K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

  Nguyễn Dữ - Cây bút văn xuôi xuất sắc sống ở thời kì chế độ phong kiến bắt đầu bước vào giai đoạn suy vong,vốn không đồng tình với chế độ phong kiến bất công, thối nát, ông đã thể hiện kín đáo tình cảm ấy của mình qua tác phẩm Truyền kì mạn lục gồm hai mươi truyện ngắn, trong đó tiêu biểu là Chuyện người con gái Nam Xương và nhân vật Vũ Nương.     Vũ Nương trong "Chuyện...
Đọc tiếp

  Nguyễn Dữ - Cây bút văn xuôi xuất sắc sống ở thời kì chế độ phong kiến bắt đầu bước vào giai đoạn suy vong,vốn không đồng tình với chế độ phong kiến bất công, thối nát, ông đã thể hiện kín đáo tình cảm ấy của mình qua tác phẩm Truyền kì mạn lục gồm hai mươi truyện ngắn, trong đó tiêu biểu là Chuyện người con gái Nam Xương và nhân vật Vũ Nương.
     Vũ Nương trong "Chuyện người con gái Nam Xương" là một người phụ nữ hội tụ tất cả phẩm chất quý báu của phụ nữ truyền thống Việt Nam. Trước hết, Vũ Nương là một người vợ yêu thương chồng hết mực. Khi Trương Sinh đi lính, nàng chỉ mong chồng trở về bình an lành lặn chứ không hè mong tước phong hầu trở về. Khi chồng đi lính, mẹ chồng ở nhà ốm nặng, nàng cũng chăm sóc vô cùng chu đáo. Đến khi mẹ chồng mất nàng lo ma chay tế lễ cẩn thận như đối với chính cha mẹ đẻ mình. Không chỉ là một người vợ yêu chồng, một người con dâu hiếu thảo mà Vũ Nương còn là một người mẹ yêu thương con hết mực. Vì sợ bé Đản không cảm nhận được tình thương của cha mà Vũ Nương đã trỏ bóng mình trên vách và nói đó là cha Đản. Đồng thời, Vũ Nương còn là một người phụ nữ có lòng tự trọng. Khi bị Trương Sinh nghi oan, nàng giải thích hết lời mà chàng không tin, Vũ Nương đã nhảy xuống sông tự vẫn để chúng minh sự trong sạch của mình. Nàng thà chết để được chứng minh trong sạch còn hơn là sống một cuộc đời bị mọi người sỉ vả. Không những thế, Vũ Nương còn là một người phụ nữ giàu lòng vị tha. Khi ở dưới thủy cung nàng vẫn một lòng nhớ về chồng và con mặc dù chính chồng nàng là nguyên nhân gây ra cái chết cho nàng. Khi được Trương Sinh lập đàn giải oan, nàng còn cảm ơn chồng vì đã nghĩ đến nghĩa vợ chồng mà giải oan cho nàng. Qua đây ta thấy được Vũ Nương là một người phụ nữ đẹp người đẹp nết nhưng lại chịu số phận đầy bất hạnh.

TÌM MỘT CÂU GHÉP

0
Cho đoạn văn tóm tắt sau:Xưa có chàng Trương Sinh phải đầu quân đi lính, để lại mẹ già và người vợ trẻ mới cưới là Vũ Thị Thiết, còn được gọi là Vũ Nương đang bụng mang dạ chửa. Mẹ Trương Sinh ốm chết, Vũ Nương lo ma chay chu tất. Giặc tan, Trương Sinh trở về nhà, nghe lời con trai thơ dại, nghi vợ không chung thuỷ. Vũ Nương oan ức, bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự tử. Sau khi...
Đọc tiếp

Cho đoạn văn tóm tắt sau:

Xưa có chàng Trương Sinh phải đầu quân đi lính, để lại mẹ già và người vợ trẻ mới cưới là Vũ Thị Thiết, còn được gọi là Vũ Nương đang bụng mang dạ chửa. Mẹ Trương Sinh ốm chết, Vũ Nương lo ma chay chu tất. Giặc tan, Trương Sinh trở về nhà, nghe lời con trai thơ dại, nghi vợ không chung thuỷ. Vũ Nương oan ức, bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự tử. Sau khi vợ chết, Trương Sinh vỡ lẽ ra rằng vợ mình bị oan. Phan Lang là người cùng làng với Vũ Nương, do cứu mạng thần rùa Linh Phi, vợ vua Nam Hải, nên khi chạy nạn, chết đuối ở biển đã được Linh Phi cứu sống để trả ơn. Phan Lang gặp Vũ Nương trong động của Linh Phi. Hai người nhận ra nhau. Phan Lang được trở về trần gian, Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn Trương Sinh. Trương Sinh nghe Phan Lang kể, bèn lập đàn giải oan trên bờ Hoàng Giang, Vũ Nương hiện lên giữa dòng sông nhưng không trở lại trần gian nữa.

Đoạn văn tóm tắt trên đã đủ các ý chính trong bài Chuyện người con gái Nam Xương. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

1
3 tháng 4 2017

Đáp án B

9 tháng 9 2019

Thì sao? Đăng lên để dạy đời hay định làm gì?

9 tháng 9 2019

cái này là cô cho câu hỏi về nhà tự làm mai kt 15' nha bn 

10 tháng 5 2021

1. Nguyên nhân gây ra cái chết cho Vũ Nương:

a. Nguyên nhân trực tiếp: Do lời nói ngây thơ của bé Đản về chuyện cái bóng khiến Trương Sinh mắng nhiếc đánh đuổi Vũ Nương đi.

b. Nguyên nhân gián tiếp (nguyên nhân sâu xa)

- Do người chồng đa nghi, hay ghen.

- Do cách cư xử hồ đồ, thái độ phũ phàng, thô bạo của Trương Sinh.

- Do cuộc hôn nhân không bình đẳng: Trương Sinh "con nhà hào phú", còn Vũ Nương là "con nhà kẻ khó". Trương Sinh mến vì dung hạnh nên đem trăm lạng vàng cưới về. Cuộc hôn nhân giữa hai người hoàn toàn không bình đẳng và tự nguyện, không xuất phát từ tình yêu.

- Do trong xã hội phong kiến người phụ nữ không có quyền được lên tiếng bênh vực cho quyền sống, quyền hạnh phúc của mình.

2. Thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ:

- Họ là những người phụ nữ truyền thống mang đủ phẩm chất công, dung, ngôn, hạnh.

- Người phụ nữ phải chịu oan khuất , bất hạnh , trong xã hội phong kiến họ ko được bênh vực , tai họa cá thể dáng xuống đâu họ bất cứ lúc nào vì nhưng lý do ko đâu , số phận của họ mong manh như chiếc bóng 

- Người phụ nữ chịu cái chết oan khuất, bị nhiều bất công ngang trái bất hạnh, mặc dù họ đáng ra phải được trân trọng, ngợi ca.

10 tháng 5 2021

1) Nguyên nhân gây  ra cái chết của Vũ Nương : 

a. Nguyên nhân trực tiếp: Do lời nói ngây thơ của bé Đản.

b. Nguyên nhân gián tiếp (nguyên nhân sâu xa)

- Do người chồng đa nghi, hay ghen.

- Do cách cư xử hồ đồ, thái độ phũ phàng, thô bạo của Trương Sinh.

- Do cuộc hôn nhân không bình đẳng: Trương Sinh "con nhà hào phú", còn Vũ Nương là "con nhà kẻ khó". Trương Sinh mến vì dung hạnh nên đem trăm lạng vàng cưới về. Cuộc hôn nhân giữa hai người hoàn toàn không bình đẳng và tự nguyện, không xuất phát từ tình yêu.

- Do lễ giáo hà khắc: người phụ nữ không có quyền được lên tiếng bênh vực cho quyền sống, quyền hạnh phúc của mình.

- Do chiến tranh phi nghĩa: chiến tranh phong kiến phi nghĩa cũng là một trong những nguyên nhân gây ra những nghi ngờ, hiểu lầm giữa hai vợ chồng.

2) Thân phận của người phụ nữ trong xã hội cũ là : họ là những người phụ nữ truyền thống mang đủ phẩm chất công, dung, ngôn, hạnh.

26 tháng 8 2016

1, Giới thiệu tác giả, tác phẩm và vấn đề nghị luận

2, Tóm tắt ngắn gọn câu chuyện

3, Nêu được những chi tiết hé mở trong truyện để có thể tránh được thảm kịch cho Vũ Nương:

  • Truyện không phải không hé mở khả năng có thể tránh được thảm kịch đau thương của Vũ Nương:
  • Lời con trẻ chứa đựng không ít điều vô lí không thể tin ngay được: "mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi", "chỉ nín thin thít", "chẳng bao giờ bế Đản cả",... Câu nói đó của đứa trẻ như là một câu đố, nếu Trương Sinh biết suy nghĩ thì cái chết của Vũ Nương sẽ không xảy ra. Nhưng Trương Sinh cả ghen, ít học, đã vô tình bỏ dở khả năng giải quyết tấm thảm kịch, dẫn tới cái chết oan uổng của người vợ.
  • Bi kịch có thể tránh được khi vợ hỏi chuyện kia ai nói, chỉ cần Trương Sinh kể lại lời con nói mọi chuyện sẽ rõ ràng.

=>Thể hiện tài năng kể chuyện của Nguyễn Dữ (thắt nút truyện làm cho mâu thuẫn đẩy lên đỉnh điểm tăng sự li kỳ, hấp dẫn cho câu chuyện)

4, Suy nghĩ về cái chết của Vũ Nương:

  • Tìm đến cái chết là tìm đến giải pháp tiêu cực nhất nhưng dường như đó là cách duy nhất của Vũ Nương. Hành động trẫm mình tự vẫn của nàng là hành động quyết liệt cuối cùng để bảo toàn danh dự, đối với nàng phẩm giá còn cao hơn cả sự sống.
  • Một phụ nữ đức hạnh, tâm hồn như ngọc sáng mà bị nghi oan bởi một chuyện không đâu ở một lời con trẻ, một câu nói đùa của mẹ với con mà phải tìm đến cái chết bi thảm, ai oán trong lòng sông thăm thẳm.
  • Câu chuyện bắt đầu từ một bi kịch gia đình, một chuyện trong nhà, một vụ ghen tuông. Vũ Nương lấy phải người chồng cả ghen, nguyên nhân trực tiếp dẫn nàng đến cái chết bi thảm là "máu ghen" của người chồng nông nổi. Không phải chỉ vì cái bóng trên tường mà chính là cái bóng đen trong tâm hồn Trương Sinh đã giết chết Vũ Nương.
  • Câu chuyện đau lòng vượt ra ngoài khuôn khổ cuả một gia đình, nó buộc chúng ta phải suy nghĩ tới số phận mong manh của con người trong một xã hội mà những oan khuất, bất công, tai họa có thể xảy ra bất cứ lúc nào đối với họ mà những nguyên nhân dẫn đến nhiều khi không thể lường trước được. Đó là xã hội phong kiến ở nước ta, xã hội đã sinh ra những chàng Trương Sinh, những người đàn ông mang nặng tư tưởng nam quyền, độc đoán, đã chà đạp lên quyền sống của người phụ nữ. Hậu quả là cái chết thảm thương của Vũ Nương.
  • Chiến tranh phong kiến cũng là một nguyên nhân dẫn đến bi kịch của Vũ Nương. Nó gây nên cảnh sinh li rồi góp phần dẫn đến cảnh tử biệt.
  • Cái chết của Vũ Nương là lời tố cáo xã hội phong kiến đã dung túng cho cái ác, cái xấu xa đồng thời bày tỏ niềm cảm thông đối với số phận người phụ nữ.
  • Bi kịch của Vũ Nương đem đến bài học thấm thía về việc giữ gìn hạnh phúc gia đình.

5, Đánh giá, liên hệ, mở rộng:

  • Nghệ thuật xây dựng chi tiết có ý nghĩa trong tác phẩm, tạo tình huống có vấn đề .
  • Nỗi đau, số phận của Vũ Nương cũng chính là hình ảnh cuộc sống của người phụ nữ xưa.
  • Trân trọng, cảm thông, thấu hiểu của tác giả với người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
  • Suy nghĩ của bản thân về cuộc sống gia đình hiện nay.
26 tháng 10 2021

Tham khảo:

Tôi tên là Vũ Thị Thiết, tên thường gọi là Vũ Nương. Mọi người nhận xét nhan sắc tôi cũng thuộc hàng mỹ nhân. Tôi vốn được cha mẹ dạy dỗ đàng hoàng. Đến tuổi lấy chồng, tôi được Trương Sinh cưới về làm vợ. Cưới nhau chưa được bao lâu thì chồng tôi phải đi lính. Ngày tiễn chồng tôi dặn dò đủ thứ, tôi không mong chức quan hầu mà chỉ mong hai chữ bình yên.

Chồng đi tôi ở nhà chăm mẹ chồng và con thơ, quán xuyến gia đình. Tôi cũng biết chồng đa nghi hay ghen với vợ phòng ngừa quá sức nên hết sức giữ gìn khuôn phép. Thời gian trôi qua mẹ tôi đã không qua nổi vì tuổi già cũng như thương nhớ con. Từ đấy chỉ còn có tôi cùng bé Đản. Nhớ thương chồng và muốn bù đắp cho con. Tôi thường chỉ lên bóng của mình trên tường mỗi tối rồi bảo con “Cha Đảm lại đến kia kìa!”. Bé Đản ngây thơ tin là thật thường đùa vui cùng chiếc bóng.

 

Thời gian thấm thoát trôi qua chồng tôi an lành trở về. Biết tin mẹ mất chồng tôi rất buồn và bế con ra thăm mộ mẹ khi chàng. Những tưởng được hạnh phúc nào ngờ tai họa ập đến xuống đầu tôi. Chàng nghi cho tôi thất tiết, không giữ gìn khuôn phép. Tôi đã cố gắng giải thích và phân giải nhưng chồng tôi nhất quyết không nghe và đuổi tôi ra khỏi nhà. Danh dự bị bôi nhọ tôi chỉ biết tìm đến cái chết dưới bến Trường Giang. Nhưng rồi chắc trời thương nên đã để Linh Phi cứu giúp tôi, đưa tôi ở lại thủy cung. Không ngờ thời gian sau tôi gặp Phan Lang – người cùng làng và cũng là ân nhân của Lương Phi. Nghe Phan Lang kể tôi mới biết Trương Sinh bế con ngồi bên ngọn đèn con chỉ bóng nhận cha, chàng mới thấu hiểu nỗi oan của tôi. Tôi đã nhờ Phan Lang nhắn nhủ đến chồng tôi. Chàng làm theo lời tôi, lập đàn giải oan ở bến sông Trường Giang, tôi hiện về chỉ biết cảm tạ tình chàng và biến mất. Xã hội phong kiến bất bình đẳng này không thể có chỗ dung thân cho những người như tôi.

 

Tôi hy vọng đây sẽ là bài học lớn cho tất cả mọi người cần tin yêu tôn trọng lẫn nhau vì hạnh phúc gia đình.