hãy tả quê hương của em (Hà Tĩnh)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Em tham khảo nhé !
Nếu có dịp về với mảnh đất Hà Tĩnh, chắc hẳn ai cũng đã thưởng thức đặc sản truyền thống nơi đây, đó chính là kẹo “Cu Đơ” - loại kẹo mà ai nghe đến cũng phải “ồ” lên vì cái tên lạ và gợi nhiều tò mò này. Khi thưởng thức kẹo Cu Đơ, chắc chắn bạn sẽ được trải nghiệm hương vị độc đáo từ món kẹo giản dị mà vẫn nổi tiếng này. Đó chính là hương vị ngọt ngào từ mật mía, vị bùi bùi của bánh tráng, cộng với cái béo từ lạc và mùi thơm nồng của gừng. Tất cả những nguyên liệu làm nên kẹo Cu Đơ hòa quyện với nhau, tạo nên một hương vị đặc trưng mà chỉ loại kẹo này mới có.
Theo những người dân ở đây thì kẹo Cu Đơ xuất phát từ vùng Hương Sơn, Hà Tĩnh. Mới đầu, người ta chỉ gọi là kẹo lạc cụ Hai, vì cụ là người đầu tiên làm ra loại kẹo này. Dân gian thường giải thích rằng chính người Pháp đã tạo nên tên gọi kẹo Cu Đơ, vì người Pháp đọc từ “cụ” là “cu”, từ “hai” (số 2) đọc là “đơ” (deux).
Theo nhà thơ, nguyên giảng viên Đại học Tổng hợp Huế Nguyễn Hồng Trân, người ta thường truyền cho nhau câu chuyện rằng từ thời Pháp thuộc, có một vị người Pháp đi qua Hà Tĩnh, những người dân ở đây đã mời ông uống một bát nước chè xanh nóng và ăn một miếng kẹo được bọc trong lá chuối khô. Ông Pháp đó cũng cầm miếng kẹo ăn ngon lành, vừa ăn vừa uống nước chè xanh, rồi thốt lên: “Délicieux” (ngon tuyệt vời). Sau đó ông dò hỏi về loại kẹo ngon kì lạ này, người dân đã chỉ cho ông nhà cụ Hai (làng Thịnh Xá, Hương Sơn) - nơi đã sản xuất ra loại kẹo này. Vị người Pháp tìm về nhà cụ Hai và mua hết thảy số kẹo mà cụ đang có để làm quà cho bạn bè và người thân. Ông ta bỏ vào hộp và đề là Gâteau de Cu DEUX (bánh CU ĐƠ) lên trên mỗi hộp và gửi tặng bạn bè ở Paris. Từ “de” trong tiếng Pháp dưới tên dòng tộc như là biểu hiện dòng dõi quý tộc. Từ đó lan truyền ra cái tên kẹo Cu Đơ ngộ ngộ, vui vui này.
Kẹo Cu Đơ ngon là kẹo mà khi ăn phải hội đủ các vị béo bùi của lạc, ngọt ngào của đường mía, hương vị thơm nồng cay cay của gừng tươi, pha một chút chua nhẹ của chanh cùng với bánh tráng được nướng đúng độ, tạo nên hỗn hợp bánh giòn tan và ngọt bùi.
Để làm ra miếng kẹo Cu Đơ vừa thơm vừa giòn thì không phải ai cũng có thể làm được. Trước tiên phải chọn mật mía nguyên chất, vàng óng. Rồi lạc phải là loại lạc nhỏ hạt, không bị lép hay mốc, không được để trầy hết vỏ lụa ngoài của lạc. Và cuối cùng là bánh tráng - khuôn làm bánh nhỏ hơn kiểu bánh thường, chuyên dành làm kẹo; bánh tráng có các mép quăn đều, lõm giữa, khi nướng không được để nứt, thủng, vỡ và phải chín đều. Tuy nhiên, điều quyết định chiếc kẹo Cu Đơ ngon chính là kỹ thuật nấu. Mật được đun thật sôi, cho một ít gừng thái nhỏ và lạc rang vào rồi khuấy đều để lạc không bị chìm xuống đáy nồi và bị cháy. Cứ khuấy đều tay đến khi nào ngửi thấy mùi thơm, người thợ làm kẹo sẽ dùng đũa lấy một ít mật nhỏ vào nước lạnh, nhìn thấy giọt mật rơi vào nước không bị bẹp và không tan loãng ra là đạt yêu cầu.
Nơi nổi tiếng làm kẹo Cu Đơ là phường Đại Nài, Hà Tĩnh. Phường này nằm ở gần Cầu Phủ nên được gọi là “Cu Đơ Cầu Phủ” và đã tạo thành thương hiệu riêng. Những hộ dân ở đây hầu như nhà nào cũng nấu kẹo nên người ta gọi phường này là “Làng Cu Đơ”.
Bạn Hà Giang quê ở Hà Tĩnh, hiện đang học tập và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh, tự hào khi nói về kẹo Cu Đơ quê hương: “Mỗi lần có dịp về quê, bạn bè ở trong ni đều dặn nhất định phải mang kẹo Cu Đơ vào. Cho nên, lần nào về mình cũng mang đi vài túi kẹo để làm quà cho mọi người. Có rất nhiều chỗ bán kẹo Cu Đơ, nhưng đối với mình thì Cu Đơ Thư Viện của Cầu Phủ là ngon nhất, tuy giá có cao hơn những điểm khác, nhưng vẫn rất đông người mua.”
Bạn Thái Văn Chính, sinh viên năm 3, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội cũng hào hứng kể: “Mình từ Hà Tĩnh ra Hà Nội học. Ngày đầu nhập học, mình mang theo kẹo Cu Đơ để làm quà quê. Lúc đầu, đám bạn còn ngại không muốn ăn, nhưng khi đã nếm thử thì đều tấm tắc khen ngon. Sau vài lần ăn kẹo Cu Đơ, các bạn mình đâm “nghiện” cái vị ngọt ngọt, bùi bùi lại thơm nữa. Nên khi mình về quê, việc mang Cu Đơ làm quà là điều không thể thiếu”.
Du khách khi đến Hà Tĩnh thường ghé qua các cửa hàng bán kẹo nổi tiếng để thưởng thức kẹo Cu Đơ và mua về làm quà cho người thân, bạn bè. Với những người con quê hương Hà Tĩnh, cứ mỗi lần đi xa lại mang theo vài bịch kẹo Cu Đơ để làm quà cho bạn bè hay để gửi cho những người con nơi xa xứ đang ngóng về quê mẹ. Bởi vì, người Hà Tĩnh xem kẹo Cu Đơ như là linh hồn của quê hương, vừa giản dị, chân phương, lại ngọt ngào tình quê. Nó gợi lại trong tâm hồn những người con xa xứ bao cảm xúc về mảnh đất khô cằn sỏi đá nhưng vô cùng ấm áp và bình dị này.
tham khảo ạ!
Văn hoá văn nghệ dân gian Hà Tĩnh trong vùng văn hoá văn nghệ dân gian xứ Nghệ hay Nghệ Tĩnh, nói cách khác là giữa 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh, chỉ cách nhau có con sông Lam và mới tách tỉnh 180 năm nay; vậy, có gì đồng nhất và có gì khác biệt.
Được vinh dự mời viết bài tham dự hội thảo khoa học với đề tài nói trên trong dịp kỉ niệm 180 năm (1831-2011) tỉnh Hà Tĩnh ra đời, tôi thấy khó viết quá. Bởi tôi đã khẳng định rằng: Trong cả một quá trình lịch sử, Nghệ An và Hà Tĩnh đã bao đời đổi thay, khi là một huyện, một quận, một châu, một trại, một thừa tuyên, một xứ, một trấn, một tỉnh… khi là hai lộ, hai trại, hai phủ, hai châu, hai tỉnh,… địa vực có khi rộng khi hẹp, khi tên này khi tên khác nhưng nó vẫn là một dải đất trải dài từ khe Nước Lạnh cho đến đèo Ngang với hơn 200 km bờ biển, với vùng đồng trung du rộng lớn, với miền núi mênh mông, giàu sản vật, chiếm hơn 2/3 toàn bộ diện tích… gắn bó với nhau về tất cả các mặt: địa lý, lịch sử, kinh tế, văn hoá, phong tục tập quán, ngôn ngữ,… mà sông Lam núi Hồng là tượng trưng cho tinh thần gan góc hiên ngang, cho tinh thần hiếu học, trọng đạo lý làm người của những con người yêu nước, yêu quê hương đã bao đời khai khẩn, sinh sống, chiến đấu dũng cảm, lao động cần cù, luôn có sức sáng tạo mãnh liệt về mặt văn hoá, văn nghệ để bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước, muốn làm cho quê hương xứ sở rạng rỡ về mặt tài hoa, mặt học vấn.
Nằm chung trong khối thống nhất của đất nước Việt Nam từ Nam chí Bắc, vùng Nghệ Tĩnh cũng như một số vùng khác trong cả nước, có một số nét đặc thù. Những nét đặc thù này không đè lên, không làm mờ đi những đặc điểm chung của cả nước mà chỉ làm phong phú thêm, đa dạng thêm, tô đậm thêm những đặc điểm, những nét thuộc về bản sắc của văn hoá dân tộc Việt Nam.
Xứ Nghệ không được tạo vật cưu đương, đồng bằng cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt, đã từng là biên trấn, trấn địa, đất căn cứ, đất lập nước của nhiều đời,.. song về mặt văn hoá, văn nghệ dân gian lại rất phong phú, phong phú vào bậc nhất, so với tất cả cá cđịa phương khác trên toàn quốc. Đã bao đời rồi, cái gia tài vô giá ấy là ngọn nguồn nuôi dưỡng tinh thần, là cơ sở văn hoá, là trí tuệ và tài năng, là sức mạnh vật chất, là động lực phát triển của bà con xứ Nghệ.
Với văn nghệ dân gian, ở cái đất Hoan Diễn này có tất cả các loại hình từ ca dao, dân ca, câu đối, tục ngữ, thành ngữ, vè, truyện kể,… như văn nghệ dân gian toàn quốc. Có thể nói đó là một gia tài văn nghệ dân gian hoàn chỉnh.
Hoàn chỉnh không phải về thể loại, mà còn hoàn chỉnh về nội dung, về mức độ phản ánh các sinh hoạt xã hội, về đấu tranh chống ngoại xâm và các lực lượng hắc ám; về thể hiện nội tâm, tình cảm; về đạo lý và các mối quan hệ trong cuộc sống,… đó là nét chung nhất.
Nhưng giữa 2 tỉnh, Hà Tĩnh có những nét gì khác?
Thứ nhất là về mặt ngôn ngữ, trong hai tỉnh không phát âm sáu thanh như ngôn ngữ phổ thông mà thương chỉ có 5 thanh, thậm chí chỉ 4 thanh, 3 thanh. Song ở Hà Tĩnh, bức tranh thổ ngữ khá đa dạng. Tiếng nói của người Nghi Xuân tựa như tiếng người Nghi Lộc ở Nghệ An. Tiếng nói của người Can Lộc, Thanh Hà,… còn mang khá nhiều từ cổ, có người cho đó là ngôn ngữ Việt - Mường như Kẻ Trù, Chợ Lù (ở xã Phù Lưu cũ). Tiếng nói của người Đức Thọ thường có âm đôi như ôông/ông, sôống/sống,… và các từ khác như eng/anh; bọ/bố,.. vấn đề này đã được nhiều người đề cấp.
Thứ hai, trên địa bàn Hà Tĩnh không có hoặc có ít các dân tộc thiểu số, chỉ người Chứt ở Hương Khê, mà người Chứt cũng nằm trong ngữ hệ Việt - Mường, còn trên địa bàn Nghệ An có 5 dân tộc thiểu số chung sống. Đó là các dân tộc: Thái, Thổ, Khơ Mú, Ơ Đu, H’mông. Đông nhất là người Thái, Hà Tĩnh cũng có người Thái cư trú nhưng chỉ có 2 bản ở Sơn Lâm và Sơn Kim thuộc huyện Hương Sơn. Các dân tộc thiểu số nói trên, dù dân số ít nhiều, đều có một gia tài văn hoá, văn nghệ dân gian nhất định. Gia tài văn hoá văn nghệ dân gian của các dân tộc thiểu số ấy đã cùng với gia tài văn hoá văn nghệ dân gian của người Việt làm cho gia tài văn hoá văn nghệ dân gian Nghệ An phong phú hơn, nhiều sắc thái văn hoá hơn.
Thứ ba, hai thổ sản đặc biệt của xứ Nghệ là hát ví và hát giặm. Hát ví phổ biến ở cả Hà Tĩnh và Nghệ An, song đậm đà nhất là ở Nam Đàn và thượng Can Lộc, Hát giặm, nhất là hát giặm trai gái phần lớn thường chỉ lưu hành ở các huyện Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh.
Nhưng trước hết, hát giặm là gì? Có người cho rằng giặm là giẫm chân và hát giặm là lối hát có đánh nhịp bằng chân. Lại có người cho rằng, tiếng giặm xuất phát từ tính phân đoạn trong một bài hát giặm. Còn có người cho rằng, giặm là giắm vào, điền vào như Giắm lúa. Ý kiến này căn cứ vào những câu lãy trong một bài hát giặm.
Cố giáo sư Nguyễn Đổng Chi cho rằng hát giặm có hai làn điệu là hát nói và hát ngâm, chủ yếu là hát nói. Hát nói của hát giặm tạo cho người nghe một cẩm giác đều đều, chắc gọn, nặng nề. Phương ngữ xứ Nghệ có câu:
Dại nhất là thổi tù và,
Thứ nhì hát giặm, thứ ba thả diều.
Mặc dù có vần, có âm, có điệu. Nó phản ảnh một loại dân ca ở trình độ còn thô sơ. Cách hát của giặm thường có ngâm mà không rung nghe đều đều mà mặt mũi không được tròn trĩnh xinh tươi cho lắm nên phương ngữ xứ Nghệ còn có câu: hát giặm đồng đôi, mạt to như cái nồi, còn ngồi hát giặm”, nghe nhiều thường nhàm chán. Giáo sư cho rằng: “Hát giặm phản ánh một thứ lao động nào đó tương đối mệt nhọc, đều đều như đi đường, giã gạo, leo núi,v.v… hoặc phải chăng nó ảnh hưởng của một công cuộc sinh hoạt hãy còn thô sơ, đơn điệu ở chỗ núi rừng”. Đúng là như vậy nhất là câu láy. Câu láy không phải là giắm vào như giắm lúa, hay điền vào như điền vài đoạn nan trong cái rổ bị rách. Theo chúng tôi, câu láy là tiếng vang lại (é cho) của tiếng nói nơi núi rừng. Khi chúng ta đi vào nơi núi rừng có nhiều vách đá thẳng tắp cheo leo; nói to một câu chúng ta thường nghe vọng lại tiếng nói của chính mình. Câu láy lại của câu cuối một đoạn hay một khúc của bài giặm có thể là tiếng vọng đó. Vùng phía nam Hà Tĩnh xưa kia núi rừng nhiều, mà hát giặm thường lưu hành mấy huyện phía Hà Tĩnh, như đã nói trên, cho nên có thể nói Hà Tĩnh là quê hương, là nơi xuất phát ban đầu của hát giặm. Tóm lại với địa hình của mình, Hà Tĩnh đã cung cấp cho gia tài dân ca xứ Nghệ, dân ca toàn quốc một loại hình hát giặm độc đáo mà sức sống của nó tồn tại mãi đến hôm nay.
Thứ tư, Hà Tĩnh có nhiều nhà thơ nhà văn làm sáng rực lâu dài văn học dân tộc như đại thi hào Nguyễn Du và truyện Kiều, Nguyễn Huy Tự với Hoa tiên truyện, Nguyễn Công Trứ tài hoa với những bài ca trù,… và bao danh sĩ khác nữa. Họ đều đi chơi hát ví nhất là hát ví phường vải. Giáo sư Hoàng Xuân Hãn gọi họ là “Văn phái Hồng Sơn”. Giáo sư cho rằng: “Hát ví nói chung, hát phường vải nói riêng bằng văn lục bát không những có ảnh hưởng đến văn phái Hồng Sơn mà còn cho ta thấy sự phôi thai của áng văn kiệt tác là văn Kiều”. Ông Nguyễn Tất Thứ trên “Tiểu thuyết thứ bảy” số tháng 6 năm 1944, cũng đánh một tiếng chuông thứ hai để hoạ lại cái chính kiến của Giáo sư Hoàng Xuân Hãn. Ông nói: “Theo tôi thì từ Hoa tiên truyện, Mai Đình mộng ký đến Đoạn Trường Tân Thanh, văn phái Hồng Sơn là một con bướm vàng rực rỡ đã được dạo qua làn hương phấn của chùm hoa phong dao”. Hai ông ấy đã nói đúng. Nhân dân với tài năng sáng tạo của mình đã sáng tạo nên ca dao, dân ca, hát ví phường vải về mặt ngôn ngữ đã xây dựng nền nghệ thuật về ngữ ngôn. Nhà văn nhà thơ tiếp thu nó một cách đầy đủ và tiêu hoá nó đến sáng tạo nên những lời ca, câu thơ bất hủ. Có thể nói nhân dân là tác giả ban đầu đã thầm lặng giúp đỡ những nhà thơ như Nguyễn Du về cả hai mặt ngôn ngữ nghệ thuật và cả tư tưởng tình cảm. Đương nhiên chúng ta không phủ nhận tài năng sáng tác của cá nhân nghệ sĩ, nghệ sĩ phải có tài năng sáng tác thật sự, phải có cá tính sáng tạo rõ ràng thì trong sáng tác nghệ thuật của mình mới có tác phẩm lớn được. Trường hợp Nguyễn Du và nhiều nhà văn cổ điển khác trong Văn phái Hồng Sơn đã được sự giúp đỡ thầm lặng và có phần trực tiếp nữa khá nhiều của nhân dân Hà Tĩnh qua hát giặm, hát ví như hát ví phường vải, hát ví phường nón, hát ví phường đan,… Đó là nét gắn bó hữu cơ và khá nổi trội của văn nghệ dân gian Hà Tĩnh với các nhà văn chuyên nghiệp. Ở Nghệ An chưa thấy rõ điều đó.
Thứ năm là thời gian và không gian văn hoá của một cuộc hát ví hay hát giặm cũng như thủ tục một cuộc hát ví, hát giặm ở Hà Tĩnh có vẻ cơ động hơn, linh hoạt hơn. Về thời gian và không gian văn hoá, không nhất thiết phải là ban đêm và trong nhà, trong sân với ngoài ngõ, ngoài đường và đủ ba chặng bảy bước. Xứ xem xuốn Hát giặm Nghệ Tĩnh của giáo sư Nguyễn Đổng Chi thì rõ, trai gái đi củi hay đi làm đồng về, nghỉ đâu đó thì địa điểm nghỉ ngơi ấy cũng là không gian văn hoá của một cuộc hát ví giặm như tại khe Giao, truông Bát,… chẳng hạn.
Tôi có thể giới thiệu vài ba nét dị biệt nữa giữa văn hoá văn nghệ dân gian Hà Tĩnh với văn hoá văn nghệ dân gian Nghệ An. Qua 9 tập trong “Kho tàng vè xứ Nghệ”, 4 tập trong “Kho tàng truyện kể xứ Nghệ”, 2 tập trong “Kho tàng ca dao xứ Nghệ” và một số tập sách khác viết về văn hoá, văn nghệ dân gian xứ Nghệ”, đó đây tôi đã đề cập ít nhiều. Giờ đây tôi không muốn viết lại, xin các bạn lượng thứ.
Mỗi người chúng ta đều có rất nhiều nơi để đi nhưng chỉ có một nơi để quay về, ấy là quê hương. Là nơi có mẹ, có bà có họ hàng, xóm giềng mong đợi. Tôi yêu quê hương của mình bằng tình yêu của đứa con xa. Mỗi lần nghe âm vang khúc hát về quê hương lòng tôi lại cháy lên nỗi nhớ về những kỉ niệm tuổi ấu thơ nơi quê cha, đất tổ
“Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày”
Mỗi lần nghe câu hỏi quê hương là gì khiến lòng tôi bối rối. Phải chăng quê hương là nơi có ngôi nhà của mẹ, nơi ta được sinh ra và chập chững những bước đầu đời. Quê hương cũng là nơi ta đến trường, là nơi dạy ta nhiều bài học và cũng là nơi mang bao nhiêu kí ức theo ta suốt cuộc đời. Mẹ tôi thường bảo quê hương là nơi chôn nhau cắt rốn là chiếc nôi êm đềm của mỗi đứa trẻ. Tôi quên làm sao được cái lưng còng của bà cũng mái tóc bạc của ông. Tôi thương chiếc áo bà ba mang dáng hình xứ sở mẹ mặc mỗi lần đi chợ. Tôi thuộc từng con đường mòn cha đi ra ruộng thăm lúa, bẫy chim.
Quê hương tôi ở vùng ngoại thành nằm im lìm bên dòng sông trong xanh và những bóng dừa nghiêng soi đáy nước. Nếu được vẽ một bức tranh về quê hương, chắc chắn sẽ là một bức tranh tĩnh, động tuyệt vời. Tôi nhớ những buổi sáng khi ông mặt trời vừa ló khỏi ngọn cây tre, sương còn phủ trắng trên cánh đồng, những bác nông dân đã ở ngoài đồng. Cánh cò trắng ướt đẫm sương đêm vội vã bay về tổ. Bầu trời mỗi lúc một trong xanh, từng đám mây trắng bay nhè nhẹ như đang ngắm nhìn cánh đồng. Tôi yêu quê hương qua những màu tươi đẹp của quê, màu xanh xanh của mạ non, màu vàng của lúa chín, màu đỏ của khóm hoa mười giờ trước nhà, màu tím tím trên nụ hoa cà vườn mẹ cả màu nâu đen của gỗ, của cây.
Rồi những trưa hè oi bức, bác nông dân ngồi nghỉ ngơi dưới gốc cây. Chú trâu thở phào nhai từng nhúm cỏ, lũ gà mẹ gà con đang nằm lim dim trong liếp chuối sau nhà. Tôi yêu cả những ngày nắng vàng đổ lửa, tôi cùng lũ bạn tìm lá dừa, lá chuối xây ngôi nhà mơ ước. Trong ngôi nhà ấy chúng tôi đóng vai mẹ con, bà cháu để học cách lớn khôn. Ngày ấy ở quê lũ trẻ chúng tôi nào biết trò chơi điện tử, truyện tranh hay hoạt hình trên điện thoại. Chúng tôi sống gắn bó với quê mình từ món đồ chơi làm bằng vỏ sò, con thuyền bằng bẹ chuối đến chiếc nón bằng lá cọ. Cái vị chua của trái bần, trái ổi làm tôi nhớ tận bây giờ. Tôi yêu sao cái âm thanh quen thuộc của lá cây xào xạc sau vườn hòa trong tiếng ru ầu ơ của mẹ và tiếng võng kẽo kẹt đu đưa.
Quê hương tôi thật yên bình lúc về đêm. Chẳng nghe tiếng nhạc xập xìn, chẳng có tiếng hát ồn ào hay tiếng kèn xe của thành phố. Thôn xóm nằm mơ màng bên tiếng ru của dòng sông. Ôi những ánh sao đêm sáng soi mặt nước, ngôi sao nào giữ giùm tôi mơ ước của tuổi thơ. Những lúc trăng lên ngồi bên vệ cỏ nghe bà kể chuyện, tôi đã tưởng tượng về một nàng tiên có phép lạ, tôi sẽ biến những mái nhà lá đơn sơ thành nhà ngói đỏ, biến những ngôi trường khang trang, biến những chiếc cầu lớn bắt qua sông.
Quê hương tôi những ngày mưa cũng vui không kém gì ngày nắng. Nhìn ruộng lúa xanh tươi, cây cối hả hê hứng từng giọt nước mắt mẹ bừng sáng hài lòng. NHững cơn mưa đầu mùa đến sớm là lúc tụi nhỏ chúng tôi rủ nhau bắt cá lên, bắt ốc, cua đồng ẩn mình sau mùa nắng. Tôi hái những ngọn rau muống mập mạp và bắt lũ cá rô về cho mẹ nấu canh chua. Tôi thích thú với tiếng ếch nháy gọi nhau vang vang mỗi tối và lắng nghe tiếng thạch sùng tắc lưỡi mà tiếc nuối cho những gì đã mất. Ôi! Cái hương đồng cỏ nội của quê hương có mấy ai nỡ lãng quên. Đi suốt cuộc đời chắc đã tìm được một giấc ngủ bình yên như ngủ ở quê mình.
Dù có khôn lớn và đi đến chốn nào, tôi cũng dành một góc yên bình trong tim mình cho quê hương yêu dấu. Dù quê hương có đổi thay từng ngày thì những hình ảnh mộc mạc ấy vẫn mãi khắc ghi như tình yêu của tôi dành cho quê là nguyên vẹn. Tôi lớn rồi, chẳng còn ước trở thành cô tiên nữa nhưng tôi sẽ đem sức lức và khả năng của mình để xây dựng quê hương.
“Quê hương” là hai tiếng gọi thân thương nhất đối với mỗi một con người. Bởi đó là nơi chúng kiến ta sinh ra, lớn lên và trưởng thành. Đối với em cũng vậy, quê hương em thật đẹp và mỗi lần nhắc gọi quê hương em thấy trong lòng trào dâng bao cảm xúc khó tả.
Quê hương em là một làng quê rất trù phú. Những cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, những bãi ngô, nương dâu xanh tít tắp đến tận chân trời. Con đường làng ngoằn ngoèo, quanh co nhưng vô cùng sạch sẽ vì được làm bằng bê tông. Từ ngày có đường bê tông sạch sẽ, chúng em đi học không còn phải chịu cảnh lầy lội bùn đất như trước kia nữa.
Những ngôi nhà hai tầng mọc lên khang trang làm cho quê hương ngày càng mới mẻ. Bây giờ ở quê em không còn có nhà tranh nữa mà tất cả đều có nhà ngói cả rồi. Vì thế tháng 10 năm ngoái, quê em đã được đón nhận danh hiệu Nông thôn mới.
Tuy rằng cuộc sống đã khấm khá hơn nhưng ở quê em, mọi người vẫn sống với nhau rất chan hòa, tình cảm. Khi bắt đầu một ngày mới, các bác nông dân thường rủ nhau ra đồng. Các chị hàng xén đẩy xe đi chợ, nói chuyện về giá cả hôm nay. Còn chúng em thì í ới gọi nhau đi học, cười đùa và nói chuyện làm cho làng xóm nhỏ trở nên xôn xao và tràn đầy sức sống hơn. Những buổi tối liên hoan văn nghệ, các cụ ông cụ bà cũng hào hứng đi xem rồi tham gia đọc thơ, kể chuyện nữa.
Những cánh diều đủ màu sắc, đủ hình dáng bay lên cao, cao mãi trên triền đê lộng gió có lẽ là hình ảnh mà em thích thú nhất. Hy vọng những ước mơ của chúng em sau này cũng sẽ bay cao, bay xa như thế.
Diện mạo quê hương em đang thay đổi từng ngày và ngày một giàu đẹp hơn. Em rất yêu quê hương của mình. Chính vì thế sau này, dù có đi đâu xa đi nữa thì em vẫn luôn nhớ về quê hương.
Quê hương là gì hả mẹ?
Mà thầy cô dạy phải yêu nhiều
Quê hương là gì hả mẹ?
Mà ai đi xa cũng nhớ nhiều
Những câu thơ trên chứa đựng một tình cảm lớn lao đối với quê hương của mỗi người. Đó chính là nơi ta được sinh ra và lớn lên. Nó chở che ta những ngày ta còn thơ bé và luôn là chỗ dừng chân cho những người con xa quê đi làm ăn trở về sau những năm tháng bôn ba khắp mọi nơi.
Như một lẽ tất nhiên, các bạn ai cũng có quê hương và em cũng vậy. Trong trái tim em, quê em thật đẹp và em luôn tự hào về hai tiếng thiêng liêng ấy.
Quê em cũng như bao làng quê khác, có gốc đa, giếng nước, sân đình, có con sông quê hương chảy dài mang nước đến cho xóm làng, có cánh đồng lúa thẳng cánh cò bay, có những đàn trâu tung tăng gặm cỏ và đặc biệt nơi đây có những con người chất phác, sống với nhau bằng tình cảm rất chân thành. Em yêu quê hương không phải vì nó giàu sang, trù phú mà chính vì nó gắn bó với cuộc sống của dân làng và với tuổi thơ của những đứa trẻ như em. Nhớ đến mùa thu hoạch lúa, trời nắng gay gắt, các bác nông dân trên người lấm tấm mồ hôi vì mệt nhọc nhưng trên mặt vẫn hiện lên nụ cười rạng rỡ mừng vì một vụ lúa bội thu, em lại nhớ đến câu ca dao:
Ai ơi bưng bát cơm đầy
Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”
Nhớ cả những quán nước chè dưới những gốc cây cổ thụ phục vụ những cô bác nông dân đi làm đồng về, nhớ hình ảnh quen thuộc của những đứa trẻ đi mò cua, bắt ốc. Quê hương còn gắn với tuổi thơ của chúng em bằng những buổi chiều chạy theo những anh chị lớn hơn đi thả diều trên cánh đồng lúa đã được thu hoạch xong chỉ còn trơ gốc rạ, rồi đến món khoai nướng, ngô nướng quen thuộc của bọn trẻ chăn trâu. Yêu quê hương là yêu luôn cả những điều bình dị, mộc mạc, đơn sơ đó bởi vì chính những hình ảnh này làm nên quê hương của mỗi người.
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người
Quê hương luôn là niềm tự hào trong tâm trí em, sau này dù có đi đến nơi đâu đi chăng nữa, thì hình ảnh quê hương luôn khắc sâu trong trái tim em vì ở nơi đó có những người thân và kỉ niệm gắn với một thời thơ ấu không thể nào quên.
hok tốt ~~
Tham khảo
Chùa Hương Tích (tên chữ: Hương Tích Cổ Tự), tên dân gian: chùa Thơm[6][7][8]. Ngôi chùa nằm tại đỉnh Hương Tích thuộc dãy núi Hồng Lĩnh ở xã Thiên Lộc huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh với độ cao 650m so với mực nước biển[9][10]. Lễ chính của chùa diễn ra vào ngày 18 tháng 2 âm lịch[11], nơi đây thờ Quan Âm Bồ Tát[12].
ý nghĩa của chùa Hương Tích trên núi Hồng Lĩnh[2]. Theo cuốn Hương Sơn thiên trù thiền phả, một vị hòa thượng được lệnh của chúa Trịnh (sau khi đi tuần thú) xác định địa điểm và cho xây dựng chùa Hương Tích ở Hà Nội từ đời Lê Huy Tông dưới niên hiệu Chính Hòa (1680 - 1704). Trong khi theo sách Hương Sơn báu quyển, chùa Hương ở Hà Tĩnh là một động cao và khuất, thường có mây mù bao phủ.
Tham khảo
Chùa Hương Tích (tên chữ: Hương Tích Cổ Tự), tên dân gian: chùa Thơm[6][7][8]. Ngôi chùa nằm tại đỉnh Hương Tích thuộc dãy núi Hồng Lĩnh ở xã Thiên Lộc huyện Can Lộc tỉnh Hà Tĩnh với độ cao 650m so với mực nước biển[9][10]. Lễ chính của chùa diễn ra vào ngày 18 tháng 2 âm lịch[11], nơi đây thờ Quan Âm Bồ Tát[12].
ý nghĩa của chùa Hương Tích trên núi Hồng Lĩnh[2]. Theo cuốn Hương Sơn thiên trù thiền phả, một vị hòa thượng được lệnh của chúa Trịnh (sau khi đi tuần thú) xác định địa điểm và cho xây dựng chùa Hương Tích ở Hà Nội từ đời Lê Huy Tông dưới niên hiệu Chính Hòa (1680 - 1704). Trong khi theo sách Hương Sơn báu quyển, chùa Hương ở Hà Tĩnh là một động cao và khuất, thường có mây mù bao phủ.
Quê hương! Hai tiếng ấy cất lên thật thiêng liêng trong lòng mỗi con người. Quả đúng như vậy, hình bóng quê hương yêu dấu thanh bình, yên ả đã hằn sâu vào kí ức tuổi thơ em. Càng lớn khôn trưởng thành em càng thấy quê hương mình có nhiều vẻ đẹp. Nhưng có lẽ thích nhất là được ngắm nhìn phong cảnh quê em vào những buổi sáng mùa xuân đẹp trời.
Khi tiếng gà gáy râm ran vang vọng khắp xóm làng như xé tan bầu không khí yên tĩnh của buổi sớm mai, gọi mọi vật tỉnh giấc sau một đêm dài yên lặng. Làn sương mùa xuân mỏng manh như tấm khăn voan khổng lồ bao trùm khắp không gian. Gió vẫn nhè nhẹ thổi. Những ngôi sao trên bầu trời thức dậy muộn hối hả chạy trốn. Từ trong các bếp ánh lửa bập bùng, ngọn khói lan xa. Đâu đó tiếng chó sủa văng vẳng, tiếng vo gạo sàn sạt, tiếng xoong nồi va vào nhau loảng xoảng vọng ra từ các gia đình. Tiếng gọi nhau dậy đi học, đi làm í ới. Em cũng đã trở dậy ăn sáng rồi chuẩn bị đến trường. Vừa bước chân ra đến đầu làng em đã thấy một bầu không khí trong lành và dễ chịu. Chao ôi! Tiết trời mùa xuân thật là đẹp từ phía đằng đông ông mặt trời từ từ nhô lên chiếu muôn vàn ánh hào quang xuống trần gian. Từ trong vòm cây vải, cây nhãn trong vườn nhà ông Tư đầu làng những anh chích choè đang luyện giọng hoà cùng muôn điệu tiếng chim khác tấu lên khúc nhạc không lời chào bình minh tươi đẹp. Em khoan khoái dạo bước trên con đường quen thuộc cùng các bạn trong xóm đến trường. Trên đường tấp nập, nhộn nhịp những bước chân, tiếng trò chuyện của người đi làm, đi chợ, tiếng các bạn học sinh cười nói vui vẻ, ríu ran...
Phóng tầm mắt ra xa nhìn cánh đồng quê hương trong buổi ban mai mới thấy sức sống mùa xuân đang dâng trào mãnh liệt. Cánh đồng lúa mượt mà như một tấm thảm bằng nhung xanh trải dài xa tít. Nắng sớm dìu dịu, làn gió mơn man làm cho cánh đồng hệt như một bức tranh thêu của một nghệ nhân khéo léo. Những giọt sương mai còn đọng trên lá cây ngọn cỏ láp lánh. Một đàn cò trắng bay ngang rồi đậu xuống một bờ cỏ xanh mượt. Hương lúa nồng nàn lan toả theo chiều gió, sóng lúa nhấp nhô, rì rào.
Xa xa là dòng sông quê hương hiền hoà chảy. Sông tốt bụng lắm, xin bao nhiêu nước cũng cho. Hai bên bờ những bãi dâu, vườn chuối xanh um. Vài con thuyền chầm chậm xuôi dòng. Tiếng máy hút cát trên thuyền xình xịch vang động mặt sông. Trên triền đê mấy chú bò thung thăng gặm cỏ. Luỹ tre ven đê vẫn đu mình trong gió, xanh biếc một màu xanh quê hương. Mặt trời đã lên cao, nắng vàng lan toả khắp muôn nơi. Em cùng các bạn đã đến trường từ lúc nào không biết. Em bước vào lớp học trong lòng trào dâng một cảm xúc khó tả.
Quê hương thật thân quen giản dị. Quê hương đã lưu giữ bao kỉ niệm êm đềm ngày thơ ấu. Dù có đi đâu xa, em cũng chẳng thể nào quên được vẻ đẹp của quê mình vào những buổi sáng mùa xuân đẹp trời. Bởi đó là những gì thiêng liêng thơ mộng nhất của tuổi thơ em.
k nhé, thanks
Mỗi một chúng ta, ai cũng có quê hương của mình. Quê hương là chùm khế ngọt, là nơi để lại những kỉ niệm đẹp trong cuộc đời. Dẫu có phải đi xa, bao giờ người ta cũng nhớ về quê cha đất tổ.
Em lớn lên ở vùng chiêm trũng, nơi có cánh đồng thẳng cánh cò bay. Và có lẽ cánh đồng lúa quê em luôn có sức hấp dẫn kéo những người đi xa nghĩ về nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Những buổi sáng mùa xuân ra đứng ở đầu làng mà nhìn cánh đồng thì thích thú biết bao! Gió xuân nhẹ thổi, sóng lúa nhấp nhô từng đợt, từng đợt đuổi nhau ra mãi xa. Một đàn cò trắng dang rộng đôi cánh bay qua, nổi bật trên nền trời xanh thẳm. Nhất là những buổi khi bà con nông dân đi làm cỏ, cánh đồng rộn lên bao câu ca tiếng hát.. Từng đàn bướm đủ màu sắc sặc sỡ như đùa giỡn với thảm lúa xanh. Vào những mùa lúa chiêm đang chín rộ, nếu ai đứng ở xa nhìn lại sẽ thấy một biển vàng mênh mông. Rải rác khắp cánh đồng là cảnh bà con nông dân đang gặt lúa, nón trắng nhấp nhô trên đồng.
Chiều đến khi gió nồm nhẹ thổi, lúa khẽ lay động rì rào như đang thì thầm tâm sự với nhau. Những buổi chiều thu, làn sương phủ trên cánh đồng, trông xa như một màn khói loãng, trắng nhờ nhờ. Sáng ra, màn sương tan đi để lại những giọt sương long lanh trên lá lúa.
Đến khi mặt trời lên sưởi ấm cánh đồng, những tia nắng rọi vào hạy sương tưởng như muôn vàn hạt ngọc li ti, ánh lên những tia sáng muôn màu, muôn vẻ trông rất đẹp.
Ở xóm em, có những anh chị đi xa, lần nào về thăm quê cũng ra thăm cánh đồng. Họ say sưa nhìn ngắm những con chim sẻ đi kiếm ăn bay là là trên thảm lúa. Thỉnh thoảng, chúng đỗ hẳn xuống rồi lại bay vút lên trời xanh ríu rít gọi nhau.
Em yêu mến cánh đồng làng em, yêu mến quê hương em. Nơi đây, em đã sinh ra và lớn lên. Giờ đây, vùng chiêm trũng nàv đã có những cậu “trâu sắt” băng băng chạy trên cánh đồng. Điện cao thế bừng sáng xóm làng. Cuộc sống đang đi lên trên con đường hạnh phúc.
Bài làm 2
Du khách đến Biên Hòa không thể không ghé thăm công viên thành phố quê em. Công viên nằm cạnh dòng sông Đồng Nai nước trong xanh, êm ả chảy bốn mùa.
Từ xa nhìn lại, công viên thành phố em giống như một tấm thảm nhiều màu. Nổi bật trên đó là hàng dừa cao vút, đong đưa tàu lá trong gió, soi mình xuống dòng nước lững lờ. Bước chân vào vườn hoa, ta thấy những lối đi viền gạch đỏ được trải đá bột, tỏa ra khắp công viên như một búi rễ khống lồ. Dọc theo lối đi, những bồn hoa lớn được trồng đủ các loại hoa: hoa cúc vàng tươi, hoa hồng đỏ thắm, hoa hướng dương vàng rực… nổi bật dưới ánh nắng chói chang. Xen kẽ trong những bồn hoa là những cụm dền xanh đỏ được sắp thành hàng chữ “Công viên Đồng Nai”. Đứng cạnh muôn hoa là những cây kiểng được cắt xén thành hình muông thú, trông thật đẹp mắt. Đây là chú nai tơ đang tròn mắt ngơ ngác nhìn du khách. Kia là chú chim sâu đang chúi mỏ xuống đám cỏ non như tìm mồi. Kia là những cô công, chàng công xòe cái đuôi như chào khán giả trước lúc biểu diễn. Chính giữa công viên là một hòn non bộ đứng sừng sững như thách thức với gió mưa. Phía dưới, đàn cá hồng lượn lờ quanh những bông súng tím hồng. Rải rác khắp công viên là những băng ghế đá nhiều màu, nằm dưới tán cây mát rượi làm chỗ nghỉ chân cho mọi người. Nhô ra ngoài bờ sông là nhà thủy tạ kiên cố với kiểu cấu trúc hoa mĩ. Đứng trên đó, phóng tầm mắt ra xa, ta sẽ nhìn thấy hai cây cầu nằm về hai hướng, cầu Mới và cầu Ghềnh. Ta còn thấy được cả những mái nhà ngói đỏ thấp thoáng sau hàng cây xanh ngắt. Xa hơn nữa, ngọn núi Châu Thới mờ mờ trong ráng chiều đỏ ối. Chiều xuống mặt trời ngả về tây, mặt sông ánh lên màu đỏ pha sắc vàng rực rỡ. Lúc này, công viên rộn rã hẳn lên bởi bước chân người, bởi tiếng cười đùa ríu rít của trẻ con. Đông vui nhất phải kể đến ngày chủ nhật, du khách đến chơi, chụp hình kỉ niệm nhiều vô kể. Các em nhỏ tung tăng líu lo bên ba mẹ. Các anh chị lớn ngồi trên ghế đá đọc sách trò chuyện…
Được ngồi trên ghế đá đón gió sông mát rượi, ngắm nhìn trời nước mênh mông, vui chuyện cùng chúng bạn thì không- còn gì thích thú cho bằng. Em mong công viên thành phố quê hương em giữ mãi được vẻ đẹp thơ mộng này.
Bài làm 3
Quê tôi không có sông, không có cánh, đồng bát ngát phì nhiêu. Quê tôi là một vùng biển – vùng biển Vũng Tàu nổi tiếng mà khách thập phương đến đây ai cũng lưu luyến khi phải rời xa.
Đó là một vùng biểh với những bãi cát phẳng lì rì rào sóng vỗ và vô vàn những cảnh sắc tươi đẹp. Biển Vũng Tàu! Ôi! Chỉ nghe những tiếng ấy mà lòng tôi đã xốn xang biết bao kỉ niệm của thời thơ ấu. Những địa danh Núi Lớn, Núi Nhỏ, Bãi Trước, Bãi Sau, những hàng phi lao xanh ngắt, những ngọn dừa trải dài theo bờ biển đã làm cho tâm trí mọi người nao nao một cảm giác khoan khoái và thú vị. Đứng ở Núi Lớn ta có thể nhìn xuống Bãi Sau. Trên bãi tắm hàng trăm chiếc dù sặc sỡ luôn xòe ra như những cây nấm đủ màu sắc, sẵn sàng đón khách tham quan, ở đó, hàng ngàn người cười nói, đùa giờn và tắm biển. Mọi người đều vui vẻ và hớn hở. Những con sóng lớn, nhỏ thi nhau chạy vào bờ, cứ mỗi lần rút ra thường để lại những màng bọt biển trắng xóa, xôm xốp. Ngoài ra, hàng trăm ngàn con sống đua nhau chạy, vấp phải những mũi thuyền đánh cá của ngư dân bị hất tung lên, bọt trắng bắn tung tóe. Xa hơn một tí, Hòn Bà đứng uy nghi, sừng sững giữa biển cả mênh mông. Hai cái lô cốt cũ kĩ sát chân Hòn Bà như hai bộ mặt lạnh lùng mở to hai mắt quan sát mọi người. Những, bậc thang màu trắng dẫn ta lên đến đền thờ trên hòn đảo này. Và kia là đoàn tàu đánh cá của Xí nghiệp Quốc doanh đánh cá Vũng Tàu – Côn Đảo ra khơi theo những cánh hải âu trắng, vốn là những người dẫn đường của ngư dân. Ngoài xa, phía chân trời, các giàn khoan cố định đang làm việc tất bật để lấy những tấn dầu thô cho Tổ quốc.
Ở phía Bãi sau, cảnh vật cũng hết sức kì ảo và thú vị. Con đường đi trên bãi được bóng cây hai bên đường trùm xuống mát rượi. Và cái tịnh xá Niết Bàn, một trong những danh thắng của Vũng Tàu uy nghiêm trên đồi cao đón gió biển Đông. Bãi tắm ở đây bé thôi nhưng nước trong xanh. Ta có thể thấy tặn đáy nước mặc dù đứng ở trên đá cao. Những con thuyền máy chở khách chu du đây đó lướt qua, lướt lại, nổ máy ầm ầm. Ở đó, ta sẽ nhìn thấy Núi Lớn, Núi Nhỏ như một bức bình phong che chắn gió bão cho quê hương.
Và kia nữa là khách sạn Thái Bình Dương. Bước vào cổng, ta bắt gặp những luống hoa cúc, mười giờ… đẹp lạ lùng. Ớ giữa sân có vòi phun nước. Những vòi nước phun lên trời rồi xòe ra như mưa rào mùa hạ. Vào sâu trong khuôn viên là quán nhà sàn Buôn Mê Thuột nằm cạnh hồ sen. Những bông sen trắng, sen hồng lung linh trên mặt nước xao động. Bốn tầng của khách sạn có đầy đủ phòng ăn, phòng giải khát, phòng chiếu phím, phòng khiêu vũ… Nhưng phòng chờ là đẹp nhất, ở đó, có những chậu hoa quý hiếm, những giò phong lan duyên dáng, tốt tươi. Ngoài cửa lớn có một hòn non bộ to, được xây dính liền với bể nước. Hàng chục con cá kiểng rực rỡ màu sắc, hình dáng mềm mại dễ thương, nhẹ nhàng bơi lượn. Tối đến khi thắp sáng các ngọn đèn đủ kiểu, đủ loại, khách sạn trở nên nguy nga huvền ảo. Khách du lịch đến đây nghỉ ngơi nếu cần sẽ có đủ các món ăn theo kiểu A, kiểu Âu… và các món ăn đặc sản vùng biển.
Khi đến công viên Trần Hưng Đạo, ta sẽ thấy biết bao nhiêu là hoa, là kiểng. Trong công viên, khách du lịch thường đi dạo trên những con đường nhỏ trải sỏi, chạy ngoằn ngoèo dẫn đi hết diện tích rộng lớn của công viên. Tiếng lao xao của đá sỏi dưới chân, tiếng lá êm nhẹ rì rào, xen lẫn tiếng nước suối nhân tạo chảy róc rách tạo thành một bản nhạc êm ái du dương. Gió đưa hương từ đâu thoảng tới thơm ngát. Những ô cỏ, những tán cây xanh mát rượi. Ong bướm tung tăng bay lượn dạo quanh những cây kiểng uốn hình con nai, con cá, con rồng… do các nghệ nhân tạo nên.
Quê tôi còn nhiều phong cảnh đẹp nữa mong bạn có dịp tới thăm. Với tôi, quê hương là tất cả. Đó là nơi nuôi dưỡng tôi lớn lên, trưởng thành, gắn bó với tôi suốt thời thơ ấu. Tôi yêu nó vì nó cho tôi những kỉ niệm đẹp, nên thơ của tuổi thiếu thời.
Bài làm 4
“Quê hương tôi có con sông xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những hàng tre…”
Đó là ‘những câu thơ ca ngợi quê hương của một nhà thư Giang Nam. Nhưng đối với tôi, không có cái gì quyến rũ, nhớ thương bằng biển. Biển là quê hương tôi, quê hương Vũng Tàu.
Biển, thủy chung đôn hậu! Đã có người tặng cho nó vần thơ:
“Khi ra biển mới thấy biển đẹp
Khi ngắm biển mới thấy biển hiền”.
Một ngày xuân ấm áp, khi ngắm biến, bạn sẽ thốt lên: “Biển tuyệt đẹp!”. Phải chăng cái đẹp ấy là do tạo hóa ban tặng con người.
Biển nên thơ vào những buổi chiều tà, biến dạt dào vào những lúc bình minh thức dậy, biển chói lọi khi mặt trời chiếu xuống làm xuất hiện vô vàn những hạt kim cương trong những ngày đẹp nắng. Nhưng đâu phải cái đẹp đó theo một khuôn mẫu nhất định.
Sáng sớm, khi bình minh ló dạng, ông mặt tròi có màu hồng đào như lòng quả trứng gà thì biển đã dâng trào sức sống. Nó ào dậy với niềm tin mãnh liệt đón chào ngày mới. Phía tít trời xa, biển như một dải lụa đào rực rỡ. Nhưng lùi về phía bờ, biển là một dải băng vĩ đại tô nhuộm bởi một màu xanh biếc, càng vào trong, càng nhạt dần. Hình như biển là một người khổng lồ khoác tấm áo đủ màu khoe mình trong vũ trụ bao la. Sóng như con trăn ưỡn mình múa lượn, đuổi xô nhau tung bọt trắng vào bờ.
Mặt trời càng lên cao, nước biển càng lóng lánh. Biển lộng lẫy trong bộ áo vàng rực rỡ. Muôn vàn hạt bụi li ti nhảy nhót tung tàng trên đầu con sóng. Bãi cát liền bờ càng vàng rực lên dưới ánh nắng chói chang của ông mặt trời. Trong các kẽ đá, tiếng nước biển va đập ầm ào như những lời tâm sự.
Đối với tôi, biển là người bạn gần gũi, thân yêu nhất. Người bạn đó dịu dàng, chân thật trong những buổi chiều tà thường thủ thỉ trò chuyện vui buồn cùng tôi.
Biển có cái đẹp vừa hiền hòa vừa mạnh mẽ, đồng thời lại mang trong mình cả kho tài nguyên phong phú. Kho tài nguyên đó làm giàu thêm cho cuộc sống. Biển hiền lành, chăm chỉ, giản dị như người dân Vũng Tàu. Quê tôi đâu chỉ có biển mà còn bao phong cảnh hữu tình: Bạch Dinh, Núi Lớn, Thích Ca Phật đài… Bao công trình kiến trúc của người xưa. Có cái nguy nga tráng lệ, có cái giản dị, hiền hòa.
Bạn hãy đến với Vũng Tàu – vùng biển quê tôi. Bạn hãy đến đây để thưởng thức vị hương say; say với biển; say với những tấm lòng nhân hậu; với cuộc đời và với tất cả tình yêu
Quê hương nếu ai không nhớ
Sẽ không lớn nổi thành người…
Em sinh ra và lớn lên ở một vùng quê yên bình. Đối với em, quê hương không chỉ là sự gắn bó máu thịt mà còn là niềm tự hào mỗi lần nhắc đến.
Nét đặc trưng của quê em là những lũy tre xanh rì rào trong gió. Lấp ló sau rặng tre là những ngôi nhà mái ngói đỏ xinh. Xung quanh mỗi nhà đều có rất nhiều cây cối, vì thế không khí lúc nào cũng trong lành, thoáng đãng. Trong làng là những con đường dài thẳng tắp. Xa xa, những cánh đồng lúa mênh mông như những tấm thảm lụa mềm mại. Trên khắp triền đê, từng đàn trâu, đàn bò thong thả gặm cỏ. Chiều chiều, lũ trẻ con lại mang diều ra thả, những cánh diều liệng bay trên bầu trời trong xanh. Mọi thứ đều êm ả, thanh bình như vậy đó.
Điều khiến em tự hào nhất ở quê mình đó chính là những ngôi chùa cổ kính nhuốm màu thời gian. Cứ tháng tư âm lịch, lễ hội lại được diễn ra. Đây cũng là dịp mọi người chờ đợi nhất trong năm. Trên khắp các dòng sông, đến mùa lễ hội lại rộn ràng những chiếc thuyền rồng. Trên thuyền là những anh hai, chị hai với chiếc nón quai thao hát những câu hát giao duyên mượt mà, đằm thắm.
Cuộc sống đổi thay từng ngày, nhưng con người quê em vẫn sống với nhau chan chứa tình cảm chân thành. Mọi người trong từng thôn xóm đều đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau. Ngay cả trên những cánh đồng cũng chẳng bao giờ vắng đi tiếng nói, tiếng cười của người lao động. Những tiếng gọi nhau í ới, ríu rít trong nắng hoàng hôn đã quá đỗi quen thuộc với người dân quê. Tất cả đã tạo nên một bức tranh đồng quê giản dị mà ấm áp tình người.
Em rất yêu quê hương. Mỗi ngày trôi qua đều để lại trong em những kỉ niệm đẹp đẽ về cuộc sống và con người nơi đây. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để góp một phần nhỏ xây dựng quê hương mình giàu đẹp hơn.
bạn này copy mạng