K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

#Tk:
Biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu thơ in đậm "Mẹ là biển rộng mênh mông". Hình ảnh người mẹ được so sánh với biển cả mênh mông- một hình ảnh thiên nhiên kì vĩ, đã truyền tải thông điệp về sự hy sinh, công lao to lớn của người mẹ dành cho các con. Ta có thể hình dung được ý nghĩa thiêng liêng và vai trò cao cả của mẹ, tình cảm to lớn của mẹ dành cho các con của mình

2 tháng 11 2021

Biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu thơ in đậm "Mẹ là biển rộng mênh mông". Hình ảnh người mẹ được so sánh với biển cả mênh mông- một hình ảnh thiên nhiên kì vĩ, đã truyền tải thông điệp về sự hy sinh, công lao to lớn của người mẹ dành cho các con. Ta có thể hình dung được ý nghĩa thiêng liêng và vai trò cao cả của mẹ, tình cảm to lớn của mẹ dành cho các con của mình

12 tháng 11 2021

câu có phép so sánh là : " mẹ là biển rộng mênh mông " - so sánh ngang bằng

tác dụng là : ví mẹ như biển rộng bao la và những người con sẽ không bao giờ thấu hiểu nỗi khổ , sự hi sinh mất mát của người mẹ dành cho con của mình

24 tháng 12 2021

1: Thể thơ lục bát

2: Biện pháp so sánh

24 tháng 12 2021

Câu 2: 

Các biện pháp có trong đoạn văn trên là so sánh : Công cha được ví như núi Thái Sơn rất cao to hùng vĩ ý nói người cha rất lớn lao bao nhiêu lần cha đã hy sinh cho con cái nỗi gian nan vất vả
nghĩa mẹ được ví như nước trong nguồn chảy ra rất nhiều không bao giờ hết như tình cảm của người mẹ đối với con cái mình

13 tháng 12 2021

biện pháp so sánh

tác dụng là: để nhấn mạnh về tình thương và công lao của người cha với con cái

18 tháng 10 2016

Công cha như núi ngất trời

Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông.

Núi cao biển rộng mênh mông

Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!

Câu thứ nhất nói về “công cha”. Công cha đã từng được so sánh với núi Thái Sơn, ở đây công cha lại được ví với “núi ngất trời", núi hùng vĩ, núi cao chót vót ,cao đến mấy tầng mây xanh, núi chọc trời. Câu thứ hai nói về “nghĩa mẹ”’ nghĩa mẹ bao la, mênh mông, không thể nào kể xiết. Nghĩa mẹ được so sánh với  nước ở ngoài biển Đông. Nghệ thuật so sánh và đối xứng đã tạo nên hai hình ảnh kì vĩ, vừa cụ thể hóa, hình tượng hóa, vừa ca ngợi nghĩa mẹ cha với tình yêu sâu nặng. Tiếng thơ dân gian khẽ nhắc mỗi chúng ta hãy ngước lên nhìn núi cao, trời cao, hãy nhìn xa ra ngoài biển Đông, lắng tai nghe sóng reo sóng hát, thủy triều vỗ mà suy ngẫm về công cha nghĩa mẹ Thấm thía và rung động biết bao.Câu trên là một ẩn dụ, nhắc lại, nhấn mạnh công cha nghĩa mẹ như “Núi cao biển rộng mênh mông”. Câu cuối bài ca dao, nhà thơ dân gian sử dụng cụm từ Hán Việt “cù lao chín chữ” để nói lên công ơn to lớn của cha mẹ như sinh thành nuôi dưỡng, cho bú mớm nâng niu, chăm sóc dạy bảo… con cái lớn khôn nên người, trải qua nhiều bề vất vả, khó nhọc. Có cha mẹ mới có con cái. Cha lo làm ăn, vất vả khó nhọc để nuôi con. Từ bát cơm, tấm áo đến ngọn đèn, quyển sách của con là do “công cha” và “nghĩa mẹ”. Mẹ mang nặng đẻ đau, như tục ngữ đã ghi lại: “Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ”. Con thơ lớn lên bằng dòng sữa tiếng ru, tiếng hát, bằng sự vỗ về, âu yếm chở che của mẹ hiền. Mẹ theo dõi, mẹ vui sướng từng ngày, từng ngày: “Ba tháng con biết lẫy, bảy thảng con biết bò, chín tháng con lò dò biết đi”… Mẹ lo lắng, tóc mẹ bạc dần… khi con thơ ốm đau bệnh tật. Bát cháo, chén thuốc cho con chứa đựng biết bao tình thương của mẹ hiền. Và cái ngày con cắp sách đến trường vào học lớp Một, mẹ cha như trẻ lại, dào dạt sống trong niềm vui hạnh phúc và hi vọng. Đó là “cù lao chín chữ", đó là công ơn to lớn trời bể của mẹ cha, mà con cái phải biết “ghi lòng”. Có hiếu thảo thì con cái mới biết “ghi lòng” công cha nghĩa mẹ. Hai tiếng “con ơi " thật thấm thía, vần thơ như thấm sâu, lắng sâu vào tâm hồn ta.

18 tháng 10 2016

So sánh  và ẩn dụ.

Câu thứ nhất nói về “công cha”. Công cha đã từng được so sánh với núi Thái Sơn, ở đây công cha lại được ví với “núi ngất trời", núi hùng vĩ, núi cao chót vót ,cao đến mấy tầng mây xanh, núi chọc trời. Câu thứ hai nói về “nghĩa mẹ”’ nghĩa mẹ bao la, mênh mông, không thể nào kể xiết. Nghĩa mẹ được so sánh với  nước ở ngoài biển Đông. Nghệ thuật so sánh và đối xứng đã tạo nên hai hình ảnh kì vĩ, vừa cụ thể hóa, hình tượng hóa, vừa ca ngợi nghĩa mẹ cha với tình yêu sâu nặng. Tiếng thơ dân gian khẽ nhắc mỗi chúng ta hãy ngước lên nhìn núi cao, trời cao, hãy nhìn xa ra ngoài biển Đông, lắng tai nghe sóng reo sóng hát, thủy triều vỗ mà suy ngẫm về công cha nghĩa mẹ Thấm thía và rung động biết bao:

“Công cha như núi ngất trời,
Nghĩa mẹ như nước ở ngoài biển Đông”

Hai câu cuối, giọng thơ cất lên thiết tha ngọt ngào. Tiếng cảm thán “con ơi !” là lời nhắn nhủ ân tình về đạo làm con phải biết "ghi lòng” tạc dạ công cha nghĩa mẹ:

“Núi cao biển rộng mênh mông,
Cù lao chín chữ ghi lòng con ơi!”

Câu trên là một ẩn dụ, nhắc lại, nhấn mạnh công cha nghĩa mẹ như “Núi cao biển rộng mênh mông”. Câu cuối bài ca dao, nhà thơ dân gian sử dụng cụm từ Hán Việt “cù lao chín chữ” để nói lên công ơn to lớn của cha mẹ như sinh thành nuôi dưỡng, cho bú mớm nâng niu, chăm sóc dạy bảo… con cái lớn khôn nên người, trải qua nhiều bề vất vả, khó nhọc. Có cha mẹ mới có con cái. Cha lo làm ăn, vất vả khó nhọc để nuôi con. Từ bát cơm, tấm áo đến ngọn đèn, quyển sách của con là do “công cha” và “nghĩa mẹ”. Mẹ mang nặng đẻ đau, như tục ngữ đã ghi lại: “Đứa con là hạt máu cắt đôi của mẹ”. Con thơ lớn lên bằng dòng sữa tiếng ru, tiếng hát, bằng sự vỗ về, âu yếm chở che của mẹ hiền. Mẹ theo dõi, mẹ vui sướng từng ngày, từng ngày: “Ba tháng con biết lẫy, bảy thảng con biết bò, chín tháng con lò dò biết đi”… Mẹ lo lắng, tóc mẹ bạc dần… khi con thơ ốm đau bệnh tật. Bát cháo, chén thuốc cho con chứa đựng biết bao tình thương của mẹ hiền. Và cái ngày con cắp sách đến trường vào học lớp Một, mẹ cha như trẻ lại, dào dạt sống trong niềm vui hạnh phúc và hi vọng. Đó là “cù lao chín chữ", đó là công ơn to lớn trời bể của mẹ cha, mà con cái phải biết “ghi lòng”. Có hiếu thảo thì con cái mới biết “ghi lòng” công cha nghĩa mẹ. Hai tiếng “con ơi " thật thấm thía, vần thơ như thấm sâu, lắng sâu vào tâm hồn ta.

Cái hay của bài ca dao là cách nói so sánh cụ thể, nên thơ. Cái đẹp của bài ca dao là thể hiện sự ca ngợi, nói lên lòng biết ơn công cha nghĩa mẹ vô cùng to lớn. Ý nghĩa bài ca dao vô cùng sâu sắc nó dạy chúng ta bài học về lòng hiếu thảo của đạo làm con.

Chúc bạn học tốt!

 

2 tháng 8 2021

Em tham khảo nhé:

Nguồn: Hoidap247

 

- Nói giảm nói tránh "đã đi rồi sao"

-> Tránh cảm giác buồn đau

- Hoán dụ "Miền Nam"

Tác dụng: Nhấn mạnh tình cảm của những người dân miền Nam dành cho Bác

2 tháng 8 2021

2 dòng cuối em có thể bỏ đi nhé, chúc em học tốt <3

2 tháng 4 2022

tự sự

a. Biện pháp tu từ được sử dụng là:

- Biện pháp so sánh: 

+ "Công cha" - "núi Thái Sơn"

+ "Nghĩa mẹ" - "nước ở ngoài biển Đông" 

- Biện pháp ẩn dụ "núi cao biển rộng mênh mông" - công lao tình nghĩa của cha mẹ đối với con cái

b. Điều bài ca dao muốn nhắn nhủ:

- Ca ngợi công lao trời bể của cha mẹ khi sinh thành và nuôi dưỡng ta trong suốt cuộc đời. 

- Nhắc nhở mỗi người con sống phải biết làm tròn chữ hiếu không nên để bố mẹ bận lòng, lo lắng hay sống vô ơn bội nghĩa phủ nhận công sinh thành dưỡng dục của mẹ cha.