4 bí kíp giúp bạn ‘ăn điểm’ trong bài thi trắc nghiệm tiếng Anh.1. Tận dụng tối đa thời gianVới bài thi trắc nghiệm, bạn không có nhiều thời gian để làm bài. Vì vậy hãy quản lý quỹ thời gian của mình một cách chặt chẽ. Trước hết, bạn hãy đọc qua đề một lần và tới câu nào bạn chắc chắn đúng thì hãy khoanh ngay vào bài. Sau khi hoàn thành xong phần chắc chắn đúng, bắt đầu...
Đọc tiếp
4 bí kíp giúp bạn ‘ăn điểm’ trong bài thi trắc nghiệm tiếng Anh.
1. Tận dụng tối đa thời gian
Với bài thi trắc nghiệm, bạn không có nhiều thời gian để làm bài. Vì vậy hãy quản lý quỹ thời gian của mình một cách chặt chẽ. Trước hết, bạn hãy đọc qua đề một lần và tới câu nào bạn chắc chắn đúng thì hãy khoanh ngay vào bài. Sau khi hoàn thành xong phần chắc chắn đúng, bắt đầu tập trung vào những câu còn lại. Hãy nhớ, đừng bao giờ dành nhiều thời gian cho 1 câu hỏi, nếu câu nào bạn rất không chắc chắn thì khoanh ngẫu nhiên. Một lưu ý rất quan trọng nữa là bạn không bỏ sót bất kì câu hỏi nào.
2. Cách xử lý những câu không chắc chắn
Khi gặp câu hoàn toàn không hiểu gì, bạn hãy thiên về đáp án ít gặp nhất. Vì xác suất đúng trong trường hợp này cao hơn.
Trong các đáp án nếu thấy đáp án nào đó khác biệt với các đáp án còn lại thì bỏ đi. Thông thường những lựa chọn này đúng khoảng 50%. Sau đó hãy xét tới các trường hợp còn lại.
3. Chiến thuật làm bài cho phần đọc hiểu
Hãy dành khoảng 2 phút đọc từ đầu tới cuối để hiểu qua nội dung, không dừng lại khi gặp từ mới để suy nghĩ. Điều quan trọng nhất là cần nắm được: chủ đề bài này là gì, mỗi đoạn nói về điều gì? Thời gian của các sự kiện trong bài là quá khứ hay hiện tại.
Tiếp đó, bạn cần đọc kỹ từng câu hỏi và xem kỹ đáp án. Với mỗi câu hỏi hãy xem thông tin bạn cần tìm là ở đâu trong bài đọc. Sau đó hãy kiểm tra lại và xử lý câu khó.
4. Lưu ý dạng bài tìm lỗi
Các dạng bài tìm lỗi phổ biến: lỗi chọn từ (nghĩa của từ, từ loại), lỗi liên quan tới thời của động từ, lỗi thành ngữ, lỗi mệnh đề và dạng câu. Với câu tìm lỗi bạn cần đọc cả câu để nắm rõ nghĩa cần truyền đạt, thời và cấu trúc câu. Dựng câu đúng trên cơ sở đã phân tích, so sánh cụm từ gạch dưới với câu đúng mà mình vừa dựng được rồi xác định lỗi dựa trên nhóm lỗi đã học.
Trên đây là một vài bí kíp nhỏ, hi vọng sẽ hữu ích cho bạn trong kỳ thi sắp tới. Chúc bạn thành công!
- Trợ từ là những từ thường đi kèm một từ khác trong câu có tác dụng nhằm nhấn mạnh hay biểu thị một sự vật, hiện tượng nào đó được nói đến trong câu.
+ Trợ từ nhấn mạnh: "những, cái, thì, mà, là ...."
+ Trợ từ đánh giá sự vật hiện tượng: "chính, chính là, đích là..."
Từ những ví dụ và dấu hiệu nhận biết là những từ trên thì bạn sẽ xác định được trợ từ.
- Thán từ là những từ để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của người nói, người viết, bên cạnh đó còn có vai trò gọi đáp để giãi bày nỗi lòng tâm trạng.
+ Thán từ bộc lộ cảm xúc: ôi, than ôi, hỡi ôi, trời ơi...
+ Thán từ gọi đáp: này, ơi, vâng, dạ...
Thán từ có phần dễ nhận biết hơn vì thường đứng đầu câu. Bạn có thể dựa vào những thán từ mình đưa ra ở trên để xác định dễ dàng hơn.