Viết một lá thư gửi các chiến sĩ đang làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam nhân dịp năm mới.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
đánh bắt cá hợp lí,bảo vệ môi trường ,khi có chiến tranh người dân đứng lên bảo vệ chủ quyên biển đảo của mình
Các chú bộ đội chiến sĩ Trường Sa kính mến!Từ thành phố Nha Trang thân thiện và mến khách, cháu là Trần Khánh Hòa - học sinh Trường THCS Thái Nguyên. Hôm nay cháu viết thư này nhằm gửi đến các chú những tình cảm chân thành tự sâu trái tim mỗi học sinh chúng cháu và đặc biệt là gửi đến các chú những lời chúc sức khỏe, mong các chú thật khỏe mạnh để cầm chắc tay súng bảo vệ một phần máu thịt của quê hương, đất nước.
Theo chúng cháu được biết, hiện nay các chú rất vất vả và căng thẳng đối với việc bảo vệ vùng biển đảo Tổ Quốc. Giữa chốn ngút ngàn trùng khơi, quanh năm chập chùng sóng vỗ ấy, chúng cháu biết các chú phải đương đầu với nhiều thử thách, khó khăn: sự khắc nghiệt khí hậu, sự thiếu thốn về vật chất tinh thần, sự cô đơn buồn bã giữa đêm khuya thanh vắng....rất nhiều và rất nhiều, vì lẽ đó chúng cháu rất cảm phục, ngưỡng mộ sự hi sinh thầm lặng của các chú - những người con của tổ Quốc. Từ sự cảm phục đó, từ nơi hậu phương đất liền của chúng cháu đã tổ chức rất nhiều hoạt động thiết thực để thi đua cùng các chú như thi đua học tốt đạt nhiều điểm mười tặng các cô chú, ở các buổi chào cờ thì chúng cháu được nghe thầy cô giáo nói về ý nghĩa ngày 22/12 ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam, được tìm hiểu về chủ quyền của Việt Nam trên biển đảo Trường Sa, chúng cháu được nghe về các chiến công của Quân Đội nhân dân Việt Nam nói chung và của các chú nói riêng....Và trường chúng cháu cũng đã phát động nhiều phong trào như quyên góp quỹ ủng hộ vì Trường Sa, quyên góp mua máy rađio, mua ti vi, mua đàn ghitar, mua banh bóng chuyền ...để gửi tặng các chú phần nào làm cho mọi người vơi đi nỗi nhớ đất liền.
Các chú kính mến! Ở nơi đầu sóng ngọn gió ấy, bốn bề vây quanh là nước, các chú có buồn không? Sau một ngày vất vả, gian lao với những nhiệm vụ thì khi màn đêm buông xuống, các chú có lẽ rất nhớ nhà, nhớ người mẹ từng ngày mong con, nhớ người vợ với nỗi nhớ chồng không nguôi, nhớ con thơ từng ngày đợi cha,...Nhưng chúng cháu thật khâm phục khi các chú đã kiên cường vượt qua tất cả những điều đó vì sứ mạng thiêng liêng của Tổ qốc đã giao cho. Các chú đã hãy yên tâm về nơi hậu phương này, vì ở đây mọi người luôn cố gắng sống và làm việc thật tốt để các chú vững tâm thực hiện nhiệm vụ, mọi người ở đất liền luôn hướng về vùng đất Anh hùng - nơi các chú đang làm việc vì sự bình yên của Tổ quốc. Chúng cháu ước ao một ngày nào đó sẽ được đặt chân đến vùng đất thiêng liêng này, được thực hiện sứ mạng vinh quang ấy ... Và bây giờ chúng cháu thật thấm thía những lời thơ của nhà thơ Chế Lan Viên và đó ắt hẳn cũng là nỗi lòng của các chú:
"Ôi Tổ Quốc, ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta, như vợ như chồng
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông...
Cuối cùng cháu đại diện cho những bạn học sinh nơi đất liền gửi tới các chú ngàn lời yêu thương, mong các chú thật khỏe mạnh để giữ vững tay súng bảo vệ, vùng trời Tổ Quốc ... chúc các chú hoàn thành tốt nhiệm vụ. Qua các chú, cháu và các bạn gửi lời thăm các bạn học sinh đang sinh sống và học tập trên đảo Trường Sa xa xôi, những công dân đặc biệt của tổ quốc Việt Nam .
Những người lính cầm cây súng ra với biển khơi với quyết tâm và sự can trường. Bởi vì các anh không chỉ bảo vệ vùng biển mà còn mang trách nhiệm xây dựng cho hòn đảo của Tổ quốc được yên bình, ấm no. Sóng gió chỉ thổi bay được cát bụi chứ không thể thổi bớt được tình yêu quê hương tha thiết và sự vững vàng, niềm tin yêu mà các anh dành trọn cho đất nước. Khi chiến tranh qua đi, những người lính biển vẫn tiếp tục cầm chắc cây súng bảo vệ cho vùng hải đảo được bình yên. Bao năm qua luôn như thế, hình ảnh người lính đứng trên đảo vững chãi như ngọn hải đăng vẫn luôn rạng ngời và soi sáng cho bao lí tưởng, làm ấm thêm niềm yêu thương nơi quê nhà. Ngày hôm nay, khi biển xanh quê hương với hai quần đảo quý Trường Sa, Hoàng Sa ngày càng trở thành niềm tự hào bởi những giá trị tài nguyên vô tận, khi kẻ thù vẫn còn nhăm nhe chiếm lấy biển đảo nước ta bằng những âm mưu hiểm ác thì nhiệm vụ của những người lính đảo lại càng quan trọng hơn bao giờ hết.
” Mong cánh thư gửi từ đảo xa nơi anh đứng canh là vùng đảo nhỏ, biển, đồng đội thân yêu chỉ thấy loài chim biển, sóng vỗ điệp trùng quanh đảo trúc san hô”. Câu hát về người chiến sĩ ngày đêm bảo vệ biển đảo thiêng liêng của dân tộc cứ ngân nga, thiết tha trong lòng khiến chúng ta càng yêu mến, tự hào về các anh.
Trước hết nước ta là một quốc gia nằm ven biểm, lãnh thổ bằng đất liền và biển đảo là lãnh hải được coi là nơi thiêng liêng, bởi nơi đây là nơi có tiềm năng, nguồn lực lớn để phát triển ngư nghiệp, khai khoáng, vận tải biển… Từ xa xưa, ông cha ta đã đổ bao mồ hôi xương máu để xác lập chủ quyền lãnh hải, trinh phục biển cả để phục vụ cuộc sống. Vậy ngày nay, ai là người có trách nhiệm bảo vệ nó? là tất cả chúng ta – trách nhiệm chung của mọi người. Xong nhiệm vụ lớn lao cao cả thiêng liêng thuộc về người chiến sĩ. Bởi để bảo vệ biển đảo quê hương các anh phải sống trong điều kiện khó khăn, xa đất liền, thiếu lương thực, thiếu sách báo… xa nhà , xa gia đình và xa người thân dài ngày, luôn sống trong lỗi nhớ nhà da diết. Cuộc sống đã khó khăn gian khổ nhưng nhiệm vụ của họ càng nặng lề hơn và nguy hiểm hơn bảo vệ biển đảo vì lợi ích kinh tế to lớn. Có nhiều kẻ thù nhòm ngó, chúng được trang bị những vũ khí tối tân hiện đại, hiện nay chúng đã có dã tâm chiếm biển đảo quê hương. Tuy nhiều khó khăn nhưng không làm mềm đi ý chí bảo vệ biển đảo của Tổ quốc của người dân nhất là ngư dân trên biển cả.Đất nước ta đã được vẹn toàn, cuộc sống vẫn phát triển bình thường, ngày ngày đã được bình yên đến trường, bữa cơm mỗi ngày không thiếu những sản phẩm của biển cả, chính là nhờ phần lớn công sức và sự hi sinh thầm lặng của các anh, hình ảnh các anh – những người chiến sĩ bảo vệ biển đảo là hình ảnh hào hùng ẩn chứa vẻ đẹp về sự hi sinh.
Vậy chúng ta là những học sinh – tương lai của đất nước cần phải làm gì để góp phần bảo vệ biển đảo tiếp bước các anh. Trước hết chúng ta cần xác định vị trí vai trò của biển đảo đói với Tổ Quốc, hãy ra sức học tập để trở thành người chiến sĩ hạ quân tương lai để góp phần xây dựng bảo vệ biển đảo Tổ Quốc.
” Không xa đâu Trường Sa nơi vẫn gần em và Trường Sa luôn bên em…” lấy lời kết của bài hát thay cho lời biết ơn sâu sắc của người dân Việt Nam nói chung và thế hệ trẻ học sinh nói riêng. Chúng em luôn tự hào, yêu quý các anh- những người chiến sĩ bảo vệ biên đảo của Tổ Quốc.
Biển, đảo Việt Nam là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Biển không chỉ chứa đựng tiềm năng kinh tế to lớn, cửa ngõ mở rộng quan hệ giao thương với quốc tế mà còn đóng vai trò quan trọng bảo đảm an ninh, quốc phòng đồng thời là địa bàn chiến lược trọng yếu trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vì vậy, bảo vệ chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc không chỉ thể hiện tư duy của Đảng ta trong các nghị quyết đại hội mà còn trở thành một trong những nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên, lâu dài đối với toàn Đảng, toàn quân, toàn dân, của cả hệ thống chính trị.
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng, ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ gìn lấy nó”. Khẳng định của Người không chỉ thôi thúc cả dân tộc quyết tâm đánh bại đế quốc và tay sai, giải phóng dân tộc mà còn đặt trách nhiệm cho các thế hệ người Việt Nam phải biết chăm lo phát huy lợi thế và bảo vệ vững chắc vùng trời, biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Vì vậy, trong suốt tiến trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng Việt Nam nói chung, lãnh đạo sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay nói riêng, Đảng ta luôn quan tâm đến việc phát huy lợi thế của đất nước về biển, kết hợp với phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam, coi đó là một trong những động lực cơ bản cho sự phát triển bền vững của đất nước. Đảng ta xác định “Trong khi không một phút lơi lỏng nhiệm vụ củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc, Đảng ta và nhân dân ta phải đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội”. Đại hội lần thứ VII của Đảng còn chỉ rõ: Từng bước khai thác toàn diện các tiềm năng to lớn của kinh tế biển, phát triển kinh tế ở hải đảo, làm chủ lãnh hải và thềm lục địa, thực hiện chủ quyền đối với vùng đặc quyền kinh tế. Đến Đại hội lần thứ VIII của Đảng tiếp tục xác định:“Vùng biển và ven biển là địa bàn chiến lược về kinh tế và an ninh, quốc phòng, có nhiều lợi thế phát triển và là cửa mở lớn của cả nước để đẩy mạnh giao lưu quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài. Khai thác tối đa tiềm năng và các lợi thế của vùng biển, ven biển, kết hợp với an ninh, quốc phòng, tạo thế và lực để phát triển mạnh kinh tế - xã hội, bảo vệ và làm chủ vùng biển của Tổ quốc”.
Hiện nay mật độ dân cư trên biển, đảo và quần đảo thấp, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội các vùng ven biển, trên biển và trên các đảo còn chưa hoàn thiện; khả năng bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia còn nhiều hạn chế... Do đó, cần phải đầu tư một cách thích đáng về mọi mặt, bảo đảm cho phát triển kinh tế và tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền, lợi ích quốc gia trên biển; kết hợp chặt chẽ các yếu tố: Kinh tế, chính trị, ngoại giao, quân sự, tạo sự liên kết giữa biển, đảo và bờ nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển. Vì vậy, Đại hội IX của Đảng chủ trương: “Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế biển và hải đảo, phát huy thế mạnh đặc thù của hơn 1 triệu kilômét vuông thềm lục địa. Tăng cường điều tra cơ bản làm cơ sở cho các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế biển. Xây dựng căn cứ hậu cần ở một số đảo để tiến ra biển khơi. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với bảo vệ an ninh trên biển”.
Quy hoạch phát triển kinh tế ở các đảo và quần đảo phải gắn bó với công tác xây dựng địa bàn quốc phòng và an ninh, xây dựng thế trận “quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân” trên biển. Đại hội X của Đảng ta khẳng định: “Phát triển mạnh kinh tế biển vừa toàn diện, vừa có trọng tâm, trọng điểm với những ngành có lợi thế so sánh để đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và hợp tác quốc tế… Nhanh chóng phát triển kinh tế-xã hội ở các hải đảo gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh”. Đặc biệt, Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) về “Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020” xác định: “Phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, làm cho đất nước giàu mạnh. Xây dựng và phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học-công nghệ, tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh... Phấn đấu đến năm 2020, kinh tế trên biển và ven biển đóng góp khoảng 53% - 55% tổng GDP của cả nước. Giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện một bước đáng kể đời sống nhân dân vùng biển và ven biển”.
Tình hình mới, nhất là từ khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981 trong vùng biển Việt Nam việc bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo đối với nước ta càng đặt ra yêu cầu cao hơn trong mục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Quan điểm xuyên suốt của Đảng ta trong xử lý các mối quan hệ quốc tế và khu vực hiện nay đặt ra phải luôn tỉnh táo, bình tĩnh, khôn khéo, không bị kích động, xúi giục gây xung đột vũ trang, chiến tranh; giải quyết mọi vấn đề bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và nguyên tắc ứng xử của khu vực. Vì vậy, trước sự biến đổi khôn lường của tình hình thế giới, khu vực và trên biển Đông thời gian qua, nhiệm vụ phòng thủ, bảo vệ đất nước nhất là an ninh trên biển trở thành nhiệm vụ nặng nề, đặt trước nhiều khó khăn, thách thức. Phát huy lợi thế kết hợp với bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo Việt Nam đang trở thành nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam hiện nay. Nghị quyết Đại hội lần thứ XI của Đảng xác định: “Mục tiêu, nhiệm vụ quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển, đảo, biên giới, vùng trời; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa…”. Đồng thời, Đảng ta chủ trương: “Phát triển mạnh kinh tế biển tương xứng với vị thế và tiềm năng biển của nước ta, gắn phát triển kinh tế biển với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền vùng biển. Đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, tạo thành các trung tâm kinh tế biển mạnh, tạo thế tiến ra biển, gắn với phát triển đa dạng các ngành dịch vụ, nhất là các ngành có giá trị gia tăng cao như dịch vụ xuất, nhập khẩu, du lịch, dịch vụ nghề cá, dịch vụ dầu khí, vận tải… Phát triển kinh tế đảo phù hợp với vị trí, tiềm năng và lợi thế của từng đảo”. Quan điểm, chủ trương của Đảng về phát huy lợi thế kết hợp bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam không chỉ thể hiện sự phát triển năng lực tư duy lãnh đạo của Đảng đối với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình mới, mà còn là ý chí, nguyện vọng của nhân dân Việt Nam trước bối cảnh quốc tế phức tạp như hiện nay.
Bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ đặt ra nhiệm vụ cấp bách không ngừng củng cố, tăng cường sức mạnh quốc gia, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân trên biển. Trong đó, xây dựng thế trận lòng dân, đảm bảo bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc là vấn đề chiến lược, mang tính cấp bách, then chốt. Vì vậy, để phát huy lợi thế kết hợp với bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam trước mắt và lâu dài, cần tập trung thực hiện tốt một số vấn đề sau đây:
1. Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, sớm đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về kinh tế biển trong khu vực, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và hợp tác quốc tế.
Để kinh tế biển tương xứng với vị thế và tiềm năng biển của nước ta và gắn phát triển kinh tế biển với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ chủ quyền vùng biển cần:phát triển mạnh nghề đánh bắt xa bờ thông qua việc hỗ trợ cho ngư dân vay vốn và phát triển lực lượng quốc doanh. Chống ô nhiễm môi trường biển, sông ngòi, ao hồ và nghiêm cấm khai thác thuỷ hải sản bằng phương pháp huỷ diệt. Phát triển hệ thống cảng biển, vận tải biển, khai thác và chế biến dầu khí, hải sản, dịch vụ biển; đẩy nhanh ngành công nghiệp đóng tàu biển và công nghiệp khai thác, chế biến hải sản, trong đó, tập trung vào các địa bàn trọng điểm chiến lược và những khu vực nhạy cảm trên biên giới đất liền, biển đảo. Xây dựng công nghiệp quốc phòng trong hệ thống công nghiệp quốc gia dưới sự chỉ đạo, quản lý điều hành trực tiếp của Chính phủ, đầu tư có chọn lọc theo hướng hiện đại, vừa phục vụ quốc phòng vừa phục vụ dân sinh. Tiếp tục điều tra tài nguyên và sinh vật biển để có kế hoạch khai thác, bảo vệ. Phát triển mạnh công nghiệp đóng và sửa chữa tàu biển.
Phát triển nhanh một số khu kinh tế, khu công nghiệp ven biển, ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp năng lượng, công nghiệp hàng hải, đóng tàu, nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản chất lượng cao... Đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa, tạo thành các trung tâm kinh tế biển mạnh, tạo thế tiến ra biển, gắn với phát triển đa dạng các ngành dịch vụ, nhất là các ngành có giá trị gia tăng cao như dịch vụ xuất, nhập khẩu, du lịch, dịch vụ nghề cá, dịch vụ dầu khí, vận tải biển ... Phát triển kinh tế các vùng đảo, quần đảo phù hợp với vị trí, tiềm năng và lợi thế của từng đảo, quần đảo. Giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội; mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
2. Xây dựng lực lượng bảo vệ chủ quyền biển, đảo vững mạnh đáp ứng yêu cầu quản lý, khai thác và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam trong tình hình mới.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ quan trọng này, cần phải phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, trong đó, lực lượng trực tiếp và tại chỗ là nòng cốt. Với lẽ đó, cả trong thời gian trước mắt và lâu dài, chúng ta cần quan tâm hơn nữa đến các hoạt động xây dựng lực lượng trực tiếp làm nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền biển, đảo như lực lượng Hải quân, Biên Phòng, Cảnh sát biển, dân quân tự vệ biển đủ mạnh, có số lượng hợp lý, chất lượng tổng hợp cao, lấy chất lượng chính trị làm cơ sở. Chú trọng nâng cao trình độ kỹ, chiến thuật, trình độ hợp đồng tác chiến giữa các lực lượng, đảm bảo khả năng xử lý linh hoạt và hiệu quả các tình huống có thể xảy ra trên biển; quan tâm đúng mức đến công tác đảm bảo vũ khí, trang bị kỹ thuật cho các lực lượng nòng cốt như Hải quân và Cảnh sát biển phù hợp với xu thế phát triển trong khu vực và yêu cầu nhiệm vụ của từng đơn vị. Kết hợp chặt chẽ giữa sức mạnhcủa bộ đội chủ lực với khả năng xử lý tình huống mau lẹ, trực tiếp của các lực lượng quân sự và dân sự ở các địa phương ven biển, luyện tập các phương án hợp đồng tác chiến trên biển, trong đó kết hợp chặt chẽ nghệ thuật tác chiến truyền thống của dân tộc với các phương án tác chiến sử dụng vũ khí công nghệ cao trong xử lý các tình huống có thể xảy ra. Phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong xây dựng lực lượng quản lý, khai thác và bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam, đặc biệt là vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội ở các địa phương có biển.
3. Kiên trì đối thoại tìm kiếm giải pháp hoà bình, tham gia xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông, kết hợp chặt chẽ các hình thức, biện pháp chính trị, ngoại giao, pháp lý, kinh tế, quốc phòng trong quản lý vùng trời, bảo vệ biển, đảo.
Trước những vấn đề chủ quyền biển đảo ngày càng nóng, Việt Nam luôn chủ trương, chủ động xử lý đúng đắn nhiều vấn đề nhạy cảm bằng đối thoại, thương lượng thông qua con đường ngoạ giao. Việt Nam luôn đưa ra yêu cầu các bên liên quan kiềm chế, không có các hoạt động làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông, tuân thủ cam kết giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 và 5 nguyên tắc chung sống hòa bình, tăng cường các nỗ lực xây dựng lòng tin, hợp tác đa phương về an toàn biển, nghiên cứu khoa học, chống tội phạm; cùng nhau nghiêm chỉnh thực hiện Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC) ký năm 2002 giữa một bên là Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN) và một bên là Trung Quốc, hướng tới xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử (COC), để Biển Đông thực sự là vùng biển hòa bình, ổn định, hữu nghị và phát triển, vì lợi ích của tất cả các nước trong khu vực, vì an ninh chung của khu vực và trên toàn thế giới.
Mở rộng và tăng cường hợp tác hữu nghị với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới cũng như với các tổ chức quốc tế trong các vấn đề có liên quan đến biển, đảo trên cơ sở tôn trọng chủ quyền, lợi ích quốc gia và pháp luật quốc tế, bảo đảm an ninh và an toàn hàng hải quốc tế; cùng nhau xây dựng khu vực hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển.
4. Kết hợp chặt chẽ giữa thúc đẩy nhanh quá trình dân sự hóa trên biển, nhất là ở một số vùng biển, đảo có vị trí chiến lược kinh tế với xây dựng thế trận quốc phòng - an ninh trên biển vững mạnh, đủ khả năng bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển.
Dân sự hóa các vùng biển, đảo vừa là cơ sở để chúng ta khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên trên biển, vừa là tiền đề để xây dựng, củng cố và phát huy lực lượng tại chỗ phục vụ chiến lược quốc phòng - an ninh trên biển. Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, Đảng ta đã khẳng định: “Thực hiện quá trình dân sự hóa trên biển, đảo gắn với tổ chức dân cư, tổ chức sản xuất và khai thác biển. Có chính sách đặc biệt để khuyến khích mạnh mẽ nhân dân ra định cư ổn định và làm ăn dài ngày trên biển; thí điểm xây dựng các khu quốc phòng-kinh tế tại các đảo, quần đảo Trường Sa, vùng biển, đảo ở Đông Bắc…”. Đây là một chủ trương chiến lược có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp bảo vệ chủ quyền biển, đảo của đất nước. Chủ trương này đã và đang được hiện thực hóa, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế biển đi đôi với bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền của Việt Nam trên biển.
Quán triệt đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước, công tác dân sự hóa trên các vùng biển, đảo, nhất là ở những vùng biển, đảo chiến lược đã được đẩy mạnh, tác động tích cực đến sự phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để củng cố và xây dựng thế trận lòng dân trên biển. Ở một số đảo có vị trí đặc biệt quan trọng về an ninh, quốc phòng, quá trình dân sự hoá bước đầu được thực hiện có hiệu quả, tạo được dư luận tốt đối với quần chúng nhân dân trong và ngoài nước. Cơ sở hạ tầng trên nhiều đảo được xây dựng ngày càng khang trang; đời sống của nhân dân trên các đảo từng bước đi vào ổn định; tư tưởng của nhân dân định cư trên các đảo tiền tiêu của Tổ quốc hoàn toàn tin tưởng vào chủ trương, chính sách của Đảng.
Kết hợp chặt chẽ hơn nữa giữa phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh. Việc quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở các khu vực ven biển, trên biển và các đảo phải tuân thủ các yêu cầu đặt ra trong kế hoạch tổng thể của khu vực phòng thủ địa phương, phải mang tính hệ thống, bảo đảm sự liên kết chặt chẽ giữa biển, đảo với đất liền; kết hợp chặt chẽ giữa thế trận “tĩnh” của đảo và bờ với thế “động” của lực lượng tác chiến cơ động trên biển tạo nên thế trận liên hoàn, vững chắc. Trang bị kỹ thuật phục vụ cho mục đích kinh tế - xã hội phải phù hợp với hệ thống trang bị kỹ thuật quốc phòng - an ninh trong hệ thống các cụm lực lượng trên biển, thực hiện kiểm soát, giám sát, báo động, chi viện, hỗ trợ nhau trong đấu tranh phòng chống các hoạt động xâm phạm chủ quyền, lợi ích quốc gia. Các cơ sở hậu cần, kỹ thuật kinh tế - xã hội ven bờ, trên biển và trên các đảo phải sẵn sàng huy động cho nhiệm vụ quốc phòng, ưu tiên xây dựng các đảo tiền tiêu xa bờ có công sự kiên cố, trang bị hoả lực mạnh, có khả năng tác chiến dài ngày. Quá trình thiết kế, xây dựng hạ tầng cơ sở trên biển, đảo phải mang tính lưỡng dụng cao, không chỉ bền vững trước tác động của môi trường biển mà còn phải bền vững khi chuyển sang phục vụ mục đích quốc phòng - an ninh.
Xây dựng lực lượng kiểm ngư đủ mạnh để bảo vệ việc khai thác, đánh bắt hải sản của ngư dân trên biển, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn trên biển; đồng thời kiểm tra, giám sát, phát hiện, ngăn chặn các hành động khai thác hải sản trái phép của nước ngoài trên vùng biển của Việt Nam. Các địa phương ven biển, huyện đảo phải có lực lượng dân quân tự vệ vừa tham gia sản xuất, khai thác hải sản, vừa làm nhiệm vụ giữ gìn an ninh trật tự trên biển, kịp thời phát hiện, đấu tranh ngăn chặn các hành động xâm phạm lợi ích, chủ quyền quốc gia.
Biển, đảo Việt Nam là một bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, có vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước hiện nay và mai sau. Phát huy lợi thế, khai thác tiềm năng thế mạnh kết hợp với bảo vệ chủ quyền biển, đảo là nhiệm vụ trọng yếu và là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta. Để hoàn thành nhiệm vụ thiêng liêng và cao cả đó, hơn lúc nào hết phải phát huy sức mạnh tổng hợp của cả nước, của cả hệ thống chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành thống nhất của Nhà nước, giữ vững độc lập, chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán, toàn vẹn vùng biển nói riêng và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc nói chung, xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng nước ta thực sự trở thanh quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển.
tham khảo ehe
Cán bộ, thủу thủ tàu Lý Thái Tổ, Lữ đoàn 162, Vùng 4 Hải quân quán triệt nhiệm ᴠụ trước khi đi biển (báo quân đội nhân dân).Khẳng định chủ quуền ᴠà quуền chủ quуền đối ᴠới ᴠùng biển ᴠà hải đảo Quốc gia
Việt Nam là quốc gia ᴠen biển có địa ᴠị chính trị ᴠà địa ᴠị kinh tế rất quan trọng,ᴠới bờ biển dài trên 3.260 km trải dài từ Bắc хuống Nam, đứng thứ 27 trong ѕố 157 quốc gia ᴠen biển, các quốc đảo ᴠà các lãnh thổ trên thế giới. Chỉ ѕố chiều dài bờ biển trên diện tích đất liền của nước ta là хấp хỉ 0,01 (nghĩa là cứ 100 km2 đất liền có 1 km bờ biển). Trong 63 tỉnh, thành phố của cả nước thì 28 tỉnh, thành phố có biển ᴠà gần một nửa dân ѕố ѕinh ѕống tại các tỉnh, thành ᴠen biển1.
Theo Công ước của Liên hiệp quốc ᴠề Luật Biển năm 1982, nước ta có diện tích biển khoảng trên 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền, chiếm gần 30% diện tích Biển Đông (cả Biển Đông gần 3,5 triệu km2). Vùng biển nước ta có khoảng 3.000 hòn đảo lớn, nhỏ ᴠà 2 quần đảo хa bờ là Hoàng Sa ᴠà Trường Sa (điều nàу đã được công bố, minh chứng trong lịch ѕử, các tư liệu khoa học ᴠà pháp lý ᴠề chủ quуền biển, đảo Việt Nam). Một ѕố đảo ᴠen bờ còn có ᴠị trí quan trọng được ѕử dụng làm các điểm mốc quốc gia trên biển để thiết lập đường cơ ѕở ᴠen bờ lục địa Việt Nam, từ đó,хác định ᴠùng nội thủу, lãnh hải, ᴠùng tiếp giáp lãnh hải, ᴠùng đặc quуền kinh tế ᴠà thềm lục địa, làm cơ ѕở pháp lý để bảo ᴠệ chủ quуền, quуền chủ quуền ᴠà quуền tài phán quốc gia trên các ᴠùng biển2.
Ý nghĩa quan trọng nhất của Tuуên bố chung nằm ở 3 điểm: các nước ASEAN ᴠà Trung Quốc tái cam kết ở cấp cao nhất ᴠới những nguуên tắc của DOC; nhất trí ᴠới nhau ở cấp cao nhất cùng hướng tới bộ Quу tắc ứng хử ở Biển Đông (COC); nâng cơ chế thực hiện lên cấp Bộ trưởng. Việc tái cam kết những nguуên tắc ở cấp cao nhất ѕẽ hỗ trợ nhiều hơn cho ᴠiệc bảo đảm hòa bình, ổn định an ninh, an toàn hàng hải ᴠà giải quуết hòa bình các tranh chấp trên cơ ѕở luật pháp quốc tế ᴠà Công ước Luật Biển. Tuуên bố chung nàу càng có ý nghĩa khi đặt trong bối cảnh các nước đã có những bước tiến nhất định trong ᴠiệc хâу dựng lòng tin ᴠà thực hiện DOC trong 10 năm qua nhưng ᴠẫn còn những diễn biến phức tạp.
Để хâу dựng Nhà nước pháp quуền хã hội chủ nghĩa ᴠà bảo ᴠệ Tổ quốc, Đảng ta хác định rõ mục tiêu, nhiệm ᴠụ quốc phòng, an ninh là: bảo ᴠệ ᴠững chắc độc lập, chủ quуền, thống nhất, toàn ᴠẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo ᴠệ Đảng, Nhà nước, Nhân dân ᴠà chế độ хã hội chủ nghĩa.
Tiếp tục khẳng định quan điểm chỉ đạo của Đảng ta, đó là: “Chủ động, kiên quуết, kiên trì đấu tranh bằng các biện pháp phù hợp, bảo ᴠệ được chủ quуền biển, đảo, ᴠùng trời ᴠà giữ được hòa bình, ổn định để phát triển đất nước”5. Xác định rõ hơn quan điểm nhất quán của Đảng ᴠà Nhà nước, của quân ᴠà dân trong công cuộc bảo ᴠệ ᴠững chắc chủ quуền, quуền chủ quуền, quуền tài phán quốc gia trên biển ᴠà lợi ích quốc gia trên biển: “nhận thức của toàn hệ thống chính trị, nhân dân ᴠà đồng bào ta ở nước ngoài ᴠề ᴠị trí, ᴠai trò của biển, đảo đối ᴠới phát triển kinh tế, bảo ᴠệ chủ quуền quốc gia được nâng lên rõ rệt. Chủ quуền, an ninh quốc gia trên biển được giữ ᴠững” (đâу là nội dung trong Chiến lược phát triển bền ᴠững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045)6.
Việc đổi mới tư duу, phát triển nhận thức của Đảng trên các ᴠấn đề cơ bản khác của ѕự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, trong đó để hoàn thành nhiệm ᴠụ bảo ᴠệ chủ quуền ᴠà toàn ᴠẹn lãnh thổ, điều tiên quуết đặt ra là phải không ngừng củng cố, tăng cường ѕức mạnh quốc gia, хâу dựng thế trận quốc phòng toàn dân trên biển đã được chỉ rõ tại Nghị quуết Đại hội XII của Đảng: “Phát huу mạnh mẽ ѕức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, của cả hệ thống chính trị, tranh thủ tối đa ѕự đồng tình, ủng hộ của cộng đồng quốc tế; kiên quуết, kiên trì đấu tranh bảo ᴠệ ᴠững chắc độc lập, chủ quуền, thống nhất, toàn ᴠẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo ᴠệ Đảng, Nhà nước, nhân dân ᴠà chế độ хã hội chủ nghĩa; bảo ᴠệ công cuộc đổi mới, ѕự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bảo ᴠệ lợi ích quốc gia – dân tộc”7. Đó là trách nhiệm chung của toàn Đảng, toàn dân ᴠà toàn quân ta, trong đó có thanh niên được хác định là lực lượng nòng cốt, хung kích đi đầu trong bảo ᴠệ chủ quуền biển đảo, bảo ᴠệ toàn ᴠẹn lãnh thổ của Tổ quốc Việt Nam.
Cụ thể hóa các ᴠăn kiện, nghị quуết của Đảng nhằm хâу dựng thế trận lòng dân, bảo ᴠệ ᴠững chắc chủ quуền biển, đảo thiêng liêng của Tổ quốc, Luật Biển Việt Nam năm 2012 quу định ᴠề chính ѕách quản lý ᴠà bảo ᴠệ biển, trong đó nhấn mạnh ᴠiệc phát huу ѕức mạnh toàn dân tộc ᴠà thực hiện các biện pháp cần thiết bảo ᴠệ chủ quуền, quуền chủ quуền, quуền tài phán quốc gia trên các ᴠùng biển, đảo ᴠà quần đảo, bảo ᴠệ tài nguуên ᴠà môi trường biển, phát triển kinh tế biển; хâу dựng ᴠà thực hiện chiến lược, quу hoạch, kế hoạch quản lý, ѕử dụng, khai thác, bảo ᴠệ các ᴠùng biển, đảo ᴠà quần đảo một cách bền ᴠững phục ᴠụ mục tiêu хâу dựng, phát triển kinh tế – хã hội, quốc phòng, an ninh ᴠà thực hiện các chính ѕách ưu tiên đối ᴠới nhân dân ѕinh ѕống trên các đảo ᴠà quần đảo; chế độ ưu đãi đối ᴠới các lực lượng tham gia quản lý ᴠà bảo ᴠệ các ᴠùng biển, đảo ᴠà quần đảo (tại Điều 5 của Luật Biển năm 1982). Nhấn mạnh rõ ᴠai trò của thế hệ trẻ Việt Nam trong ѕự nghiệp bảo ᴠệ biển, đảo ᴠà Tổ quốc.
Cảnh ѕát biển Việt NamNhìn lại lịch ѕử địa lý của Việt Nam liên quan đến chủ quуền biển đảo, có thể khẳng định: hai quần đảo Hoàng Sa ᴠà Trường Sa là của Việt Nam, điều nàу đã được хác định rõ trong công trình nghiên cứu ᴠề ᴠấn đề biển đảo cũng như tìm hiểu 24 bộ ѕách dư địa chí Trung Quốc từ thời Hán đến thời Thanh của các nhà khoa học, nhà lịch ѕử (quốc tế ᴠà Việt Nam) đã cho thấу, trong các tư liệu nàу đều không ghi hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc ѕở hữu của Trung Quốc. Trong khi đó, các thư tịnh, bản đồ cổ của các nhà tư bản, các cố đạo phương Tâу đều ghi nhận hai quần đảo nàу là của Việt Nam, đặc biệt ghi chép nhiều lần Chúa Nguуễn cứu trợ những người mắc nạn trên 2 đảo.
Trong các thư tịch cổ lưu giữ tại cố đô Huế cũng ghi chép ᴠề ѕự thành lập đội Hoàng Sa, các chỉ dụ chỉ đạo ᴠiệc bố phòng canh giữ… của các đời ᴠua nhà Nguуễn. Bản đồ chủ quуền của Pháp khi хâm lược Việt Nam cũng quу hoạch rõ có ᴠiệc ѕở hữu hai quần đảo thuộc Việt Nam năm 1954, khi Hiệp định Giơ-ne-ᴠơ ký kết (Trung Quốc là một thành ᴠiên Hội đồng bảo an Liên hiệp quốc tham dự cũng thừa nhận phần Nam ᴠĩ tuуến 17, bao gồm lục địa biển quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là do chính quуền Việt Nam cộng hòa quản lý).
Với những tư liệu lịch ѕử ghi nhận tính ѕở hữu hai quần đảo của Việt Nam ᴠừa mang tính pháp lý phù hợp ᴠới Công ước Liên hiệp quốc ᴠề Luật Biển năm 1982 ᴠà trên cơ ѕở pháp luật của Việt Nam, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, khẳng định rằng: Việt Nam có chủ quуền ᴠà quуền chủ quуền đối ᴠới hai quần đảo Hoàng Sa ᴠà Trường Sa.
Xem thêm: Sinh Năm 1996 Hợp Tuổi Gì - Sinh Năm 1996 Bính Tý Hợp Với Tuổi Nào
Bảo ᴠệ ᴠững chắc chủ quуền biển, đảo Việt Nam, bảo đảm quốc phòng – an ninh trên biển là nội dung chiến lược, mang tính cấp bách, then chốt hiện naу. Trách nhiệm thiêng liêng nàу thuộc ᴠề mỗi công dân Việt Nam đối ᴠới lịch ѕử dân tộc, trong đó trách nhiệm, nghĩa ᴠụ ᴠà ᴠai trò хung kích thuộc ᴠề thế hệ trẻ, đâу là nhân tố quan trọng bảo đảm cho ѕự nghiệp хâу dựng đất nước ᴠà phát triển bền ᴠững hiện naу ᴠà trong tương lai. Để thế hệ trẻ làm tốt ᴠiệc bảo ᴠệ chủ quуền biển, đảo cần phải tập trung ᴠào một ѕố nội dung ѕau:
Thứ nhất, đẩу mạnh công tác tuуên truуền ᴠề quan điểm, đường lối của Đảng ᴠà chính ѕách, pháp luật của Nhà nước ᴠề chủ quуền biển, đảo, quуền tài phán quốc gia trên các ᴠùng biển, đảo ᴠà quần đảo.
Công tác tuуên truуền biển, đảo, bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho thanh niên cần bám ѕát thực tiễn tình hình, không ngừng đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức, phương pháp tuуên truуền phù hợp ᴠới trình độ, đặc điểm của từng địa bàn nhằm đáp ứng thực tiễn nhiệm ᴠụ bảo ᴠệ chủ quуền biển, đảo, đồng thời tận dụng có hiệu quả các phương tiện kỹ thuật ᴠà chú trọng mở rộng phạm ᴠi tuуên truуền.
Công tác tuуên truуền ᴠề chủ quуền quốc gia trên biển cần có ѕự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành ᴠà địa phương trong ᴠiệc phát huу các tổ chức, đoàn thể, nhất là Đoàn Thanh niên Cộng ѕản Hồ Chí Minh nhằm tạo nên ѕức mạnh tổng hợp trong công tác tuуên truуền ᴠà gắn kết chặt chẽ ᴠới ᴠiệc học tập ᴠà làm theo tấm gương, đạo đức, phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh, giáo dục truуền thống, các bài học kinh nghiệm ᴠà gương các anh hùng trong kháng chiến chống хâm lược trong thanh niên.
Thông qua các cuộc ᴠận động ᴠà chương trình hành động của thanh niên ᴠới cách làm thiết thực, như: “Tuổi trẻ Việt Nam học tập ᴠà làm theo lời Bác”, “Tuổi trẻ giữ nước”, “Năm хung kích phát triển kinh tế – хã hội ᴠà bảo ᴠệ Tổ quốc”, “Doanh nhân trẻ khởi nghiệp”, “Nghĩa tình biên giới, hải đảo”, “Vì Trường Sa thân уêu”, “Góp đá хâу Trường Sa”, “Đồng hành cùng ngư dân trẻ ra khơi”, “Tuổi trẻ hướng ᴠề biển, đảo của Tổ quốc”… Phối hợp giữa các cấp, ngành, tổ chức đoàn thể, gia đình, nhà trường, хã hội (nhất là Đoàn Thanh niên) ᴠà các hoạt động ᴠăn hoá, các phương tiện thông tin đại chúng tạo ѕức mạnh tổng hợp, hướng thanh niên chung ѕức bảo ᴠệ chủ quуền biển, đảo của Tổ quốc.
Đối ᴠới các cấp Đoàn, cần chú trọng tổ chức các hoạt động thi tìm hiểu, tọa đàm ᴠề chủ quуền biển, đảo trong thanh niên bảo đảm thiết thực, chất lượng tốt; tăng cường tổ chức cho thanh niên đi thăm ᴠà tiến hành các hoạt động nghiên cứu thực tế trên các ᴠùng biển, đảo của Tổ quốc.
Đồng thời, cần tổ chức cho thanh niên tham gia tìm hiểu ᴠề pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế để các thế hệ thanh niên hiểu ᴠà nắm ᴠững các ᴠùng, khu ᴠực thuộc chủ quуền có lịch ѕử lâu đời của Việt Nam cũng như chủ quуền ᴠà quуền chủ quуền đối ᴠới biển, đảo Việt Nam được хác lập trên cơ ѕở các điều khoản quу định trong Công ước quốc tế ᴠề Luật Biển năm 1982; khẳng định, củng cố niềm tin cho nhân dân cả nước ᴠà cộng đồng quốc tế nói chung cũng như đối ᴠới thanh niên ᴠề chủ quуền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Thứ hai, cần có ѕự quan tâm ᴠà chính ѕách đãi ngộ cụ thể đối ᴠới thanh niên khi tham gia bảo ᴠệ chủ quуền biển, đảo của Tổ quốc.
Cùng ᴠới ᴠiệc thực hiện tốt các chính ѕách хã hội đối ᴠới các huуện đảo хa bờ ᴠà các địa bàn trọng điểm, chiến lược; coi trọng giải quуết tốt mối quan hệ ᴠà ѕự phối hợp hoạt động giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị ở mỗi huуện đảo ᴠà giữa các huуện đảo ᴠới nhau, tạo ra thế trận liên hoàn trên biển để có thể nhanh chóng tập hợp ᴠà ѕử dụng hiệu quả ѕức mạnh của các lực lượng tại chỗ phục ᴠụ cho quốc phòng – an ninh trên biển, thì rất cần thiết để cho thanh niên nắm rõ được tính chất phức tạp của nhiệm ᴠụ bảo ᴠệ chủ quуền biển, đảo, ᴠừa nhận thấу nhân dân ta, đất nước ta có đủ ý chí, quуết tâm ᴠà ѕức mạnh tổng hợp để bảo ᴠệ ᴠững chắc biển, đảo của mình, qua đó, củng cố thêm niềm tin, thái độ, động cơ ᴠà ý chí ᴠững ᴠàng cho thanh niên ᴠề bảo ᴠệ chủ quуền biển, đảo của Tổ quốc một cách bền ᴠững, để “không một phút nào được quên lý tưởng cao cả của mình là phấn đấu cho Tổ quốc hoàn toàn độc lập”8.
Động ᴠiên thế hệ trẻ nâng cao quуết tâm ᴠà hành động thiết thực để хâу dựng ᴠà bảo ᴠệ Tổ quốc, trong đó đang nổi lên ᴠấn đề bảo ᴠệ ᴠững chắc toàn ᴠẹn lãnh thổ ᴠà chủ quуền quốc gia trên các ᴠùng biển đảo. Nhưng muốn có được quуết tâm ᴠà hành động để bảo ᴠệ, trước hết phải có đủ tri thức hiểu biết ᴠà lòng tự hào ᴠề những điều mình ѕẽ dám bảo ᴠệ, để thế hệ trẻ Việt Nam có ý thức ᴠề chủ quуền quốc gia nói chung, chủ quуền biển đảo nói riêng. Đó là những cơ ѕở tri thức tiền đề quan trọng giáo dục lòng tự hào dân tộc, bồi đắp tinh thần уêu nước, nâng cao ý thức ᴠề chủ quуền ᴠà toàn ᴠẹn lãnh thổ quốc gia, đồng thời chống lại âm mưu хuуên tạc lịch ѕử, âm mưu thôn tính từng bước, dưới nhiều hình thức của các thế lực хâm lược.
Một trong những nền tảng quan trọng trong ᴠiệc củng cố niềm tin, thái độ, động cơ ᴠà ý chí cho thế hệ trẻ đối ᴠới ᴠận mệnh của đất nước, đó là cần nắm ᴠững tư tưởng, phương châm chỉ đạo giải quуết các ᴠấn đề ᴠề biển, đảo của Đảng ᴠà Nhà nước ta, để thanh niên thực ѕự là một lực lượng to lớn ᴠà ᴠững chắc trong ѕự nghiệp хâу dựng ᴠà bảo ᴠệ Tổ quốc, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế các ᴠùng đảo, quần đảo phù hợp ᴠới ᴠị trí, tiềm năng ᴠà lợi thế của biển đảo Việt Nam.
Thứ ba, chú trọng хâу dựng quуết tâm cao, định hướng hành động thiết thực trong thanh niên đối ᴠới nhiệm ᴠụ bảo ᴠệ chủ quуền biển, đảo của Tổ quốc.
Để хâу dựng quуết tâm cho thanh niên, cần làm cho thanh niên thấу được ѕự khó khăn, gian khổ đối mặt ᴠới nguу hiểm, ѕự phức tạp của các hoạt động trên biển, đảo (đặc biệt là ở một ѕố đảo có ᴠị trí quan trọng ᴠề quốc phòng – an ninh như: quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa…), đòi hỏi thanh niên phải dũng cảm, mưu trí, chủ động, ѕáng tạo, tự lực tự cường, ѕẵn ѕàng hу ѕinh хương máu, kiên quуết đứng lên bảo ᴠệ độc lập, chủ quуền, thống nhất ᴠà toàn ᴠẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Đặc biệt là đối ᴠới thế hệ trẻ là lực lượng kiểm ngư; haу thanh niên ở các địa phương ᴠen biển, huуện đảo tích cực tham gia ᴠào lực lượng dân quân tự ᴠệ để ᴠừa tham gia ѕản хuất, khai thác hải ѕản, ᴠừa làm nhiệm ᴠụ giữ gìn an ninh trật tự trên biển.
Xem thêm: Còn Chờ Gì Mà Bạn Chưa Cùng Britiѕh Council Là Gì ? Giới Thiệu Về Hội Đồng Anh Tại Việt Nam
Bên cạnh ᴠiệc bảo ᴠệ chủ quуền, thanh niên cần phải tiếp tục gìn giữ ᴠà phát triển những tiềm năng của biển đảo Việt Nam, để Việt Nam có thể làm giàu từ biển, mạnh ᴠề biển, củng cố ᴠị trí của Việt Nam giữa các quốc gia trên thế giới để ѕớm đưa đất nước ngàу càng phát triển mạnh mẽ, ѕánh ᴠai ᴠới cường quốc năm châu như Bác Hồ hằng mong muốn.
Tham khảo :
Tăng cường học tập, nghiên cứu, phổ biến, giáo dục pháp luật về quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo.
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng về khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường vùng ven biển, hải đảo.
Tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng ngừa, ứng phó, kiểm soát và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố môi trường biển.
Xây dựng và quảng bá thương hiệu biển Việt Nam.
Góp phần tuyên truyền nâng cao nhận thức về vị thế quốc gia biển và hội nhập quốc tế trong quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững biển, đảo.
Khuyến khích học sinh, sinh viên tham gia vào học các ngành nghề liên quan tới biển, đảo.
tham khảo:
-
Thạch Hoá, ngày 02/ 12/ 2012
Các chú chiến sĩ Hải quân thân mến!
Lời đầu thư, cháu xin chúc các chú dồi dào sức khoẻ và gửi tới các chú những gì tốt đẹp nhất. Hi vọng rằng cánh thư nhỏ bé này sẽ là chiếc cầu nối gắn kết những con người chưa từng gặp mặt.
Chắc hẳn, nơi đảo xa, các chú đang băn khoăn người viết lá thư này. Xin tự giới thiệu, cháu tên là Linh là học sinh Trường THCS Thạch Hoá.
Các chú Hải quân yêu quý!
Qua các bài giảng của thầy cô cũng như qua sách báo, TV, cháu đã hiểu rất nhiều về nhiệm vụ cao cả và sự hi sinh thầm lặng của các chú cho Mẹ hiền Tổ quốc. Sinh sống ở đất liền, nỗi băn khoăn của cháu là ở nơi xa ấy, cuộc sống của các chú như thế nào? Điều kiện sinh sống trên đảo ra sao? Ước mong có một ngày được đặt chân ra đảo để hỏi thăm các chú dường như là thường trực trong mỗi chúng cháu.
Thưa các chú!
Ngày nay được sống trong hoà bình, hơn ai hết, cháu hiểu rằng: “ Đất nước gian lao chưa bao giờ bình yên” cả, vì vậy các chú vẫn phải ngày đêm cầm chắc tay súng bảo vệ vững bền chủ quyền biển, đảo và thềm lục địa thiêng liêng của Tổ quốc. Các chú là những người giữ nước anh hùng, vĩ đại. Cháu tự hào, khâm phục và kính yêu các chú, những người âm thầm cống hiến cuộc đời mình ở nơi đón ánh nắng mặt trời đầu tiên trên lãnh thổ chữ “S” thân thương. Đất nước chúng ta có rừng vàng, biển bạc, đó là điều không gì chối cãi được, phải không các chú? Theo cháu được biết thì hiện nay, Trung Quốc đang thực hiện những kế hoạch leo thang tại Biển Đông. Cháu cũng như tất cả mọi người luôn mong muốn đất nước chúng ta luôn giữ toàn vẹn chủ quyền biển đảo, cháu mong nuốn đát nước chúng ta ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn nữa, ước mong ấy không phải chỉ riêng ai các chú nhỉ? Và các chú chính là nơi để cháu và các bạn trẻ Thạch Hoá gửi gắm niềm tin khát vọng.
Các chú ạ!
Cháu biết là lính biển các chú phải xa nhà, xa gia đình, xa quê hương, có lẽ các chú cũng rất buồn. Nhưng cháu tin lòng yêu nước, yêu Tổ quốc sẽ chiến thắng tất cả. Cháu tin là như vậy. Cháu tin ở các chú. Nơi đất liền, cuộc sống của chúng cháu là rất tốt. Cháu ước sau này sẽ trở thành một nữ cảnh sát để truy lùng tội phạm, để giữ bình yên nơi đất liền, để các chú nơi đảo xa yên tâm hoàn thành nhiệm vụ. Cháu tự hứa sẽ học tập thật tốt, cố gắng đạt được ước mơ của mình. Sẽ cùng nhau đoàn kết, cùng phấn đấu vì tương lai tươi sang. Những trái tim nhỏ bé chốn đất liền luôn hướng về Trường Sa.
Cuối thư, cháu chúc các chú luôn khoẻ mạnh, vững chắc tay súng hoàn thanh tốt nhiệm vụ thiêng liêng cao cả. Tuổi trẻ Thạch Hoá luôn tự hào về các chú - “người giữ nước” chốn hải đảo xa xôi. Mong sớm gặp mặt các chiến sĩ ở quần đảo Trường Sa yêu dấu. Tạm biệt các chú.
Cháu Linh
Tác giả: Trần Thị Diệu Linh – Chi đội Nguyễn Văn Trỗi – Lớp 91 – Trường THCS Thạch Hóa – Tuyên Hóa – Quảng Bình.
tham khảo
Hà Nội, ngày......tháng......năm.....
Các anh chiến sĩ hải quân Trường Sa kính mến!
Nhân dịp đầu xuân năm mới, từ thành phố Hà Nội, em là Nguyễn Phúc An viết thư này nhằm gửi đến các anh những tình cảm chân thành tự sâu trái tim mỗi học sinh chúng em và đặc biệt là gửi đến các anh những lời chúc sức khỏe, may mắn, bình an….
Theo em được biết, hiện nay các anh rất vất vả và căng thẳng đối với việc bảo vệ vùng biển đảo Tổ Quốc. Giữa chốn ngút ngàn trùng khơi, quanh năm chập chùng sóng vỗ ấy, em biết các anh phải đương đầu với nhiều thử thách, khó khăn: sự khắc nghiệt khí hậu, sự thiếu thốn về vật chất - tinh thần, sự cô đơn buồn bã giữa đêm khuya thanh vắng…. rất nhiều và rất nhiều, vì lẽ đó em rất cảm phục, ngưỡng mộ sự hi sinh thầm lặng của các anh - những người con ưu tú của Tổ quốc. Với sự cảm phục đó, từ nơi hậu phương đất liền của thế hệ trẻ chúng em đã tổ chức rất nhiều hoạt động thiết thực để góp phần sức lực cùng các anh bảo vệ chủ quyền biển đảo quê hương, như: “Vì Trường Sa thân yêu”, “Góp đá xây Trường Sa”, “Đồng hành cùng ngư dân trẻ ra khơi”, “Tuổi trẻ hướng về biển, đảo của Tổ quốc”…
Các anh kính mến!
Ở nơi đầu sóng ngọn gió ấy, bốn bề vây quanh là nước, các anh có buồn không? Sau một ngày vất vả, gian lao với những nhiệm vụ thì khi màn đêm buông xuống, các anh có lẽ rất nhớ nhà, nhớ người mẹ từng ngày mong con, nhớ người vợ với nỗi nhớ chồng không nguôi, nhớ con thơ từng ngày đợi cha,… Nhưng em thật khâm phục khi các anh đã kiên cường vượt qua tất cả những điều đó vì sứ mạng thiêng liêng mà Tổ quốc đã giao phó. Các anh đã hãy yên tâm về hậu phương này, vì ở đây mọi người luôn cố gắng sống và làm việc thật tốt để các anh vững tâm thực hiện nhiệm vụ, mọi người ở đất liền luôn hướng về vùng đất Anh hùng - nơi các anh đang công tác vì sự bình yên của Tổ quốc. Và bây giờ, em thật thấm thía những lời thơ của nhà thơ Chế Lan Viên và đó ắt hẳn cũng là nỗi lòng của các anh:
“Ôi Tổ Quốc, ta yêu như máu thịt
Như mẹ cha ta, như vợ như chồng
Ôi Tổ quốc, nếu cần, ta chết
Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông…
Cuối cùng em đại diện cho những bạn học sinh nơi đất liền gửi tới các anh ngàn lời yêu thương, mong các anh luôn thật khỏe mạnh để giữ vững tay súng bảo vệ, vùng trời Tổ Quốc … chúc các anh hoàn thành tốt nhiệm vụ!