K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

9 tháng 4 2017
165 kmS
60 km / giờ V
2,75 giờT

tk mk nha ! ai tk mk mk tk lại ! nhớ nói cho mk nha !

9 tháng 4 2017

165 km

s

60 km/giờ

v    

2,75 giờ

t
11 tháng 12 2017

Bỉ Ngạn hoa khai khai bỉ ngạn,

Vong Xuyên hà bạn diệc vong xuyên.

Nại Hà kiều đầu không nại hà,

Tam Sinh thạch thượng tả tam sinh.

*

Bỉ Ngạn hoa, nở rộ bờ đối diện

Bờ Vong Xuyên, vậy mà cũng quên sông

Đứng trước cầu Nại Hà làm sao biết

Đá Tam Sinh, ghi chép hết ba đời

Nguồn: Nhật ký của Trọng Duy Lỵ.

Biên tập: Mây

Bỉ Ngạn hoa, vĩnh viễn ở bờ bên kia nở rộ, Thử Ngạn* tâm, chỉ có ở bờ bên này hãy còn bàng hoàng trước giới hạn của sự sống và cái chết, là mãi mãi cách xa, thời gian bất động không hề có ngày mai… Làm Bỉ Ngạn hoa, cũng như làm cây Cát Cánh (ý nghĩa của sự vĩnh cửu)… Phật nói ở bờ bên kia, vô sinh vô tử, vô khổ vô bi, vô dục vô cầu, là một thế giới cực lạc quên hết tất cả đau thương, nơi có loài hoa này vượt qua ngoài Tam giới, không nằm trong Ngũ hành, sinh trưởng ở miền cực lạc ít nước, không thân không lá, đỏ tươi rực rỡ, Phật nói, đó là Bỉ Ngạn hoa.

(*) Thử Ngạn: thử là bên này, trái với bỉ (bên kia). Thử ngạn là bờ bên này của biển khổ, là bờ sanh tử luân hồi. Người đứng nơi bờ bên nầy thì còn chịu trong vòng sanh tử luân hồi nơi cõi trần. Bỉ ngạn là bờ bên kia của biển khổ, là bờ giải thoát, dành cho những người đắc đạo. Người đứng nơi bờ bên kia thì thoát khỏi luân hồi, đi vào cõi Thiêng Liêng Hằng Sống, nên bờ bên kia còn được gọi là: Giác ngạn, Đạo ngạn.

Tương truyền hoa này chỉ nở nơi Hoàng Tuyền, một số người lại cho rằng nó chỉ nở bên bờ sông Tam Đồ* của Âm phủ, là loài hoa tiếp đón của bên kia bờ Vong Xuyên. Hoa cũng như máu, rực rỡ đỏ tươi, thế nhưng có hoa mà không có lá, là loài hoa duy nhất nở dưới cõi âm. Nghe nói hương hoa Bỉ Ngạn rất có ma lực, có thể gợi lại ký ức của người chết khi còn sống. Trên đường đến Hoàng Tuyền có rất nhiều loài hoa này, từ xa nhìn lại trông như một tấm thảm máu được trải dài vô tận, cũng bởi vì màu đỏ của nó còn giống như lửa nên có tên gọi khác là “Con đường rực lửa”, cũng là con đường dài duy nhất trên Hoàng Tuyền có phong cảnh và màu sắc đến nhường này. Một khi linh hồn vượt qua Vong Xuyên, liền quên đi hết mọi chuyện của kiếp trước, tất cả những gì đã qua đều để lại ở miền cực lạc, bước theo chỉ dẫn của con đường hoa này mà đi về phía ngục U Minh.

(*) Sông Tam Đồ (Tam Đồ xuyên): theo truyền thuyết, sông Tam Đồ là đường ranh giới giữa sự sống và cái chết. Bởi vì dòng nước sẽ dựa vào hành vi của người chết lúc còn sống mà chia là ba cấp bậc: chậm rãi, bình thường và chảy siết, cho nên mới được gọi là Tam Đồ (đồ = đường đi). Theo tư liệu được tra, cũng giống như sống hay chết, chỉ có luân hồi mới có thể vượt qua được, phương pháp vượt qua sông Tam Đồ cũng chỉ có một, đó chính là đi đò trên sông Tam Đồ, ngoài cách đó ra không còn cách nào khác. Nhưng mà đi đò cũng cần có phí, linh hồn không có lộ phí thì không thể leo lên đò, cho dù có leo lên cũng sẽ bị người chèo thuyền ném xuống sông. Những linh hồn không được qua sông bởi vì dục vọng muốn được luân hồi của bản thân mà sẽ tự mình lội nước, thế nhưng nước sông Tam Đồ không chỉ không có sức nổi, lại còn có kịch độc có thể ăn mòn linh hồn. Những linh hồn một khi đã xuống nước sẽ vĩnh viễn không có cơ hội lên bờ nữa, chỉ có thể biến thành quỷ nước dưới sông Tam Đồ mà thôi. Những con quỷ nước vĩnh viễn không thể đầu thai này sẽ chịu sự thống khổ và băng lãnh của nước sông thấm vào xương, thậm chí còn sinh ra lòng đố kỵ đối với những linh hồn khác có hy vọng được luân hồi. Chỉ cần có linh hồn rơi xuống nước thôi, bọn họ sẽ ùa nhau nhào tới, kéo những người nọ xuống đáy sông để biến thành quỷ nước như bọn họ.

“Bỉ Ngạn hoa, nở ở miền cực lạc, chỉ thấy hoa, không thấy lá.”

Bỉ Ngạn hoa, hoa nở một ngàn năm, hoa tàn một ngàn năm, khi hoa nở thì lá đã tan mất, mà khi lá mọc dài thì hoa lại bắt đầu héo tàn, hoa và lá của Bỉ Ngạn hoa mặc dù là cùng chung một rễ, thế nhưng đời đời kiếp kiếp vĩnh viễn không gặp gỡ. Hay cho một cái đời đời kiếp kiếp vĩnh viễn không gặp gỡ, thật sự một loài hoa kỳ lạ.

Về Bỉ Ngạn hoa, có một vài truyền thuyết như thế này. Tương truyền trước đây có hai người tên khác nhau, gọi là Bỉ và Ngạn*, ông trời đã quy định hai người bọn họ vĩnh viễn không thể gặp lại, thế nhưng hai người họ lại cảm mến nhau, trong lòng lúc nào cũng luôn nhớ tới đối phương… Rốt cuộc có một ngày, bọn họ không thèm để ý tới quy định của ông trời nữa mà len lén gặp mặt nhau. Sau khi bọn họ gặp mặt, Bỉ phát hiện Ngạn là một người con gái xinh đẹp như hoa, mà Ngạn cũng đồng thời phát hiện Bỉ là một chàng thanh niên anh tuấn tiêu sái, bọn họ mới gặp đã thân, lòng yêu say đắm, liền hẹn ước cùng nhau gắn bó suốt đời, quyết định đời đời kiếp kiếp, mãi mãi ở cùng một chỗ.

Kết quả đã được định trước, bởi vì trái với giới luật của trời, đoạn cảm tình cuối cùng cũng bị vô tình bóp chết. Thiên đình hạ xuống nghiêm phạt, cho hai người họ một lời nguyền độc ác không gì sánh bằng, nếu bọn họ đã không để ý tới luật trời mà lén gặp mặt nhau, vậy để cho bọn họ biến thành hoa và lá của một gốc cây hoa, chỉ là loài hoa này cực kỳ kỳ lạ, có hoa thì không có lá, mà có lá thì không có hoa, đời đời kiếp kiếp, hoa và lá không cùng xuất hiện. Đời này đã định trước là không thể gặp nhau.

Sau khi truyền thuyết này được luân hồi vô số lần, có một ngày Phật đi ngang qua đây, thấy một gốc cây hoa trên mặt đất có khí độ phi phàm, đỏ rực như lửa, Phật liền đi tới trước mặt nó xem xét tỉ mỉ, chỉ vừa mới xem đã có thể nhìn thấu được huyền bí trong đó. Phật cũng không bi thương, không phẫn nộ, ông đột nhiên ngửa mặt lên trời cười dài ba tiếng, đưa tay rút hoa này ra khỏi mặt đất. Phật cầm hoa ở trong tay, cảm khái nói: “Kiếp trước các ngươi đã thề không thể gặp lại nhau, sau bao nhiêu lần luân hồi, yêu nhau lại không thể nào tay trong tay, cái gọi là phân phân hợp hợp bất quá chỉ là duyên sinh duyên tẫn mà thôi, trên người của ngươi đã có lời nguyền của thiên đình, khiến các ngươi dù duyên tẫn cũng không tán, duyên diệt cũng không phân, ta không thể giúp ngươi cởi bỏ lời nguyền này được, chỉ có thể mang ngươi đi tới miền cực lạc, cho ngươi tha hồ nở rộ ở đó a.”

Trên đường đi tới miền cực lạc, lúc đi ngang qua sông Vong Xuyên trong địa phủ, Phật không cẩn thận để nước sông làm ướt quần áo của mình, mà nơi bị ướt kia lại chính là chỗ Phật cất gốc cây hoa đỏ nọ, chờ tới khi Phật tới được bờ bên kia Vong Xuyên rồi, cởi gói đồ của mình ra nhìn lại, liền phát hiện đóa hoa đỏ rực ấy đã biến thành màu thuần trắng, Phật trầm tư chỉ trong chốc lát, liền cười to nói: “Đại hỉ không bằng đại bi, khắc ghi không bằng quên lãng, đúng đúng sai sai, sao có thể phân rõ được chứ, hoa tốt, hoa tốt nha.” Phật đem đóa hoa này trồng ở miền cực lạc, gọi nó là Mạn Đà La hoa, bởi vì nở ở miền cực lạc (bỉ ngạn), nên còn được gọi là Bỉ Ngạn hoa.

Thế nhưng Phật không biết rằng, khi ông ở trên sông Vong Xuyên, hoa bị nước sông làm phai màu đã đem tất cả màu đỏ của nó để lại dưới nước, suốt ngày khóc thét không ngừng nghỉ, khiến kẻ khác nghe thấy mà bi thương. Bồ Tát Địa Tạng* thần thông phi thường, biết được hoa Mạn Đà La đã sinh trưởng, liền tới bên bờ Vong Xuyên, ném một hạt giống vào giữa lòng sông, chỉ trong chốc lát, một đóa hoa càng đỏ tươi hơn trước đã bay ra khỏi nước, Địa Tạng bắt lấy nó giữ trong tay, thở dài nói: “Ngươi thoát thân đi, còn được tự do tự tại, vì sao phải đem hận ý vô tận này để lại trong chốn địa ngục vốn đã khổ hải vô biên chứ? Để ta cho ngươi làm sứ giả tiếp đón, chỉ dẫn linh hồn đi về phía luân hồi, nhớ kỹ màu này của ngươi a, cực lạc đã có Mạn Đà La hoa rồi, vậy ta gọi ngươi là Mạn Châu Sa hoa vậy.”

(*) Bồ Tát Địa Tạng: Một vị Bồ Tát chuyên cứu độ sinh linh trong Địa ngục và trẻ con yểu tử. Có khi Địa Tạng cũng là người được xem là chuyên cứu giúp lữ hành phương xa. Đó là vị Bồ Tát duy nhất được diễn tả với bạch hào (lông trắng xoáy nằm giữa hai mắt, sa. ūrṇā) trên trán, một trong ba mươi hai tướng tốt của một vị Phật. Địa Tạng hay cầm Như ý châu (sa. cintāmaṇi) và Tích trượng có sáu vòng, biểu hiện của sự cứu độ chúng sinh của Bồ Tát trong Lục đạo (sáu đường tái sinh).

Từ nay về sau, trong thiên hạ chỉ có hai loại Bỉ Ngạn hoa hoàn toàn bất đồng, một loại sinh trưởng ở miền cực lạc, một loại sinh trưởng ở ven bờ Vong Xuyên. (lưu ý: cả bờ Vong Xuyên và miền cực lạc đều nằm ở bờ bên kia = bỉ ngạn, nên đều là hoa Bỉ Ngạn)

Bỉ Ngạn hoa từ đó về sau nở ở bên bờ Vong Xuyên. Người chết thường bước theo con đường hoa này mà đi đến cầu Nại Hà, ngửi mùi hương hoa sẽ nhớ tới mình kiếp trước. Một mảnh đỏ thẫm này, như máu, mỹ lệ, yêu diễm. Ba ngày trước và sau xuân phân (khoảng 20, 21 tháng 3), và ba ngày trước và sau thu phân (22, 23, 24 tháng 9), chính là thời khắc hoa nở chuẩn nhất. Hoa nở, tại bờ bên kia của sự sống và cái chết. Mọi người tuy nhìn nó đến mê muội nhưng lại càng sợ hãi, vì vậy mới xem nó là loài hoa của tai họa, của cái chết và chia lìa.

Cái đẹp của Mạn Châu Sa Hoa, là vẻ đẹp chẳng lành của yêu dị, tai nạn, tử vong và chia lìa. Có lẽ bởi vì màu đỏ thẫm tươi đẹp của nó làm cho người ta liên tưởng đến máu, cũng có lẽ bởi vì thân của nó có chứa kịch độc, trong các tác phẩm văn học, hình tượng của nó thường liên hệ với các khái niệm như “điên cuồng, máu tanh” v…v… Trong bộ truyện Mirage of Blaze của tác giả Mizuna Kuwabara, cảnh máu tươi phun ra khi Kagetora tự sát được tác giả miêu tả tựa như một dàn hoa Bỉ Ngạn là vì vậy.

Bỉ Ngạn hoa nở, nở ở bờ bên kia thế giới, chỉ là một khối đỏ rực như lửa; hoa nở không lá, lá mọc không hoa; cùng nhớ cùng thương nhưng không được gặp lại, chỉ có thể một thân một mình ở trên đường cực lạc. Cũng vì thế mà có người dùng nó để làm ví dụ cho những chuyện tình không có kết quả. Thế nhưng Phật gia lại nói “Mặc dù ái tình không có kết quả, thế nhưng Bỉ Ngạn vẫn nở hoa rất rực rỡ đấy thôi.” Đã từng nghe được một đoạn radio trên internet nói thế này: “Một người được sống ý nghĩa ở chỗ, họ sống vì hy vọng, bất khuất và dũng khí của họ; nếu như bởi vì gặp phải trắc trở, thất bại cùng bất hạnh làm mất đi hy vọng được sống, cũng như tinh thần bất khuất và dũng khí của bản thân, cái đang chờ đợi họ ở phía trước cũng chỉ có thể là thống khổ, tuyệt vọng và chán chường mà thôi.” Kết quả không phải là kết thúc, chỉ cần có hy vọng và dũng khi như Bỉ Ngạn thì vẫn sẽ nở hoa một cách rực rỡ. Trong tình cảm cũng vậy, sự nghiệp cũng vậy, mà cuộc sống cũng vậy!

Mạn Châu Sa Hoa — Phật giáo gọi là vậy, cũng được xưng là Bỉ Ngạn hoa, hoa nở ở bờ bên kia sông Tam Đồ, giữa ranh giới của người, yêu và ma, một nơi mà mãi mãi không có cách nào đến đó được. Tương truyền hương hoa có thể gợi lại ký ức của người chết khi còn sống, có người nói Mạn Châu Sa Hoa vốn mang màu trắng. Khi hấp thụ linh hồn người chết sẽ biến thành màu đỏ rực.

11 tháng 12 2017

Cảm nghĩ cơ

17 tháng 7 2016

cách 1 : Qui đồng mẫu      \(\frac{13}{15}\) = \(\frac{325}{15\times25}\) ; \(\frac{23}{25}\) =    \(\frac{345}{25\times15}\)

                                Mà 325 < 345 

              => Kết luận...........................< ......................

Cách 2 : Làm phần bù        

 Ta có \(\frac{13}{15}\) +        \(\frac{2}{15}\)  = 1

           \(\frac{23}{25}\) +         \(\frac{2}{25}\) = 1

Mà \(\frac{2}{15}\) >      \(\frac{2}{25}\)  ====>>>>   \(\frac{13}{15}\) <        \(\frac{23}{25}\)

17 tháng 7 2016

cảm ơn p nhé

13 tháng 11 2023

sun sún

lũn tũn

13 tháng 11 2023

2 từ láy với vần un : un ủn , lun tun .

 

2 tháng 8 2018

Sao z bn?

2 tháng 8 2018

uk

nhưng lần sau bn đừng đăng câu hỏi linh tinh nha

hok tốt

31 tháng 8 2016

Đổi : 1,26 km = 126 m

Tổng số phần bằng nhau là :

3 + 4 = 7 ( phần )

Nửa chu vi hình chữ nhật là :

126 : 2 = 63 ( m )

Chiều dài là :

63 : 7 x 4 = 36 ( m )

Chiều rộng là :

63 : 7 x 3 = 27 ( m )

Diện tích hình chữ nhật là :

36 x 27 = 972 ( m^2 )

Đổi : 972 m^2 = 0,0972 hm^2

bạn đánh sai đề rồi

25 tháng 8 2017

Cách 1:1=>2=>3=>4=>5

Cách 2:Số 1 rồi đến số 2 rồi đến số  3 rồi đến số 4 rồi đến số 5.

Cách 3:1,2,3,4,5

25 tháng 8 2017

 Lan anh cat

Cho tập hợp đó là A thì ta có: 

Cách 1 : 

A = { 0 ; 1 ; 2 ; 3 ; 4 ; 5 } 

Cách 2 :

A = { x E N | x \(\le\) 5 } 

....

31 tháng 8 2016

không có tổng hả bạn bạn xem  rõ lại 

31 tháng 8 2016

Ko có