K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 9 2023

- Trong giờ mĩ thuật, cô giáo cho học sinh thỏa sức sáng tạo.

- Trong cuộc thi khoa học kĩ thuật, An đã sáng chế ra một dụng cụ nông nghiệp mới.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
28 tháng 11 2023

Câu chuyện về thiếu nhi:

CÁO VÀ CÒ

Trong 1 lần, con cáo và con cò đã có cuộc ghé thăm nhau và chúng dường như rất thân với nhau. Rồi con cáo cũng đã mời cò ăn tối và có một trò đùa nhỏ trước mặt cò là cho súp vào một cái chén cạn.

Con cáo rất dễ dàng để hớp thức ăn, nhưng con cò thì chỉ có thể chấm ướt phần đầu của cái miệng dài và cuối cùng thức ăn vẫn còn còn nguyên như lúc cò mới bắt đầu ăn.

Cáo nói "Tôi xin lỗi, món súp không phải là món bạn yêu thích ư". "Bạn nên cầu nguyện chứ đừng xin lỗi," Cò nói "Tôi hy vọng lần sau sẽ sớm tới lượt bạn ghé thăm và ăn tối với tôi nha".

Rồi một ngày được định sẵn cáo sẽ tới thăm cò, nhưng khi họ ngồi xuống bàn thì tất cả đồ ăn cho buổi tối của họ như được đựng trong một cái lọ có cổ rất dài với miệng hẹp.

Cáo không thể thưởng thức vì vậy tất cả những điều mà anh ta có thể làm là liếm bên ngoài cái lọ. "Tôi sẽ không xin lỗi vì bữa tối." Cò nói.

Bài học rút ra

Làm điều xấu với người khác thì ắt sẽ nhận lại được chính điều đó.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
28 tháng 11 2023

Bài tham khảo 2:

Nhớ ngày nào mới chập chững bước chân đầu tiên vào ngôi trường tiểu học. Tiết học đầu tiên đã được cô giáo dạy về " 5 điều Bác Hồ'. Và những điều Bác Hồ dạy đã theo em trong suốt quãng thời gian đi học.

 Bác dạy thiếu nhi

 "Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.

  Học tập tốt, lao động tốt.

  Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt.

 Giữ gìn vệ sinh thật tốt

 Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm."

Bác Hồ cũng đã nói "Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình". Qua "5 điều Bác Hồ dạy" chúng ta thấy được tình yêu thương của Bác đối với đàn cháu nhỏ. Bác muốn thiếu nhi cần rèn luyện những đức tính tốt từ khi còn nhỏ, vì họ là những chủ nhân tương lai của đất nước. Muốn đưa đất nước "sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không?" là phải dựa vào "công học tập của các cháu". 

Chép lại một câu kể tên các tập truyện, tập thơ hoặc bài thơ trong đoạn văn sau; dùng dấu ngoặc kép để đánh dấu tên các tác phẩm ấy.Phạm Hổ thành công hơn cả trong lĩnh vực viết cho thiếu nhi, đặc biệt là lứa tuổi nhi đồng. Các tập truyện chính của ông: Bê và Sáo, Chuyện hoa chuyện quả, Lửa vàng lửa trắng,... Các tập thơ: Em thích em yêu, Những người bạn nhỏ, Bạn trong vườn,... Nhiều bài thơ...
Đọc tiếp

Chép lại một câu kể tên các tập truyện, tập thơ hoặc bài thơ trong đoạn văn sau; dùng dấu ngoặc kép để đánh dấu tên các tác phẩm ấy.

Phạm Hổ thành công hơn cả trong lĩnh vực viết cho thiếu nhi, đặc biệt là lứa tuổi nhi đồng. Các tập truyện chính của ông: Bê và Sáo, Chuyện hoa chuyện quả, Lửa vàng lửa trắng,... Các tập thơ: Em thích em yêu, Những người bạn nhỏ, Bạn trong vườn,... Nhiều bài thơ thiếu nhi của Phạm Hổ có được sắc thái của đồng dao, vui tươi ngộ nghĩnh, dễ hiểu dễ nhớ, giàu tưởng tượng, có nhạc điệu, phù hợp với tâm lí trẻ thơ: Ngủ rồi, Xe chữa cháy, Chú bò tìm bạn,...

                                                                                           Theo TRẦN HỮU TÁ

1
1 tháng 10 2023

Tham khảo

Câu kể tên các tập truyện, tập thơ hoặc bài thơ trong đoạn văn:

Các tập truyện chính của ông: “Bê và Sáo”, “Chuyện hoa chuyện quả”, “Lửa vàng lửa trắng”,... Các tập thơ: “Em thích em yêu”, “Những người bạn nhỏ”, “Bạn trong vườn”,... Nhiều bài thơ thiếu nhi của Phạm Hổ có được sắc thái của đồng dao, vui tươi ngộ nghĩnh, dễ hiểu dễ nhớ, giàu tưởng tượng, có nhạc điệu, phù hợp với tâm lí trẻ thơ: “Ngủ rồi”, “Xe chữa cháy”, “Chú bò tìm bạn”,...

Bài tập 1: Mở đầu bài thơ “Quê hương”, nhà thơ Tế Hanh viết:Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông…1. Chép thuộc lòng 6 câu thơ tiếp theo.2. Bài thơ Quê hương được sáng tác trong hoàn cảnh nào?3. Chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật sa sánh trong hai câu thơ sau:                                               “Cánh buồm giương to như mảnh hồn...
Đọc tiếp

Bài tập 1: Mở đầu bài thơ “Quê hương”, nhà thơ Tế Hanh viết:

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:

Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông…

1. Chép thuộc lòng 6 câu thơ tiếp theo.

2. Bài thơ Quê hương được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

3. Chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật sa sánh trong hai câu thơ sau:

                                               “Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

                                                Rướn thân trắng bao la thâu góp gió”

4. Viết đoạn văn khoảng 8-10 câu nêu cảm nhận của em vẻ đẹp thiên nhiên và con người lao động khi đoàn thuyền ra khơi đánh cá. Trong đoạn văn có sử dụng câu nghi vấn và trạng ngữ. (Gạch chân và chỉ rõ).

 

1
10 tháng 3 2022

tách ra

7 tháng 10 2023

Em có thể đọc câu chuyện NGƯỜI LIÊN LẠC NHỎ

Hôm ấy, Kim Đồng được giao cho một nhiệm vụ mới. Đó là phải dẫn đường cho ông ké cách mạng đến địa điểm mới và phải bảo đảm sự an toàn cho ông. Thế là hai ông cháu lên đường. Cháu đi trước, thấy có gì đáng ngờ thì làm hiệu để ông đi phía sau tránh vào hai bên đường. Hai ông cháu đang đi chợt nhìn thấy từ xa có một toán lính Tây đang ngược chiều tiến lại. Kim Đồng thản nhiên huýt sáo. Ông ké đi sau hiểu ý tránh vào sau một tảng đá lớn ở ven đường. Nhưng bọn lính đã kịp trông thấy ông già. Chúng kêu ầm lên và chạy lại. Ông ké bình tĩnh ngồi xuống tảng đá như một người đi đường mệt, phải nghỉ chân.Bọn lính thấy cậu bé liền hỏi : "Bé con đi đâu mà sớm thế ?". Kim Đồng vẫn rất bình tĩnh trả lời: "Đón thầy mo về cúng cho mẹ ốm". Rồi Kim Đồng quay lại gọi ông "thầy mo" đang ngồi nghỉ chân cùng đi tiếp để kịp về nhà. Thế là ông cháu lại ung dung đi qua trước mặt bọn giặc. Chúng có mắt mà đúng như mù. Nhờ sự can đảm và nhanh trí, Kim Đồng đã bảo vệ an toàn cho ông già cán bộ. Rừng núi xung quanh như cùng bừng lên chia vui với hai ông cháu.

1 tháng 11 2018

1 – d , 2 – c , 3 – b , 4 – a.

Bài 2.Trong bài thơ “Bếp lửa”, nhà thơ Bằng Việt đã viết:“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa”.Câu 1: Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ.Câu 2: Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Xét theo từ loại, nhan đề bài thơ thuộc loại từ gì?Câu 3: Từ “nhóm” trong đoạn thơ vừa chép có ý nghĩa như thế nào? Biện pháp tu từ sử dụng?Câu 4: Bài thơ đã gợi nhắc rất nhiều kỉ niệm tuổi thơ, đó là...
Đọc tiếp

Bài 2.

Trong bài thơ “Bếp lửa”, nhà thơ Bằng Việt đã viết:

“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa”.

Câu 1: Chép chính xác 7 câu thơ tiếp theo để hoàn thành khổ thơ.

Câu 2: Nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. Xét theo từ loại, nhan đề bài thơ thuộc loại từ gì?

Câu 3: Từ “nhóm” trong đoạn thơ vừa chép có ý nghĩa như thế nào? Biện pháp tu từ sử dụng?

Câu 4: Bài thơ đã gợi nhắc rất nhiều kỉ niệm tuổi thơ, đó là những kỉ niệm nào?

Câu 5: Trong dòng kỉ niệm của tuổi thơ, người cháu rất nhớ câu nói của bà: “Bố ở chiến khu bố còn việc bố, Mày có viết thư chớ kề này, kể nọ Cứ bảo ở nhà vẫn được bình yên!...” Câu nói đó của bà đã vi phạm phương châm hội thoại nào? Vì sao? Câu nói đó giúp em hiểu thêm nét đẹp nào của người bà?

Câu 6: Mở đầu đoạn văn phân tích 8 câu thơ trên, một học sinh đã viết: “Từ những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà, người cháu đã bộc lộ những suy ngẫm về bà và bếp lửa”. Lấy câu văn trên làm câu mở đoạn, hãy hoàn thành một đoạn văn theo kiểu tổng - phân - hợp khoảng 12 câu. Trong đoạn văn có sử dụng một lời dẫn trực tiếp, một câu cảm thán và một phép thế (gạch chân và ghi rõ chú thích)

0
29 tháng 9 2023

"Đi học" là bài thơ do Hoàng Minh Chính sáng tác, được Nhà xuất bản Kim Đồng đưa vào tuyển tập thơ thiếu nhi “Mặt trời xanh” ( năm 1971). Năm 1976, nhạc sĩ Bùi Đình Thảo phổ nhạc cho bài thơ đó bằng một giai điệu mang âm hưởng dân ca Tày, Nùng. Từ đó trở đi, bài hát "Đi học" gần như đã trở thành "ca khúc của ngày tựu trường.".