K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 4 2023

Em hỏi đàng hoàng vào nhé!

Tham khảo 
 

I.  KHÁI NIỆM VÀ CÁC DẠNG ĐỘT BIẾN GEN

1.Khái niệm:

Trong phần khái niệm các em cần chú ý  phân biệt được khái niệm đột biến gen - đột biến điểm và thể đột biến 

Đột biến gen là những biến đổi nhỏ trong cấu trúc của gen ( ADN ) liên quan đến một hoặc một số cặp nucleotitĐôt biến điểm là những biến đổi chỉ liên quan đến một cặp nucleotit của genThể đột biến là những cá thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hìnhNhân tố gây nên đột biến gọi là tác nhân đột biến. Trong chọn giống, người ta chủ động dùng tác nhân đột biến tác động:

                Tác động trực tiếp lên vật chất di truyền →→ tạo ra đột biến với tần số cao

                 Định hướng lên một số gen cần thiết để tạo những sản phẩm tốt phục vụ cho đời sống

Trong tự nhiên, đột biến gen có thể xảy ra ở các gen trong tế bào sinh dưỡng và sinh dục nhưng với tần số thấp 10-6 – 10-4.

2. Các dạng đột biến điểm

 Thay thế một cặp nucleotit: Một cặp nucleotit trong gen được thay thế bằng một cặp nucleotit khác . Đột biến thay thế có thể xảy ra các trường hợp: 

 Đột biến đồng nghĩa : Thay thế nucleotit này bằng một nucleotit khác nhưng không làm thay đổi axit amin Đột biến sai nghĩa : Thay thế nucleotit này bằng một nucleotit khác  làm thay đổi axit amin do mARN mã hóa  Đột biến vô nghĩa : Thay thế nucleotit này bằng một nucleotit khác dẫn đến làm biến đổi bộ ba mã hóa axit amin thành bộ ba kết thúc . 

Mất hoặc thêm một cặp nucleotit : Khi đột biến làm mất hoặc thêm một cặp nucleotit trong gen thì sẽ dẫn đến hiện tượng mã di truyền bị đọc sai từ vị trí xảy ra đột biến . Và làm thay đổi trình tự axit amin trong chuỗi polipeptit làm thay đổi cấu trúc của protein

 

II.  NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ PHÁT SINH ĐỘT BIẾN

1.  Nguyên nhân

Tác động của các tác nhân vật lý, hóa học, sinh học hoặc do các rối loạn sinhlí hóa sinh của tế bào . 

2.  Cơ chế phát sinh đột biến gen

a. Sự kết cặp không đúng trong nhân đôi AND

Bazo nito dạng thường có thể hỗ biến thành bazo nito dạng hiếm, kết cặp không đúng trong quá trình nhân đôi ADN dẫn đến phát sinh đột biến genGen ở trạng thái tiền đột biến, nếu không được sửa sai thì sau  lần nhân đôi tiếp theo sẽ phát sinh đột biến gen

b.      Tác động của tác nhân gây đột biến

Tác nhân vật lý: Tia tử ngoại UV có thể làm cho hai bazo Timin trên cùng một mạch liên kết với nhau đẫn đến phát sinh đột biến gen Tác nhân hóa học như 5 brôm uraxin (5-BU) là chất đồng đẳng của Timin gây ra đột biến thay thế A - T bằng G - X . Tác nhân sinh học: virut,…

Tham khảo:

Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của genĐột biến gen thường liên quan tới một cặp nuclêôtit (gọi là đột biến điểm) hoặc một số cặp nuclêôtit xảy ra tại một điểm nào đó trên phân tử ADN. -  3 dạng đột biến gen (đột biến điểm) cơ bản : Mất, thêm, thay thế một hoặc một số cặp nuclêôtit.

Tác nhân gây đột biến có thể là các chất hóa học (thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ,...), các tác nhân vật lý như tia phóng xạ (Tia X, Tia α, Tia β...) hoặc các tác nhân sinh học như virus có trong cơ thể hoặc môi trường bên ngoài cơ thể. Đột biến gen có thể xảy ra ở tế bào xôma (tế bào sinh dưỡng) và tế bào sinh dục.

 

4 tháng 3 2018

Đáp án D

Nguyên nhân của đột biến gen là do:

- Đột biến gen phát sinh do sự rối loạn trong quá trình tự sao chép ADN dưới tác động của các yếu tố tự nhiên.

- Con người gây đột biến nhân tạo bằng các tác nhân vật lý hoặc hóa học

4 tháng 6 2018

- Các tia phóng xạ khi xuyên qua các mô, chúng tác động trực tiếp hoặc gián tiếp lên ADN trong tế bào gây ra đột biến gen hoặc làm chấn thương NST gây ra đột biến NST.

- Người ta sử dụng tia phóng xạ để gây đột biến ở thực vật theo những cách: chiếu xạ với liều lượng và cường độ thích hợp vào hạt nảy mầm, đỉnh sinh trưởng của thân và cành, hạt phấn, bầu nhụy, vào mô thực vật nuôi cấy.

- Tia tử ngoại không có khả năng xuyên sâu như tia phóng xạ nên dùng để xử lí các đối tượng có kích thước bé.

- Sốc nhiệt là sự tăng hoặc giảm nhiệt độ môi trường một cách đột ngột. Sốc nhiệt làm cho cơ chế tự bảo vệ sự cân bằng của cơ thể không kịp điều chỉnh nên gây chấn thương trong bộ máy di truyền hoặc làm tổn thương thoi phân bào gây rồi loạn sự phân bào, thường phát sinh đột biến NST.

17 tháng 1 2017

Đáp án A

Ta nhận thấy so với NST ban đầu, NST sau đột biến bị mất đoạn ABC. Đây là dạng đột biến thường gây chết hoặc giảm sức sống.

20 tháng 9 2018

Chọn A

Ta nhận thấy so với NST ban đầu, NST sau đột biến bị mất đoạn ABC. Đây là dạng đột biến thường gây chết hoặc giảm sức sống.

1 tháng 4 2017

Đáp án A

Ta nhận thấy so với NST ban đầu, NST sau dột biến bị mất đoạn  ABC. Đây là dạng đột biến mất đoạn nên gây hậu quả là thường gây chết hoặc giảm sức sống.

18 tháng 5 2018

Đáp án A

Một NST ban đầu có trình tự gen là ABCD. EFGH. Sau đột biến, NST có trình tự là: D.EFGH. Dạng đột biến này là mất đoạn NST, thường gây ra hậu quả chết hoặc giảm sức sống

31 tháng 8 2018

Đáp án A

Một NST ban đầu có trình tự gen là ABCD. EFGH. Sau đột biến, NST có trình tự là: D.EFGH. Dạng đột biến này là mất đoạn NST, thường gây ra hậu quả chết hoặc giảm sức sống

17 tháng 6 2018

Đáp án B

Phương pháp:

Sử dụng công thức: A-B- = 0,5 + aabb; A-bb/aaB- = 0,25 – aabb

Hoán vị gen ở 1 bên cho 7 loại kiểu gen

Giao tử liên kết = (1-f)/2; giao tử hoán vị: f/2

Ở ruồi giấm không có HVG

Cách giải:

A-B-D-H-XEY = 8,25% -> A-B-D-H- = 0,0825:0,25 = 0,33

Vì ở ruồi giấm không có HVG nên ab/ab = 0 -> A-B- = 0,5; A-bb = aaB- = 0,25

-> D-E- = 0,33 : 0,5 = 0,66 -> de/de = 0,66 – 0,5 = 0,16 -> de = 0,32 -> f = 36% (phải có HVG vì nếu không có HVG thì D-E- = 0,75)

D-ee = ddE- = 0,75 – A-B- = 0,09

I sai, nếu có HVG số kiểu gen tối đa là 7x7x4=196

II đúng

III đúng, số cá thể cái mang tất cả các tính trạng trội là 0,33 x 0,5 = 0,165

IV sai, vì không có kiểu gen ab/ab nên tỉ lệ lặn và tất cả các tính trạng là 0

3 tháng 7 2019

Đáp án A

Một NST ban đầu có trình tự gen là ABCD. EFGH. Sau đột biến, NST có trình tự là: D.EFGH. Dạng đột biến này là mất đoạn NST, thường gây ra hậu quả chết hoặc giảm sức sống.