Dựa vào hình 5.2 và thông tin trong bài, hãy trình bày về Tổ chức Thương mại Thế giới.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Các nước thuộc EU có chung một mức thuế quan trong quan hệ thương mại với các nước ngoài EU.
- EU là bạn hàng lớn nhất của các nước đang phát triển. Tuy nhiên, EU đã không tuân thủ đầy đủ những quy định của WTO khi hạn chế đối với các mặt hàng xuất khẩu "nhạy cảm" như than, sắt và trợ cấp ,cho hàng nông sản của EU, làm cho giá của họ thấp hơn so với giá của thị trường thế giới.
- Nội thương:
+ Cùng với sự phát triển của sức sản xuất và quy mô dân số, hoạt động thương mại trong các quốc gia ngày càng phát triển về cả không gian trao đổi sản phẩm, số lượng và chất lượng sản phẩm.
+ Quy mô thị trường hàng hóa ngày càng phát triển, hàng hóa trên thị trường ngày càng phong phú, đa dạng.
+ Việc mua bán hàng hóa thường diễn ra tại các cửa hàng bán lẻ, chợ, siêu thị, trung tâm thương mại.
+ Thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ, làm thay đổi thương mại truyền thống.
- Ngoại thương:
+ Thị trường thế giới hiện nay là thị trường toàn cầu, xu hướng toàn cầu hóa kinh tế đang là xu hướng quan trọng nhất trong nền kinh tế thế giới.
+ Thương mại quốc tế ngày càng tăng về khối lượng và giá trị hàng hóa.
+ Các mặt hàng xuất nhập khẩu hàng đầu thế giới là dầu thô, linh kiện điện tử, ô tô, lương thực và dược phẩm.
- Các quốc gia xuất khẩu và nhập khẩu lớn trên thế giới là Trung Quốc, Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Hàn Quốc, Canada,...
- Hiện nay các quốc gia thuộc một khu vực có xu hướng liên kết với nhau và hình thành các tổ chức thương mại khu vực như EU, USMCA, MERCOSUR, ASEAN, APEC,....
Tham khảo!
- Liên hợp quốc (UN) là một tổ chức quốc tế được thành lập vào ngày 24/10/1945; trụ sở chính được đặt tại thành phố Niu Ooc - Hoa Kỳ.
- Năm 2020, Liên hợp quốc có 193 thành viên. Việt Nam là thành viên chính thức của Liên hợp quốc từ năm 1977.
- Liên hợp quốc được thành lập nhằm mục tiêu hàng đầu là duy trì một nền hòa bình và trật tự thế giới bền vững.
- Bản thân liên hợp quốc là một bộ phận của hệ thống liên hợp quốc; thực hiện việc điều phối công việc cùng các quỹ, chương trình, cơ quan chuyên môn và các tổ chức khác, như: Ngân hàng Thế giới, Tổ chức Y tế thế giới, Chương trình Lương thực thế giới, Quỹ Nhi đồng Liên hợp Quốc,…
- Liên hợp quốc có nhiệm vụ:
+ Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế;
+ Bảo vệ quyền con người;
+ Cung cấp viện trợ nhân đạo;
+ Hỗ trợ phát triển bền vững và hành động vì khí hậu;
+ Giữ vững luật quốc tế;
+ Giải quyết các vấn đề toàn cầu.
Tham khảo!
- Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) được thành lập vào tháng 7/1994; trụ sở chính được đặt tại thành phố Oa-sinh-tơn của Hoa Kỳ.
- Năm 2020, Tổ chức có 190 quốc gia thành viên, Việt Nam là thành viên chính thức của quỹ tiền tệ quốc tế từ 1967.
- Quỹ tiền tệ quốc tế có nhiệm vụ:
+ Giám sát hệ thống tài chính toàn cầu bằng cách theo dõi tỷ giá hối đoái và cán cân thanh toán;
+ Thu thập dữ liệu và đưa ra các dự báo kinh tế cho các nước;
+ Hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo giúp chính phủ các nước thực hiện chính sách kinh tế hợp lý;
+ Cung cấp các khoản cho vay;
+ Hỗ trợ tài chính cho các nước thành viên khi có yêu cầu;
+ Đảm bảo an ninh tài chính toàn cầu.
* Vai trò của ngành thương mại
- Hoạt động nội thương tạo ra thị trường thống nhất trong nước và thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ giữa các vùng; phục vụ nhu cầu tiêu dùng của từng cá nhân trong xã hội.
- Hoạt động ngoại thương góp phần gắn liền thị trường trong nước với thị trường thế giới; tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.
- Hoạt động thương mại là khâu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, giúp cho sự trao đổi hàng hoá và dịch vụ được mở rộng, góp phần thúc đầy phát triển kinh tế thị trường.
- Góp phần sử dụng hợp lí các nguồn lực, thúc đẩy phân công lao động xã hội, tăng cường hợp tác quốc tế.
* Đặc điểm của ngành thương mại
- Là quá trình trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa người bán và người mua, đồng thời tạo ra thị trường. Thị trường hoạt động theo quy luật cung và cầu, sự biến động của thị trường dẫn đến sự biến động về giá cả.
- Hoạt động thương mại diễn ra trong phạm vi quốc gia gọi là nội thương, giữa các quốc gia với nhau gọi là ngoại thương. Hoạt động ngoại thương được đo bằng cán cân xuất nhập khẩu:
+ Nếu trị giá xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu gọi là xuất siêu.
+ Nếu trị giá nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu gọi là nhập siêu.
- Hoạt động thương mại rất đa dạng, hình thức trao đổi, mua bán hàng hoá, dịch vụ phong phú và ngày càng phát triển. Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học – công nghệ thì thương mại điện tử ngày càng phổ biến trong giao dịch toàn cầu.
- Quan niệm về tổ chức lãnh thổ nông nghiệp:
Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp được hiểu là hệ thống liên kết không gian của các ngành, các cơ sở sản xuất nông nghiệp và các lãnh thổ dựa trên các cơ sở quy trình kĩ thuật mới nhất, chuyên môn hóa, tập trung hóa, liên hợp hóa và hợp tác sản xuất; cho phép sử dụng hiệu quuar nhất sự khác nhau theo lãnh thổ về các điều kiện tự nhiên, kinh ế, lao động và đảm bảo năng suất lao động xã hội cao nhất.
- Vai trò của tổ chức lãnh thổ nông nghiệp:
+ Tạo ra những tiền đề cần thiết để sử dụng hợp lí các nguồn lực tự nhiên, kinh tế - xã hội của các lãnh thổ, các nước trên thế giới.
+ Góp phần đẩy mạnh chuyên môn hóa sản xuất nông nghiệp và nâng cao năng suất lao động xã hội.
+ Tạo ra các điều kiện liên kết, hợp tác giữa các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp và các ngành kinh tế khác nhau.
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục 3 (Đường sông, hồ) và kết hợp hiểu biết của bản thân.
Lời giải chi tiết:
* Tình hình phát triển và phân bố của đường sông, hồ trên thế giới
- Tình hình phát triển:
+ Phát triển từ rất sớm.
+ Nhờ việc cải tiến phương tiện vận tải, cải tạo hệ thống sông, hồ đã góp phần nâng cao năng lực vận tải đường sông, hồ.
+ Để tăng cường khả năng giao thông vận tải, người ta đã tiến hành cải tạo sông ngòi, đào các kênh nối liền các lưu vực vận tải đường thuỷ và kết nối với cảng biển.
- Phân bố:
+ Một số hệ thống sông, hồ có khả năng giao thông lớn như: sông Ða-nuýp, Rai-nơ ở châu Âu; sông Trường Giang, Mê Công, sông Hằng ở châu Á; sông Mi-xi-xi-pi, A-ma-dôn, Ngũ Hồ ở châu Mỹ; sông Nin, sông Công-gô ở châu Phi.
+ Các quốc gia phát triển mạnh hệ thống giao thông sông, hồ: Hoa Kỳ, Liên bang Nga và Ca-na-đa.
* Các hệ thống sông, hồ có giá trị về giao thông trên thế giới và ở Việt Nam
- Ở Việt Nam: sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đồng Nai, sông Cửu Long,…
- Trên thế giới: sông Von-ga, sông I-ê-nit-xây, sông Ô-bi ở Liên bang Nga; sông Nin, sông Công-gô ở châu Phi,…
* Tình hình phát triển và phân bố của đường sông, hồ trên thế giới
- Tình hình phát triển:
+ Phát triển từ rất sớm.
+ Nhờ việc cải tiến phương tiện vận tải, cải tạo hệ thống sông, hồ đã góp phần nâng cao năng lực vận tải đường sông, hồ.
+ Để tăng cường khả năng giao thông vận tải, người ta đã tiến hành cải tạo sông ngòi, đào các kênh nối liền các lưu vực vận tải đường thuỷ và kết nối với cảng biển.
- Phân bố:
+ Một số hệ thống sông, hồ có khả năng giao thông lớn như: sông Ða-nuýp, Rai-nơ ở châu Âu; sông Trường Giang, Mê Công, sông Hằng ở châu Á; sông Mi-xi-xi-pi, A-ma-dôn, Ngũ Hồ ở châu Mỹ; sông Nin, sông Công-gô ở châu Phi.
+ Các quốc gia phát triển mạnh hệ thống giao thông sông, hồ: Hoa Kỳ, Liên bang Nga và Ca-na-đa.
* Các hệ thống sông, hồ có giá trị về giao thông trên thế giới và ở Việt Nam
- Ở Việt Nam: sông Hồng, sông Thái Bình, sông Đồng Nai, sông Cửu Long,…
- Trên thế giới: sông Von-ga, sông I-ê-nit-xây, sông Ô-bi ở Liên bang Nga; sông Nin, sông Công-gô ở châu Phi,…
- Quan niệm: tổ chức lãnh thổ công nghiệp là hệ thống các mối liên kết không gian của các ngành và sự kết hợp sản xuất trong lãnh thổ trên cơ sở khai thác lợi thế về vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động, thị trường tiêu thụ, thành tựu khoa học – công nghệ,… nhằm đạt được hiệu quả cao nhất về kinh tế – xã hội – môi trường và đảm bảo an ninh quốc phòng.
- Vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp:
+ Góp phần sử dụng một cách hợp lí các nguồn lực về vị trí địa lí, tự nhiên, kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia.
+ Thu hút nguồn lực từ bên ngoài.
+ Đối với các nước đang phát triển, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thủy đẩy hội nhập kinh tế quốc tế.
- Tình hình phát triển:
+ Giao thông đường biển đảm nhiểm 3/5 khối lượng luân chuyển hàng hóa trong tổng khối lượng của tất cả các phương tiện giao thông tải hàng hóa trên thế giới (chủ yếu là dầu mỏ và các sản phẩm của dầu mỏ).
+ Khối lượng hàng hóa vận chuyển bằng công-te-nơ không ngừng tăng và trở nên thông dụng.
+ Năm 2019, có hơn 2 triệu chiếc tàu biển trên thế giới.
+ Ngành vận tải đường biển hướng tới quy trình chặt chẽ, hạn chế rủi ro và bảo vệ hành hóa an toàn trong quá trình vận chuyển, đồng thời chú ý bảo vệ môi trường biển và đại dương.
- Phân bố:
+ Các tuyến đường biển sôi động nhất là tuyến kết nối giữa châu Âu với khu vực châu Á – Thái Bình Dương và các tuyến kết nối hai bên bờ Đại Tây Dương
+ Các cảng biển có lượng hàng hóa lưu thông lớn nhất nằm 2019 đều nằm ở châu Á: Thượng Hải (Trung Quốc), Xin-ga-po, Ninh Ba - Chu Sơn (Trung Quốc), Thẩm Quyến (Trung Quốc), Busan (Hàn Quốc),…
Tham khảo!
- Tổ chức thương mại thế giới( WTO) được thành lập vào 1/1/1995. Năm 2020 tổ chức có 164 thành viên, Việt Nam chính thức gia nhập WTO vào năm 2007.
- WTO ngày càng kết nạp thêm nhiều thành viên và trở thành tổ chức thương mại lớn nhất thế giới có trụ sở ở Thụy Sĩ.
- Tổ chức được thành lập nhằm hướng tới nền thương mại toàn cầu tự do, thuận lợi và minh bạch.