K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

14 tháng 5 2022

Đáp án D

Câu 10.  Nguồn tài nguyên hiện nay đang có nguy cơ cạn kiệt làm ảnh hưởng lớn đến khí hậu toàn cầu là A. đất đai.                       B. rừng.             C. khoáng sản.                 D. nguồn nước. Câu 11. Thảm thực vật tiêu biểu của môi trường nhiệt đới là    A. rừng rậm xanh quanh năm                               B. thực vật...
Đọc tiếp

Câu 10.  Nguồn tài nguyên hiện nay đang có nguy cơ cạn kiệt làm ảnh hưởng lớn đến khí hậu toàn cầu là A. đất đai.                       B. rừng.             C. khoáng sản.                 D. nguồn nước. Câu 11. Thảm thực vật tiêu biểu của môi trường nhiệt đới là    A. rừng rậm xanh quanh năm                               B. thực vật nửa hoang mạc                 C. xavan                                                                D. rừng thưa.                  Câu 12. Môi trường xích đạo ẩm không có đặc điểm nào dưới đây? A. Nhiệt độ trung bình khoảng 250C.  B. Lượng mưa trung bình năm từ 1500-2500mm. C. Độ ẩm trung bình năm trên 80%.      D. Càng gần xích đạo lượng mưa càng giảm. Câu 13. Sự thất thường trong chế độ mưa ở môi trường nhiệt đới gió mùa đã gây ra thiên tai nào sau đây?    A. Động đất, sóng thần                                             B. Bão, lốc.                 C. Hạn hán, lũ lụt.                                                     D. Núi lửa. Câu 14. “Nhiệt độ, lượng mưa thay đổi theo mùa gió và thời tiết diễn biến thất thường”. Đặc điểm trên nói về môi trường tự nhiên nào?    A. Môi trường xích đạo ẩm.                                    B. Môi trường nhiệt đới gió mùa.    C. Môi trường nhiệt đới.                                           D. Môi trường ôn đới.

0
11 tháng 5 2021

Tuyên truyền nâng cao ý thức người dân về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường.

Tăng cường quản lí nhà nước, thể chế và pháp luật bảo vệ môi trường.

Trồng cây xanh, trồng rừng tăng diện tích rừng phòng hộ.

Xây dựng bể xử lí chất thải từ các khu dân cư, nhà máy.

Xây dựng hệ thống hút bụi tại các khu công nghiệp.

Khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm, bền vững các nguồn tài nguyên.

Bảo tồn đa dạng sinh học.

Tăng cường năng lực nghiên cứu và phát triển công nghệ về bảo vệ môi trường.

Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường.

Tăng cường hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường.

11 tháng 5 2021

Việc suy kiệt nguồn nước ngầm và nước mặt, đặc biệt trong những kỳ nắng nóng không chỉ khiến cho nguồn nước sinh hoạt cạn kiệt, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, mà xa hơn còn có thể dẫn tới xung đột về nguồn nước... Nước - nguồn tài nguyên không hề vô hạn, đang đòi hỏi chúng ta phải có cách ứng xử đúng đắn.

 

 

Nguy cơ được báo trước

Ðại diện Tổng cục Thủy lợi và Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cuối tháng 6 vừa qua đã đi kiểm tra tình hình hạn hán tại một số tỉnh vùng Bắc Trung Bộ. Kết quả kiểm tra thực tế và theo báo cáo nhanh của các địa phương cho thấy, tổng diện tích đang bị hạn hán, thiếu nước khu vực Bắc Trung Bộ đến thời điểm này là hơn
17 nghìn ha, tập trung chủ yếu ở các tỉnh, như: Nghệ An (12.387 ha); Quảng Bình (2.390 ha); Quảng Trị (1.017 ha); Hà Tĩnh (730 ha)… Hiện dung tích của các hồ chứa vừa và lớn toàn vùng Bắc Trung Bộ chỉ đạt 43% so với dung tích thiết kế, thấp hơn so cùng kỳ năm 2018 là 13% và năm 2017 là 22%.

Việc suy kiệt nguồn nước tại khu vực này có nhiều nguyên nhân. Khách quan là do lượng mưa trung bình trong tháng 6 của khu vực Bắc Trung Bộ chỉ khoảng 40 mm, thấp hơn so trung bình cùng kỳ năm 2018 61%, thấp hơn cùng kỳ năm 2017, 2018 khoảng 55%. Nền nhiệt độ trong khu vực rất cao, từ 37 - 40 độ C, có những nơi đạt 41 độ C. Với điều kiện nắng nóng như hiện nay, lượng bốc hơi hằng ngày lên tới 5 - 7 mm.

Tuy nhiên, không thể không nhắc đến nguyên nhân chủ quan, chính là những bất cập trong quản lý. Cho đến giờ, công tác lập quy hoạch tài nguyên nước theo quy định của Luật Tài nguyên nước 2012 vẫn còn chậm. Trong khi chưa thành lập được các cơ quan quản lý lưu vực sông, thì việc điều hòa, phân bổ nguồn nước giữa các ngành, địa phương vẫn chưa được tính toán cụ thể và đồng thuận cao. Thông tin, dữ liệu, số liệu điều tra, đánh giá, quan trắc tài nguyên nước còn phân tán, chưa có cơ sở dữ liệu về tài nguyên nước và chưa đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý tài nguyên nước.

Ðáng lưu ý, tại các địa phương, ý thức chấp hành pháp luật về tài nguyên nước của người dân còn chưa cao. Còn nhiều tổ chức, cá nhân sử dụng tài nguyên nước một cách lãng phí, chưa hiệu quả, tình trạng hành nghề khoan nước dưới đất trái phép còn diễn ra phức tạp, khó kiểm soát... Việc xả thải ra môi trường chưa được kiểm soát tốt càng khiến cho nguồn nước tiếp tục bị suy thoái, cạn kiệt.

Suy kiệt nguồn nước là một trong những lý do khiến rừng bị nghèo hóa và dễ bị cháy. Ảnh: PHẠM TRƯỜNG

Quy hoạch tổng thể tài nguyên nước - bao giờ?

Nhằm giảm thiệt hại do ảnh hưởng của hạn hán, thiếu nước, bảo đảm nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt cho người dân kịp thời, Tổng cục Thủy lợi vừa qua đã có văn bản đôn đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh. Theo đó, đề nghị các tỉnh tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống hạn hán, thiếu nước, trong đó tập trung vào một số giải pháp chính là: Thường xuyên kiểm kê nguồn nước cung cấp cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt trên địa bàn, khoanh vùng cụ thể các diện tích có nguy cơ bị hạn hán, thiếu nước, xây dựng kế hoạch cấp nước cụ thể cho từng vùng phục vụ của công trình thủy lợi…

Tuy nhiên, nhìn một cách dài hạn sẽ cần phải tính đến các giải pháp nhằm bảo đảm an ninh nguồn nước. Muốn vậy, cần tiếp tục xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật, đáp ứng yêu cầu quản lý tài nguyên nước trong tình hình mới. Trọng tâm là rà soát, điều chỉnh, bổ sung các quy định về cấp phép khai thác, sử dụng nước, xả nước thải vào nguồn nước, đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước, xử lý, trám lấp giếng không sử dụng; có các giải pháp bảo vệ nước dưới đất; xây dựng các định mức kinh tế - kỹ thuật, đơn giá... Cùng đó, đẩy mạnh công tác điều tra tìm kiếm nguồn nước dưới đất ở vùng khan hiếm nước, thiếu nước, hải đảo; nghiên cứu xây dựng để sớm đưa vào hệ thống giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước, giám sát việc vận hành của hệ thống liên hồ chứa, vận hành duy trì dòng chảy tối thiểu của các hồ chứa thủy điện... bằng công nghệ tự động, trực tuyến.

Một nội dung quan trọng cần phải khẩn trương hoàn thành việc lập Quy hoạch tổng thể điều tra cơ bản tài nguyên nước đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050. Có được Quy hoạch này sẽ giúp giải bài toán tài nguyên nước đang cạn kiệt dần, bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia. Chúng ta cần phải gắn với việc tìm kiếm, phát hiện nguồn nước dưới đất, điều tra chi tiết nhằm đánh giá được tài nguyên nước, thống kê, kiểm kê tài nguyên nước, quan trắc giám sát tài nguyên nước, khai thác sử dụng và bảo vệ nguồn nước phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh và công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước. Việc Quy hoạch này cần ưu tiên công tác điều tra, đánh giá tài nguyên nước phục vụ nhu cầu khai thác, sử dụng nước ở những vùng đặc biệt khó khăn về nguồn nước, vùng kinh tế trọng điểm, vùng kinh tế - xã hội phát triển và nguồn nước có giá trị cao về đa dạng sinh học. Bên cạnh đó, cần huy động nguồn lực trong nước kết hợp với hợp tác quốc tế nhằm tăng nguồn vốn đầu tư, nâng cao trình độ khoa học, công nghệ để đẩy nhanh tiến độ điều tra cơ bản tài nguyên nước. Ðược biết, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã và đang tích cực triển khai thực hiện việc lập Quy hoạch, nhưng câu hỏi bao giờ bản Quy hoạch sẽ hoàn thành và đi vào đời sống thì vẫn để ngỏ.

Trong bối cảnh ấy, việc đầu tư cho các hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước trong thời gian tới hy vọng sẽ bảo đảm tính trọng tâm, trọng điểm, tránh được việc đầu tư dàn trải không hiệu quả. Kết quả hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên nước sẽ phục vụ đắc lực cho công tác quy hoạch, gắn với việc khai thác hiệu quả, bảo vệ và phát triển bền vững tài nguyên nước trong điều kiện biến đổi khí hậu. Giảm tối đa việc thiếu nước sinh hoạt, đặc biệt là các vùng khó khăn về nguồn nước, nhất là thiếu nước sinh hoạt cho người dân là điều cần phải được triển khai cấp bách.

HS Phó Minh Hiển - 5A1 - Vinschool Thăng Long
Câu 69: Sinh vật là tài nguyên:  A.  Là tài nguyên vô tận                               C. Là tài nguyên có thể phục hồi được.    B.  Là tài nguyên không thể phục hồi          D.Là tài nguyên không cần sử dụng hợp lý.Câu 70: Thảm thực vật chủ yếu của khu núi cao Hoàng Liên Sơn là rừng?A.Cận nhiệt.           B. Nhiệt đới.                         C. Ôn đới.               D. Hỗn giao.Câu 71: Hệ sinh thái nông nghiệp phát triển chủ...
Đọc tiếp

Câu 69: Sinh vật là tài nguyên:

  A.  Là tài nguyên vô tận                               C. Là tài nguyên có thể phục hồi được.

    B.  Là tài nguyên không thể phục hồi          D.Là tài nguyên không cần sử dụng hợp lý.

Câu 70: Thảm thực vật chủ yếu của khu núi cao Hoàng Liên Sơn là rừng?

A.Cận nhiệt.           B. Nhiệt đới.                         C. Ôn đới.               D. Hỗn giao.

Câu 71: Hệ sinh thái nông nghiệp phát triển chủ yếu ở vùng nào?

A.   Đồng bằng.      B. Trung du miền núi.          C. Cao nguyên.   D. Ven biển.

 

Câu 72: Tỉ lệ che phủ rừng của nước ta chiếm khoảng bao nhiêu % diện tích tự nhiên?

A.   31%- 33%         B. 32%- 43%                 C. 35%-38%             D. 43%- 48%

Câu 73: Hệ sinh thái tự nhiên của nước ta bị tàn phá, biến đổi và suy giảm do?

A.   Tác động của con người.                         C. Các loài sinh vật tàn phá.

B.   Mưa ngày càng ít đi.                                D. Đất ngày càn xấu đi.

Câu 74: Địa hình cao nguyên Badan tập trung nhiều ở:

     A. Bắc Bộ              B. Bắc Trung Bộ            C. Tây Nguyên           D. Tây Bắc
Câu 75: Địa hình núi nước ta chay theo hai hướng chính là:

   A. Đông Bắc - Tây Nam và vòng cung 

   B. Bắc - Nam và vòng cung   

  C. Tây Bắc - Đông Nam và vòng cung
  D. Đông - Tây và vòng cung

Câu 76: Thềm lục địa của nước ta mở rộng tại vùng biển thuộc:

    A. Bắc Bộ               B. Nam Bộ                 C. Bắc Bộ và Nam Bộ     D. Trung Bộ

Câu 77: Đất có màu đỏ thẫm hoặc vàng, độ phi cao thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp được hình thành trên loại đá nào?

   A. Đá vôi.              B. Đá badan.             C. Đá granit.                   D. Đá phiến mica.

Câu 78: Điểm cực Bắc phần đất liền của nước ta thuộc tỉnh thành nào?

   A. Hà Giang         B. Điện Biên              C. Khánh Hòa                 D. Cà Mau

 Câu 79: Địa hình bờ biển nước ta chia làm mấy loại?

A.   1 loại                B. 2 loại                    C. 3 loại                          D. 4 loại         

Câu 80: Ý nào KHÔNG ĐÚNG về đặc điểm gió mùa tây nam ở nước ta?

A.   Miền Bắc đầu mùa lạnh khô, cuối mùa lạnh ẩm.

B.   Tây Bắc và khu vực miền Trung xảy ra hiện tượng khô nóng và hạn hán,

C.   Khu vực duyên hải có bão gây mưa to, gió lớn.

D.   Nhiệt độ cao, lượng mưa lớn.

Câu 81: Miền  Tây Bắc và Bắc Trung Bộ bao gồm:

A.    Khu vực đồi núi hữa ngạn sông Hồng, từ Lai Châu đến Thừa Thiên Huế

 B. Khu vực đồi núi tả ngạn sông Hồng, từ Lai Châu đến Thừa Thiên Huế.

   C. Khu vực đồi núi hữu ngạn sông Hồng và khu đồng bằng sông Hồng.

  D. Khu vực đồi núi hữu ngạn sông Hồng và khu đồng bằng Bắc Bộ

Câu 82: Hướng địa hình của miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ chủ yếu:

    A. Cánh cung                                                 B. Tây - đông

    C. Bắc - nam                                                  D. Tây bắc - đông nam

  Câu 83: Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ có tài nguyên phong phú, nổi lên hàng đầu là:

     A. Tài nguyên rừng.                                    B. Tiềm năng thủy điện lớn trên sông Đà.

    C. Tài nguyên khoáng sản.                          D. Tài nguyên du lịch.

Câu 84: Địa hình của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có đặc điểm gì?

A. Địa hình cao và đồ sộ nhất cả nước

B. Vùng đồi núi thấp với nhiều cánh cung      

C. Là vùng có các cao nguyên badan.          

D. Địa hình với đồng bằng rộng lớn và màu mỡ

Câu 85: Mùa đông ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có đặc điểm ra sao?

A. Mùa đông lạnh giá, mưa phùn, gió bấc.

 B. Mùa đông đến muộn kết thúc muộn.

C. Mùa đông đến muộn kết thúc sớm

D. Mùa đông nhiệt độ tăng cao.

Câu 86: Nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự phân hóa khí hậu của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ là?

 A. Vĩ độ               B. Gió mùa              C. Vị trí và địa hình                D. Địa hình.

Câu 87: Dầu khí nước ta phân bố chủ yếu ở đâu?

 A. Bắc Trung Bộ                                  B. Thềm lục địa phía nam

 C. Thềm lục địa phía bắc                      D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 88: Đặc điểm chung khí hậu của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ:

 A. Tính chất á nhiệt đới thể hiện rõ nét.

 B. Tính chất nhiệt đới bị giảm sút mạnh mẽ, mùa đông lạnh nhất cả nước

 C. Một nền nhiệt nóng quanh năm, có mùa khô sâu sắc.  

D. Nhiệt đới gió mùa nóng quanh năm, có mùa khô sâu sắc

Câu 89: Đặc điểm địa hình của vùng núi Trường Sơn Nam:

A. Địa hình cao và đồ sộ nhất cả nước, núi non trùng điệp, thung lũng sâu.

B. Vùng đồi núi và cao nguyên hùng vĩ, nổi bật là các cao nguyên badan.

 C. Địa hình chủ yếu là các đồi núi thấp với các cánh cung lớn.  

 D. Vùng núi thấp hai sườn không đối xứng.

 Câu 90: Mùa mưa của Duyên hải Nam Trung Bộ vào:

  A. Mùa hạ                                  B. Mùa hạ-thu

  C. Mùa thu- đông                        D. Mùa thu

0
25 tháng 2 2022

C

25 tháng 2 2022

C

29 tháng 12 2021

C

29 tháng 9 2017

Để bảo vệ tài nguyên, chúng ta cần thực hiện các biện pháp : (1) (2) (3) 

-  Sử dụng tiết kiệm nguồn nướC.

-  Giảm đến mức thấp nhất sự cạn kiệt tài nguyên không tái sinh.

-  Trồng cây bảo vệ rừng 

Đáp án C