CHỨNG MINH:nhâ dân ta luôn sống theo đạo lí (lá lành đùm lá rách) đặc biệt là trong tình hình dịch bệnh COVID hiện nay.giúp mk với..
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
REFER:
Từ bao đời nay, truyền thống Lá lành đùm lá rách chính là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Tư tưởng ấy được thấm nhuần trong tư tưởng lối sống, được ông cha ta truyền dạy cho bao thế hệ con cháu. Và cho đến nay, truyền thống Lá lành đùm lá rách vẫn là kim chỉ nam cho mọi hành động, cử chỉ thể hiện đạo đức tốt đẹp của người Việt.
Lá lành đùm lá rách là tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ người khác khi gặp hoạn nạn hoặc lâm vào cảnh khó khăn. Đây là biểu hiện của lối tu dưỡng đạo đức tốt đẹp của nhân dân ta. Và tinh thần giúp đỡ người khác ấy được thực hiện mọi lúc mọi nơi. Biểu hiện của truyền thống tốt đẹp này được biểu hiện bằng việc làm của tất cả các cấp chính quyền, tổ chức, cá nhân của nhà nước Việt Nam. Nhà nước luôn có chính sách quan tâm hỗ trợ người dân ở những vùng kinh tế khó khăn, những vùng gặp thiên tai hạn hán, dịch bệnh,... Với nguồn vốn nhà nước, chính quyền ta có chính sách hỗ trợ người dân ở những vùng khó khăn này nguồn vốn làm ăn sinh sống, tạo điều kiện cho trẻ em đi học,....Những việc làm tốt đẹp, tử tế của nhà nước chính quyền đều là tấm gương sáng để cho mọi người noi theo. Còn đối với người dân bình thường, mỗi người có thể tiếp bước truyền thống tốt đẹp ấy của cha anh bằng những hành động đầy yêu thương hàng ngày, thương cho những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình: quyên góp tại địa phương, trường học, cơ quan,.... Vì một miếng khi đói bằng 1 gói khi no. Còn về bản thân em, em luôn hăng hái tham gia các hoạt động quyên góp quần áo, sách vở khi địa phương hoặc nhà trường tổ chức. Những vật phẩm tưởng chừng vô gía trị ấy sẽ giúp đỡ được những mảnh đời khó khăn, chắp cánh ước mơ cho họ.
Tóm lại, nhân dân ta có truyền thống đạo lý tốt đẹp:"Lá lành đùm lá rách". Đây là 1 truyền thông nhân nghĩa cao cả tốt đẹp, là nền tảng của việc tu dưỡng đạo đức của các thế hệ trẻ dân tộc.
TK:
Ông cha ta đã gửi gắm những bài học quý giá vào những câu ca dao, tục ngữ. Một trong số đó là câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách” muốn khuyên nhủ con người về bài học của tinh thần tương thân tương ái.
Trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, chúng ta thường sử dụng những chiếc lá để gói bánh. Lớp lá này bọc lên lớp lá khác gợi liên tưởng đến hình ảnh con người đùm bọc lẫn nhau. Câu tục ngữ đã mượn hình ảnh quen thuộc để khuyên nhủ con người bài học đạo lý về sự yêu thương, sẻ chia. “Lá lành đùm lá rách”, “Thương người như thể thương thân” là một truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam. Chúng ta luôn hiểu rằng trong cuộc sống, có người giàu sang sung sướng thì cũng có người nghèo khó bất hạnh. Việc chia sẻ, đùm bọc lẫn nhau sẽ giúp cho cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn, xã hội ngày càng văn minh hơn. Không chỉ là quá khứ hào hùng, mà ngay trong thời điểm hiện tại chúng ta cũng cảm thấy điều đó được phát huy. Những ngày vừa qua, đất nước ta đang phải đối mặt với làn sóng thứ tư của đại dịch Covid-19. Hàng nghìn ca nhiễm mới mỗi ngày, đặc biệt nhiều nhất là ở thành phố Hồ Chí Minh. Toàn thành phố đã phải thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 của Chính phủ. Người dân được yêu cầu chỉ ra khỏi nhà khi thực sự cần thiết. Nhiều hàng quán đóng cửa. Nhiều người lao động mất việc làm, đặc biệt là những lao động nghèo. Trong hoàn cảnh đó, tinh thần “lá lành đùm lá rách” lại càng sáng ngời. Những gói hỗ trợ của nhà nước cho những người lao động. Hàng trăm tấm nông sản từ mọi tỉnh thành được chuyển đến thành phố phục vụ nhu cầu của người dân. Nhiều y bác sĩ xung phong vào hỗ trợ miền Nam đánh bại đại dịch… Quả là những hành động cao cả thể hiện một tinh thần Việt Nam.
Mỗi người, trong đó có thế hệ học sinh hôm nay, cần tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp đó. Hãy biết giúp đỡ nhau trong học tập, cũng như cuộc sống để cùng nhau xây dựng một đất nước văn minh, thịnh vượng hơn.
Tham khảo:
Người Việt Nam ta có thể tự hào về kho tàng văn học lâu đời đồ sộ, mang những giá trị lớn lao trong cuộc sống. Trong kho tàng ấy, có khi là những trang thơ văn hào hùng mang ý chí giành độc lập, lúc lại là những câu chuyện xúc động mang tính nhân văn sâu sắc, thiết tha... Đặc biệt hơn, trong kho tàng thơ văn còn có những câu tục ngữ hay, tuy ngắn gọn, ổn định nhưng bên trong chứa đựng biết bao là bài học bổ ích, những kinh nghiệm sống quý báu. Chúng ta có thể nhắc đến câu tục ngữ: “Lá lành đùm lá rách”. Đó cũng là một đạo lí tốt đẹp mà ông cha ta muốn gửi gắm đến thế hệ con cháu về sau nhằm khuyên nhủ con người trong cuộc sống phải biết yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Vậy, chúng ta phải hiểu câu tục ngữ trên một cách đúng đắn ra sao?
Quả đúng như vậy, để có thể dễ dàng truyền đạt một cách dễ hiểu cho con cháu những phẩm chất đạo đức, ông cha ta thường hay sử dụng những từ ngữ giản dị nhưng giàu ý nghĩa. “Lá lành” là chiếc lá còn nguyên vẹn, không bị hư hỏng hoặc bị tác động. “Lá rách” là hình ảnh chiếc lá đã bị phai mòn, rách nát, không còn nguyên vẹn. “Đùm” là từ chỉ sự che chở, bảo bọc cho nhau. Xét về mặt nghĩa đen: lá lành phải biết che chở, đùm bọc cho chiếc lá không nguyên vẹn. Còn khi xét về mặt nghĩa bóng thì nghĩa của câu là chúng ta phải biết yêu thương lẫn nhau, che chở, giúp đỡ cho nhau nhiều hơn. Đặc biệt là những người kém may mắn hơn chúng ta.
Có thể nói, sự yêu thương, đùm bọc, che chở lẫn nhau là một đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta khuyên nhủ chúng ta phải biết san sẻ cho nhau những điều tốt lành để những người còn khó khăn có thêm niềm tin yêu vào cuộc sống. Trong thời đại lịch sử xa xưa, nhân dân ta đã bị thực dân Pháp áp bức, bóc lột, chịu sự hành hạ về thể xác của bọn chúng. Nhưng không vì thế mà chúng ta chịu khuất phục. Nhân dân ta nhiều lần khởi nghĩa giành lại lãnh thổ của tổ tiên. Nhờ sự đoàn kết, chung lòng cứu nước, cuối cùng dân tộc ta cũng đã đánh đuổi được bọn giặc ngoại xâm. Tóm lại, nhờ có tinh thần đoàn kết của nhân dân mà bọn giặc dữ phải khuất phục dân tộc ta.
Trong xã hội ngày nay, nhà nước và xã hội có thực hiện nhiều chương trình từ thiện, mang tính cộng đồng như Ngôi nhà mơ ước, Vượt lên chính mình, Lục lạc vàng,... Đó là những chương trình được thực hiện nhằm giúp đỡ cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn biết vươn lên trong cuộc sống. Các chương trình đó đã thể hiện được sự quan tâm của cộng đồng đến những mảnh đời bất hạnh, đồng thời thể hiện sự đoàn kết, tương trợ của dân tộc Việt Nam ta. Và nhờ có Các chương trình như vậy mà nhiều gia đình đã dần thoát khỏi cảnh nghèo, cải thiện được cuộc sống của mình. Tóm lại nhờ có những tấm lòng hảo tâm như vậy mà họ đã có được cuộc sống ấm no hơn trước.
Trong văn học cũng tồn tại một vài câu tục ngữ, ca dao thể hiện tinh thần tương thân tương ái lẫn nhau giữa người với người như câu “Thương người như thể thương thân”, “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng”... Những câu tục ngữ, ca dao trên đã thể hiện rất rõ tình yêu thương, sự quan tâm, chăm sóc lẫn nhau giữa con người và con người, thấm nhuần tư tưởng nhân văn.
Trong cuộc sông đầy bon chen như bây giờ, chúng ta không hiếm gặp những con người “lòng lang dạ thú” đối xử tàn ác với đồng loại của mình mà bỏ quên sự yêu thương giúp đỡ, che chở lẫn nhau. Những kẻ này rất đáng bị phê phán và trừng trị.
Qua các dẫn chứng trên cho ta thấy, sự yêu thương và đoàn kết là vô cùng quan trọng. Nhờ có sự yêu thương và đoàn kết giữa con người với nhau mà chúng ta có thể vượt qua mọi khó khăn trước mắt. Từ câu tục ngữ trên, tôi rút ra được một bài học cho bản thân là luôn yêu thương mọi người xung quanh mình. Và tôi hứa sẽ giúp đỡ những bạn kém may mắn hơn mình để bạn ấy có thể vươn lên trong cuộc sống.
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Người Việt Nam ta có một truyền thống rất quý báu, đó là tinh thần tương thân tương ái “lá lành đùm lá rách”, tinh thần đoàn kết giúp đỡ nhau “thương người như thể thương thân”. Truyền thống ấy đã trở thành đạo lí của dân tộc, được thể hiện trong tục ngữ, ca dao. Câu ca dao giàu hình ảnh dưới đây bắt đầu từ nguồn mạch ấy:
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khúc giống nhưng chung một giàn.
Nói đến lòng yêu thương lẫn nhau, đoàn kết với nhau, câu ca dao trên đã đưa ra hai hình ảnh so sánh giàu sức biểu cảm: “bầu” và “bí”. Bầu và bí tuy là giống khác nhau nhưng được trồng chung trên một mảnh đất, bắc chung một giàn tre. Chúng thường có chung môi trường, điều kiện sống. Chính vì vậy chúng càng gần gũi, thân thiết với nhau. Bầu thân mềm, bí cũng thân mềm. Bầu phải tựa vào giàn mới phát triển được. Bí cũng như thế. Chung một giàn còn có nghĩa là bầu và bí tựa vào nhau, tựa vào giàn. Giàn đổ thì bầu gặp tai vạ, bí cũng gặp tai vạ. Bầu và bí cùng chung một số phận. Vì thế bầu chớ chê bí xấu, bí cũng không nên chê bầu hoa trắng không được duyên rồi ghét bỏ, xa cách nhau. Vì sao bầu bí khác giống nhau mà vẫn phải thương yêu nhau? Nhân dân đứa ra lí do “chung một giàn”. Chung một giàn là chung nhau địa điểm, chung nhau không gian. Bầu và bí cùng chịu mưa, chịu nắng, cùng sống chung bằng những tấc đất bạc màu hay trù phú, cùng được tưới những dòng nước mát hay cùng chịu những ngày hạn hán. Như vậy cảnh ngộ của chúng không khác gì nhau. Lẽ nào một mình bầu tươi xanh khi bí thì khô héo? Bầu thương bí cũng chính là thương mình, bí có sống thì bầu mới sống. Nếu bí cỗi cằn thì bầu cũng chẳng tươi xanh.
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn
Câu ca dao nói về bầu và bí nhưng dân gian không chỉ nói chuyện cỏ cây. Hình ảnh bầu bí là hình ảnh ẩn dụ để khuyên nhủ người đời. Con người cũng như cây bầu, cây bí, tuy khác giống (không phải là anh em “cùng chung bác mẹ ruột nhà càng thân”) nhưng lại sống chung một làng, một xã. Hình ảnh cái giàn của bầu và bí chung nhau gợi cho người ta liên tưởng đến một đất nước, một tỉnh, một huyện, một vùng quê, một xã, một làng. Cũng có thể đó là một trường, một lớp học hay một xưởng máy, một cửa hàng. Bầu hãy thương lấy bí hay là những người gần gũi trong một đơn vị tổ, nhóm hãy đoàn kết gắn bó và yêu thương nhau.
Tham khảo
Đề 1:chứng minh và giải thích rằng dân tộc ta luôn sống theo đạo lý thương người như thể thương thân
* CHỨNG MINH:
Nhân nghĩa vốn là một truyền thống quý báu có từ ngàn đời này của dân tộc ta, nó gắn liền với công cuộc dựng và giữ nước của một quốc gia dân tộc. Giống như Nguyễn Trãi đã từng viết trong “Bình Ngô Đại Cáo” của mình. Dân tộc Việt Nam: “lấy đại nghĩa để thắng hung tàn/ lấy chí nhân để thay cường bạo”. Trong kho tàng ca dao tục ngữ Việt Nam, cũng đã có rất nhiều câu tục ngữ nói về truyền thống tốt đẹp này, tiêu biểu là câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân”.
Câu tục ngữ nói lên một phẩm chất đáng quý của dân tộc ta, đó là lòng yêu thương con người. “Thương thân” là dành tình yêu thương, sự quan tâm, che chở cho chính bản thân mình. Còn “thương người” là dành sự yêu thương, đồng cảm cho người khác, “như thể” chỉ về một mối quan hệ ngang bằng, tương đương nhau. So sánh “thương người như thể thương thân” muốn nói rằng hãy dành tình yêu thương, lòng đồng cảm, sự giúp đỡ cho người khác cũng như là dành cho chính bản thân mình vậy. Khi mình gặp khó khăn, trắc trở mình đau khổ bao nhiêu, mình cảm thấy bất hạnh bao nhiêu thì khi người khác gặp phải tình cảnh đó cũng có cảm giác tương tự như mình vậy. Hãy giúp đỡ người khác vượt qua khó khăn thử thách mà đừng so đo, tính toán gì, hãy xem như sự giúp đỡ đó là dành cho chính bản thân mình.
Cũng đã có rất nhiều câu tục ngữ có nội dung nói về lòng yêu thương con người như:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Hay: “Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Hoặc một câu gần nghĩa nhất là: “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ” một con ngựa đau không ăn thì cả đàn cũng bỏ bữa, coi nỗi đau của người khác cũng như chính nỗi đau của mình.
Dân tộc ta với truyền thống nhân nghĩa từ lâu đời đã có những hành động rất thiết thực thể hiện tinh thần “thương người như thể thương thân”. Xưa kia thì có phong trào “hũ gạo cứu đói” do Bác Hồ phát động, vì trước kia, trong khi đất nước vẫn còn chiến tranh thì cuộc sống của đa số người dân vẫn còn cực khổ nên các phong trào thể hiện truyền thống nhân nghĩa này còn hạn chế, nhưng bây giờ khi đất nước đã hoàn toàn giải phóng, đang trong công cuộc đi lên công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, cuộc sống của đa số mọi người đã khá giả hơn, nhưng không vì thế mà các giá trị truyền thống tốt đẹp bị mai một mà con phát huy mạnh mẽ hơn. Tuy đại đa số mọi người đã có cuộc sống ấm nó, hạnh phúc nhưng vẫn còn một bộ phận không nhỏ người dân, đặc biệt là những vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số có cuộc sống khó khăn, hay những người dân ở ven biển miền Trung thường xuyên phải chịu hậu quả nặng nề từ những trận lụt bão. Những ngươi này luôn cần sự chung tay giúp đỡ của tất cả mọi người trên mọi miền Tổ quốc những chương trình thiết thực như “Vì người nghèo”, “Tất cả vì khúc ruột miền Trung” đã thu hút được rất nhiều tấm lòng hảo tâm ủng hộ, khuyên góp của cải vật chất để giúp đỡ những cảnh ngộ éo le này. Tất cả đều xuất phát từ lòng yêu thương, sự cảm thông, chia sẻ và sẵn sàng giúp đỡ của mọi người dân Việt Nam.
Ta đã nghe câu thơ:
“Cảm ơn đời mỗi sớm mai thức dậy
Lại một ngày thêm để yêu thương”
Hay: “Còn gì đẹp hơn đời như thế
Người với người sống để yêu nhau”
Vậy mà một số người vẫn giữ thái độ sống thờ ơ, vô cảm với mọi người xung quanh, tỏ thái đô “sống chết mặc bay” hay “đèn nhà ai nhà nấy rạng” với những người đang gặp khó khăn, đang mong mỏi sự giúp đỡ. Đây là một cách sống đáng bị xã hội phê phán và lên án.
Câu tục ngữ đã đúc kết những điều được coi là chân lí của cha ông ta, một truyền thống, đạo lí sâu sắc, hãy biết dành tình yêu thương, giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn hoạn nạn đây cũng như là yêu thương giúp đỡ chính bản thân mình. Nó thể hiện giá trị nhân đạo sâu sắc cần được lớp thế hệ đi sau gìn giữ và phát huy.
* GIẢI THÍCH:
Dân tôc Việt Nam vốn có truyền thống đạo lí vô cùng tốt đẹp, được xây dựng và phát triển trên nền tảng của tư tưởng nhân đạo. Một trong những tiêu chuẩn đánh giá phẩm chất đạo đức của con người chính là lòng nhân ái và lối sống vị tha. Từ xưa, ông cha ta đã quan tâm dạy dỗ con cháu những bài học đạo lí qua ca dao, tục ngữ mà câu: Thương người như thể thương thân là một ví dụ điển hình.
Muốn hiểu biết thấu đáo câu tục ngữ này, ta phải hiểu ý nghĩa của vế sau (thương thân) trước rồi từ đó hiểu nghĩa của vế trước (thương người). Đặt hai vế trong mối tương quan so sánh, ta sẽ thấy những nét nghĩa tương đồng, do vậy mà hiểu được ý nghĩa trọn vẹn của câu tục ngữ. Thế nào là thương thân? Thương thân là thương mình xót xa cám cảnh cho mình khi lâm vào cảnh đói không cơm, rét không áo, ốm không thuốc và lúc hoạn nạn không ai giúp đỡ.
Lẽ tự nhiên, ai cũng yêu thương bản thân mình hơn cả, nhưng yêu thương bản thân một cách thái quá sẽ dẫn đến những biểu hiện lệch lạc như thái độ vị kỉ (chỉ biết mình), không quan tâm đến vui buồn, sướng khổ, sống chết của bất cứ ai. Tệ hơn nữa là thói xấu ích kỉ thường đi đôi với hại nhân (lợi mình, hại người) rất đáng lên án.
Thế nào là thương người? Người ở đây là mọi người sống quanh ta; là anh em, cha mẹ, xóm giềng cùng chung quê hương, đất nước. Thương người như thể thương thân có nghĩa là ta yêu quý bản thân ta thế nào thì hãy chia sẻ, cảm thông, thương yêu người khác như thế. Nếu ta từng trải qua đau đớn, bệnh hoạn, ngặt nghèo thí khi thấy người khác lâm vào cảnh ngộ tương tự, ta hãy thương xót, cảm thông, giúp đỡ, quan tâm đến họ như đối với chính ta vậy.
Nhưng để có được một lối sống nhân ái cao cả quả không phải là một chuyện dễ dàng. Phải có một tấm lòng trong sáng, một trái tim nhân hậu và giàu đức hi sinh mà tất cả những điều ấy là kết quả của một quá trình tu tâm, dưỡng tính lâu dài. Vì sao câu tục ngữ lại khuyên ta phải giúp đỡ người khác? Thật đơn giản vì trong cuộc đời, không ai có thể sống lẻ loi, đơn độc. Gia đình có cha mẹ, vợ chồng, anh em... Đó là mối quan hệ máu thịt thiêng liêng sống chết có nhau. Nhận thức rõ điều ấy nên ông bà ta dạy dỗ con cháu từ thuở còn trứng nước bằng những lời du êm dịu bên nôi: Khôn ngoan đối đáp người ngoài, Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau. Anh em như chân với tay, Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần. Chị ngã, em nâng. Tay đứt ruột xót...
Con cái phải hiếu thảo với cha mẹ: Phụ tử tình thâm, Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra, Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu muối là đạo con... Những điều nhân nghĩa ấy như dòng sũa ngọt ngào, dần dần thấm vào máu thịt, vun đắp, bồi dưỡng tâm hồn của mỗi chúng ta.
Rộng hơn nữa là tình đồng hương, tình giai cấp, tình dân tộc. Người miền Bắc, người miền Trung, người miền Nam, người Kinh, người Thượng... đều là dân tộc Việt Nam bởi cùng chung một bọc do mẹ Âu Cơ sinh ra (đồng bào). Lịch sử hơn bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước đã chứng minh truyền thống đoàn kết chung sức, chung lòng đánh giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước của dân tộc Việt Nam là truyền thống vô cùng tốt đẹp.
Đề 2:Chứng minh và giải thích câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách
* CHỨNG MINH:
Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống tương thân tương ái. Điều đó đã được ông cha ta gửi gắm qua câu “Lá lành đùm lá rách” - một câu tục ngữ ngắn gọn nhưng giàu ý nghĩa.
“Lá lành đùm lá rách” là một hình ảnh dễ thấy trong cuộc sống. Các bà, các mẹ thường dùng lá để gói bánh, lớp lá lành bọc lên lớp lá rách. Qua hình ảnh trên để nói về tinh thần đùm bọc, sẻ chia của con người. Đó cũng là lời khuyên quý giá mà ông cha ta muốn gửi gắm đến thế hệ hôm nay.
Cách sống trên là hoàn toàn đúng đắn, trở thành truyền thống tương thân tương ái vô cùng tốt đẹp của dân tộc ta. Lịch sử dân tộc trải qua hàng nghìn năm đấu tranh bảo vệ đất nước. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, nhân dân ta vẫn luôn biết đoàn kết, sẻ chia và đùm bọc lẫn nhau để vượt qua chiến tranh. Tinh thần nhường cơm sẻ áo, một nắm khi đói bằng một gói khi no vẫn còn đó. Kết quả là chúng ta đã chiến thắng để giành lại được độc lập cho dân tộc. Ngày hôm nay, chúng ta bắt gặp được tinh thần đó từ những hành động rất đơn giản trong cuộc sống. Các doanh nghiệp đã chung tay giải cứu nông sản cho bà con nông dân. Những người tình nguyện tham gia hiến máu nhân đạo để cứu giúp các bệnh nhân. Cả xã hội cùng nhau chung tay giúp đỡ những người già neo đơn, trẻ em mồ côi…
Mỗi một hành động nhỏ bé nhưng lại đều mang ý nghĩa lớn lao. Bản thân chúng ta khi giúp đỡ người khác chúng ta sẽ có được niềm vui, sự thanh thản trong tâm hồn, khiến cho trái tim chúng ta trở nên tươi sáng và yêu đời hơn.
Như vậy, câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” đã đem đến cho mỗi người một lời khuyên quý giá như lời bài hát "Để gió cuốn đi" của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng viết: “Sống trong đời sống, cần có một tấm lòng…”
* GIẢI THÍCH:
Tục ngữ đúc kết nhiều kinh nghiệm quý giá của dân tộc Việt Nam. Một trong số đó là câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” gửi gắm bài học về tinh thần tương tương ái.
Xét về nghĩa đen, câu tục ngữ gợi ra hình ảnh dễ dàng được bắt gặp hình các bà, các mẹ khi gói bánh hay đồ ăn, sẽ thường bọc nhiều lớp lá lên nhau, lá rách xếp trước, lá lành xếp sau. Xét về nghĩa bóng, “lá lành” chỉ những con người có cuộc sống tốt đẹp, “lá rách” chỉ những con người có cuộc sống khốn khổ, vất vả. Qua đó, câu tục ngữ muốn khuyên răn con người phải có tình yêu thương, biết đùm bọc và giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.
Chúng ta sinh ra đều có những hoàn cảnh khác nhau. Cuộc sống của mỗi người có sung sướng, hạnh phúc nhưng cũng có nghèo khổ, bất hạnh. Chính vì vậy, sự đùm bọc và chia sẻ thực sự cần thiết. Bởi điều đó sẽ giúp cuộc sống của mỗi người trở nên tốt đẹp hơn. Người cho cảm thấy hạnh phúc, còn người nhận sẽ cảm thấy ấm lòng hơn. Lời khuyên nhủ được gửi gắm qua câu “Lá lành đùm lá rách” giúp chúng ta hiểu được điều đó.
Bên cạnh câu tục ngữ trên, còn có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ khác răn dạy cách sống đó:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Hoặc là:
“Nhiễu điều phủ lấy giá gương
Người trong một nước phải thương nhau cùng”
Dân tộc ta đã cùng nhau vượt qua những năm tháng chiến tranh gian khổ. Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, nhân dân ta vẫn luôn biết đoàn kết, sẻ chia và đùm bọc lẫn nhau để vượt qua. Đến ngày hôm nay, chúng ta bắt gặp được tinh thần đó từ những hành động rất đơn giản trong cuộc sống. Những chuyến thiện nguyện của các bạn trẻ đến với các vùng núi xa xôi để mang áo ấm, con chữ đến cho trẻ em vùng cao. Trong dịch bệnh, con người ta chia sẻ cho nhau lương thực, thực phẩm… Tất cả đều sáng ngời vẻ đẹp của con người Việt Nam.
Tóm lại, câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” tuy ngắn gọn, nhưng giàu ý nghĩa. Từ đó, mỗi người cần biết sống sẻ chia, yêu thương để cảm thấy hạnh phúc hơn mỗi ngày.
Đó là câu chuyện về anh Nguyễn Giang Nam - Học sinh lớp 8 trường THCS Nguyễn Tri Phương - Huế đã dũng cảm hi sinh thân mình cứu ba người bạn khỏi chết đuối.
Vào một chiều chủ nhật, tháng 10 năm 1998, Nguyễn Giang Nam cùng các bạn đi đá bóng, sau khi đá bóng xong các bạn rủ nhau xuống tắm ở dòng sông Như Ý, vì bị cảm nên Giang Nam không xuống tắm, Nam ngồi trên bờ nhìn các bạn vừa tắm vừa vui đùa với quả bóng. Bỗng quả bóng trôi ra xa các bạn mải đuổi theo quả bóng nên hụt chân bị nước cuốn trôi. Ngồi trên bờ nghe tiếng kêu cứu, Giang Nam vội lao ra cứu các bạn, vừa lúc đó có anh sinh viên đi qua thấy vậy đã giúp Nam kéo lần lượt ba bạn lên bờ, nhưng khi anh sinh viên quay lại, vì quá đuối sức Nam đã bị nước cuốn trôi. Nguyễn Giang Nam đã anh dũng hy sinh.
- Tấm gương hi sinh thân mình cứu bạn của Nguyễn Giang Nam được Thủ tướng truy tặng Bằng khen, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh truy tặng “Huy chương tuổi trẻ dũng cảm” và pha; động thanh thiếu niên toàn quốc học tập noi gương Nguyễn Giang Nam. Thủ tướng nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việ: Nam công nhận liệt sĩ và trao tặng “Bằng Tổ quốc ghi công”.
Đoàn kết, tương thân tương ái là một tình cảm đặc biệt và nổi bật trong nhân sinh quan của mỗi con người Việt Nam xưa và nay. Nhờ vậy mà dân tộc ta đã vượt qua biết bao nhiêu khó khăn, thử thách, thiên tai, dịch bệnh…, đứng vững vàng giữa năm châu, bốn bể. Đã có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ trong kho tàng ca dao, tục ngữ của dân tộc đề cập đến vấn đề này. Câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách” là một trong số đó. Câu tục ngữ trên cho ta thấy bài học làm người, phản ánh mối quan hệ tình cảm đậm đà giữa người với người.
Nghĩa đen của câu tục ngữ phản ánh một hiện tượng rất đỗi bình thường trong sinh hoạt hằng ngày của nhân dân ta. Đó là việc dùng lá để gói hàng, ngày xưa thì lá thông dụng được dùng để gói mọi thứ. Khi lá bị rách thì người ta sẽ lấy một tấm lá khác bao bọc bên ngoài cho. thêm phần chắc chắn. Nhưng không chỉ vậy, hình ảnh “lá lành”, “lá rách” ở đây mang ý nghĩa tượng trưng cho con người chúng ta trong những hoàn cảnh, thời điểm khác nhau. “Lá lành” là con người lúc yên ổn, thuận lợi, giàu có. Còn ngược lại “lá rách” là con người lúc sa cơ, thất thế, nghèo khó. Bằng lối nói tượng trưng, dùng hình ảnh cụ thể và giản dị, câu tục ngữ ngụ ý khuyên chứng ta nên biết chia sẻ, giúp đỡ, cảm thông, xót thương những người bị rơi vào cảnh ngộ cùng quẫn, cô đơn.
Câu tục ngữ đã thể hiện mối quan hệ tình cảm tốt đẹp đậm đà của nhân dân ta từ xưa đến nay trong xã hội. Đoàn kết, tương thân tương ái vốn là một truyền thống tốt đẹp đáng tự hào của dân tộc ta. Ngoài câu tục ngữ trên, trong kho tàng ca dao, tục ngữ còn rất nhiềụ^câu tương tự như thế: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương, Người chung một nước phải thương nhau cùng” hay “Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”… Các câu trên đều khuyên nhủ ta: Hễ là đồng bào thì nên đoàn kết, hợp tác chặt chẽ với nhau trên tinh thần tương thân tương ái, không nên thờ ơ, ngoảnh mặt, quay lưng trước nỗi bất hạnh của người khác; mà trái lại, phải luôn luôn quan tâm, giúp đỡ, đùm bọc, che chở người khó khăn, thất thế. Những người giàu có nên yêu thương, giúp đỡ cho những người nghèo khổ, nhất là những khi họ gặp hoạn nạn, tai ương. Những người có địa vị cao trong xã hội nên tạo điều kiện giúp đỡ quần chúng được sống một đời sông ấm no, hạnh phúc. Đúng như tinh thần của người xưa đã từng khuyên dạy: “Thấy ai đói rách thì thương, Rét thường cho mặc, đói thường cho ăn”.
Trong đời sống xã hội, hoàn cảnh con người dễ thay đổi thất thường, khi thành công khi thất bại, khi được khi mất, khi giàu có khi nghèo khổ. Vì thế tinh thần tương thân tương ái giúp cho xã hội tránh được mầm móng chia rẽ, xung đột, xây dựng được tình đoàn kết, tương thân tương ái. Điều đó cho thấy rằng lòng nhân ái hay tình cảm nhân đạo chính là một phẩm chất tốt đẹp mà mỗi cá nhân cần phải có để lấy đó làm nền tảng xây dựng nên một xã hội bình đẳng, thân ái, hoà bình, ổn định. Cũng phải nhận ra rằng thờ ơ trước nỗi đau, bất hạnh của ngữời khác là một thói xấu, một thái độ ích kỉ, vô lương tâm.
Trong đời sống còn nhiều khó khăn của xã hội ta hiện nay, hơn lúc nào hết, lòng nhân ái, tình cảm thương yêu, đùm bọc lẫn nhau, phải được nâng lên thành ý thức tự giác trong mỗi con người chúng ta.
Câu tục ngữ này đã được tiếp nối bao đời trong các thế hệ người Việt, khẳng định truyền thống cao quý trong đạo lí làm người của dân tộc ta. Chính nhờ sự đoàn kết keo sơn, tinh thần tương thân tương ái đậm đà nèn trải qua bao cuộc xâm lược dã man, nhân dân vẫn bảo vệ được nền độc lập, bảo vệ được sự sống còn, vững mạnh của đất nước cho đến ngày nay.
Và một điều quan trọng nữa là “Lá lành đùm lá rách” nghĩa là người khoè mạnh, bình thường phải giúp đỡ người yếu đuối, khó khăn là một bổn phận cần thiết nhưng không được xuất phát từ động cơ cá nhân thấp hèn và cũng không phải là hành động ban ơn kiểu bố thí; mà nhất thiết là phải bắt nguồn từ lòng nhân ái hay tình cảm nhân đạo thực sự. Và người được giúp đỡ cũng không được ỷ lại, hoàn toàn sống nhờ vào tình thương xót của người khác để trở nên thụ động, biếng nhác, mà phải biết vươn lên hoàn cảnh.
Tóm lại, tình yêu thương, đùm bọc nhau là một truyền thống tốt đẹp về đạo lí làm người của dân tộc ta đã được giữ vững và phát huy qua nhiều thế hệ, giai đoạn lịch sử của đất nước.
Ngày nay truyền thống ấy cần được kế thừa và phát huy manh mẽ hơn nữa. Mỗi người chứng ta phải có ý thức đoàn kết tương ái, tương thân, tương trợ lẫn nhau trong sinh hoạt, học tập, sẵn sàng, tích cực tham gia các công tác cứu trợ xã hội, hoạt động từ thiện. Đồng thời, hơn ai hết, thanh niên chúng ta cần kiên quyết chống tư tưởng ỷ lại, đề cao tinh thần tự lực cánh sinh.