K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 10 2019

Đáp án D

21 tháng 8 2019

Đáp án D

Nội dung

Phong trào Cần Vương

Phong trào nông dân Yên Thế

Lãnh đạo

Văn thân sĩ phu yêu nước

Nông dân

Mục tiêu

Đánh Pháp giành độc lập dân tộc, khôi phục lại chế độ phong kiến.

Đánh Pháp để tự vệ, giành quyền lợi thiết thân, giữ đất, giữ làng

15 tháng 8 2023

Tham khảo

- Điểm giống nhau:

+ Bối cảnh lịch sử: đất nước mất độc lập, nhiệm vụ giải phóng dân tộc được đặt ra cấp thiết.

+ Khuynh hướng chính trị: là các cuộc đấu tranh yêu nước theo khuynh hướng phong kiến.

Mục tiêu cao nhất: đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc.

Lực lượng tham gia: đông đảo các tầng lớp nhân dân, động lực chính là nông dân.

Hình thức: Khởi nghĩa vũ trang.

Phương thức gây dựng căn cứ: dựa vào địa hình để xây dựng căn cứ chiến đấu.

Kết quả: thất bại

Ý nghĩa: làm tiêu hao một bộ phận quân Pháp; góp phần làm chậm quá trình bình định Việt Nam của Pháp; để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho các phong trào đấu tranh yêu nước sau này.

- Điểm khác nhau:

 

Phong trào Cần vương

(1885 - 1896)

Khởi nghĩa Yên Thế

(1884 - 1914)

Tư tưởng

Chịu sự chi phối của chiếu Cần vương (ban ra ngày 13/7/1885).

Không chịu sự chi phối của chiếu Cần vương

Phương hướng đấu tranh

Đánh đuổi thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc, khôi phục lại chế độ phong kiến chuyên chế.

Chống lại chính sách cướp bóc, bình định quân sự của Pháp, bảo vệ quê hương,… => chưa đưa ra phương hướng đấu tranh rõ ràng.

Lực lượng

lãnh đạo

Các văn thân, sĩ phu yêu nước chủ động đứng lên dựng cờ khởi nghĩa theo tiếng gọi Cần vương.

Các thủ lĩnh nông dân có uy tín, được nghĩa quân bầu lên.

 

Phạm vi,

quy mô

Diễn ra trên phạm vi rộng lớn, nhất là ở Bắc Bì và Trung Kì; kéo dài 11 năm (1885 - 1896).

Diễn ra chủ yếu tại địa bàn huyện Yên Thế (Bắc Giang); kéo dài 30 năm (1884 - 1913).

19 tháng 8 2017

Phương pháp: Phân tích, so sánh.

Cách giải:

Đáp án A, B, C: là đặc điểm của phong trào Cần Vương (1885 — 1896) cũng đồng thời là điểm khác của phong trào này so với phong trào nông dân Yên Thế.

Đáp án D: là điểm chung của hai phong trào, cả hai đều có ý nghĩa thể hiện tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc của nhân dân ta.

Chọn: D

14 tháng 3 2018

Phương pháp: Phân tích, so sánh.

Cách giải:

Đáp án A, B, C: là đặc điểm của phong trào Cần Vương (1885 — 1896) cũng đồng thời là điểm khác của phong trào này so với phong trào nông dân Yên Thế.

Đáp án D: là điểm chung của hai phong trào, cả hai đều có ý nghĩa thể hiện tinh thần yêu nước và tinh thần dân tộc của nhân dân ta.

Chọn: D

* Bảng so sánh phong trào Cần Vương và khởi nghĩa nông dân Yên Thế

Nội dung

Khởi nghĩa Yên Thế

Các cuộc khởi nghĩa trong phong trào Cần vương

Mục đích

Chống lại chính sách bình định của Pháp, bảo vệ cuộc sống của mình. 

Đánh Pháp giành lại độc lập, khôi phục lại chế độ phong kiến.

Thời gian tồn tại

Diễn ra trong 30 năm (1884 - 1913), trong cả thời kì Pháp bình định và tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ nhất.

Diễn ra trong 10 năm (1885 - 1896), trong thời kì Pháp bình định Việt Nam.

Lãnh đạo

Nông dân.

Văn thân, sĩ phu.

Địa bàn hoạt động

Chủ yếu ở Yên Thế (Bắc Giang) và một số tỉnh Bắc Kì.

Các tỉnh Trung và Bắc Kì.

Lực lượng tham gia

Nông dân.

Đông đảo văn thân, sĩ phu, nông dân.

Phương thức đấu tranh

Khởi nghĩa vũ trang nhưng có giai đoạn hòa hoãn, có giai đoạn tác chiến.

Khởi nghĩa vũ trang.

Tính chất

Phong trào mang tính chất tự vệ, tự phát

Phong trào yêu nước chống Pháp theo ý thức hệ phong kiến và thể hiện tình thần dân tộc sâu sắc.

15 tháng 2 2018

: Đáp án B

- Phong trào Cần Vương (1885 – 1896): giai đoạn 1 do vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết lãnh đạo, giai đoạn 2 do các văn thân, sĩ phu yêu nước lãnh đạo.

- Khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913): do nông dân lãnh đạo, chống lại chính sách bình định của Pháp.

Chọn: B

Chú ý:

- Văn thân: là những người có tri thức nhưng không ham công danh bổng lộc, chỉ ở quê nhà sống một cuộc sống an nhàn

- Sĩ phu: là một tầng lớp tri thức thời phong kiến có tài và được ăn bổng lộc của triều đình. Vì dân vì nước góp công sức vào xây dụng đất nước.

23 tháng 10 2017

Đáp án B

- Phong trào Cần Vương (1885 – 1896): giai đoạn 1 do vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết lãnh đạo, giai đoạn 2 do các văn thân, sĩ phu yêu nước lãnh đạo.

- Khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913): do nông dân lãnh đạo, chống lại chính sách bình định của Pháp.

Chú ý:

- Văn thân: là những người có tri thức nhưng không ham công danh bổng lộc, chỉ ở quê nhà sống một cuộc sống an nhàn

- Sĩ phu: là một tầng lớp tri thức thời phong kiến có tài và được ăn bổng lộc của triều đình. Vì dân vì nước góp công sức vào xây dụng đất nước