K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 6 2023

Khai thác những đặc điểm sau đây ở cây đa bội trong chọn giống cây trồng đúng hay sai?

Gây ra các bệnh di truyền.S  
Chống chịu tốt với các bất lợi của môi trường.Đ  
Cơ quan sinh sản kích thước lớn.S  
Bất thụ.S
14 tháng 11 2019

- Kích thước của cơ quan sinh dưỡng (tế bào xôma của cây rêu đa bội; thân, cành, lá của cây cà độc dược đa bội; củ cải đường đa bội) và cơ quan sinh sản (quả táo tứ bội) lớn hơn so với ở cây lưỡng bội.

- Có thể nhận biết cây đa bội bằng mắt thường qua những dấu hiệu: kích thước của các bộ phận trên cây đa bội lớn hơn cây lưỡng bội.

- Có thể khai thác các đặc điểm về "tăng kích thước của thân, lá, củ, quả" để tăng năng suất của những cây cần sử dụng các bộ phận này.

29 tháng 11 2016

Có thể ứng dụng sự tăng kích thước thân, cành trong việc tăng sản lượng gỗ cây rừng, sự tăng kích thước thân, lá, củ trong việc tăng sản lượng rau, củ cải đường, đặc điểm sinh trưởng mạnh và khả năng chống chịu tốt để chọn giống có năng suất cao và chống chịu tốt với các điều kiện không thuận lợi của môi trường.

 

27 tháng 10 2017

Đáp án D

(1). Sinh sản vô tính phù hợp với môi trường khó khăn và liên tục biến động. à sai

(2). Tạo ra các cá thể con giống với cá thể ban đầu về đặc điểm di truyền, thích nghi tốt với môi trường thuận lợi, ít biến động. à đúng

(3). Tạo ra số lượng lớn con cháu có độ đa dạng di truyền cao trong 1 thời gian ngắn. à sai, các cá thể có độ đa dạng thấp.

(4). Cá thể sống độc lập vẫn có thể tạo ra thế hệ sau. Vì vậy có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp. à đúng

Câu 7. Đặc điểm của thực vật đa bội là :A. Ở cây trồng thường làm giảm năng suất.                       B. Có cơ quan sinh dưỡng to nhiều hơn so với thể lưỡng bội.       C. Tốc độ phát triển chậm.     D. Kém thích nghi và khả năng chống chịu với môi trường yếu.Câu 8 . Hiện tượng nhiều gen cùng phân bố trên chiều dài của NST hình thành nên :A. Cặp NST tương đồng ;         B. Các cặp gen tương phản ;      ...
Đọc tiếp

Câu 7. Đặc điểm của thực vật đa bội là :

A. Ở cây trồng thường làm giảm năng suất.                       

B. Có cơ quan sinh dưỡng to nhiều hơn so với thể lưỡng bội.       

C. Tốc độ phát triển chậm.     

D. Kém thích nghi và khả năng chống chịu với môi trường yếu.

Câu 8 . Hiện tượng nhiều gen cùng phân bố trên chiều dài của NST hình thành nên :

A. Cặp NST tương đồng ;         B. Các cặp gen tương phản ;         

C. Nhóm gen liên kết ;              D. Nhóm gen độc lập.

Câu 9. Các nuclêôtit liên kết với nhau trong quá trình tổng hợp để tạo thành ARN.

A. Các nuclêôtit mạch khuân liên kết với các nuclêôtit của môi trường theo nguyên tắc bổ sung A với U, G với X.ngược lại T – A , X - G

B. Các nuclêôtit mạch khuân liên kết với các nuclêôtit của môi trường nội bào A với T, G với X.

C. Liên kết theo nguyên tắc bổ sung A môi trường liên kết với U mạch khuân và ngược lại, G môi trường liên kết với X mạch khuân

D. Cả a và c.

Câu 10. một đoạn AND cao 340A0 sẽ có bao nhiêu cặp Nuclêotit.

A : 10 cặp

B : 20 cặp

C : 100 cặp

D : 200 cặp

5
10 tháng 12 2021

B. Có cơ quan sinh dưỡng to nhiều hơn so với thể lưỡng bội.    

10 tháng 12 2021

Câu 7. Đặc điểm của thực vật đa bội là :

A. Ở cây trồng thường làm giảm năng suất.                       

B. Có cơ quan sinh dưỡng to nhiều hơn so với thể lưỡng bội.       

C. Tốc độ phát triển chậm.     

D. Kém thích nghi và khả năng chống chịu với môi trường yếu.

Câu 8 . Hiện tượng nhiều gen cùng phân bố trên chiều dài của NST hình thành nên :

A. Cặp NST tương đồng ;         B. Các cặp gen tương phản ;         

C. Nhóm gen liên kết ;              D. Nhóm gen độc lập.

Câu 9. Các nuclêôtit liên kết với nhau trong quá trình tổng hợp để tạo thành ARN.

A. Các nuclêôtit mạch khuân liên kết với các nuclêôtit của môi trường theo nguyên tắc bổ sung A với U, G với X.ngược lại T – A , X - G

B. Các nuclêôtit mạch khuân liên kết với các nuclêôtit của môi trường nội bào A với T, G với X.

C. Liên kết theo nguyên tắc bổ sung A môi trường liên kết với U mạch khuân và ngược lại, G môi trường liên kết với X mạch khuân

D. Cả a và c.

Câu 10. một đoạn AND cao 340A0 sẽ có bao nhiêu cặp Nuclêotit.

A : 10 cặp

B : 20 cặp

C : 100 cặp

D : 200 cặp

- Cho biết những điểm giống nhau và khác nhau giữa các hình thức sinh sản phân đôi, nảy chồi, phân mảnh và trinh sinh. - Tại sao các cá thể con trong sinh sản vô tính giống hệt cá thể mẹ? - Dưới đây là các ưu điểm và hạn chế của sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính:     + Cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu. Vì vậy, có lợi trong trường hợp mật độ quần thể...
Đọc tiếp

- Cho biết những điểm giống nhau và khác nhau giữa các hình thức sinh sản phân đôi, nảy chồi, phân mảnh và trinh sinh.

- Tại sao các cá thể con trong sinh sản vô tính giống hệt cá thể mẹ?

- Dưới đây là các ưu điểm và hạn chế của sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính:

    + Cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu. Vì vậy, có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp.

    + Không có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp.

    + Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định, ít biến động, nhờ vậy quần thể phát triển nhanh.

    + Tạo ra các cá thể mới rất đa dạng về các đặc điểm di truyền. Vì vậy, động vật có thể thích nghi và phát triển trong điều kiện môi trường sống thay đổi.

    + Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về các đặc điểm di truyền. Vì vậy, khi điều kiện sống thay đổi có thể dẫn đến hàng loạt cá thể bị chết, thậm chí toàn thể quần thể bị tiêu diệt.

    + Tạo ra số lượng lớn con cháu giống nhau trong một thời gian ngắn.

Hãy chọn và ghi lại các ưu điểm và hạn chế của sinh sản vô tính.

1
20 tháng 6 2018

- Những điểm giống nhau và khác nhau giữa các hình thức sinh sản phân đôi, nảy chồi, phân mảnh và trinh sinh.

    • Giống nhau:

- Đều là hình thức sinh sản vô tính: từ một cá thể sinh ra một hoặc nhiều cá thể mới giống hệt mình, không có sự kết hợp giữa tinh trùng và tế bào trứng.

- Đều dựa trên cơ sở của quá trình nguyên phân để tạo ra thế hệ mới.

    • Khác nhau:

    + Phân đôi: Có ở động vật đơn bào và giun dẹp, dựa trên phân chia đơn giản tế bào chất và nhân.

    + Nảy chồi: Có ở bọt biển và ruột khoang, dựa trên phân bào nguyên nhiễm nhiều lần để tạo thành một chồi non. Sau đó, chồi con tách khỏi mẹ tạo thành cá thể mới.

    + Phân mảnh: có ở bọt biển và giun dẹp., dựa trên mảnh vụn vỡ của cơ thể ban đầu phân chia nhiều lần phát triển thành cơ thể mới.

    + Trinh sản: Gặp ở các loài chân đốt như ong, kiến, rệp; một vài loài cá, lưỡng cư, bò sát. Là hình thức sinh sản, trong đó, tế bào trứng không thụ tinh phân chia theo kiểu nguyên phân nhiều lần tạo nên cá thể mới có bộ nhiễm sắc thể đơn bội (n).

- Các cá thể con trong sinh sản vô tính giống hệt cá thể mẹ vì sinh sản vô tính dựa trên cơ sở của quá trình phân bào nguyên phân.

- Các ưu điểm và hạn chế của sinh sản vô tính:

    * Ưu điểm:

    + Cá thể sống độc lập, đơn lẻ vẫn có thể tạo ra con cháu. Vì vậy, có lợi trong trường hợp mật độ quần thể thấp.

    + Tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định, ít biến động, nhờ vậy quần thể phát triển nhanh.

    + Tạo ra số lượng lớn con cháu giống nhau trong một thời gian ngắn.

    * Hạn chế

    + Tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cá thể mẹ về các đặc điểm di truyền. Vì vậy, khi điều kiện sống thay đổi có thể dẫn đến hàng loạt cá thể bị chết, thậm chí toàn thể quần thể bị tiêu diệt.

23 tháng 3 2023

- Để tạo ra hàng loạt cây trồng từ một phần cơ thể (mô hoặc tế bào) và mang đặc điểm giống hệt cơ thể bố hoặc mẹ thì người ta thường dùng phương pháp: Nuôi cấy mô, tế bào thực vật.

- Vì: Nuôi cấy mô, tế bào thực vật là phương pháp dựa trên khả năng phân chia (nguyên phân) để tạo ra các cơ thể hoàn chỉnh đồng nhất về tính trạng, kiểu gene và kiểu hình với số lượng lớn.

Có bao nhiêu phát biểu đúng về những quan sát  và suy luận của Đacuyn: 1-Tất cả các loài sinh vật luôn có xu hướng sinh ra một số lượng con nhiều hơn rất nhiều so với số con có thể sống sót đến tuổi sinh sản. 2-Quần thể sinh vật có xu hướng duy trì kích thước không đổi trừ những khi có biến đổi bất thường về môi trường. 3-Các cá thể của cùng một bố mẹ mặc dù giống với bố...
Đọc tiếp

Có bao nhiêu phát biểu đúng về những quan sát  và suy luận của Đacuyn:

1-Tất cả các loài sinh vật luôn có xu hướng sinh ra một số lượng con nhiều hơn rất nhiều so với số con có thể sống sót đến tuổi sinh sản.

2-Quần thể sinh vật có xu hướng duy trì kích thước không đổi trừ những khi có biến đổi bất thường về môi trường.

3-Các cá thể của cùng một bố mẹ mặc dù giống với bố mẹ nhiều hơn so với cá thể không có họ hàng nhưng chúng vẫn khác biệt nhau về nhiều đặc điểm ( Đacuyn gọi là các biến dị cá thể). Phần nhiều, các biến dị này được di truyền lại cho các thế hệ sau.

4-Các cá thể sinh vật luôn phải đấu tranh với nhau để giành quyền sinh tồn 5- Chọn lọc tự nhiên giải thích được sự thống nhất trong  đa dạng của các loài sinh vật

A. 3                      

B. 5                      

C. 4                      

D. 2

1
27 tháng 11 2019

Đáp án : B

Các ý đúng là : 1,2,3,4,5

Có một cơ thể thực vật có kích thước lớn hơn so với các cây cùng loài. Người ta đưa ra 2 giả thuyết để giải thích cho sự hình thành kiểu hình khác thường của cây này. Giả thuyết 1 cho rằng cây này là một dạng đột biến đa bội. Giả thuyết 2 cho rằng cây này không bị đột biến nhung do thường biến gây nên sự thay đổi về kiểu hình. Có bao nhiêu phương pháp sau đây sẽ cho phép xác...
Đọc tiếp

Có một cơ thể thực vật có kích thước lớn hơn so với các cây cùng loài. Người ta đưa ra 2 giả thuyết để giải thích cho sự hình thành kiểu hình khác thường của cây này.

Giả thuyết 1 cho rằng cây này là một dạng đột biến đa bội.

Giả thuyết 2 cho rằng cây này không bị đột biến nhung do thường biến gây nên sự thay đổi về kiểu hình.

Có bao nhiêu phương pháp sau đây sẽ cho phép xác định được cây này là do đột biến đa bội hay do thường biến?

I. Lấy hạt của cây này đem trồng ở môi trường có những cây thuộc loài này đang sống và so sánh kiểu hình với các cây của loài này ở trong cùng một môi trường.

II. Sử dụng phương pháp quan sát bộ NST của tế bào ở cây này và so sánh với bộ NST của loài.

III. Tiếp tục bổ sung chất dinh dưỡng cho cây này và so sánh sự phát triển của cây này với các cây cùng loài.

IV. Cho cây này lai với các cây cùng loài, dựa vào tỉ lệ kiểu hình đời con để rút ra kết luận.

A. 5. 

B. 3.  

C. 4.  

D. 2.

1
24 tháng 6 2017

Các phương pháp cho phép xác định được do đột biến đa bội hay thường biến là:

+ Lấy hạt của cây này đem trồng ở môi trường có những cây thuộc loài này đang sống và so sánh kiểu hình với các cây của loài này ở trong cùng một môi trường. Nếu là hiện tượng thường biến thì cây sẽ có kiểu hình giống kiểu hình các cây đang sống trước đó. Nếu là đa bội thì kiểu hình của cây vẫn to lên bất thường.

+ Sử dụng phương pháp tế bào học kiểm tra số lượng NST trong 1 tế bào → Nếu số lượng tế bào của cây này tăng lên bội số của n (khác 2n) thì chứng tỏ cây này bị đột biến đa bội. Còn nếu bộ NST là 2n thì hiện tượng này là do thường biến.

(III) sai vì khi ta bổ sung chất dinh dưỡng vẫn không thể biết được là do thường biến hay đa bội vì kích thước của cả 2 cây sẽ càng lớn hơn.

(IV) sai vì khi cho cây này lai phân tích hay lai với các cây cùng loài thì thế hệ sau vẫn có thể thu được kiểu gen và kiểu hình giống nhau.

Vậy I, II đúng.

Có một cơ thể thực vật có kích thước lớn hơn so với các cây cùng loài. Người ta đưa ra 2 giả thuyết để giải thích cho sự hình thành kiểu hình khác thường của cây này. Giả thuyết 1 cho rằng cây này là một dạng đột biến đa bội. Giả thuyết 2 cho rằng cây này không bị đột biến nhung do thường biến gây nên sự thay đổi về kiểu hình. Có bao nhiêu phương pháp sau đây sẽ cho phép xác...
Đọc tiếp

Có một cơ thể thực vật có kích thước lớn hơn so với các cây cùng loài. Người ta đưa ra 2 giả thuyết để giải thích cho sự hình thành kiểu hình khác thường của cây này.

Giả thuyết 1 cho rằng cây này là một dạng đột biến đa bội.

Giả thuyết 2 cho rằng cây này không bị đột biến nhung do thường biến gây nên sự thay đổi về kiểu hình.

Có bao nhiêu phương pháp sau đây sẽ cho phép xác định được cây này là do đột biến đa bội hay do thường biến?

I. Lấy hạt của cây này đem trồng ở môi trường có những cây thuộc loài này đang sống và so sánh kiểu hình với các cây của loài này ở trong cùng một môi trường.

II. Sử dụng phương pháp quan sát bộ NST của tế bào ở cây này và so sánh với bộ NST của loài.

III. Tiếp tục bổ sung chất dinh dưỡng cho cây này và so sánh sự phát triển của cây này với các cây cùng loài.

IV. Cho cây này lai với các cây cùng loài, dựa vào tỉ lệ kiểu hình đời con để rút ra kết luận.

A. 5.

B. 3.

C. 4.

D. 2.

1
1 tháng 2 2018

Các phương pháp cho phép xác định được do đột biến đa bội hay thường biến là:

+ Lấy hạt của cây này đem trồng ở môi trường có những cây thuộc loài này đang sống và so sánh kiểu hình với các cây của loài này ở trong cùng một môi trường. Nếu là hiện tượng thường biến thì cây sẽ có kiểu hình giống kiểu hình các cây đang sống trước đó. Nếu là đa bội thì kiểu hình của cây vẫn to lên bất thường.

+ Sử dụng phương pháp tế bào học kiểm tra số lượng NST trong 1 tế bào → Nếu số lượng tế bào của cây này tăng lên bội số của n (khác 2n) thì chứng tỏ cây này bị đột biến đa bội. Còn nếu bộ NST là 2n thì hiện tượng này là do thường biến.

(III) sai vì khi ta bổ sung chất dinh dưỡng vẫn không thể biết được là do thường biến hay đa bội vì kích thước của cả 2 cây sẽ càng lớn hơn.

(IV) sai vì khi cho cây này lai phân tích hay lai với các cây cùng loài thì thế hệ sau vẫn có thể thu được kiểu gen và kiểu hình giống nhau.

Vậy I, II đúng.