Dựa vào Bảng 20.1 và thông qua trong bài hãy trình bày đặc điểm nổi bật của một số vùng kinh tế ở Liên bang Nga.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Tham khảo
♦ Hiện nay, Liên bang Nga có 12 vùng kinh tế, trong đó, các vùng kinh tế quan trọng là: vùng Trung ương, vùng Trung tâm đất đen, vùng U-ran và vùng Viễn Đông. Mỗi vùng có những đặc điểm nổi bật về hoạt động kinh tế.
- Vùng Trung ương
+ Nằm ở trung tâm của phần lãnh thổ Liên bang Nga thuộc châu Âu.
+ Chiếm khoảng 3 % diện tích và 20 % số dân cả nước.
+ Là vùng kinh tế phát triển nhất, chiếm hơn 1/3 GDP của cả nước.
+ Ngành công nghiệp phát triển: chế tạo máy, hóa chất và công nghiệp dệt may.
+ Sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu: cây lanh, khoai tây, rau, bỏ sữa.
+ Sân bay quốc tế lớn là Đô-mô-đê-đô-vô. Trung tâm du lịch quan trọng là Mát-xcơ-va.
+ Trung tâm công nghiệp lớn: Mát-xcơ-va, Ni-giơ-nhi Nô-gô-rốt.
- Vùng Trung tâm đất đen
+ Nằm ở phần lãnh thổ Liên bang Nga thuộc châu Âu, tiếp giáp với U-crai-na, vùng Trung ương và vùng Von-ga.
+ Chiếm khoảng 1 % diện tích và 5 % số dân cả nước.
+ Có dải đất đen màu mỡ thích hợp cho trồng trọt.
+ Công nghiệp phục vụ nông nghiệp và luyện kim đen được chú trọng.
+ Có Khu bảo tồn thiên nhiên Đất đen trung tâm (là khu thảo nguyên đất đen nguyên sinh, được thành lập từ năm 1935).
+ Trung tâm công nghiệp lớn: Vô-rô-nhe-giơ.
- Vùng U-ran:
+ Nằm ở miền Trung và phía nam dây U-ran.
+ Chiếm khoảng 5 % diện tích và 13 % số dân cả nước.
+ Tài nguyên giàu có: rừng lá kim chiếm tới 40 % diện tích vùng, nhiều loại khoáng sản.
+ Công nghiệp phát triển, chủ yếu khai khoáng, luyện kim, hóa chất, cơ khí, khai thác và chế biến gỗ.
+ Nông nghiệp còn hạn chế, chủ yếu sản xuất khoai tây, rau, bò sữa.
+ Trung tâm công nghiệp lớn: E-ca-ten-rin-bua, Man-hi-tơ-goóc.
- Vùng Viễn Đông:
+ Nằm trên bờ biển Thái Bình Dương, kéo dài từ eo biển Bê-rinh đến phía bắc bán đảo Triều Tiên, phía tây giáp với vùng Đông Xi-bia.
+ Chiếm gần 40 % diện tích và 6 % số dân cả nước.
+ Giàu tài nguyên thiên nhiên, nhất là than và gỗ.
+ Các ngành kinh tế chủ yếu: khai khoáng, khai thác gỗ, đánh bắt và chế biến hải sản, đóng tàu, cơ khí.
+ Cảng biển lớn: Vla-đi-vô-xtốc, Ma-ga-đan,...
+ Là vùng hội nhập vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
+ Trung tâm công nghiệp lớn: Vla-đi-vô-xtốc.
Tham khảo!
Ý 1:
- Liên bang Nga có 12 vùng kinh tế. Mỗi vùng có nguồn lực phát triển, các ngành kinh tế trọng điểm,... khác nhau.
- Các vùng kinh tế của Liên bang Nga bao gồm: (1) Viễn Đông; (2) Đông Xi-bia; (3) Tây Xi-bia; (4) U-ran; (5) Phương Bắc; (6) Von-ga - Vi-at-ka; (7) Von-ga; (8) Bắc Cáp-ca-dơ; (9) Trung tâm đất đen; (10) Trung ương; (11) Tây Bắc; (12) Ca-li-nin-grat.
Ý 2:
- Vùng Trung ương:
+ Diện tích: 482,3 nghìn km2.
+ Nằm ở trung tâm phần châu Âu của Liên bang Nga.
+ Là vùng kinh tế lâu đời, phát triển nhất. Các ngành công nghiệp chủ yếu là dệt may, hóa chất và chế tạo máy.
+ Các thành phố lớn: Mát-xcơ-va, Xmô-len, Tu-la,...
- Trung tâm đất đen:
+ Diện tích: 167 nghìn km2.
+ Là vùng tập trung dải đất đen phì nhiêu, nguồn nước dồi dào. Hoạt động kinh tế chính là nông nghiệp và các ngành công nghiệp phục vụ nông nghiệp.
+ Các thành phố lớn: Vô-rô-ne-giơ, Bê-gô-rốt,...
- Vùng U-ran:
+ Diện tích: 832,3 nghìn km2.
+ Rất giàu khoáng sản như than đá, sắt, kim cương, vàng, đồng. Các ngành công nghiệp phát triển là khai thác khoáng sản, luyện kim, cơ khí, hóa chất, chế biến gỗ. Nông nghiệp còn hạn chế.
+ Các thành phố lớn: Ê-ca-tê-rin-bua, Ma-nhi-tơ-gioóc....
- Vùng Viễn Đông:
+ Diện tích: 6900 nghìn km2.
+ Giàu tài nguyên thiên nhiên, nhất là than và rừng. Các hoạt động kinh tế chính là khai thác khoáng sản, khai thác gỗ, đóng tàu, cơ khí, khai thác và chế biến thuỷ sản.
+ Các thành phố lớn: Vla đi vô-xtốc, Kha-ba-rốp,....
Tham khảo :
- Một số đặc điểm xã hội nổi bật của Liên bang Nga:
+ Nền văn hóa đa dạng và độc đáo, thể hiện trong kiến trúc, hàng thủ công mỹ nghệ, lễ hội, múa ba-lê, âm nhạc truyền thống…
+ Trình độ học vấn của người dân khác cao, tỉ lệ biết chữ của người từ 15 tuổi trở lên đạt trên 99,4%.
+ Đứng hàng đầu thế giới về nghiên cứu khoa học cơ bản.
+ Giáo dục đào tạo được chú trọng phát triển với nhiều trường đại học danh tiếng.
+ HDI ở mức rất cao, năm 2020 là 0,830.
- Tác động
+ Những bản sắc dân tộc đóng góp và phát triển kinh tế đất nước, đặc biệt đối với ngành du lịch.
+ Giáo dục đào tạo được chú trọng đã cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cao cho nền kinh tế.
Tham khảo
- Đặc điểm
+ Số dân đông thứ 9 thế giới (2020), tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên rất thấp, có giá trị âm trong nhiều năm. Tỉ lệ dân số ở nhóm từ 65 tuổi trở lên tăng, tuổi thọ trung bình là 73 tuổi (2020), cơ cấu dân số già.
+ Mật độ dân số trung bình thấp, chỉ khoảng 9 người/km2, phân bố không đều, tập trung ở vùng đồng bằng Đông Âu, các vùng phía bắc và phía đông rất thưa thớt.
+ Tỉ lệ dân thành thị khoảng 74,8%, các đô thị chủ yếu thuộc loại nhỏ và trung bình.
+ Có nhiều dân tộc (hơn 100 dân tộc) trong đó dân tộc Nga chiếm 80,9%.
- Tác động
+ Dân số tăng chậm và cơ cấu dân số già đã gây khó khăn về nguồn lao động và làm tăng chi phí phúc lợi xã hội, gây áp lực cho nền kinh tế.
+ Dân cư phân bố không đồng đều gây trở ngại cho việc sử dụng lao động và khai thác lãnh thổ; nhiều vùng giàu tài nguyên nhưng thiếu lao động tại chỗ để khai thác.
+ Có nhiều dân tộc, mỗi dân tộc có truyền thống văn hóa, sản xuất khác nhau, tạo ra sự đa dạng văn hóa, truyền thống dân tộc; đồng thời là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội.
Tham khảo!
+ Miền Tây Liên bang Nga
Địa hình: chủ yếu là đồng bằng, đồng bằng Đông Âu và Tây Xi-bia. Dãy núi già Uran.
Các con sống lớn: sông Von-ga, sông Ô bi, sông Ênitxây…
Rừng: nhiều rừng lá kim
Đất: đất đen màu mỡ, thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp
Khoáng sản nhiều nhất là dầu khí, than, sắt.
Khí hậu: ôn đới hải dương, cận nhiệt đới và cận cực lạnh giá. Điều kiện nhiệt ẩm ôn hoà hơn miền Đông.
liên bang nga và hình ảnh về rừng lá kim đặc trưng
+ Miền Đông Liên bang Nga
Địa hình: chủ yếu là núi, cao nguyên.
Sông ngòi: sông Lê-na, có nhiều sông lớn chảy lên phía Bắc.
Rừng: chủ yếu là rừng lá kim.
Đất: đất Pốt dôn là chủ yếu, không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
Khoáng sản: phong phú như than, vàng, dầu khí…
Khí hậu: Ôn đới, cận nhiệt lục địa và cận nhiệt cực lạnh.
- Ảnh hưởng của đặc điểm đến phát triển kinh tế- xã hội:
+ Thuận lợi:
* Tạo cho cảnh quan thiên nhiên đa dạng.
* Giao lưu và phát triển các ngành kinh tế, nhất là kinh tế biển.
+ Khó khăn: Bảo vệ an ninh – quốc phòng; quản lí và khai thác lãnh thổ
Tham khảo!
+ Số dân đông, năm 2005 là 143 triệu người, là nước có số dân đông thứ 8 trên thế giới. Dân số đông đã tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, tạo ra nguồn lao động dồi dào và thị trường tiêu thụ rộng lớn.
Gia tăng dân số tự nhiên chỉ có số âm và xuất cư nhiều nên số dân ngày càng giảm. Đó là nguy cơ thiếu lao động, dân số ngày càng già hóa ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế và nhiều vấn đề khác.
+ Cơ cấu dân số già, tỉ lệ nữ lớn hơn nam đã gây ra nhiều mặt khó khăn cho việc phát triển kinh tế và nhiều vấn đề khác.
+ Người dân Nga có trình độ học vấn cao, tỉ lệ biết chữ đạt 99%. Do đó, cung cấp nguồn lao động có chất lượn cao cho các ngành kinh tế, đặc biệt là những ngành đòi hỏi cao về trình độ khoa học – kĩ thuật.
Liên Bang Nga có nhiều dân tộc, tạo nên nền văn hóa đa dạng và giàu bản sắc.
+ Dân cư phân bố không đều, dân cư tập trung chủ yếu ở đồng bằng Đông Âu và thưa thớt ở vùng phía Đông. Điều này ảnh hưởng đến việc khai thác thế mạnh của miền Đông, một vùng giàu tài nguyên nhưng lại thưa thớt dân.
+ Qúa trình đô thị hóa phát triển, tỉ lệ dân thành thị trên 70%, người dân chủ yếu sống ở các thành phố nhỏ, trung bình và các thành phố vệ tinh. Điều này làm giảm áp lực về xã hội, môi trường cho các thành phố lớn.
Tham khảo!
- Ngành công nghiệp chiếm tỉ trọng gần 30% trong cơ cấu GDP của Liên bang Nga (năm 2020).
- Nhờ những thuận lợi về vị trí địa lí, nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, có giá trị cao, cơ sở hạ tầng, khoa học - kĩ thuật hiện đại nên ngành công nghiệp Liên bang Nga phát triển với nhiều trung tâm công nghiệp lớn, tập trung chủ yếu ở phía tây lãnh thổ.
- Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng, bao gồm các ngành công nghiệp truyền thống và hiện đại, nhiều sản phẩm công nghiệp của quốc gia này đứng hàng đầu thế giới.
- Một số ngành công nghiệp nổi bật của Liên bang Nga là: khai thác khoáng sản, chế biến đá quý và kim loại, chế tạo máy bay, hàng không vũ trụ, điện tử - tin học, công nghiệp quốc phòng, cơ khí,...
+ Công nghiệp khai thác dầu khí là ngành mũi nhọn, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Ngành này tập trung chủ yếu ở đồng bằng Tây Xi-bia, khu vực dãy U-ran,...
+ Công nghiệp cơ khí là ngành công nghiệp hàng đầu, chiếm gần 30% trong cơ cấu ngành công nghiệp; ngành này tập trung chủ yếu ở Mát-xcơ-va, Xanh Pê-téc-bua, Ê-ca-tê-rin-bua, Ni-giơ-nhi Nô-gô-rốt.
+ Liên bang Nga là một trong các cường quốc hàng đầu thế giới về công nghiệp hàng không vũ trụ, công nghiệp quốc phòng, năng lượng nguyên tử. Các ngành công nghiệp này được phát triển ở nhiều trung tâm công nghiệp của Liên bang Nga.
Tham khảo
- Ngành nông nghiệp ngày càng được phát triển và hiện đại hóa, sử dụng nhiều máy móc hiện đại, áp dụng khoa học kĩ thuật và công nghệ tiên tiến, tạo ra khối lượng sản phẩm lớn. Giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 4,0% GDP (2020).
+ Nông nghiệp: diện tích đất chiếm 13,2% diện tích tự nhiên, hình thức tổ chức sản xuất chủ yếu là trang trại doanh nghiệp, trang trại cá thể và hộ gia đình.
+ Lâm nghiệp: sản lượng khai thác gỗ tròn đạt 217 triệu m3 (2020), đứng đầu thế giới về xuất khẩu gỗ. Gỗ và các sản phẩm gỗ chiếm khoảng 3% giá trị hàng hóa xuất khẩu. Nga hạn chế xuất khẩu các loại gỗ quý, kiểm soát chặt chẽ việc khai thác rừng, tích cực phòng chống cháy rừng, tăng cường trồng rừng. Hoạt động lâm nghiệp phát triển mạnh ở đồng bằng Đông Âu và Xi-bia.
+ Thủy sản: đánh bắt cá phát triển mạnh, sản lượng đánh bắt lớn. Các sản phẩm quan trọng là: cá kình, cá trích, cá tuyết, cá hồi,… tập trung ở ngư trường Viễn Đông. Nuôi trồng thủy sản phát triển chưa tương xứng với tiềm năng vốn có, sản lượng còn nhỏ.
Tham khảo!
♦ Tình hình ngoại thương của Nhật Bản: Nhật Bản là một cường quốc về thương mại trên thế giới, khoảng 55% trị giá thương mại được thực hiện với các nước phát triển, nhiều nhất là Hoa Kỳ và EU. Khoảng 45% tổng giá trị thương mại được thực hiện với các nước đang phát triển, nhất là với các nước châu Á.
- Hoạt động xuất khẩu
+ Nhật Bản là nước xuất khẩu lớn thứ 4 thế giới. Năm 2020, giá trị xuất khẩu của Nhật Bản đạt 785,4 tỉ USD.
+ Các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu gồm nhiên liệu, thực phẩm, hóa chất, hàng dệt may, nguyên liệu thô,...
+ Thị trường nhập khẩu chủ yếu của Nhật Bản là: Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, A-rập Xê-út, Thái Lan,...
- Hoạt động nhập khẩu
+ Nhật Bản là nước nhập khẩu hàng hóa lớn thứ 5 thế giới. Năm 2020, giá trị nhập khẩu của Nhật Bản đạt 786,2 tỉ USD.
+ Các mặt hàng xuất khẩu quan trọng gồm xe có động cơ, linh kiện và phụ tùng ô tô, hóa chất, sản phẩm và linh kiện điện tử - điện thoại, máy móc và thiết bị cơ khí, tàu biển,…
+ Thị trường xuất khẩu chủ yếu của Nhật Bản là: Trung Quốc, Hoa Kỳ, EU, Hàn Quốc, Thái Lan,..
- Cán cân thương mại: trong giai đoạn từ năm 2000 - 2020, cán cân thương mại của Nhật Bản có sự biến động: từ năm 2000 - 2010, Nhật Bản là nước xuất siêu; từ năm, 2015 - 2020, Nhật Bản là nước nhập siêu.
♦ Tình hình hoạt động đầu tư của Nhật Bản:
- Nhật Bản là quốc gia có giá trị đầu tư ra bên ngoài rất lớn và ngày càng tăng. Nhật Bản đầu tư nhiều ra bên ngoài do nhiều nguyên nhân, trong đó chi phí nhân công ở các nước nhận đầu tư thấp là một trong những nguyên nhân chính.
- Hoa Kỳ là đối tác đầu tư lớn nhất của Nhật Bản. Hiện nay, Nhật Bản đang tăng cường đầu tư vào các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam.
- Tính đến ngày 20/4/2021, Nhật Bản có 4 690 dự án đầu tư tại Việt Nam còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng kí đạt 62,9 tỉ USD.
+ Các lĩnh vực đầu tư chủ yếu của Nhật Bản vào Việt Nam là công nghiệp chế biến, chế tạo; sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hoà; bất động sản,...
+ Một số dự án lớn của Nhật Bản tại Việt Nam là: Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn ở Thanh Hoá, Dự án thành phố thông minh tại huyện Đông Anh ở Hà Nội, Dự án nhà máy nhiệt điện BOT Nghi Sơn 2 ở Thanh Hoá, Dự án khu đô thị Tô-kiu ở Bình Dương...
Tham khảo
♦ Dựa trên những đặc điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, mục tiêu phát triển kinh tế,... lãnh thổ Liên bang Nga hình thành 12 vùng kinh tế.
♦ Đặc điểm nổi bật của một số vùng kinh tế ở Liên bang Nga
- Vùng Trung ương:
+ Nằm ở trung tâm của phần lãnh thổ Liên bang Nga thuộc châu Âu.
+ Đây là vùng có cơ sở hạ tầng hoàn thiện, kinh tế phát triển mạnh với các ngành công nghiệp nổi bật như công nghiệp cơ khí, hóa chất, thực phẩm,...
+ Các thành phố lớn của vùng là: Mát-xcơ-va; Xmô-len, Da-rốt-xlap, Tu-la….
- Vùng Trung tâm đất đen:
+ Nằm ở phần lãnh thổ Liên bang Nga thuộc châu Âu, tiếp giáp U-crai-na, vùng Trung ương và vùng Von-ga.
+ Trong vùng có loại đất đen màu mỡ với lượng khoáng và mùn cao.
+ Kinh tế chính của vùng là nông nghiệp. Bên cạnh đó, vùng phát triển công nghiệp khai khoáng, hóa chất,...
+ Các thành phố lớn trong vùng là Bê-gô-rốt (Begorod), Tam-bốt
- Vùng Bắc Cáp-ca:
+ Vùng tiếp giáp vùng Von-ga và vùng Trung tâm đất đen ở phía bắc, giáp Biển Đen và biển Ca-xpi.
+ Vùng có nhiều tài nguyên như dầu mỏ, khí tự nhiên, than,... tạo điều kiện cho ngành công nghiệp khai khoáng, luyện kim phát triển.
+ Các thành phố lớn của vùng là Crax-nô-đa, Rốt-tốp na Đô-nu,...
- Vùng U-ran:
+ Vùng tập trung chủ yếu ở phần miền trung và phía nam dọc dãy núi U-ran.
+ Vùng có diện tích rừng tai-ga lớn, giàu có về các loại khoáng sản.
+ Các ngành công nghiệp nổi bật là khai khoáng, chế biến gỗ, luyện kim, hóa dầu,...
+ Các thành phố lớn của vùng là Pơm (Perm), Ô-ren-bua (Orenburg),...
- Vùng Viễn Đông:
+ Nằm trên bờ biển Thái Bình Dương, giữa eo biển Bê-rinh ở phía bắc và CHDCND Triều Tiên ở phía nam, tạo điều kiện cho Liên bang Nga hợp tác với các quốc gia chủ yếu dựa vào một số ngành như đánh bắt và chế biến hải khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
+ Nền kinh tế của vùng sản, công nghiệp cơ khí,...
+ Các thành phố lớn trong vùng là Ma-ga-đan, Kha-ba-rốp,...