So sánh các phong trào đông du, đông kinh nghĩa thục , duy tân
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Đưa học sinh du học ở Nhật (từ tháng 10-1905 đến 9 - 1908) số học sinh du học lên tới 200 người.
- Viết sách báo, tổ chức giáo dục, tuyên truyền yêu nước trong thanh, thiếu niên và nhân dân.
Câu hỏi. Tác dụng và kết quả của phong trào Đông Du như thế nào ?
Phong trào Đông Du đã khuấy động một phong trào yêu nước mạnh mẽ và rộng lớn, hàng trăm thanh niên đã sang Nhật học. Thực dân Pháp đã câu kết với quân phiệt Nhật đàn áp, trục xuất những người yêu nước Việt Nam khỏi đất Nhật. Vì vậy, đến tháng 3-1909, phong trào Đông Du tan rã và Hội Duy tân cũng ngừng hoạt động.
Câu hỏi. Trước sự thất bại của phong trào Đông Du đã để lại bài học gì ?
- Chủ trương bạo động là đúng như tư tưởng cầu ngoại viện là sai lầm.
- Xây dựng thực lực trong nước, trên cơ sở thực lực mạnh mà tranh thủ sự hỗ trợ quốc tế chân chính (dựa vào Nhật để đánh Pháp, trong khi đó Nhật - Pháp đều là đế quốc, điều đó thể hiện sự ấu trĩ sai lầm).
2. Đông Kinh nghĩa thục.
Câu hỏi. Đông Kinh nghĩa thục có những hoạt động gì ?
Đông Kinh nghĩa thục đã vận động cải cách văn hóa, xã hội theo lối tư sản, mở trường học ở Hà Nội và các tỉnh Hà Đông, Sơn Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình... dạy các môn Địa lý, Lịch sử, Khoa học thường thức, tổ chức bình văn, xuất bản sách báo, diễn thuyết, tuyên truyền.
Câu hỏi. Đông Kinh nghĩa thục có gì khác với nhà trường đương thời ?
Đông Kinh nghĩa thục hoạt động như một tổ chức cách mạng chứ không chỉ đơn thân làm nhiệm vụ dạy học. Đông Kinh nghĩa thục có sự phân công, phân nhiệm, mục đích rõ ràng.
Câu hỏi. Sự tiến bộ của Đông Kinh nghĩa thục biểu hiện ở điểm nào ?
Đông Kinh nghĩa thục là cuộc vận động cải cách văn hóa nhằm nâng cao lòng yêu nước, truyền bá nội dung học tập mới và nếp sống mới mang màu sắc dân chủ, chống phong kiến.
Câu hỏi. Đông Kinh nghĩa thục có tác dụng như thế nào đối với cuộc vận động giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX?
Đông Kinh nghĩa thục là một tổ chức cách mạng, có phân công, phân nhiệm, mục đích rõ ràng, có cơ sở địa phương.
Đông Kinh nghĩa thục đã nâng cao lòng yêu nước và chí tiến thủ cho quần chúng, truyền bá một nền tư tưởng, học thuật mới, một nếp sống mới, tiến bộ, hỗ trợ phong trào Đông du, Duy tân.
Đông Kinh nghĩa thục chống nền giáo dục cũ, cổ vũ cái mới (học chữ Quốc ngữ), đi phá và lên án phong tục, tập quán lạc hậu.
Đông Kinh nghĩa thục tố cáo tội ác, thức tỉnh đồng bào.
3. Cuộc vận động Duy tân và phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908)
Câu hỏi. So sánh chủ trương của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh có điểm gì giống và khác nhau?
- Giống: Đều mong muốn giành độc lập dân tộc, cải cách đưa đất nước phát triển.
- Khác : với Phan Bội Châu dùng chủ trương bạo động kết hợp với cải cách xã hội để giành độc lập dân tộc, Phan Chu Trinh chủ trương tiến hành vận động cải cách. Cải cách được tiến hành từ hai phía: nhà nước thực dân và tự thân vận động.
+ Đối với nhà nước thực dân: Phan Chu Trinh viết thư gửi toàn quyền Pôn Bô (1906).
+ Đối với quần chúng: ông hô hào mở trường học, khai trí, bài trừ hủ tục, cổ động chấn hưng thực nghiệp.
Câu hỏi. So sánh cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì với Đông Kinh nghĩa thục về mục đích, nội dung và hình thức hoạt động?
Cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì do Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng lãnh đạo có mục đích, nội dung và hình thức hoạt động giống với Đông Kinh nghĩa thục ở ngoài Bắc, nhưng phạm vi hoạt động rộng hơn như mở trường, diễn thuyết về các đề tài sinh hoạt xã hội, tình hình thế giới, tuyên truyền đả phá các phong tục tập quán lạc hậu, đả phá mê tín dị đoan; đã kích quan lại xấu xa, cổ động việc mở mang công thương nghiệp.
Câu hỏi. Hãy cho biết qui mô và mức độ của phong trào chống thuế ở Trung Kì.
Năm 1908, dưới ảnh hưởng trực tiếp của phong trào Duy tân, một phong trào chống đi phu, chống sưu thuế diễn rầm rộ ở Quảng Nam, Quãng Ngãi, rồi lan ra các tỉnh Trung Kì, làm cho thực dân Pháp run sợ thẳng tay đàn áp, bắt bớ, tuyên án xử tử nhiều nhà yêu nước. Phan Châu Trinh bị chúng đày ra Côn Đảo.
Câu hỏi. Em có nhận xét gì về cuộc nổi dậy của nhân dân Trung Kì năm 1908?
Cuộc nổi dậy của nhân dân Trung Kì năm 1908 về thực chất là một phong trào quần chúng công khai đầu tiên ở Việt Nam được dấy lên bởi tư tưởng dân tộc, dân quyền do các sĩ phu Duy tân đầu thế kỉ XX truyền bá.
Phong trào đã thể hiện ro tinh thần và năng lực cách mạng của nông dân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, đồng thời cũng cho thấy những hạn chế của họ khi chưa có sự lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến.
Bài tập 4. Lập bảng thống kê các phong trào yêu nước tiêu biểu đầu thế kỉ XX. Nêu điểm giống nhau và khác nhau của các phong trào trên theo mẫu sau:
Các phong trào | Mục đích | Hình thức và nội dung hoạt động |
Đông du (1905) | Đào tạo nhân tài cho đất nước, chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang. | -Đưa học sinh sang Nhật du học -Viết sách báo tuyên truyền yêu nước. |
Đông Kinh nghĩa thục (1907) | Nâng cao dân trí, bồi, dưỡng nhân tài. | - Mở trường học - Diễn thuyết, bình văn, sách báo. |
-Cuộc vận động Duy tân, -Phong trào chống thuế ở Trung Kì(1908) | -Nâng cao dân trí, -Đấu tranh chống sưu cao, thuế nặng. | -Diễn thuyết đề tài sinh hoạt xã hội, tình hình thế giới. -Khuyến khích kinh doanh công thương nghiệp. |
* Điểm giống: Đều là phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản do các sĩ phu yêu nước đề xướng, lãnh đạo.
* Điểm khác: Hình thức đấu tranh.
- Đông du: Bạo động chống Pháp.
- Duy tân: Ôn hòa.
- Đông Kinh nghĩa thục: Mở các nhà trường, nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài.
II. Phong trào yêu nước trong thời kì Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918).
1. Chính sách của thực dân Pháp ở Đông Dương trong thời chiến.
Câu hỏi. Những thay đổi trong chính sách kinh tế, xã hội của Pháp ở Việt Nam trong thời kì Chiến tranh thế giới thứ nhất?
Năm 1918, Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. Việt Nam trở thành đối tượng để thực dân Pháp vơ vét sức người, sức của phục vụ chiến tranh. Chúng ráo riết bắt nhiều lính thợ đẩy ra chiến trường, phá cây lương thực, trồng cây công nghiệp và đẩy mạnh khai thác mỏ lấy kim loại phục vụ cho chiến tranh; lừa gạt nhân dân mua công trái để bòn rút về tài chính, tất cả đều nhằm cung cấp cho chiến tranh.
Câu hỏi. Những chính sách trên có mặt tích cực và tiêu cực gì?
- Tích cực: Kinh tế Việt Nam khởi sắc, tư bản dân tộc có điều kiện vươn lên, giai cấp công nhân tăng về số lượng.
- Tiêu cực: Lợi nhuận chỉ đê cho Pháp dốc vào chiến tranh, nhân dân ta nói chung càng bần cùng hơn việc bắt nông dân di lính và thu hẹp diện tích trồng lúa làm cho sản xuất ở nông thôn giảm sút, đời sống nhân dân càng thêm khốn khổ; giai cấp công nhân bị bóc lột nặng nề do thực dân Pháp tập trung vào việc phát triển một số ngành công nghiệp phục vụ chiến tranh như khai thác mỏ và các đồn điền trồng cây công nghiệp như thầu dầu, cao su.
2. Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916). Khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên (1917)
Câu hỏi. Trình bày những nét lớn về hai cuộc khởi nghĩa của binh tỉnh ở Huế và Thái Nguyên theo mẫu sau:
Các cuộc khởi nghĩa | Vụ mưu khởi nghĩa ở Huế (1916) | Khởi nghĩa ở Thái Nguyên (1917) |
Nguyên nhân | Pháp mở chiến dịch bắt lính để được sang chiến trường châu Âu. | Binh lính được giác ngộ phối hợp với tù chính trị khởi nghĩa. |
Lãnh đạo | Thái Phiên, Trần Cao Vân mời vua Duy Tân tham gia. | Lương Ngọc Quyến, Trịnh Văn Cấn. |
Diễn biến chính | Dự kiến vào đêm 3 rạng sáng 4-5-1916 tại Huế nhưng bị lộ, mưu khỏi nghĩa không thành. | Giết chết tôn giám binh, phá nhà lao, thả tù chính trị, chiếm các công sở, làm chủ tỉnh lị, nhưng không chiếm được trại lính nên bị phản công. |
Kết quả | Thái Phiên, Trần Cao Vân bị xử tử. Vua Duy Tân bị đày sang châu Phi. | Kéo dài 5 tháng nhưng thất bại. Trịnh Văn cấn tự sát. |
Câu hỏi. Nêu những điểm giống nhau giữa cuộc mưu khởi nghĩa ở Huế và khởi nghĩa của binh lính ở Thái Nguyên ?
Lực lượng tham gia hai cuộc khởi nghĩa đều là binh lính người Việt trong quân đội Pháp. Thành phần lãnh đạo gồm những sĩ phu yêu nước, có tư tưởng tiến bộ.
Câu hỏi. Ý nghĩa của vụ mưu khởi nghĩa ở Huế ?
Mặc dù thất bại, nhưng vì nổ ra ngay tại kinh đô Huế và các tỉnh miền Trung nên phong trào đã có tiếng vang lớn.
Câu hỏi. Ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Thái Nguyên?
Cuộc khởi nghĩa của binh lính và tù chính trị ở Thái Nguyên đà giáng một đòn mạnh vào chính sách “dùng người Việt trị người Việt” của thực dân Pháp; được nhân dân địa phương ủng hộ nhiệt liệt; cổ vũ tinh thần chiến đấu của nhân dân cả nước; nêu cao tinh thần yêu nước và bất khuất của dân tộc ta.
3. Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước.
Câu hỏi. Vì sao Nguyễn Tất Thành lại quyết định ra đì tìm đường cứu nước?
Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh nước nhà rơi vào tay thực dân Pháp. Nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào đấu tranh nổ ra liên tiếp nhưng đều thất bại. Đau xót trước cảnh nước mất, nhà tan; sự thất bại của tác phong trào yêu nước đầu thế kỉ; sự đàn áp, bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm con đường cứu nước mới cho dân tộc.
Câu hỏi. Việc lựa chọn con đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành có gì mới so với các nhà yêu nước chống Pháp trước đó?
Các nhà yêu nước chống Pháp là các sĩ phu phong kiến. Mong muốn của họ là giai phóng dân lộc, thiết lập lại chế độ phong kiến, hoặc là các sĩ phu tân học trẻ tuổi đi theo con đường dân chủ tư sản, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến, chế độ cộng hòa.
Nguyễn Tất Thành đi sang phương Tây để tìm hiểu vì sao nước Pháp thống trị nước mình và thực chất của các từ “Tự do, Bình đẳng, Bác ái”; Xác định con đường cứu nước đúng cho dân tộc.
Câu hỏi. Tại sao Nguyễn Tất Thành không đi theo con đường cứu nước của các vị tiền bối, mà quyết định đi tìm đường cứu nước mới?
Vì Nguyễn Tất Thành không nhất trí với những chủ trương, con đường cứu nước mà các bậc tiền bối đã lựa chọn. Nguyễn Tất Thành đã nhận xét về con đường của các bậc tiền bối đó:
- Phan Bội Châu dựa vào Nhật để đánh Pháp “Đưa hổ cửa trước rước heo cửa sau”.
- Phan Châu Trinh đề nghị Pháp cải cách chẳng khác gì xin giặc rủ lòng thương.
Câu hỏi. Động cơ nào thúc đẩy Nguyễn Tất Thành đi sang phương Tây?
Tìm hiểu xem “nước Pháp và các nước khác làm thế nào, rồi sẽ về giúp đồng bào mình”. Tìm hiểu những bí mật ẩn đằng sau những từ: tự do, bình đẳng, bác ái.
Câu hỏi. Ý nghĩa các hoạt động của Nguyễn Tất Thành là gì?
Những hoạt động của Nguyễn Tất Thành tuy mới chỉ là bước đầu nhưng có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì đã biết gắn liền phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam với phong trào Cộng sản và công nhân Pháp cũng như với phong trào cách mạng thế giới.
Nguyễn Thanh Phong Ko có cái nào là câu trả lời cho câu hỏi của mik. ĐỌc kĩ đề lại nha
Cuộc kháng chiến của nhân ta trên toàn quốc qua các giai đoạn: 1858-1873; 1873-1884; 1885-cuối thế kỉ XIX.
-Phong trào Đông Du:Bạo động vũ trang đánh Pháp, đưa học sang sang Nhật học tập
-Đông Kinh Nghĩa Thục : lập trường dạy các môn khoa học; tổ chức các buổi diễn thuyết, xuất bản các sách tuyên truyền tinh thần yêu nước.
-Cuộc vận động Duy Tân:mở trường dạy học theo đường lối mới, phổ biến chấn hưng thực nghiệp, phổ biến và vận động làm theo thứ mới và tiến bộ
Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục(1907)
Phong trào Đông Du(1904-1909)
Khởi nghĩa Thái Nguyên(1917-1918)
Cuộc vận động Duy Tân(1906-1908)
Phong trào chống thuế ở Trung Kỳ(1908)
Phong trào | Mục đích | Hình thức và nội dung hoạt động chủ yếu |
Phong trào Đông du (1905 - 1909) | Mục đích lập ra một nước Việt Nam độc lập. |
Năm 1904, Phan Bội Châu lập ra Hội Duy tân với mục đích lập ra nước Việt Nam độc lập. - Năm 1905, phong trào Đông Du bắt đầu được thực hiện bằng việc đưa học sinh sang Nhật học tập (có đợt lên đến 200 học sinh). - Tháng 9 - 1908, Nhật trục xuất học sinh Việt Nam về nước (Do Pháp - Nhật câu kết với nhau). - Tháng 3 - 1909, Phan Bội Châu bị buộc rời khỏi Nhật Bản. => Phong trào Đông Du thất bại, hội Duy Tân cũng ngừng hoạt động |
Đông Kinh nghĩa thục (1907) | nâng cao lòng yêu nước, tự hào dân tộc và chí tiến thủ cho quần chúng, “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”; truyền bá một nền tư tưởng học thuật mới và một nếp sống văn minh tiến bộ; cổ xúy và xây dựng một nền giáo dục mới, tiến bộ, đưa lại sự tiến hóa cho dân tộc. |
Tháng 3 - 1907, Lương Văn Can, Nguyễn Quyền lập trường học lấy tên là Đông Kinh nghĩa thục, trường dạy các môn khoa học; tổ chức các buổi diễn thuyết, xuất bản sách báo tuyên truyền tinh thần yêu nước... - Phạm vi hoạt động khá rộng: Hà Nội, Hà Đông, Sơn Tây, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình... Tuy nhiên, đến tháng 11 - 1907, thực dân Pháp ra lệnh đóng cửa trường. - Thông qua các hoạt động, Đông Kinh nghĩa thục góp phần thức tỉnh lòng yêu nước, truyền bá tư tưởng dân chủ, dân quyền và một nền văn hóa mới ở nước ta.
|
Cuộc vận động Duy Tân và phong trào chống thuế ở Trung Kì (1908) |
mục đích:Xây dựng Việt Nam hùng mạnh,có kinh tế phát triển,chính trị tiến bộ,cải cách văn hóa-xã hội,đấu tranh làm đất nước thêm phát triển,... nội dung hình thức a) Cuộc vận động Duy tân: - Diễn ra mạnh nhất ở các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định... Người khởi xướng là Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng... - Nội dung của phong trào: mở trường dạy học theo lối mới, hô hào chấn hưng thực nghiệp, phổ biến và vận động làm theo cái mới, cái tiến bộ. Mục b b) Phong trào chống thuế ở Trung Kì: - Khi cuộc vận động Duy tân lan tới vùng nông thôn, đúng vào lúc nhân dân Trung Kì đang điêu đứng vì chính sách áp bức bóc lột của đế quốc và phong kiến, đã làm bùng lên phong trào chống thuế sôi nổi. - Phong trào đã bị thực dân Pháp đàn áp đẫm máu. * Nhận xét: Tính chất, hình thức của phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX: phong trào yêu nước mang màu sắc dân chủ tư sản, hình thức bạo động và cải cách mạng
|
phong trào | mục đích | hình thức và nội dung hoạt động chủ yếu |
phong trào đông du(1905-1909) | lập ra 1 nước việt nam độc lập | -hình thức :vũ trang -sang nhật nhờ giúp khí giới,tiền bạc để đánh pháp.người nhật chỉ hứa đào tạo cán bộ cho cuộc bạo động vũ trang sau này.hội phát động tham gia phong trào đông du. |
phong trào đông kinh nghĩa thục (1907) | vận động cải cách văn hoá xã hội theo lối tư sản | -hình thức :cải cách -lương văn can,nguyễn quyền ,lê đại,....vv mở 1 trường học tại hà nội.chương trình học gồm các bài về địa lí ,lịch sử ,khoa học thường thức.các nhà nho tiến bộ còn tổ chức các buổi bình văn và xuất bản sách báo .nhằm bồi dưỡng nâng cao lòng yêu nước,truyền bá nội dung học tập là nếp sống mới |
cuộc vận động duy tân và phong trào chống thuế ở trung kì (1908) | gần giống phong trào đông kinh nghĩa thục | -hình thức cải cách |
Các phong trào đông du, đông kinh nghĩa thục và duy tân là những phong trào cách mạng của Việt Nam trong thời kỳ đầu thế kỷ 20. Tuy có nhiều điểm tương đồng, nhưng cũng có những khác biệt.
Phong trào đông du được khởi xướng bởi Phan Bội Châu vào năm 1905, với mục đích tìm kiếm sự giúp đỡ của Nhật Bản để đánh đuổi thực dân Pháp khỏi Việt Nam. Phong trào này tập trung vào việc tuyên truyền ý chí độc lập và tinh thần yêu nước cho người Việt Nam.
Phong trào đông kinh nghĩa thục được khởi xướng bởi Phan Châu Trinh vào năm 1917, với mục đích cải cách chính quyền và xây dựng một xã hội dân chủ. Phong trào này tập trung vào việc tuyên truyền ý chí dân chủ và tinh thần tự do cho người Việt Nam.
Phong trào duy tân được khởi xướng bởi Phan Châu Trinh và Phan Bội Châu vào năm 1906, với mục đích cải cách giáo dục và xây dựng một xã hội hiện đại. Phong trào này tập trung vào việc tuyên truyền ý chí cải cách và tinh thần tiến bộ cho người Việt Nam.
Tất cả các phong trào này đều có mục đích chung là đấu tranh cho độc lập, tự do và phát triển của Việt Nam. Tuy nhiên, phong trào đông du tập trung vào việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ Trung Quốc, trong khi phong trào đông kinh nghĩa thục và duy tân tập trung vào việc cải cách và xây dựng một xã hội dân chủ và hiện đại.
Ngoài ra, phong trào đông kinh nghĩa thục và duy tân cũng có sự khác biệt về phương pháp đấu tranh. Phong trào đông kinh nghĩa thục tập trung vào việc tuyên truyền và phổ biến ý chí dân chủ, trong khi phong trào duy tân tập trung vào việc cải cách giáo dục và xây dựng một xã hội hiện đại.
-> Các phong trào đông du, đông kinh nghĩa thục và duy tân đều có mục đích chung là đấu tranh cho độc lập, tự do và phát triển của Việt Nam, tuy nhiên, có những khác biệt về mục tiêu và phương pháp đấu tranh.