K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham khảo!

Hệ hô hấp của cá xương trao đổi khí với nước rất hiệu quả vì:

- Cá xương có một đôi mang, mỗi mang được cấu tạo từ các cung mang, sợi mang và phiến mang \(\rightarrow\) tạo ra diện tích trao đổi khí rất lớn.

- Sự sắp xếp của các mao mạch ở mang cá xương đảm bảo dòng máu trong mao mạch luôn chảy song song nhưng ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài \(\rightarrow\) làm tăng hiệu quả cho quá trình trao đổi khí giữa máu với dòng nước qua phiến mang.

- Hoạt động của các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích khoang miệng và khoang mang diễn ra nhịp nhàng \(\rightarrow\) làm cho dòng nước giàu $O_2$ đi qua mang theo một chiều liên tục, không bị ngắt quãng đảm bảo sự thông khí.

Tham khảo!

• Hệ hô hấp của người trao đổi khí với không khí rất hiệu quả vì:

- Người có $2$ lá phổi, phổi được tạo thành từ hàng triệu phế nang tạo nên diện tích bề mặt trao đổi khí rất lớn (gấp hơn 50 lần diện tích da). Đồng thời, phế nang có hệ thống mao mạch bao quanh dày đặc $→$ Những đặc điểm này làm tăng hiệu quả cho quá trình trao đổi khí $O2$ và $CO2$ giữa máu chảy trong các mao mạch với dòng không khí ra, vào phế nang.

- Hoạt động của các cơ hô hấp làm thay đổi thể tích lồng ngực và thể tích phổi (khi hít vào lồng ngực và phổi dãn rộng ra, kéo không khí từ ngoài vào phổi) $→$ đảm bảo sự thông khí tại phổi (thông khí nhờ áp suất âm), tạo điều kiện thuận lợi cho sự trao đổi khí.

• Hệ hô hấp của chim trao đổi khí với không khí rất hiệu quả vì:

- Mặc dù phổi của chim không có phế nang nhưng phổi của chim lại thông với hệ thống túi khí. Nhờ sự phối hợp giữa hệ thống túi khí và phổi nên khi hít vào và khi thở ra đều có không khí giàu $O_2$ đi qua phổi theo một chiều, liên tục và không có khí cặn: Khi hít vào, không khí giàu $O_2$ đi vào phổi và vào nhóm túi khí sau, khi thở ra không khí giàu $O_2$ từ nhóm túi khí sau lại đi vào phổi. Ngoài ra, trong phổi của chim, chiều máu chảy trong các mao mạch máu song song và ngược chiều với dòng không khí lưu thông trong các mao mạch khí. Những đặc điểm này làm tăng hiệu quả cho quá trình trao đổi khí $O_2$ và $CO_2$ giữa máu chảy trong các mao mạch với dòng không khí ra, vào phổi.

- Sự thông khí ở phổi chim được thực hiện nhờ hoạt động của cơ hô hấp làm thay đổi thể tích khoang thân và thể tích các túi khí $→$ đảm bảo sự thông khí tại phổi (thông khí nhờ áp suất âm), tạo điều kiện thuận lợi cho sự trao đổi khí.

21 tháng 1 2017

Trao đổi khí của mang cá xương đạt hiệu quả cao vì:

- Mang được cấu gồm nhiều cung mang, một cung mang lại gồm nhiều phiến mang. Điều này làm cho mang cá có diện tích trao đổi khí rất lớn.

- Ở mang cá có hệ thống mao mạch dày đặc chứa máu có sắc tố đỏ.

- Thành mao mạch mỏng giúp quá trình trao đổi khí thuận lợi.

- Có sự lưu thông khí (nước) liên tục qua mang.

- Miệng và diềm nắp mang đóng mở nhịp nhàng tạo nên dòng nước chảy một chiều và gần như liên tục từ miệng qua mang.

- Cách sắp xếp của mao mạch trong mang giúp cho dòng máu chảy trong mao mạch song song và ngược chiều với dòng nước chảy bên ngoài mao mạch của mang.

Nhờ tất cả các đặc điểm trên, cá xương có thể lấy được hơn 80% lượng O2 của nước khi đi qua mang.

1 tháng 10 2018

Đáp án B

(1) Hiệu quả trao đổi khí trong phổi người cao hơn so với phổi chim. à đúng (nếu chỉ xét ở phổi thì hiệu quả trao đổi khí ở phổi người cao hơn)

(2) Trao đổi khí ở chim là hệ thống trao đổi khí kép, dòng khí chỉ đi một chiều qua phổi. à đúng

(3) Bề mặt trao đổi khí của các loài càng dày và ẩm thì hiệu quả trao đổi khí càng cao. à sai

(4) Phương thức hô hấp của côn trùng khác biệt so với các loài động vật có xương sống, chúng không cần sắc tố hô hấp trong máu. à sai

23 tháng 4 2019

Đáp án B

(1) Hiệu quả trao đổi khí trong phổi người cao hơn so với phổi chim. à đúng (nếu chỉ xét ở phổi thì hiệu quả trao đổi khí ở phổi người cao hơn)

(2) Trao đổi khí ở chim là hệ thống trao đổi khí kép, dòng khí chỉ đi một chiều qua phổi. à đúng

(3) Bề mặt trao đổi khí của các loài càng dày và ẩm thì hiệu quả trao đổi khí càng cao. à sai

(4) Phương thức hô hấp của côn trùng khác biệt so với các loài động vật có xương sống, chúng không cần sắc tố hô hấp trong máu. à sai.

16 tháng 9 2019

Đáp án B

(1) Hiệu quả trao đổi khí trong phổi người cao hơn so với phổi chim. à đúng (nếu chỉ xét ở phổi thì hiệu quả trao đổi khí ở phổi người cao hơn)

(2) Trao đổi khí ở chim là hệ thống trao đổi khí kép, dòng khí chỉ đi một chiều qua phổi. à đúng

(3) Bề mặt trao đổi khí của các loài càng dày và ẩm thì hiệu quả trao đổi khí càng cao. à sai

(4) Phương thức hô hấp của côn trùng khác biệt so với các loài động vật có xương sống, chúng không cần sắc tố hô hấp trong máu. à sai.

- Vai trò của hô hấp: Quá trình hô hấp đảm bảo cho động vật lấy được $O_2$ từ môi trường cung cấp cho hô hấp tế bào tạo năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời, giúp đào thải $CO_2$ sinh ra từ quá trình chuyển hóa ra ngoài để đảm bảo cân bằng môi trường trong cơ thể.

- Mối quan hệ giữa quá trình trao đổi khí với môi trường và quá trình hô hấp tế bào: Thông qua trao đổi khí với môi trường, $O_2$ được vận chuyển đến tế bào tham gia vào quá trình hô hấp tế bào, $CO_2$ sinh ra từ hô hấp tế bào được vận chuyển đến bề mặt trao đổi khí, rồi thải ra môi trường \(\rightarrow\) Quá trình trao đổi khí với môi trường và quá trình hô hấp tế bào có mối quan hệ chặt chẽ, nếu một trong hai quá trình ngừng lại thì quá trình kia không thể diễn ra.

5 tháng 5 2016

Cá thì hô hấp bằng mang chớ ko phải là phổi như con người. Mang cá được xương vòng cung nâng đỡ, gồm nhiều cung mang -> phiến mang. Mỗi phiến mang có vai trò như 1 phế nang, chứa dày đặc mao mạch trao đổi khí với nước. Nhờ miệng - mang đóng mở nhịp nhàng mà dòng nước chảy qua mang liên tục và 1 chiều, các phiến mang đc lùa theo, có dòng máu trong mao mạch chảy ngược lại, hấp thụ đến 80% lượng O2 đi qua. 
Khi cá bị mắc cạn, tuy O2 không có nồng độ lớn hơn nước gấp nhiều lần, nhưng các phiến mang không có nước để duy trì sự mở đóng, nên bị túm lại 1 cục. Hơn nữa mang bị khô, mất độ ẩm, không thể trao đổi khí  và máu được

6 tháng 5 2016


với cá ( chú ý là một số loài lưỡng cư cũng hô hấp qua phổi và mang ) chúng trao đổi oxi trong nước nhờ các phiến nang hay mang gì đó :P, chúng lọc oxi trong nước và trao đổi CO2 với nước trong lúc đó, loài cá luôn phải liên tục khép mở miệng để luồng nước đi qua mang không bị ngắt quãng, giúp quá trình trao đổi hiệu quả và liên tục, mang cá có màu đỏ để trao đổi khí với môi trường tốt hơn ( cái này mình không chắc lắm ) ^^

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

Hô hấp và quang hợp là 2 quá trình trái ngược nhau là vì: Quang hợp là quá trình lá cây tổng hợp chất hữu cơ, tích lũy năng lượng từ CO2 và nước nhờ có diệp lục và sử dụng ánh sáng, còn hô hấp là quá trình sử dụng CO2 phân giải chất hữu cơ giải phóng năng lượng cung cấp cho hoạt động sống cúa cơ thể, đồng thời thải ra khí CO2 và nước. Hai quá trình này liên quan chặt chẽ với nhau: Hô hấp sẽ không thực hiện được, nếu không có chất hữu cơ do quang hợp tạo ra. Ngược lại, quang hợp cũng không thể thực hiện được, nếu không có năng lượng do trình hô hấp giải phóng ra.

Hấp thụ nước là quá trình rễ cây hút vào một lượng nước cần thiết cho cây, nhờ các lực liên kết giữa nước với dòng mạch gỗ đã giúp đưa các chất dinh dưỡng khoáng đến các bộ phận cần sử dụng. Thoát hơi nước là quá trình nước thoát ra qua bề mặt lá để làm giảm nhiệt độ trên về mặt lá, ... Hai quá trình này có mối liên hệ chặt chẽ: Nếu cây không hấp thụ được nước thì cây sẽ chết khô do không có lượng nước bù vào sau khi thoát hơi nước.