K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 11 2017

Nhân vật Thạch Sanh là một người có phẩm chất vô cùng tốt bụng, thật thà, dũng cảm giết chết Đại Bàng để cứu công chúa. Thạch Sanh có tài năng vô địch, chàng có lòng nhân hậu, cao thượng và cũng yêu chuộng hòa bình.

Thạch Sanh luôn nhận việc khó khăn, chẳng hạn việc giết chăn tinh cứu dân lành, giết đại bàng cứu công chúa thì bị Lý Thông lấy đá lấp hang và luôn đổ oai hại chàng nhưng Thạch Sanh vẫn minh oan cho mình. Chàng dẹp được 18 chư hầu bằng tiếng đàn của hòa bình, thân thiện mà không cần dùng đến vũ khí.

Câu chuyện "Thạch Sanh" để lại cho người đọc ấn tượng sâu sắc và tư tưởng yêu chuộng hòa bình của ông cha ta, không muốn chiến tranh chết chóc.

22 tháng 11 2017

Thạch sanh là một dũng sĩ xuất thân từ gia đình nghèo có cuộc sống và số phận đời gần gũi với nhân dân lao động. Chàng có tài năng xuất chúng và phẩm chất tốt đẹp được tiên trời phú để chiến đấu với lũ quái vật bảo vệ dân lành với lòng dũng cảm. Sự khoan dung trước tội ác của Lý Thông, nhân đạo và thể hiện sự hòa bình dân tộc trước tiếng vó ngựa của quân xâm lăng. Thạch Sanh là một con người tưởng tượng của nhân dân thể hiện niềm tin,mơ ước về đạo đức,công lí xã hội lí tưởng nhân đạo yêu hào bình của con người Việt Nam.

7 tháng 5 2021

Quê hương thân yêu đã gắn liền với tôi từ lúc tôi mới sinh ra đến tận bây giờ,mười một năm,một thời gian dài đối với tôi. Nó đã trở thành một phần không thể thiếu trong tuổi thơ của tôi. Từ những cánh đồng mùa thu vàng óng nhưng cây lúa trưởng thành, đến bờ đê xanh mướt cỏ kia, bao nhiêu bạn bè, bao nhiêu người thân. Và trong tôi con sông quê hương vẫn là nơi để lại cho tôi nhiều ấn tượng sâu sắc nhất.

Con sông chảy qua quê hương tôi như một dải lụa đào vắt ngang qua tấm áo màu xanh của đồng bằng Bắc Bộ

Những buổi sáng mùa hè đẹp trời,con sông Hồng mới nhộn nhịp làm sao. Từng đoàn thuyền đánh cá giong buồm thả lưới trắng xóa cả mặt sông. Tiếng hò tiếng hét vang lên. Hai bên bờ,trên lá cỏ non còn đọng lại những hạt sương như những hạt ngọc nhỏ xíu long lanh. Con sông đi hiền hòa như để người ta có đủ thời gian ngắm nhìn nó. Nó phản chiếu bụi râu, từng bụi cây và cả những chú chim non đang cất tiếng hót trên bầu trời mùa hè trong xanh và sâu thẳm. Mặt trời đã nhô lên cao như trao lại sức sống cho muôn loài. Chiếu những tia nắng chói chang xuống mặt sông khiến cho nó lung linh như dát vàng. Vào mỗi buổi trưa, chúng em lại í ới gọi nhau đi tắm sông. Từng đứa nhảy xuống khiến nước bắn tung tóe. Chúng tôi té nước vào nhau rồi cười ầm lên phá vỡ khoảng không gian yên tĩnh của trưa mùa hè nóng bức và oi ả, dòng sông vỗ những cơn sóng vào chúng tôi như muốn cùng chơi đùa, nó hiền hòa ôm ấp chúng tôi vào lòng như 1 người mẹ ôm đứa con mình vào lòng vậy. Vào những buổi tối sáng trăng chúng tôi thường mang xuồng ra đây để câu cá. Câu cá chán chúng tôi nằm lăn ra hát và ngâm thơ cho nhau nghe sóng vỗ vào cạnh xuồng như hát cho chúng tôi nghe ru cho chúng tôi ngủ. Cuối cùng cả bọn ngủ đi lúc nào không biết

Yêu biết mấy dòng sông quê tôi, nó thật đẹp và huyền ảo làm sao. Sông ơi ! Sông hãy đưa nước về nuôi sống cho những cánh đồng bốn mùa tươi tốt. Sông hãy đưa cá về nuôi sống những người dân hiền lành chất phác. Ôi dòng sông đã ôm ấp bao kỉ niệm, bao khát khao của những tâm hồn bé bỏng!

3 tháng 3 2022

TK

Hè đến, để thưởng cho danh hiệu học sinh giỏi em mới vừa đạt được ở năm trước, bố mẹ dẫn em đi dạo Hồ gươm chơi. Chao ôi! Khung cảnh ở đây mới đẹp và thơ mộng làm sao!

Mặt hồ phẳng lặng, trong veo, thỉnh thoảng có những làn gió thổi nhè nhẹ khiến mặt hồ lăn tăn xao động. Nước hồ xanh mướt trong vắt, những hàng liễu rủ lơ thơ hai bên hồ như những cô thiếu nữ mười sáu, mười bảy đứng chải tóc làm duyên. Mặt hồ trong vắt nhìn trên cao xuống như một tấm gương phản chiếu bầu trời cao và trong xanh trên kia. Hai bên bờ là thảm cỏ xanh mượt, bóng bẩy, căng tràn sức sống, rộng bao la. Giữa hồ là cầu Thê Húc màu đỏ son, cong cong như con tôm nối liền đền đền Ngọc Sơn cổ kính, thiêng liêng. Không gian ở hồ vừa mát, vừa trong trẻo, vừa bình yên lại thành bình làm sao, lòng người nhờ vậy mới nhẹ nhàng và yên ả. Em được thưởng cho một cây kem chanh ở vẹn hồ, vừa ngắm cảnh, vừa được ăn kem, cảm giác mới tuyệt vời và sung sướng làm sao. Chị gió khẽ mơn man trên từng vòm lá rồi chốc chốc vuốt ve lên mái tóc em. Những tia nắng vàng tươi như rót mật lấp lánh trên mặt hồ như những đồng tiền vàng sóng sánh.

Em rất vui và hạnh phúc khi được đến hồ Gươm trải nghiệm, đây sẽ là một kỉ niệm đáng nhớ trong cuộc đời em, khung cảnh bình yên ấy sẽ lưu giữ mãi trong trái tim em.

3 tháng 3 2022

tk nếu thấy đúng :
Cánh đồng hoa sen vào mùa hè như xanh ngút ngàn với màu xanh của lá và có được những bông hoa sẽ thật đẹp biết bao nhiêu. Hồ hoa sen thật đẹp, ai ai khi đến làng em cũng phải đứng lại và nhìn ngắm mãi rồi mới đi. Hoa sen thơm như thật khiến cho lòng chúng ta se lại và nao lòng. Hình ảnh những bông sen đẹp đẽ và sống trong bùn lầy nhưng vẫn giữ được nét thanh cao như con người Việt Nam vậy. Thế rồi ngay hồ sen thì em có thể nhìn thấy được cánh đồng lúa chín một màu vàng như óng ả thật đẹp. Xa xa lại có cánh cò như chao nghiêng đẹp đẽ và thật yên bình biết bao nhiêu. Em như yêu quê hương em biết bao nhiêu, những cảnh đẹp ở quê em như thật gần gũi cũng như giúp cho chúng ta như yêu quê hương hơn.

4 tháng 3 2018

• Nhân vật trong các tác phẩm tự sự được miêu tả và kể qua các yếu tố:

    - Tên gọi, lai lịch, tính nết, hình dáng, hoạt động, suy nghĩ, lời nói…

    - Nhân vật Dế Mèn được kể: là chàng dế mới lớn mang vẻ đẹp khỏe khoắn, cường tráng nhưng tính tình sốc nổi, tự phụ.

  • Dẫn chứng: Tác giả miêu tả chi tiết nhân vật Dế Mèn qua: hình dáng ( đầu, mình, cánh, râu, chân…), lời nói ( ngôn ngữ đối thoại với Dế Choắt và chị Cốc), suy nghĩ (sự ân hận, nhận ra bài học của Mèn.

1Em đã học những thể loại truyện dân gian nào trong chương trình Ngữ văn 6 tập 12Hãy tìm hiểu qua sách báo( hoặc hỏi cha mẹ anh chị) xem quê hương (thôn xã huyện thị tỉnh thành phố) nơi mình đang sống có thể có loại truyện dân gian đã học ở trên không Nếu có hãy ghi lại và nắm chắc nội dung của một vài chuyện để thể hiện rõ màu sắc địa phương nhất3 những truyện dân gian của quê...
Đọc tiếp

1Em đã học những thể loại truyện dân gian nào trong chương trình Ngữ văn 6 tập 1

2Hãy tìm hiểu qua sách báo( hoặc hỏi cha mẹ anh chị) xem quê hương (thôn xã huyện thị tỉnh thành phố) nơi mình đang sống có thể có loại truyện dân gian đã học ở trên không Nếu có hãy ghi lại và nắm chắc nội dung của một vài chuyện để thể hiện rõ màu sắc địa phương nhất

3 những truyện dân gian của quê hương em có gì giống và có gì khác với truyện dân gian đã học trong sách Ngữ Văn 6 tập 1

4ngoài các câu chuyện dân gian quê hương em còn có các sinh hoạt văn hóa dân gian( chọi gà ,chọi trâu, chơi đu ,đấu vật, hội thi bánh giầy ,hội quận hội hát quan họ nào độc đáo nhất)

5tập kể lại một truyện dân gian Hay giới thiệu một trò chơi dân gian địa phương mà em thích

0

"Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào..." - Câu hát ấy đã ngấm mãi trong em không bao giờ nhai nhạt! Mỗi người ai cũng có người để mến mộ và tự hào, với em đó là mẹ của em. Mẹ của em rất tuyệt vời! Mẹ em là chỗ dựa vững chắc, là nơi em san sẻ niềm vui, nỗi buồn. Mẹ cho em cuộc đời hôm nay và mai sau. 

Mẹ em đã ngoài bốn mươi tuổi nhưng trông mẹ vẫn còn trẻ. Dáng người mẹ không cao nhưng cân đối. Mái tóc mẹ uốn cao ôm gọn lấy khuôn mặt tròn trĩnh, phúc hậu, tạo cho mẹ một vẻ đẹp dịu hiền, dễ mến. Nổi bật trên khuôn mặt mẹ là đôi mắt to, đen láy, luôn ánh lên cái nhìn ấm áp và trìu mến. Mỗi khi cười, mẹ em để lộ hàm răng trắng, đều, trông rất duyên.

Mẹ em ăn mặc rất giản dị nhưng không kém phần lịch sự. Mỗi khi đi làm, thường là bộ váy màu xanh dương có điểm hoa văn hay bộ đồ tây màu trắng trang nhã. Còn lúc ở nhà, với đồ bộ gọn gàng trông cũng rất duyên dáng.

Mẹ em rất yêu thương gia đình và hết lòng chăm sóc, dạy dỗ con cái. Dù công việc ở cơ quan bận rộn nhưng mẹ đều dành thời gian cho gia đình, cho việc học hành của em. Những lần, em mắc khuyết điểm, mẹ không mắng nhiếc, đánh đập mà nhẹ nhàng chỉ bảo, nhắc nhở, chỉ ra chỗ sai để em khắc phục, sửa lỗi. Mẹ vui mừng, hạnh phúc khi em đạt kết quả cao trong học tập.

Em còn nhớ, có lần, em không nghe lời mẹ chạy chơi ngoài nắng, đến tối thì sốt cao. Em ngất đi cho đến gần sáng mới tỉnh lại. Thật bất ngờ, mẹ em vẫn ngồi đó. Mẹ đã thức thâu đêm để chăm sóc em nên khuôn mặt hiện rõ sự mệt mỏi, lo âu. Mẹ âu yếm sờ tay lên trán em, rồi đặt tay em trong tay mẹ. Em thấy người ấm lên còn bệnh thì bớt đi nhiều.

Đối với đồng nghiệp, mẹ được mọi người tin yêu và mến phục. Với hàng xóm, mẹ luôn vui vẻ và sẵn sàng giúp đỡ nên ai ai cũng yêu quý.

Mẹ là "Tổ quốc" riêng của em! Mỗi lần nhắc đến mẹ, lòng em lại dạt dào những tình cảm thiêng liêng nhất. Em thầm nhủ: "Mình phải cố gắng học thật giỏi và không ngừng rèn luyện để trở thành người có ích cho xã hội". Đó cũng là nguyện vọng lớn lao nhất mà hằng ngày mẹ vẫn thường nhắn nhủ và khuyên bảo em.

Bài làm tả ông Nội:

Nhà em khá đông người, nhưng người em kính trọng và gần gũi nhất là ông nội của em.

Nội em năm nay đã ngoài bảy mươi tuổi nhưng cử chỉ vẫn còn khá nhanh nhẹn. Người tầm thước, hơi gầy, còn da dẻ nội vẫn hồng hào.

Đầu ông hói, lơ thơ những sợi tóc bạc như cước. Vầng trán cao hằn sâu những nếp nhăn. Đôi mắt còn tinh nhanh ẩn dưới cặp lông mày đã ngả bạc. Má hơi hóp làm hai gò má nhô cao lên. Răng ông đã rụng nhiều nhưng nhờ lắp răng giả nên nụ cười vẫn tươi tắn. Em thích nhất chòm râu bạc của ông. Mỗi lần được ngồi trong lòng ông, em ngước nhìn mãi những sợi râu trắng dài và thích được ông cho vuốt râu.

Hằng ngày, ông thường mặc bộ quần áo màu xanh, đi đôi dép nhựa đã mòn. Chỉ lúc đọc sách ông mới đeo kính và khi nào đi bộ xa ông mới chống cây gậy trúc. Tuổi đã cao nhưng ông làm việc luôn chân, luôn tay. Khi quét nhà, quét sân, quét vườn; lúc vun gốc cho các cây trong vườn; lúc tìm bắt sâu đục phá cây chanh. Ông thường xuyên kiểm tra việc học của em, dạy em làm toán, làm văn… Ông còn tham gia việc chăm sóc thiếu nhi trong xã và xây dựng tủ sách cho nhà văn hóa xã. Khi rảnh rỗi, ông đọc sách, báo, nằm võng ngoài hiên và nghe đài truyền thanh hoặc chăm dãy hoa trước sân và dọc hai bên lối ra vào cổng. Những đêm trăng sáng, ông thường ngồi trên chõng tre kê giữa sân kể chuyện cổ tích cho em và các bạn nhỏ trong xóm nghe.

Con cháu làm gì sai, ông nhẹ nhàng răn dạy chứ không quát mắng bao giờ. Bà con hàng xóm có điều gì xích mích với nhau thường gặp nhờ ông giải quyết.

Mọi người đều yêu quý ông và khen ông tuổi cao mà vẫn còn minh mẫn. Riêng em, nếu được một điều ước như trong truyện cổ tích ông kể, em sẽ ước ông có sức khỏe, sống mãi bên em.

Bài làm tả Bà Nội:

Chuông đồng hồ đều đặn buông chín tiếng. Màn đêm yên ắng, tĩnh mịch lạ thường. Chỉ còn âm thanh của gió khuya xào xạc trong khu vườn trước ngõ. Em rời bàn học bước ra sân, vươn vai hít thở không khí trong lành để cố xua đi cơn buồn ngủ. Còn hai bài tập Toán nữa, phải cố làm cho hết. Từ giường bên có tiếng trở mình khe khẽ. Bà nội vẫn thức chờ em.

Bà nội em năm nay hơn bảy mươi tuổi, dáng gầy guộc và lưng đã hơi còng. Dấu ấn thời gian in rõ trên mái tóc bạc phơ và trên gương mặt nâu rám hằn sâu vết nhăn của bà. Mắt bà đã hơi mờ nhưng đôi tai còn thính lắm. Chỉ nghe bước chân hay giọng nói từ xa là bà đã nhận ra đúng từng người trong gia đình.

Cũng vì quen với công việc nhà nông quanh năm vất vả từ thời còn trẻ cho nên đến nay, bà vẫn còn khỏe mạnh, dẻo dai. Những lúc bố mẹ em ra đồng, một mình bà lo đi chợ, nấu cơm, chăm sóc bầy gà, bầy lợn. Ít khi em thấy bà ngồi yên một chỗ. Mọi việc xong xuôi thì bà lại vác chiếc cuốc ra vườn, cặm cụi xới đất, nhổ cỏ, bón phân cho mấy luống rau và hơn chục gốc na, gốc bưởi.

Bà hay kể chuyện. Em rất phục trí nhớ của bà. Ngày xưa bà chỉ học trường làng, thế nhưng bà lại thuộc lòng “Truyện Kiều”, “Nhị Độ Mai”, “Phạm Công Cúc Hoa”, “Đồng tiền vạn lịch”… cùng với bao nhiêu là ca dao, và truyện cổ. Những trưa hè gió nồm nam mát lộng, bà mắc võng ở chái nhà, nằm đung đưa và bỏm bẻm nhai trầu vừa ngâm nga hát. Em nghe mấy cụ già bảo rằng hồi con gái, bà là một “liền chị” quan họ nổi tiếng trong vùng.

Con cháu, họ hàng làng xóm rất quý bà vì bà hiền lành, phúc hậu. Ai gặp khó khăn cần đến bà sẵn sàng giúp đỡ, chẳng quản sớm khuya. Bà thường khuyên con cháu “Thương người như thể thương thân” và đối xử với làng xóm có tình có nghĩa. 

Học xong bài, em thu xếp sách vở cho vào cặp, cài cửa, tắt đèn rồi nhẹ nhàng chui vào màn. Bà nằm dịch sang bên nhường chỗ cho em. Hơi ấm tỏa ra từ người bà rất dễ chịu. Em vòng tay ôm lấy lưng bà, thủ thủ “Bà ơi! Cháu đấm lưng cho bà nhé!” Bà mắng yêu: Bố chị! Để bà chờ mãi! Thôi, ngủ đi, mai dậy sớm còn đi học!

Em yêu bà lắm và mong bà mạnh khỏe, sống lâu cùng con cháu.

Bài văn tả em bé số 1

“Bé bé bồng bông, hai má hồng hồng..”. Đó là tiếng hát ngọng nghịu của bé Bống. Bé đang ớ tuổi tập di, tập nói… Bống là cháu gái gọi em bằng cô.

Bé Bống có thân hình nhỏ nhắn, bụ bẫm rất dễ thương. Bé thích mặc áo đầm. Bé có làn da trắng hồng, nõn nà, để lộ những mạch máu nhỏ li ti trên khuôn mặt. Nhìn bé, ai cũng muốn ôm bé vào lòng mà hôn lên đôi má phúng phình của em.

Đầu bé Bống hơi thon thả, nhỏ như trái dừa xiêm, tóc đen và xoắn tròn. Đôi mắt to đen, tròn như hai hột nhãn. Mũi bé hơi cao và cái miệng chúm chím rất đễ thương. Chân mày dài, mờ mờ cong, cùng với đôi môi đỏ hồng như có ai thoa son. Đôi cánh tay bé tròn tựa như ống chỉ đầy nguyên. Bàn tay, bàn chân năm ngón mũm mĩm xinh xinh. Em thích cầm đôi bàn tay bé vồ vào má em lúc em bế Bống.

Bé đi chưa vững vậy mà bé rất thích chạy, đôi lúc còn đòi chơi lò cò với chị. Mỗi khi mẹ đi chợ về, bé hay chạv ra đón, chân bước loạng choạng, băng xiên, hai tay vỗ mừng, cười toét miệng gọi mẹ.

Bé Phương hay hát, bạn em đến chơi cùng thường dạy bé hát. Bé hát đôi lần là nhớ được ngay. Nhìn cái miệng duyên dáng hát ca, đôi chân xinh xắn bước chưa vững, em thấy thương bé vô cũng, cứ muốn cắn vào cái miệng bé mỗi lần bé ngồi lên xe gọi “i…o, i… o”.

Bống là niềm vui của gia đình. Vắng bé một buổi là em thấy nhà vắng hẳn đi. Mỗi lần đi học về, em chạy liền đi tìm bé. Em mong bé chóng lớn để được dẫn bé cùng đến trường.

Bài văn tả em bé số 2

Bé Na là con của dì Năm em, bé vừa tròn mười hai tháng. Khi em đến chơi, bé đang đứng trên chiếc nôi gỗ, giậm chân, nũng nịu giơ tay ra đòi bế. Em dang tay đón bé vào lòng.

Hôm nay bé được mặc một chiếc váy đầm ngắn màu xanh da trời, trước ngực có kết ren trắng và thêu hoa rất xinh. Da bé trắng hồng, mịn màng. Đôi má bầu bĩnh trông rất dễ thương. Em thích hôn thật nhẹ vào chiếc má phúng phình ấy để bé cười lên như nắc nẻ. Cập mắt bé lúc nào cũng mở to, tròn đen lay láy như hai hạt nhãn. Chiếc miệng với đôi môi hồng tươi tắn luôn nhoẻn cười đế lộ mấy chiếc răng sữa nhỏ xíu, trắng muốt trông dễ yêu làm sao! Nhìn xa, trông bé như con búp bê biết khóc biết cười trong tủ kính của hiệu bán đồ chơi ngoài phố.

Nhiều khi em lại thấy bé giống chú hề lật đật không lúc nào yên một chỗ. nhất là lúc tập lật, tập ngồi. Đến khi bé được hơn mười tháng, bắt đầu bập bẹ tập nói, bé thường bắt chước các chị làm đủ các động tác, cứ chỉ, kể cả nói từng tiếng rất ngộ nghĩnh dễ yêu. Bé rất hay cười mà cũng lại hay khóc nhè! Chiều chiều em hay bồng bé đi chơi, tập cho bé đi từng bước chập chững. Chưa đi vững mà lại thích đi nhanh nên cứ té hoài. Bây giờ em đã tập cho bé đi được năm bước rồi. Ngày nào đi học về em cũng ghé chơi với bé một chút, khi em đi bé khóc sướt mướt đòi theo, thương làm sao!

Em rất yêu bé, cố gắng dạy bé nói, tập bé đi cho vững, chơi đùa với bé để bé không nhõng nhẽo với dì và mau chóng biết thêm nhiều điều khác nữa.

Bài văn tả em bé số 3

Ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi”. Bà em nói đúng bé Linh Nhi – cháu gọi em bằng cô ruột – vừa chín tháng tuổi đã lẫm đẫm tập đi và bi bô tập nói. Hằng ngày, bé mang lại cho cả nhà em những niềm vui ngộ nghĩnh.

Linh Nhi trông mới thật là xinh xẻo. Bé có thân hình nhỏ nhắn, bụ bẫm, dễ thương. Khuôn mặt bé tròn trặn, nước da hồng hào, bụ sữa. Tay chân no tròn hằn rõ từng ngấn.

Tóc tơ đen nhánh phủ kín trên đầu. Đôi mắt đen láy mở to như đôi hạt nhãn ít khi thấy chớp. Đôi má trắng hồng phúng phính, mỗi khi bé cười, hàn rõ đôi lúm đồng tiền va đế lộ ra hàm răng mới nhú răng ba chiếc ràng sữa tròng ngộ nghĩnh lạ.

Nửa tháng nay, Linh Nhi lon xon tập đi. Đôi chân bé chập chững từng bước ngắn Trông dáng người lắc lư, đầu chúi về trước của bé mới thú vị làm sao. Tuy bị té xuống hoài nhưng không lần nào bé khóc. Bây giờ, trước mặt mọi người, có ai bảo: “Bé Hoà làm ông già đi” là bé đứng lên, lưng cúi lom khom tay vờ chống gậy, bước nghiêng bước ngửa làm ca nhà cười rộ.

Miệng luôn cười tươi, Linh Nhi cũng đang bi bô tập nói. Bé mới nói sõi được vài tiếng: bà, ba. má, măm. Còn các tiếng khác giọng bé nói ngọng nghịu đến buồn cười. Mỗi lần thấy ai trong nhà sửa soạn đi dâu là bé lên tiếng: “Ti, ti” đòi đi theo. Có điều gì không vừa ý là bé lăn ra nằm vạ. Anh chị của em thường tập con mình chào hỏi ông, bà, cô chú và bất cứ người lớn nào đến nhà chơi. Lần nào, bé cũng ngoan ngoãn khoanh tay cúi đầu: “Dạ! Dạ!”. Những lúc đó, được khen bé thích thú lắm. Nhưng thích thú nhứt đối với Linh Nhi là được ẵm đi chơi. Khi ấy, đôi mắt sáng ra, bé nhảy lên sung sướng.

Linh Nhi là niềm vui của cả nhà em. Từ khi có bé, cả nhà em vui nhộn hẳn lên. Trong nhà em, ai cũng cưng chiều bé cũng mong bé ăn no, ngủ ngon, chóng lớn…

Bài văn tả em bé tập đi tập nói số 4

Thằng Cu Tí giống như con búp bê, cả nhà em ai cũng cưng nó.

Mới vừa qua thôi nôi vài tuần nên nó còn rất bụ sữa, nước da trắng hồng. Lúc nào nó cũng mang một trái xây hình vuông trên cổ. Tay chân no tròn. Đầu chi lưa thưa một lớp tóc nhuyễn. Hai con mắt long lanh đen như hai hột nhãn. Mỗi khi nó cười để lộ cặp nướu màu hồng tươi với vài cái răng sữa mới nhú nên trông đầy vẻ thơ ngây và rất dễ thương.

Chị Ba em cứ hôn hít thằng Cu Tí luôn, vì nó là đứa con trai đầu lòng của chị. Nó vừa mới tập đi. Cứ mỗi chiều gió mát, chị thường ẵm nó ra sân rồi để đứng xuống đất. Chị lùi ra sau một khoảng, vỗ tay kêu: “Cu Tí, Cu Tí lại đây con”. Nó chập chững vài ba bước bươn tới ngã chồm vào lòng chị. Chị dang hai tay đón lấy con và vuốt ve nựng nịu nó. Thấy mọi người cười khen ngợi, thằng Cu Tí hình như lấy làm thích thú, miệng toe toét kêu ba ba.

Em bắt chước chị Ba, ẵm nó để xuống đất rồi cũng lùi lại. Nó chi lo ngước nhìn xung quanh để trông chờ được tán thưởng, đi chưa được mấy bước đã ngã lăn cù, rồi khóc oà lên. Em lật đật đền cho nó một cái bánh lạt. Nó thò tay lấy và cười rạng rỡ ngay, dù nước mắt hãy còn ướt đẫm. Thật đúng là trẻ con. Khóc đó rồi cười đó.

Nhìn thằng Cu Tí, em chợt nghĩ: có lẽ hồi nhỏ mình cũng thế. Mới biết công lao cha mẹ nuôi con từ thuở ấu thơ đến lúc khôn lớn quả thật là to tát dường nào.

Bài văn tả em bé tập nói tập đi số 5

Trong gia đình em có một nàng công chúa nhỏ đáng yêu là bé Ngọc Hân. Em đã được 24 tháng tuổi.

Ngọc Hân thật bụ bẫm nên trông bé như một chú gấu bông xinh xắn, dễ thương. Tóc em là tóc tơ, lưa thưa như những ngọn cỏ non mới mọc bay trong gió. Khuôn mặt Ngọc Hân tròn trịa, bầu bĩnh trông thật đáng yêu. Em có làn da mịn màng, hồng hào như một thiên thần nhỏ dễ thương. Cặp mắt tròn xoe, đen láy dưới hàng lông mi cong và dài của Ngọc Hân ánh lên vẻ thông minh, nhanh nhẹn. Nó khắc sâu vào tâm trí em dễ dàng như sự hồn nhiên, trong sáng của trẻ thơ. Cái mũi của nàng công chúa Ngọc Hân hơi tẹt trông yêu ơi là yêu! Em có má bầu lúm đồng tiền hồng hồng phính ra hai bên như hai quả cà chua khiến ai đi qua cũng chỉ muốn bẹo mấy cái.Trên đôi môi đỏ thắm, chúm chím của Ngọc Hân hay rạng ngời nụ cười tươi tắn y như nụ hoa xinh vừa hé mở. Và mỗi khi nụ hoa ấy bung nở thì để lộ năm cái răng trắng nõn của bé. Em có đôi bàn tay mũm mĩm hình búp măng cứ nắm chặt vào nhau, ngọ nguậy như những con sâu đo. Trên đôi bàn tay trắng trẻo ấy được mẹ đeo cho chiếc lắc vòng bạc óng ánh rất đẹp. Ở nhà, miệng em bi bô suốt ngày không lúc nào nghỉ.

Nàng công chúa nhỏ đáng yêu của em không những dễ thương mà còn rất ngộ nghĩnh. Mỗi lần không vừa ý điều gì hay bị trêu là Ngọc Hân lại giả vờ khóc, úp mặt xuống gối rồi đợi mọi người đi lại ngẩng đầu lên, nom thật buồn cười! Mỗi khi tập đi, mẹ và bà phải đỡ bên cạnh nếu không bé sẽ ngã. Ngọc Hân đi lẫm chẫm, vài bước rồi lại đòi bò. Đặc biệt, mỗi lần ăn em lại tự xúc cháo bằng thìa nhưng đang ăn thì cô bé tinh nghịch này lại vứt thìa và bò đi chơi chỗ khác. Bé mỗi lần ăn lại nhai chóp chép trông thật ngộ! Những lúc như vậy Ngọc Hân lại dang rộng hai chân ra ôm chọn cái mâm. Em thường hay cho bé tập vẽ nhưng mỗi khi vẽ cô bé nghịch ngợm này lại vẽ ra những nét nguệch ngoạc trông rất buồn cười.Những lúc như vậy, Ngọc Hân ngỡ em chê xấu nên lại lăn ra ăn vạ đòi mẹ. Lúc ấy, mắt em húp lại thật đáng yêu! bé rất thích xem phim hoạt hình. Mỗi lần được xem lại reo hò sung sướng.

Em rất yêu quý Ngọc Hân – cô công chúa nhỏ đáng yêu luôn mang lại niềm vui cho ngôi nhà của em.

Bài văn tả em bé tập đi tập nói số 6

Trong gia đình, người mà em yêu quý nhất chính là Huyền - em gái của em. Ở nhà, mọi người gọi Huyền bằng một cái tên rất vui là Cún.

Gia đình em đã tổ chức sinh nhật một tuổi của Cún. Cún rất xinh trong bộ quần áo mà ba đã mua mừng sinh nhật bé. Dù hơi mập nhưng Cún cao và khoẻ mạnh. Bé có gương mật tròn, bầu bĩnh, trông ngộ nghĩnh và dễ thương. Làn da trắng trẻo cùng với đôi má hồng hồng làm cho Cún càng đáng yêu hơn. Đôi mắt bé long lanh, đen láy như chứa đựng những giọt nước. Đôi mắt ấy càng đẹp hơn nhờ hàng mi cong vút.

Cún đang tập nói nên bé rất thích nói. Những tiếng đầu tiên mà bé nói được “ba, má, ông, bà”. Mỗi khi nói một từ nào đó, Cún thường nói liên tục từ đó như "ba. ba, ba” hay “má, má, má” làm cả nhà ai ai cũng thấy vui và buồn cười. Tuy Cún mới nói những từ đơn giản nhưng mỗi lần Cún nói được từ nào thì cả nhà đều vỗ tay hoan hô. Còn em thì thấy rất hạnh phúc mỗi khi nghe Cún gọi: “Thành ! Thành!”. Ở nhà, ai cũng thích dạy Cún múa hát. Mặc dù bé chỉ có thể “a.... a.... i... i...” và múa thì khua khoắng hai tay trông rất buồn cười.

Cún cũng đang chập chững những bước đi đầu tiên. Thoạt đầu, bé phải bám vào tường hoặc ai đó để tập đi. Dần dần, bé bước từng bước một, chậm rãi nhưng không còn phải bám vào đâu cả. Mẹ em thường đặt Cún ở cách chỗ mọi người ngồi khoảng chục mét, Cún đi từ từ đến chỗ mẹ, rồi lại đến chỗ ba, đến chỗ em. Cún cố gắng đi từng bước một. Người bé nghiêng bên này, nghiêng bên kia. Khi đến gần bên em, Cún ào thật nhanh vào lòng em như sợ em chạy mất. Cứ thế, bé tập đi trong tình thương yêu của gia đình. Cún ăn rất nhiều. Một bữa em có thể ăn một bát. Em rất thích ngắm Cún ngủ, bởi lúc đó trông bé rất đáng yêu. Có những lúc ngủ mơ, đôi môi bé nhỏ của Cún lại nở một nụ cười chúm chím. Có lẽ trong giấc mơ của bé luôn đầy niềm vui.

Em rất yêu quý Cún bởi bé rất xinh và dễ thương. Mỗi khi tan học, em chỉ muốn về nhà ngay để được nghe những tiếng “Thành! Thành!” đáng yêu của bé.

Đề bài:Tả cảnh sân trường vào giờ ra chơi

Bài làm

Sân trường vắng lặng, chỉ nghe tiếng chim hót trên cành cây cao và tiếng lá bàng rơi xào rạc. Khi tiếng trống trường giờ ra chơi vang lên “Tùng!Tùng!Tùng” báo hiệu kết thúc một tiết học căng thẳng, cả lớp em nhốn nháo, chạy ào ra khỏi lớp như bầy ong vỡ tổ.

Vào giờ ra chơi, sân trường trở nên ồn ào và náo động. Trường em có hai dãy nhà 2 tầng và hai dãy nhà cấp bốn. Tiêng trống ra chơi vừa dứt, bài dạy cô giáo chưa giảng xong nhưng các bạn học sinh đã nhốn nháo chạy ù ra khỏi sân trường. Khung cảnh đó khiến người ta liên tưởng đến bầy ong từng đàn, từng đàn từ trong chiếc tổ to đùng bay ra ồ ạt, có thể chúng đi vui chơi hoặc chúng đang đi tìm hoa hút mật.

Trên sân trường, các ban học sinh nam rượt đuổi nhanh chạy quanh sân, còn leo lên trên những thân cây cao lớn đùa nghịch nhau, hét hò ầm ĩ. Một số đám con trai thì rủ nhau ra ngoài sân cỏ rộng lớn của xã để đá bóng. Lúc vào lớp thì bạn nào cũng ướt đẫm mồ hôi và quần áo bẩn hết. Bọn con gái thì ngoan hiền hơn, chỉ ngồi tụm năm tụm bảy nói chuyện hoặc ngồi đọc truyện tranh. Bạn kia chưa đọc xong thì bạn khác đã chạy đến giật để đọc.

ta-canh-san-truong-luc-ra-choi

Tả cảnh sân trường vào giờ ra chơi-Văn lớp 6

Lớp em có nhiều nhóm con gái thích chơi trò nhảy dây, cái dây chun rất dài được buộc chắc chắn vào nhau đảm bảo không bị đứt, từng người từng người một lần lượt nhảy từ bên này sang nên kia. Chơi đến lúc nào vào lớp mới chịu thôi. Có một số bạn chơi trò chơi chuyền, ở trong cặp mang đi học có một bộ chuyên gồm 10 que và một quả cà nắm vừa bàn tay để chơi. Các bạn nữ ngồi thành từng hàng và chơi rất đều đặn, quả cà cứ thể tung hứng rất khéo léo để không rơi xuống đất.

Dưới những thân cây bàng, rễ bàng nhô lên xù xì như những con rắn nằm ngổn ngang trên mặt đất. Đó là nơi mà rất nhiều em học sinh lớp 3, 4 ngồi tết tóc cho nhau và ôn lại bài của tiết học sinh.

Chốc chốc chúng em nghe những chú chim đang đậu ở trên cành cây cao và cất tiếng hót líu lo thật vui tai. Ngọn gió từ đâu kéo đến vi vu thổi bay những chiếc lá rơi xuống mặt đất.

Vào giờ ra chơi, tiếng cười đùa vui vẻ, tiếng chạy nhảy tung  tăng và cả tiếng hét hò ầm ĩ vang vọng cả một góc sân. Đó là thời gian để các bạn học sinh giải lao, thư giãn tinh thần để bắt đầu một tiết học mới hiểu quả hơn.

Chúng em rất thích giờ ra chơi, vì được chơi những trò chơi mà mình thích, đặc biệt không phải học bài. Giờ ra chơi nào sân trường chúng em cũng vui vẻ và náo động như thế này.