K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 3 2016

Nguyên nhân khiến cho cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược của quân dân ta từ năm 1858 đến năm 1884 thất bại là:

- Triều Nguyễn ban đầu đã có nhiều cố gắng chống chọi với cuộc xâm lược của thực dân Pháp. Tuy nhiên, trước kẻ thù vừa hơn hẳn về quân sự lại hết sức khôn khéo trong bước đường xâm lược, triều Nguyễn đã khong tìm được chủ trương và biện pháp hữu hiệu để vượt qua thử thách quá khó khăn của lịch sử. Các chính sách của họ đã khiến họ tách rời dần cuộc kháng chiến của nhân dân, làm cho khả năng đề kháng của quân dân ta ngày càng hao mòn, tạo điều kiện cho kẻ địch lấn lướt từ bước này đến bước khác. Bên cạnh đó, triều đình nhà Nguyễn đã bảo thủ, cố chấp, khước từ mọi đề nghị cải cách Duy tân đất nước có những nội dung tiến bộ nên cơ hội Duy Tân đã bị bỏ qua.

- Thay vì tiếp tục phát huy ưu thế, dựa vào sức mạnh toàn dân, chú trọng tập kích và tiêu diệt địch, không cho chúng có điều kiện thuận lợi để thau đổi tình thế, thì ngược lại, nhà Nguyễn đã lựa chọn con đường cầu hòa với Pháp để đối phó với phong trào nông dân trong nước, thậm chí có lúc còn hợp tác với kẻ thù để đàn áp phong trào khởi nghĩa của quần chúng, tạo điều kiện cho Pháp từng bước thôn tính nước ta.

- Một bộ phận quân triều đình kiên quyết đánh Pháp như Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu… thì bị chi phối bởi tư tưởng chiến thuật quân sự kiểu phong kiến (phòng ngự, dựa vào thành lũy cố thủ) nên cuối cùng cũng thất bại.

- Phong trào kháng chiến của nhân dân diễn ra liên tục, rộng khắp, gây nhiều khó khăn, tổn thất cho giặc nhưng lại thiếu tổ chức, thiếu sự lãnh đạo thống nhất nên cuối cùng đều thất bại. Bộ phận lãnh đạo phong trào kháng chiến của nhân dân chủ yếu là các văn thân sĩ phu yêu nước do hạn chế về giai cấp, lịch sử nên chưa có đường lối sách lược đúng đắn, còn mang nặng tư tưởng phong kiến.

* Bài học kinh nghiệm:

- Lực lượng nắm chính quyền phải đưa ra được chính sách về kinh tế - chính trị - xã hội hợp lí, đúng đắn để chăm lo sức dân, tăng cường, củng cố quốc phòng, phát triển kinh tế, mở rộng và cố kết khối đại đoàn kết dân tộc, nâng cao thế và lực của đất nước.

- Khi có nguy cơ xâm lược phải có đường lối kháng chiến đúng đắn, đó là sự kết hợp giữa nghệ thuật quân sự chống giặc ngoại xâm hàng nghìn năm của dân tộc phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể, để đối phó với từng kẻ thù cụ thể.

- Lực lượng nắm chính quyền phải luôn luôn có chính sách đúng đắn để xây dựng, chăm lo lực lượng vũ trang, công cụ sức mạnh của một quốc gia để củng cố quân sự, quốc phòng.

- Phải có đường lối đối ngoại mở, không tự cô lập mình, mềm dẻo với kẻ thù nhưng cũng phải kiên quyết giữ độc lập, thân thiện với các nước láng giềng.

10 tháng 8 2017

Con chó có tính là 1 people ôn dạ??

20 tháng 3 2022

vi trieu Nguyen luon ngan can quyet tam chong giac cua nhan dan

24 tháng 3 2023

Nhận định "nhà Nguyễn để nước ta rơi vào tay thực dân pháp từ không tất yếu trở thành tất yếu" là một quan điểm được nhiều nhà nghiên cứu lịch sử đưa ra. Có thể cần phải xem các nhân tố quan trọng khác trong quá trình tạo nên bối cảnh lịch sử của Việt Nam, bên cạnh nhà Nguyễn. Dưới đây là những thông tin được đưa ra để chứng minh cho nhận định này.

Trước khi nhà Nguyễn trở thành chủ nhân của Việt Nam, vương triều Lê đã gặp nhiều khó khăn về mặt chính trị và kinh tế. Sự suy yếu này đã ảnh hưởng đến độc lập của Việt Nam trước sự khả năng xâm lược của các nước lân cận, bao gồm Trung Quốc và nhà Thanh. Ngoài ra, các cuộc kháng chiến chống lại quân xâm lược của nhà Thanh đã để lại một nền kinh tế và chính trị thực sự đào thoát trên bờ vực.

Sau đó, nhà Tây Sơn đã đánh bại quân Thanh và lên ngôi, đánh dấu sự phục hồi của độc lập và thái độ công bằng xã hội. Tuy nhiên, sau khi nhà Nguyễn lên ngôi, họ đã thất bại trong cuộc kháng chiến chống lại thực dân Pháp, điều đó cho thấy trách nhiệm của họ trong việc giữ gìn độc lập của đất nước.

Nhà Nguyễn đã có những hành động bất khả thi để giữ gìn độc lập của đất nước như chủ trương cải cách và tập trung quân sự, đồng thời không thành công trong quá trình hiện đại hóa đất nước. Sự suy yếu này đã góp phần đưa đất nước vào tay thực dân Pháp, tuy nhiên không phải là do nhà Nguyễn gây ra như một gián đoạn chính trị duy nhất, mà là do sự ảnh hưởng của nhiều yếu tố bên ngoài bao gồm áp lực của các thế lực xâm lược và thực dân.

Tóm lại, việc nước ta rơi vào tay thực dân Pháp không thể đơn thuần chỉ là do nhà Nguyễn, mà có nhiều yếu tố lịch sử phức tạp đóng góp vào quá trình này. Các yếu tố này phải được xem xét trong bối cảnh chung để có thể đánh giá chính xác vai trò của nhà Nguyễn trong quá trình lịch sử của Việt Nam.

1 tháng 5 2016

e ms hc lp 8 ah

2 tháng 10 2016

đúng rồi chị user imageBạch Thị Hà Ngân à bọn em mới học lớp 8 thôi chị

28 tháng 2 2022

Nhận định này là đúng.

Thái độ của triều đình:

- Có nhiều cuộc khởi nghĩa nổi lên nhưng triều đình nhà Nguyễn lại nhu nhược, tự dập tắt các cuộc khởi nghĩa đồng nghĩa với việc bán nước cho thực dân Pháp

- Có ý muốn thương lượng với TD Pháp

=> Nguyên nhân tất yếu khiến nước ta rơi vào tay thực dân Pháp

Câu 1: Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam trong hoàn cảnh nào ? Qua đó em hãy rút ra kết luận Pháp xâm lược Việt Nam là tất yếu hay không tất yếu ?Câu 2: Vì sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng là nơi tấn công đầu tiên trong cuộc xâm lược Việt Nam (1858)? Cuộc kháng chiến của triều đình tại Đà Nẵng đã diễn ra như thế nào? Kết quả?Câu 3: Thực dân Pháp đã đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873) và lần thứ hai (1882)...
Đọc tiếp

Câu 1: Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam trong hoàn cảnh nào ? Qua đó em hãy rút ra kết luận Pháp xâm lược Việt Nam là tất yếu hay không tất yếu ?

Câu 2: Vì sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng là nơi tấn công đầu tiên trong cuộc xâm lược Việt Nam (1858)? Cuộc kháng chiến của triều đình tại Đà Nẵng đã diễn ra như thế nào? Kết quả?

Câu 3: Thực dân Pháp đã đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873) và lần thứ hai (1882) như thế nào? Ý nghĩa của chiến thắng Cầu Giấy lần thứ nhất (21/12/1873) và chiến thắng Cầu Giấy lần thứ hai (19/5/1883)?

Câu 4: Trong quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, triều đình Nguyễn đã có những biện pháp gì để đối phó ? Kết quả? Em đánh giá gì về thái độ của nhà Nguyễn?

Câu 5: Trong quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, nhà Nguyễn đã bỏ lỡ những cơ hội nào để đánh đuổi Pháp ra khỏi lãnh thổ Việt Nam? Từ đó rút ra những nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống Pháp vào thế kỉ XIX?

Câu 6: Bằng những sự kiện lịch sử đã học em hãy chứng minh câu nói của Nguyễn Trung Trực : “ bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”

Câu 7: Phong trào Cần Vương nổ ra trong hoàn cảnh nào? Nhận xét về quy mô, lực lượng, hình thức đấu tranh và tính chất của phong trào? Tại sao chiếu Cần Vương có tác dụng thổi bùng ngọn lửa yêu nước trong nhân dân?

Câu 8: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp đã tác động như thế nào đến kinh tế và xã hội Việt Nam?

 Câu 9: Nêu chủ trương, biện pháp cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh ?  Từ đó hãy rút ra những mặt tích cực và hạn chế trong chủ trương và biện pháp cứu nước của hai ông?

Câu 10: Hoàn cảnh Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước? Tóm tắt hành trình của Nguyễn Ái Quốc từ 1911 đến năm 1917?

Hết

0
20 tháng 8 2021

Tham khảo:

undefined

21 tháng 8 2021

1. Đứng trước nguy cơ bị xâm lược, nhà Nhuyễn chỉ có thể có 2 con đường dể lựa chọn:
+ Tiến hành canh tân, cải cách
+ Bảo thủ, thi hành chính sách như cũ.
Con đường 1:
- Tác dụng của canh tân cải cách là làm cho đất nước ta lúc này có thể thoát khỏi khủng hoảng, do đó sức mạnh phòng thủ của đất nước được tăng lên ( thực tế tấm gương của Nhật Bản).
- Các nhà cải cách Việt Nam như Phan Thanh Giản, Nguyễn Trường Tộ, Phạm Phú Thứ,... cũng cho rẳng chỉ có cải cách thì mới có thể làm cho đất nước thoát khỏi hoạ ngoại xâm.
- Tiếc thay, nhà Nguyễn đã thừ chối con đường này; đã bỏ lỡ thời cơ để có thể cứu nguy đất nước thoát khỏi hoạ xâm lăng.
Con đường 2:
- Nhà Nguyễn vẫn thi hành chính sách như cũ, vẫn tiến hành đối kháng với nhân dân, thậm chí còn tăng các biện pháp áp bức bốc lột tàn bạo: các thứ thuế, kìm hãm các nhân tố kinh tế tư bản chủ nghĩa...
- Kể từ Gia Long đến Tự Đức đã có hơn 500 cuộc khởi nghĩa nổ ra.
Có thể thấy nhà Nguyễn chỉ vì quyền lợi ích kỉ củagiai cấp mình mà hi sinh quyền lợi của cả dân tộc nên đã tổ chức chống lại sự xâm lăng của Pháp nhưng không còn khả năng tập hợp, lãnh đạo nhân dân kháng chiến như trước. Mặt khác, đất nước ta tuy có nguy cơ bị xâm lăng, nhưng không tất yếu phải mất, nước nhà Nguyễn với những việc làm kể trên đã biến cái không tất yếu thành cái tất yếu. Do vậy, nhà Nguyễn phải chịu trách nhiệm trong việc nước ta rơi vào tay thực dân Pháp.
2. Trong quá trình đấu tranh chống lai sự xâm lược của Pháp triều đình nhà Nguyễn đã mắc phải một sai lầm không thể tha thứ là: đã từ bỏ con đường đấu tranh vũ trang truyền thống mà đi theo con đường thương lượng ( Dẫn chứng: Khi Pháp đánh Đà Nẵng, chiếm 3 tỉnh miền Đông, miền Tây, đánh Hà Nội lần 1 và lần 2, đàn áp cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta...).
3. Tuy nhiên, cũng còn nhận thấy trong quá trình p xâm lược, có nhưng vị quan của triều đình, thận chí cả vua như: Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu, Hàm Nghi... đã nêu những tấm gương cao cả, quyết tâm bảo vệ độc lập, chủ quyền của đất nước mà nhân dân ta đời đời kính trọng.
Do vậy, việc để nước ta rơi vào tay thực dân Pháp hồi cuối thế kỉ 19 là trách nhiệm của một bộ phận vua quan nhà Nguyễn

30 tháng 3 2021

Nhà Nguyễn có một phần trách nhiệm trong việc để mất nước vào tay Pháp vì:  nhà Nguyễn với tư cách của một triều đại lãnh đạo quản lí đất nước trước nguy cơ xâm lược từ bên ngoài đã không có những biện pháp để nâng cao sức mạnh tự vệ mà còn thi hành những chính sách thiển cận,sai lầm làm cho tiềm lực quốc gia suy kiệt, hao mòn sức dân không còn khả năng phòng thủ đất nước, tạo điều kiện cho Pháp dẩy mạnh xâm lược

29 tháng 4 2021

Nhà Nguyễn có một phần trách nhiệm trong việc để mất nước vào tay Pháp vì:  nhà Nguyễn với tư cách của một triều đại lãnh đạo quản lí đất nước trước nguy cơ xâm lược từ bên ngoài đã không có những biện pháp để nâng cao sức mạnh tự vệ mà còn thi hành những chính sách thiển cận,sai lầm làm cho tiềm lực quốc gia suy kiệt, hao mòn sức dân không còn khả năng phòng thủ đất nước, tạo điều kiện cho Pháp dẩy mạnh xâm lược