bài người ngồi đợi trước hiên nhà
1. các sự kiện chính xảy ra trong cuộc đời dì Bảy
2. Nhận xét về cuộc đời và phẩm chất con người dì Bảy
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
- Dì Mây từ chiến trường trở về đúng vào ngày người yêu đi lấy vợ. Trước đây tóc cô dài đến gót chân, xinh đẹp nhất làng đã dũng cảm xung phong ra chiến trường. Cô trở về trong sự lãng quên của gia đình, của người thân và cả của người yêu. Chiến tranh đã lấy của cô đi tuổi trẻ, nhan sắc và cả tình yêu. Vết thương trên người mỗi khi trái gió là lại đau nhức. Cô trở về chỉ còn một mình cô bên chiếc nạn gỗ, bên con búp bê không biết nói. Không chịu được cảnh trớ trêu ấy, Mây đã bỏ ra căn chòi bên bờ để ở, sống với những nỗi buồn thầm lặng không biết bao giờ nguôi ngoai.
Dì Mây từ chiến trường trở về đúng vào ngày người yêu đi lấy vợ. Trước đây tóc cô dài đến gót chân, xinh đẹp nhất làng đã dũng cảm xung phong ra chiến trường. Cô trở về trong sự lãng quên của gia đình, của người thân và cả của người yêu. Chiến tranh đã lấy của cô đi tuổi trẻ, nhan sắc và cả tình yêu. Vết thương trên người mỗi khi trái gió là lại đau nhức. Cô trở về chỉ còn một mình cô bên chiếc nạn gỗ, bên con búp bê không biết nói. Không chịu được cảnh trớ trêu ấy, Mây đã bỏ ra căn chòi bên bờ để ở, sống với những nỗi buồn thầm lặng không biết bao giờ nguôi ngoai.
Chiến tranh đến, đem đến cho con người biết bao đau đớn và khổ cực kể cả về thể xác lẫn tâm hồn. Cũng chính nhờ chiến tranh mà ta biết được sự hy sinh của con người là lớn lao, là vĩ đại như thế nào. Điều này, ta thấy rõ qua nhân vật dì Bảy trong tác phẩm “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của Huỳnh Như Phương.
Dì Bảy là biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam, thủy chung, son sắt. Dì lấy chồng năm 20 tuổi, nhưng vì đơn vị chuyển công tác mà dì và chồng đã phải chia xa sau khi cưới. Họ hẹn nhau đến ngày độc lập sẽ về tìm nhau và dì Bảy cứ nghĩ như vậy rồi chờ chồng. Đời người phụ nữ, được mấy cái 20 cơ chứ, nhưng dì Bảy chấp nhận dành cả thanh xuân của mình để chờ dượng Bảy trở về mặc cho có nhiều người đến dạm hỏi cưới dì. Đây là một người phụ nữ biểu tượng của lòng thủy chung son sắt, một lòng một dạ với chồng của mình.
Nhưng rồi hạnh phúc không mỉm cười với dì, dì trở thành một người phụ nữ bất hạnh phải chịu nỗi đau mà nhiều người cũng tương tự trong chiến tranh – chồng mất. Dượng Bảy không may mất đúng vào mấy ngày trước ngày độc lập, và dì tôi mãi về sau mới nhận được giấy báo tử. Dì đã rất đau lòng nhưng dì đã nén nó lại và quyết định ở vậy đến cuối đời với bà ngoại tôi. Một người phụ nữ 20 tuổi kết hôn, 40 tuổi chồng chết mà chưa một lần được gặp mặt, còn nỗi đau nào đau hơn nỗi đau này cơ chứ. Dì vẫn ngồi đó, trước hiên nhà nhìn ra đường cái, như đang chờ đợi một điều gì thật vô vọng. Điều đó chứng tỏ dì Bảy là một người phụ nữ bất hạnh, giàu đức hy sinh, luôn thủy chung nghĩa tình, đây đều là những phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam xưa.
Đức hy sinh đó của dì khiến tôi vừa nể phục, vừa cảm thông, trân trọng. Tôi hiểu, trong chiến tranh, không chỉ dì mà còn nhiều người phụ nữ khác cũng vậy, họ cũng gánh chịu nỗi đau tương tự như dì. Và tôi biết, thế hệ chúng tôi sẽ hiếm khi gặp phải tình cảnh như vậy, nhưng chúng tôi luôn luôn trân trọng, nể phục những người phụ nữ Việt Nam đáng kính.
Câu 1: có thể tham khảo:
Quý ngữ và cảm thức thẩm mĩ về cái vắng lặng, đơn sơ, u huyền
- Qúy ngữ chính là “cánh hoa đào” gợi lên:
+ Mùa xuân tươi đẹp
+ Cảm thức thẩm mĩ đơn sơ của bài thơ hai- cư này chính là triết lí sâu sắc rút ra được bức tranh mùa xuân tươi đẹp
- Bài thơ 7 quý ngữ “tiếng ve ngâm”: âm thanh vang vọng mùa hè, cảm thức thẩm mĩ nằm trong sự u huyền, tịch mịch nhưng cũng gợi sự thẩm thấu vào kẽ lá
- Quý ngữ bài 8: “những cái đồng hoang vu”, những cánh đồng hiện lên giấc mơ tuổi già xế bóng, khi tiếng chim kêu đã như gợi lên mùa thu hiu quạnh, cảm thức ẩn sâu trong sự vắng lặng đó.
Câu 2:
Yêu cầu về nội dung:
Giới thiệu tác giả, tác phẩm. Phân tích tấm lòng với cuộc đời và con người của nghệ sĩ Phùng:
* Lần thứ nhất chứng kiến cảnh bạo hành gia đình:
_ Sẵn sàng vứt chiếc máy ảnh xuống đất để nhào tới can thiệp giúp đỡ người đàn bà khốn khổ mặc dù chiếc máy ảnh rất quý, đặc biệt là đối với người nghệ sĩ như anh, nhất là khi nó còn đang chứa đựng kiệt tác nghệ thuật. Tuy nhiên, hơn cả sự quý giá về vật chất và tinh thần, đó là con người.
* Lần thứ hai chứng kiến cảnh bạo hành gia đình:
_ Tuy đã thực hiện xong nhiệm vụ được giao nhưng vẫn ở lại vì anh quan tâm đến gia đình hàng chài này, thấy mình không thể đứng ngoài cuộc mà phải làm điều gì đó.
_ Khi chứng kiến cảnh bạo hành gia đình lần hai nghệ sĩ Phùng đã lao ra can thiệp kịp thời và bị thương.
_ Nhờ bạn mình là chánh án tòa án huyện giúp đỡ gia đình này.
Tổng kết.
Thời gian | Sự kiện |
1765 | Sinh ra tại Thăng Long |
1775 | Nguyễn Du mồ côi cha |
1778 | mồ côi mẹ, Nguyễn Du đến sống với người anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản. |
1783 | Nguyễn Du thi Hương đỗ tam trường (tú tài) và được tập ấm nhận một chức quan võ nhỏ ở Thái Nguyên |
1789 - 1796 | Nguyễn Du phiêu bạt nhiều năm trên đất Bắc, rồi về ở ẩn tại quê nội ở Hà Tĩnh từ năm 1796 - 1802. |
1802 | Nguyễn Du ra làm quan cho nhà Nguyễn, nhậm chức Tri huyện Phù Dung |
1805 - 1809 | ông được thăng chức Đông Các điện học sĩ. |
1809 | Nguyễn Du được bổ làm Cai bạ dinh Quảng Bình. |
1813 | ông được thăng Cần Chánh điện học sinh và giữ chức Chánh sứ đi Trung Quốc. |
1820 | Nguyễn Du được cử làm Chánh sứ đi Trung Quốc, nhưng chưa kịp lên đường đã mất vào ngày 10 tháng 8 năm 1820. |
1965 | Hội đồng Hòa bình thế giới đã công nhận Nguyễn Du là Danh nhân văn hóa thế giới. |
Nhận xét: Cuộc đời của Nguyễn Du trải qua nhiều biến cố gắn với bối cảnh thời đại. Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc.
3,4 Tham khảo
Các truyện, ký đã học giúp cho chúng ta hình dung và cảm nhận được nhiều cảnh sắc thiên nhiên đất nước và cuộc sống con người ở nhiều vùng, miền, từ cảnh sông nước bao la, chằng chịt trên vùng Cà Mau cực nam Tổ quốc, đến sông Thu Bồn ở miền Trung êm ả và lắm thác ghềnh; rồi vẻ đẹp trog sáng rực rỡ của vùng biển Cô Tô, sự giàu đẹp của vịnh Bắc Bộ đến thiên nhiên làng quê miền bắc qua hình ảnh các loài chim... Cùng với cảnh sắc thiên nhiên đất nước là hình ảnh con người và cuộc sống của họ, trước hết là những người lao động. Một số truyện ký đã đề cập những vấn đề gần gũi, quan trọng trong đời sống tình cảm, tư tưởng và các mối quan hệ của con người.
3,5 Bài này hồi lớp 6 mình thi học kì h lấy ra =) may mà chưa vứt =)
qua các tác phẩm ở chương trình văn học lớp sáu thì em thích nhất là nhân vật người anh trai của Kiều Phương . Mặc dù không phải là nhân vật chính trong truyện :''Bức tranh của em gái tôi '' của tác giả Tạ Duy Anh nhưng đây vẫn là nhân vật mà em yêu thích nhất . Theo em người anhh trai của Kiều Phương rất yêu thương và quan tâm em gái mình . Nhưng khi Kiều phương được phát hiện tài năng thì cả nhà ai nấy đều vui trừ cậu . Cậu cảm giác như mình bị cho ra rìa , cậu không phát hiện ra đc tài năng của mình và câu cảm thấy vô cùng tủi thân . Chính sự tủi thân ấy đã biến cậu trở nên đố kỵ và ganh ghét em gái của mình Mặc dù vậy khi đọc người đọc có thể thấy cậu vẫn luôn quan tâm em gái mình khi xem lén bức tranh cúủa e gái mình lặng lẽ thở dài . Nhưng trước khi đứng trước bức tranh của em gái mình , cậu lại vô cùng bất ngờ khi thấy người trong tranh là mình . Cậu không ngờ rằng mặc dù minhg đối xử với em gái rất tệ nhưng em vẫn luôn vô tư và yêu quý mình . Cậu cảm thấy rằng mình ko xứng với tình cảm trong sáng của em . Và chính sự hối lỗi đó đã giúp cậu tạp ra một cảm tình đối với người đọc . Và trong đó cũng có em .