K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

5 tháng 3 2023

BPTT: So sánh, Liệt kê

Tác dụng: Giúp cho câu thơ giàu hình ảnh

Cho thấy sự chia li, từ biệt của nhân vật trữ tình.

17 tháng 6 2016

Mình sẽ chọn bài Tiếng Gà Trưa trong SGK Ngữ văn 7. Mặc dù bài thơ này k đc nhắc đến nhiều nhưng nó rất tiêu biểu khi sử BPTT điệp ngữ hehe

*Khổ đầu tiên :

"Trên đường hành quân xa

Dừng chân bên xóm nhỏ

Tiếng gà ai nhảy ổ:

“Cục…  cục tác cục ta”

Nghe xao động nắng trưa

Nghe bàn chân đỡ mỏi

Nghe gọi về tuổi thơ ..."

=> Bài thơ là phút lắng lòng của người chiến sĩ trên chặng đường hành quân mệt mỏi. Lúc dừng chân bên thôn xóm yên bình, vẳng nghe tiếng gà nhảy ổ quen thuộc của làng quê, người chiến sĩ để lòng mình cuốn vào âm thanh ấy và trải ra mênh mông theo sức lan tỏa của nó. Mỗi lần động từ nghe được lặp lại, trường lan tỏa của âm thanh tiếng gà mỗi lúc một rõ nét nhưng đó không phải là sự mở ra theo chiều rộng không gian mà là sự chuyển động theo chiều sâu của cảm xúc. Đầu tiên là sự thay đổi của ngoại cảnh: Nghe xao động nắng trưa, sau đó là sự xâm lấn vào cảm giác: Nghe bàn chân đỡ mỏi và cuối cùng là sự thấm sâu trong tâm hồn: Nghe gọi về tuổi thơ. Điệp từ "nghe" cùng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác đã diễn tả tinh tế diễn biến cảm xúc ấy trong tâm hồn người chiến sĩ. Tiếng gà mở đầu bài thơ là một âm thanh của thực tại, vẳng đến từ nơi nào đó trong xóm nhỏ. Nhưng đến cuối khổ, nó đã trở thành âm thanh vọng về từ kí ức, khi người chiến sĩ chìm trong giây phút trầm lắng để thả hồn miên man theo tiếng gọi tuổi thơ.

*Khổ thơ cuối :

"Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi, cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ."

=> Giọng thơ vẫn nhẹ nhàng nhưng mỗi lần điệp từ vì được lặp lại, dường như cảm xúc lại lắng sâu thêm để tìm về với ngọn nguồn gần gũi và thiêng liêng nhất. Điệp từ "vì" được sử dụng liên tục để tạo nên các yếu tố. Những yếu tố tạo nên động lực của lòng quyết tâm chiến đấu ở người cháu qua từng dòng thơ mỗi lúc một thu hẹp lại về phạm vi: Tổ quốc - xóm làng - người bà - tiếng gà, ổ trứng đã nói lên một quy luật tình cảm vô cùng giản dị: tình cảm gia đình làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước và sự thống nhất giữa hai tình cảm cao đẹp này là cội nguồn sức mạnh tinh thần của mỗi người lính. Lòng yêu nước cũng không phải là cái gì xa xôi, lớn lao hay trừu tượng. Đó có thể chỉ là yêu một bếp lửa ấp iu như Bằng Việt; yêu một tiếng gà cục tác, một ổ rơm trứng hồng như Xuân Quỳnh hay yêu cái cây trồng trước nhà, yêu cái phố nhỏ đổ ra bờ sông như I-li-a Ê-ren-bua chẳng hạn. Nên ở một góc độ nào đó, sự thu hẹp phạm vi ở khổ thơ cuối là cách thức cụ thể hóa lòng yêu nước, làm nổi bật chân lí giản dị: Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu miền quê trở nên lòng yêu Tổ quốc. Bài thơ được mở đầu bằng tiếng gà trưa và kết thúc lại trở về với tiếng gà. Nhưng đó không đơn thuần là tiếng gà gọi về tuổi thơ nữa, mà là tiếng gà gọi dậy trong lòng người chiến sĩ bản chất của lòng yêu nước, cái lí do cao cả mà rất đỗi cụ thể, hối thúc bàn chân băng rừng lội suối đấu tranh vì độc lập, thống nhất nước nhà.

    Nếu bạn đọc cả bài thì có cả điệp ngữ giữa các khổ với nhau nữa .... Mình chỉ lấy 2 VD thôi =))

17 tháng 6 2016

BPTT là biện pháp tu từ thì phải 

7 tháng 1 2022

so sánh tiếng suối trong như tiếng hát xa

tác dụng là nhấn mạnh sự gần gũi của con người với thiên nhiên

Biện pháp so sánh "nước biếc" - "tầng khói phủ.

Tác dụng:

- Tăng tính biểu hình, biểu đạt gây ấn tượng sâu sắc với người đọc. 

- Khắc họa vẻ đẹp của cảnh sắc mùa thu qua màu nước biếc.

- Sự giao hòa và gần gũi giữa con người và thiên nhiên đất trời.

13 tháng 12 2020

a, Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm 

b, Biện pháp tu từ : Điệp từ 

- Tác dụng : Nhấn mạnh trong thú vui tinh thần của thi nhân 

- Ngoài ra còn sử dụng biện pháp tu từ : đối lập và nhân hóa ở 2 câu cuối

c, Em đồng ý với ý kiến " Trong thơ bác đầy trăng " 

Phân tích :

Bác thường viết một số bài thơ cảm hứng trữ tình nói về tình yêu thiên nhiên, trong đó có những vần thơ rất đẹp về trăng. Nhà văn Hoài Thanh có nhận xét: “Thơ Bác đầy trăng”. Bác cũng viết một số bài thơ cảm hứng trữ tình nói về tình yêu thiên nhiên, trong đó có những vần thơ rất đẹp về trăng. Nhà văn Hoài Thanh có nhận xét: “Thơ Bác đầy trăng”. Ngắm trăng là một tuyệt tác. Trong ngục tối, nhà thơ không có rượu, không có hoa để thưởng trăng. Lúc ấy, trăng như một người bạn thân, vượt qua song sắt nhà tù vào thăm Bác, tâm sự, đồng cảm cùng Bác. Trăng được hoá thân trong thơ Bác có ánh mắt, có tâm hồn. Vượt lên mọi cảnh cơ cực, tù đày, Bác say sưa ngắm trăng. Một tâm hồn yêu thiên nhiên tha thiết, một phong thái ung dung tự tại của một chiến sĩ cách mạng – một nhà thơ. Khi ấy, trăng và người hoà làm một, đồng cảm và sẻ chia, bỗng chốc trở thành tri kỉ. Ngắm trăng cũng là hành động phản ánh tinh thần lạc quan và khát vọng tự do, về ngày mai tươi sáng, bình yên.

21 tháng 4 2022

Tham khảo:

+) Bien phep tu tu la: nhân hóa: "Trăng nhòm” va điệp từ “ ngắm”
+) Giá trị các biện pháp tu từ trong câu thơ trên: Nghệ thuật nhân hóa: Trăng được nhân hóa có khuôn mặt và ánh mắt như con người. Người và trăng đều chủ động tìm đến giao hòa cùng nhau. Điều đó cho thấy Bác Hồ và trăng hết sức gắn bó, thân thiết, trở thành tri âm, tri kỷ từ lâu...  Nghệ thuật điệp từ: Từ “ ngắm” được điệp lại hai lần, nghệ thuật đối xứng nhấn mạnh hình ảnh trăng và người. Đó là tư thế ngắm trăng tuyệt đẹp, hướng tới cái đẹp của cuộc đời.

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới Đọc bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của thi hào Đỗ Phủ tự nhiên tôi thấy gần gũi thân thiết. Nhà tranh bị gió thu phá! Một đề tài gần gũi quen thuộc với người dân Việt Nam ta biết bao! Đỗ Phủ sống vào thế kỉ thứ VIII, cách ngày nay đã 1200 năm, mà cảnh gió bão trong bài thơ chẳng khác gì hôm nay! Ai đã trải qua những cảnh gió...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới

Đọc bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của thi hào Đỗ Phủ tự nhiên tôi thấy gần gũi thân thiết. Nhà tranh bị gió thu phá! Một đề tài gần gũi quen thuộc với người dân Việt Nam ta biết bao!

Đỗ Phủ sống vào thế kỉ thứ VIII, cách ngày nay đã 1200 năm, mà cảnh gió bão trong bài thơ chẳng khác gì hôm nay! Ai đã trải qua những cảnh gió bão, đã nhìn thấy cảnh tàn phá của gió bão trên màn ảnh nhỏ đều dễ dàng nhận thấy, sự tàn phá của thiên nhiên từ xưa tới nay đều giống nhau. Mà đâu phải chỉ giống nhau! Với nhịp độ phá hoại môi trường, nhất là phá rừng diễn ra ngày càng nhanh, càng nhiều như hiện nay, bão lụt gần dây hoành hành càng thất thường, càng dữ dội.

Cảnh nhà dột, chăn ướt, không ngủ được trong bài thơ thật là chân thực. Đọc lên như thấy tình cảnh thê thảm hiện lên trước mắt. Chi tiết “Con nằm xấu nết đạp lót nát” rất thật. Trẻ con ngủ mê thường đạp lung tung, làm rách thêm cái chăn vốn đã cũ nát. Sự vô tâm của trẻ thơ cũng làm hư hỏng thêm cái gia sản vốn đã nghèo nàn của nhà thơ.

Nhưng tâm hồn nhà thơ thật cao thượng và giàu có biết bao. Ông ao ước:

Ước được nhà rộng muôn ngàn gian

Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan.”

Đỗ Phủ quả là nhà thơ lớn. Ông đã vượt lên tình cảnh bi thảm của riêng mình để nghĩ đến kẻ sĩ trong thiên hạ.

Nội dung của đoạn văn trên là: 

A. Bày tỏ tình cảm, cảm xúc của tác giả về bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu pháp của Đỗ Phủ 

B. Kể lại nội dung bài thơ 

C. Tái hiện lại những hình ảnh được miêu tả trong bài thơ 

D. Phân tích cái hay, cái đẹp về nội dung và nghệ thuật của bài thơ

1
16 tháng 3 2017

Đáp án: A

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới Đọc bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của thi hào Đỗ Phủ tự nhiên tôi thấy gần gũi thân thiết. Nhà tranh bị gió thu phá! Một đề tài gần gũi quen thuộc với người dân Việt Nam ta biết bao! Đỗ Phủ sống vào thế kỉ thứ VIII, cách ngày nay đã 1200 năm, mà cảnh gió bão trong bài thơ chẳng khác gì hôm nay! Ai đã trải qua những cảnh...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới

Đọc bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của thi hào Đỗ Phủ tự nhiên tôi thấy gần gũi thân thiết. Nhà tranh bị gió thu phá! Một đề tài gần gũi quen thuộc với người dân Việt Nam ta biết bao!

Đỗ Phủ sống vào thế kỉ thứ VIII, cách ngày nay đã 1200 năm, mà cảnh gió bão trong bài thơ chẳng khác gì hôm nay! Ai đã trải qua những cảnh gió bão, đã nhìn thấy cảnh tàn phá của gió bão trên màn ảnh nhỏ đều dễ dàng nhận thấy, sự tàn phá của thiên nhiên từ xưa tới nay đều giống nhau. Mà đâu phải chỉ giống nhau! Với nhịp độ phá hoại môi trường, nhất là phá rừng diễn ra ngày càng nhanh, càng nhiều như hiện nay, bão lụt gần dây hoành hành càng thất thường, càng dữ dội.

Cảnh nhà dột, chăn ướt, không ngủ được trong bài thơ thật là chân thực. Đọc lên như thấy tình cảnh thê thảm hiện lên trước mắt. Chi tiết “Con nằm xấu nết đạp lót nát” rất thật. Trẻ con ngủ mê thường đạp lung tung, làm rách thêm cái chăn vốn đã cũ nát. Sự vô tâm của trẻ thơ cũng làm hư hỏng thêm cái gia sản vốn đã nghèo nàn của nhà thơ.

Nhưng tâm hồn nhà thơ thật cao thượng và giàu có biết bao. Ông ao ước:

Ước được nhà rộng muôn ngàn gian

Che khắp thiên hạ kẻ sĩ nghèo đều hân hoan.”

Đỗ Phủ quả là nhà thơ lớn. Ông đã vượt lên tình cảnh bi thảm của riêng mình để nghĩ đến kẻ sĩ trong thiên hạ.

Đọan văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào? 

A. Miêu tả 

B. Tự sự 

C. Biểu cảm 

D. Nghị luận

1
18 tháng 7 2017

Đáp án: C