nào sử dụng loại gương nào để quan sát tốt hơn ?

A.Gương phẳng         B. Gương cầu lõm        C. Gương cầu lồi      D. Gương cầu lồi và gương cầu lõm

9 . Ban đầu chiếu một tia sáng SI tới mặt một gương phẳng sao cho góc tới bằng 300 thì góc phản xạ bằng 300 .Giữ nguyên tia tới, quay gương một góc 300 ngược chiều kim đồng hồ thí góc phản xạ là bao nhiêu?

A.     900                          B. 600                          C. 300                      D. 00   

10. Chiếu một tia sáng vuông góc với mặt một gương phẳng. Góc phản xạ i’ có giá trị nào sau đây?

A. i’ = 0°                 B. i’ = 45°                   C. i’ = 90°                             D. i’= 180°

II. BÀI TẬP TỰ LUẬN :

Bài 1:Trên hình vẽ bên ,SI là tia tới, IR là tia phản xạ. Biết rằng hai tia SI và IR vuông góc với nhau.

Hãy cho biết góc giữa tia tới và pháp tuyến tại điểm tới là bao nhiêu?

       

 (ĐS:  i = 45)                                                                                               S                             R                                                                   

 

 

                                                                                                                               I

 

 

 Bài 2:   Vẽ tia phản xạ và tính góc phản xạ trong các trường hợp sau :

                                                                                                                    

 

 

                                                                                                          

                                                                                          S

1200

                                        I                                                                                                          

 

 

 

                                                                                                                             

 

450

                                                                                                                                                    M

 

 

 

                 S             G                                                                              I                                                                                                    

                                            H. a                                                             H .b 

                            

( ĐS:   H.a  i’=i= 450  ;          Hb  :    i’ = i= 300   )    

Bài 3 :Cho một gương phẳng M và một tia tới SI hợp với gương một góc 450. Chứng minh rằng tia tới và tia phản xạ sẽ vuông góc nhau .(vẽ hình minh họa )

M

N

Bài 4:Một cây cau ( MN) cao 1,8m được trồng bên cạnh                                                   

 

một hồ nước phẳng lặng .

    a/ Hãy vẽ ảnh MN’ của cây cau MN in bóng dưới mặt hồ.              

     b/ Tính độ cao của ảnh MN’.

   c/ Biết bờ hồ cách mặt nước 50cm. Tính  MM.

 

 

Bài 5 : Một người cao 1m7 đứng trước một gương phẳng, cách gương 2m

a)                 Xác định vị trí và tính chất ảnh của người đó .

b)                 Nếu người đó giơ tay phải lên chào bạn ,thì ảnh trong gương giơ tay gì ?

c)                 Nếu thay gương phẳng bằng gương cầu lồi thì tính chất ảnh sẽ thay đổi ra sao ?

Bài 6 : Với một gương cầu lõm và một gương phẳng cùng kích thước, cùng vị trí đặt mắt

a)  Gương nào cho bề rộng vùng nhìn thấy lớn hơn ?

b) Vùng nhìn thấy trên mỗi gương tùy thuộc vào những yếu tố nào ?

 

1
24 tháng 10 2021

cậu nên tách từng phần ra 

hihi

24 tháng 10 2021

tách v tốn thời gian ;-;

ok tutu để mk chụp lại

7 tháng 1 2022

https://download.vn/de-cuong-on-thi-hoc-ki-1-mon-tieng-anh-lop-5-39934

đó