4. Trình bày đặc điểm địa hình việt Nam.
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
1.
a) Về tự nhiên:
- Vị trí địa lí quy định đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta mang tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
+ Tính nhiệt đới: do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới bán cầu Bắc nên nhận được lượng nhiệt lớn.
+ Tính ẩm: do tiếp giáp biển Đông - nguồn dự trữ nhiệt ẩm dồi dào, đã làm cho thiên nhiên nước ta mang tính hải dương, lượng mưa và độ ẩm lớn, thiên nhiên giàu sức sống.
+ Gió mùa: nước ta nằm trong vùng hoạt động của gió Tín Phong và gió mùa châu Á điển hình nên khí hậu có hai mùa rõ rệt.
- Việt Nam nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và đại dương, liền kề vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, trên đường di cư, di lưu của nhiều loài động thực vật ⟶ tài nguyên khoáng sản và sinh vật phong phú.
- Vị trí địa lí kết hợp hình dạng lãnh thổ làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa đa dạng theo chiều Bắc – Nam, Đông – Tây, theo độ cao, theo mùa.
- Nước ta nằm trong vùng chịu ảnh hưởng nhiều thiên tai (bão, lũ, hạn hán... xảy ra hằng năm) gây nhiều thiệt hại về người và tài sản
b) Về kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng:
- Kinh tế:
+ Vị trí nước ta nằm trên ngã tư đường hàng hải, hàng không quốc tế, với các tuyến đường bộ, đường sắt xuyên Á ⟶ tạo điều kiện giao lưu với các nước trong khu vực và thế giới.
+ Là cửa ngõ ra biển của Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan, Tây Nam Trung Quốc.
+ Nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển sôi động, là điều kiện để hội nhập, hợp tác, chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý...với các nước.
⟹ Vị trí địa lí thuận lợi của nước ta có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển các ngành kinh tế, các vùng lãnh thổ, tạo điều kiện thực hiện chính sách mở cửa, hội nhập, thu hút vốn đầu tư nước ngoài
- Văn hóa – xã hội: có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hóa – xã hội với các quốc gia trong khu vực ⟶ tạo điều kiện chung sống hòa bình, hợp tác hữu nghị và cùng phát triển với các nước láng giềng và các nước trong khu vực Đông Nam Á.
- An ninh - quốc phòng: nước ta nằm ở vị trí đặc biệt quan trọng ở khu vực Đông Nam Á, khu vực năng động, nhạy cảm với những biến động chính trị trên thế giới. Biển Đông là một hướng chiến lược quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế và bảo vệ đất nước.
2.
Đặc điểm khí hậu:
- Nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa:
+ Nhiệt độ trung bình năm trên cả nước đều trên 200C, đạt tiêu chuẩn khí hậu nhiệt đới.
Tổng lượng bức xạ nhận được rất lớn, cán cân bức xạ quanh năm dương (khoảng 75kcal/cm2 /năm). Số giờ nắng từ 1400 – 3000h/năm.
+ Lượng mưa lớn (1500 – 2000 mm), độ ẩm cao (>80%).
+ Việt Nam nằm trong khu vực châu Á gió mùa điển hình, chịu tác động của các khối khí hoạt động theo mùa với hai mùa gió chính: gió mùa mùa đông và gió mùa mùa hạ.
- Khí hậu có sự phân hóa đa dạng:
+ Phân hóa theo chiều Bắc - Nam, Đông - Tây.
+ Phân hóa theo độ cao.
- Khí hậu diễn biến thất thường, có nhiều thiên tai (bão, lũ).
3.
Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam:
- Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:
+ Đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích.
+ Trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85%, địa hình cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1%.
- Cấu trúc địa hình khá đa dạng:
+ Địa hình nước ta có cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ hóa, tạo nên sự phân bậc rõ rệt theo độ cao, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và phân hóa đa dạng.
+ Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:
● Hướng Tây Bắc – Đông Nam thể hiện rõ rệt từ hưu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.
● Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và khu vực Trường Sơn Nam,
- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa:
+ Xâm thực mạnh ở miền đồi núi.
+ Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông.
- Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người:
+ Con người nổ mìn khai thác đá, phá núi làm đường (hầm đèo Hải Vân)
+ Đắp đê ngăn lũ, đồng bằng sông Hồng với hệ thống đê điều dày đặc, làm phân chia thành địa hình trong và ngoài đê.
+ Phá rừng đầu nguồn, gây nên hiện tượng đất trượt đá lở; xây dựng nhà máy thủy điện…
General features of Vietnam's topography: - Hilly and mountainous area accounts for most of the area, but mainly low hills: + Hilly and mountainous area accounts for of the territory, and plain only ¼ of the area. + On a national scale, lowland and low mountainous terrain (below 1000m) accounts for 85%, high terrain (over 2000m) only accounts for 1%
tham khảo-1-
- Sinh vật rất phong phú và đa dạng. + Đa dạng về thành phần loài và gen. + Đa dạng về kiểu hệ sinh thái. + Đa dạng về công dụng và sản phẩm. ----------4 Trả lời + Đặc điểm khí hậu của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: Tính nhiệt đới bị giảm sút mạnh mẽ, có mùa đông lạnh nhất nước, thời tiết vào mùa đông thường biến động. ' - Mùa đông có mưa phùn, gió bấc, nhiệt độ có thể xuống dưới 5°c ở đồng bằng và dưới o°c ở miền núi. Mùa hạ nóng ẩm, có tiết mưa ngâu vào giữa tháng 8.
- Đặc điểm: Địa hình Caxtơ là địa hình đặc biệt của vùng núi đá vôi. Các ngọn núi ở đây thừng lởm chởm, sắc nhọn. Địa hình chủ yếu là các hang động rộng và dài trong các khối núi. Đó là những cảnh đẹp tự nhiên, thu hút nhiều khách du lịch tham quan.
- Ở Việt Nam địa hình Caxtơ chủ yếu có ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ. Một số cảnh đẹp tiêu biểu địa hình Caxtơ tạo ra như động Phong Nha, động Tam Thanh, vùng Vịnh Hạ Long,…
Tham khảo
- Việt Nam nằm ở rìa đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á. Trên đất liền, nước ta có chung đường biên giới với ba quốc gia (Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia) và có chung Biển Đông với nhiều nước.
- Hệ tọa độ địa lí:
+ Tọa độ trên đất liền: theo chiều bắc - nam từ 23°23′B đến 8°34′B, theo chiều đông - tây từ 109°24′Đ đến 102°09′Đ.
+ Tọa độ địa lí trên biển: Phía Đông 117°20’Đ, phía Nam 6°50'B và phía Tây 101°Đ.
- Nước ta nằm ở vị trí nội chí tuyến bán cầu Bắc; trong khu vực châu Á gió mùa; nơi tiếp giáp giữa đất liền và đại dương, liền kề với vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương và vành đai sinh khoáng Địa Trung Hải.
- Việt Nam nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế, là cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á hải đảo.
Vị trí địa lí của Việt Nam :
- Việt Nam nằm ở rìa phía Đông của bán đảo Đông Dương, gần trung tâm khu vực Đông Nam Á.
- Nằm ở vị trí nội chí tuyến trong khu vực châu Á gió mùa.
- Nằm trên ngã tư đường hàng hải và hàng không quốc tế.
- Cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa và hải đảo.
- Tiếp giáp :
+ Phía Bắc : giáp Trung Quốc
+ Phía Tây : giáp Lào và Campuchia
+ Phía Đông và Nam : giáp biển Đông
Địa hình và Địa hình Biển Đông:
Bắc Nam Sông Hồng: Nằm ở phía Đông Bắc, với vùng đồng bằng rộng lớn của Sông Hồng, nơi tập trung dân cư đông đúc và hoạt động kinh tế chính.Miền Trung: Với các dãy núi rừng phong phú như dãy Trường Sơn, nơi có các động, thác nước, và di sản thiên nhiên quan trọng.Nam Bộ: Vùng đất phong phú, với nền văn hóa lâu đời, có thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh.Vị trí Đối Lập giữa Trung Quốc và Đông Nam Á:
Nằm giữa Trung Quốc về phía Bắc và Đông Nam Á về phía Nam. Điều này đã có ảnh hưởng lớn đến lịch sử, văn hóa và kinh tế của quốc gia.Biên giới và Địa lý Biển:
Đối mặt với Biển Đông và Biển Đông mở ra cơ hội phát triển kinh tế biển lớn.Vị trí Địa lý Quốc tế:
Việt Nam nằm ở vị trí địa lý quan trọng, gần các thị trường lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Điều này làm cho Việt Nam trở thành một điểm đến hấp dẫn cho hoạt động thương mại và đầu tư.Địa lý đa dạng:
Đất đai đa dạng với núi non, rừng rậm, đồng bằng và các dải ven biển đa dạng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, công nghiệp và du lịch.Có ảnh hưởng vùng lân cận:
Đất nước giữa khu vực Đông Á, vị trí này là cầu nối quan trọng giữa các quốc gia láng giềng.Vị trí địa lý của Việt Nam không chỉ ảnh hưởng đến nền văn hóa và lịch sử của đất nước mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định chiến lược kinh tế, chính trị và quốc phòng của quốc gia.
Tham khảo
(*) Lựa chọn: Trình bày đặc điểm: địa hình phần lớn là đồi núi
(*) Trình bày:
- Việt Nam có khoảng 3/4 diện tích lãnh thổ đất liền là địa hình đồi núi, kéo dài từ vùng Tây Bắc xuống đến Đông Nam Bộ. Trong đó:
+ Đồi núi thấp có độ cao dưới 1000 m chiếm 85% diện tích;
+ Các miền núi cao trên 2 000 m chỉ chiếm 1% diện tích cả nước.
+ Ở nhiều vùng, núi lấn ra sát biển hoặc bị nước biển nhấn chìm tạo thành các đảo ven bờ.
- Địa hình đồng bằng chiếm 1/4 diện tích đất liền, bao gồm đồng bằng châu thổ và đồng bằng ven biển. Trong đó:
+ Đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng là hai đồng bằng châu thổ có diện tích lớn nhất.
+ Dải đồng bằng ven biển miền Trung tương đối nhỏ hẹp và bị chia cắt bởi các nhánh núi của dãy Trường Sơn đâm ngang ra biển.
Địa lý Việt Nam là các đặc điểm địa lý của nước Việt Nam, một quốc gia nằm ở rìa phía đông bán đảo Đông Dương , trung tâm khu vực Đông Nam Á . Diện tích Việt Nam là 331.212 km². Biên giới Việt Nam trên đất liền dài 4.639 km, giáp với vịnh Thái Lan ở phía tây nam , vịnh Bắc Bộ và biển Đông ở phía đông, Tàu Khữa ( Trung Quốc ) ở phía bắc, Lào và Campuchia ở phía tây. Hình dáng Việt Nam trên bản đồ có dạng hình chữ S , khoảng cách từ bắc tới nam (theo đường chim bay) là 1.650 km và vị trí hẹp nhất theo chiều đông sang tây nằm ở Đồng Hới ( Quảng Bình ) với chưa đầy 50 km. Đường bờ biển dài 3.260 km không kể các đảo . Ngoài vùng nội thủy , Việt Nam tuyên bố 12 hải lý lãnh hải, thêm 12 hải lý vùng tiếp giáp lãnh hải, 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế và cuối cùng là thềm lục địa . Vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam chiếm diện tích khoảng 1.000.000 km² biển Đông.
Địa hìnhViệt Nam là một quốc gia nhiệt đới với địa hình phần lớn là đồi núi (chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ), chủ yếu là đồi núi thấp, đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích . Tính trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1.000 m) chiếm tới 85% diện tích. Địa hình núi cao (trên 2.000 m) chỉ chiếm 1% diện tích cả nước. Câu trúc địa hình khá đa dạng nhờ vận động Tân kiến tạo làm trẻ lại, tạo nên sự phân bậc rõ rệt theo độ cao , thấp dần từ tây bắc xuống đông nam. Đất đai có thể dùng cho nông nghiệp chiếm chưa tới 20%. Đất nước bị chia thành miền núi, vùng đồng bằng sông Hồng ở phía bắc ; dãy Trường Sơn , Tây Nguyên , đồng bằng duyên hải miền trung, và đồng bằng sông Cửu Long ở phía nam.
Đồng bằng ven biểnPhân chia đồng bằng và vùng miền Việt Nam
Những vùng đồng bằng thấp và phẳng ven biển trải dài từ phía nam đồng bằng sông Hồng tới châu thổ sông Cửu Long. Ở phía đất liền, dãy Trường Sơn mọc dựng đứng trên bờ biển, các mũi của nó ở nhiều chỗ chạy xiên ra biển. Nói chung mảnh đất ven biển khá màu mỡ và được canh tác dày đặc.
Biển Đông là một vùng biển lớn, tương đối kín, thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á. Biển Đông rộng gấp nhiều lần phần đất liền và có giá trị to lớn về nhiều mặt. Cần phải có kế hoạch khai thác và bảo vệ biển tốt hơn để góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước.
Đồng bằng Sông Cửu LongCánh đồng lúa ở Cái Mơn , Bến Tre
Vùng đồng bằng sông Cửu Long là vùng cực nam của Việt Nam, còn được gọi là Vùng đồng bằng sông Mê Kông , Vùng đồng bằng Nam Bộ , Vùng Tây Nam Bộ , Cửu Long hoặc theo cách gọi của người dân Việt Nam ngắn gọn là Miền Tây , có 1 thành phố trực thuộc trung ương là thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh : Long An , Tiền Giang , Bến Tre , Vĩnh Long , Trà Vinh , Hậu Giang , Sóc Trăng , Đồng Tháp , An Giang , Kiên Giang , Bạc Liêu và Cà Mau . Theo số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam năm 2019 , Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng có tổng diện tích các tỉnh , thành phố trực thuộc Trung ương lớn nhất Việt Nam (40.547,2 km² và có tổng dân số toàn vùng là 17.273.630 người . Đồng bằng sông Cửu Long chỉ chiếm 13% diện tích cả nước nhưng chiếm gần 18% dân số cả nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn cả nước (năm 2015 tăng 7,8% trong khi cả nước tăng 6,8%) . Chỉ riêng lúa đã chiếm 47% diện tích và 56% sản lượng lúa cả nước; xuất khẩu gạo từ toàn vùng chiếm tới 90% sản lượng . Chưa kể thủy sản chiếm 70% diện tích, 40% sản lượng và 60% xuất khẩu cả nước,... Tuy nhiên, Đồng bằng sông Cửu Long đứng về phương diện thu nhập vẫn còn nghèo hơn cả nước : thu nhập bình quân đầu người với mức 40,2 triệu đồng (cả nước là 47,9 triệu đồng/người/năm ).
Sông HồngSông Hồng , bắt nguồn từ tỉnh Vân Nam , Tung Quở ( Trung Quốc ) dài khoảng 1.200 km . Hai hợp lưu là sông Lô và sông Đà cùng góp phần vào lưu lượng hàng năm trung bình lên tới 3.000 mét khối mỗi giây . Con số này có thể tăng lên gấp 60 lần vào mùa mưa . Vùng châu thổ dựa lưng vào vùng trung du và thượng du núi non. Cao độ của vùng châu thổ chỉ khoảng hơn ba mét so với mực nước biển, thậm chí đa phần chỉ là một mét hay còn thấp hơn nữa . Vì là đất thấp nên châu thổ hay bị lũ lụt ; ở một số nơi mức nước lụt đã từng dâng ngập làng mạc dưới 14 mét nước . Qua nhiều thế kỷ , việc phòng lụt đã trở thành một công việc gắn liền với văn hóa và kinh tế của vùng . Hệ thống đê điều và kênh mương rộng lớn đã được xây dựng để chứa nước sông Hồng và để tưới tiêu cho vùng châu thổ giàu lúa gạo này cùng để tháo nước khi bị lụt . Hệ thống này sau nhiều thế hệ đã góp phần duy trì mật độ dân số cao ở đồng bằng sông Hồng và làm tăng gấp đôi diện tích có thể canh tác lúa nước ở đây.Trung du và miền núiPhía Đông Bắc , Tây Bắc và Tây Việt Nam là vùng miền núi và trung du bao gồm nhiều dãy núi , khối núi , cao nguyên và các đồi . Đây là nơi sinh sống của nhiều nhóm dân tộc thiểu số . Dãy núi lớn ở đây là Hoàng Liên Sơn ở miền Bắc và Trường Sơn ở miền Trung . Nhiều ngọn núi có độ cao trên 2.000 mét , trong đó Fansipan là ngọn cao nhất , lên tới 3.143 mé t . Ở vùng Đông Bắc và miền Trung , nhiều dãy núi chạy ra biển , tạo thành những cảnh quan tự nhiên tráng lệ , hùng vĩ .
Đồng bằng sông Hồng có hình tam giác với diện tích 15.000 km vuông , hơi nhỏ hơn nhưng lại đông dân hơn đồng bằng sông Cửu Long. Thời trước nó là một vịnh nhỏ của vịnh Bắc Bộ , dần dần được bồi đắp nhờ khối lượng phù sa lắng đọng khổng lồ của các con sông thuộc hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình , qua hàng nghìn năm khiến mỗi năm lấn thêm ra biển khoảng một trăm mét . Đây là nơi sinh sống của tổ tiên người Việt . Trước năm 1975 , đồng bằng sông Hồng chiếm 70% sản lượng nông nghiệp và 80% sản lượng công nghiệp miền bắc Việt Nam .
Đồng bằng sông Cửu Long, với diện tích 40.000 km² , là một đồng bằng thấp. Mọi vị trí trên đồng bằng này không cao hơn 3 mét so với mực nước biển . Đồng bằng bị chia cắt dọc ngang bởi nhiều con kênh và các con sông . Con sông mang nặng phù sa trên mọi nhánh chằng chịt của nó làm cho đồng bằng hàng năm tiến thêm về phía biển 60 đến 80 mét . Các con sông bồi đắp nên đồng bằng này thuộc hệ thống sông Cửu Long và hệ thống sông Đồng Nai . Một nguồn thông tin chính thức của Việt Nam ước tính rằng khối lượng phù sa lắng động hàng năm là khoảng 1 tỷ mét khối, hay gần gấp 13 lần khối lượng phù sa lắng đọng của sông Hồng . Khoảng 10.000 km² đồng bằng hiện được dùng cho canh tác lúa gạo , biến đây trở thành một trong những vùng sản xuất lúa gạo lớn trên thế giới . Mũi phía nam, được gọi là mũi Cà Mau , hay mũi Bãi Bung, là nơi có mật độ rừng rậm cao và các đầm lầy đước .
Tàu Khữa với Tung Quở nói cho vui thôi
Lên cô bảo trình bày đừng nói ( Hoặc nói cũng được cho vui:) )