K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Em đồng ý với ý kiến 2 câu thơ cuối bài sang thu còn mang cả ý ẩn dụ nữa bởi nó gợi cho em suy nghĩ: con người từng trải sẽ vừng vàng hơn trước thử thách của cuộc đời.  

25 tháng 7 2023

Theo quan điểm của tôi, lời ru trong bài thơ "Lời ru của mẹ" của Xuân Quỳnh có thể được coi là một hình ảnh ẩn dụ.

Lời ru trong bài thơ không chỉ đơn thuần là một lời ru để đưa con ngủ, mà còn chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc về tình mẫu tử, tình yêu thương và sự hy sinh của mẹ. Nó là một biểu tượng cho tình yêu và sự chăm sóc vô điều kiện của mẹ dành cho con. Nếu là hình ảnh ẩn dụ, thì ẩn dụ này dành cho tất cả những người con và những người có tình yêu và sự quan tâm đặc biệt đến mẹ. Bài thơ mang ý nghĩa rằng mẹ luôn bên cạnh, che chở và yêu thương con, dù cho có khó khăn và gian khổ. Câu thơ "Lời ru của mẹ, đêm nay con ngủ" có thể mang ý nghĩa ẩn dụ về sự an lành, bình yên và sự bảo vệ của mẹ đối với con. Nó thể hiện sự yên tĩnh và sự an toàn mà mẹ tạo ra cho con trong giấc ngủ, cũng như sự ủng hộ và sự chăm sóc của mẹ trong cuộc sống hàng ngày.

Tóm lại, lời ru trong bài thơ "Lời ru của mẹ" có thể được coi là một hình ảnh ẩn dụ, tượng trưng cho tình yêu và sự chăm sóc vô điều kiện của mẹ dành cho con. Câu thơ "Lời ru của mẹ, đêm nay con ngủ" mang ý nghĩa ẩn dụ về sự an lành và sự bảo vệ của mẹ đối với con.

25 tháng 7 2023

Theo quan điểm của em, lời ru trong bài thơ "Lời ru của mẹ" của Xuân Quỳnh có thể được coi là một hình ảnh ẩn dụ.

Lời ru trong bài thơ không chỉ đơn thuần là một cách ru ngủ cho con, mà còn mang ý nghĩa sâu xa hơn về tình yêu thương và sự chăm sóc của mẹ dành cho con.

Nếu là hình ảnh ẩn dụ, thì ẩn dụ trong bài thơ này có thể dành cho tất cả những người mẹ trên thế giới. Bài thơ không chỉ miêu tả về một người mẹ cụ thể, mà còn mang ý nghĩa đại diện cho tình mẹ hiền hậu và vô điều kiện.

Câu thơ "Lời ru của mẹ là một khúc hát vô tận" có thể mang ý nghĩa ẩn dụ. Nó không chỉ đề cập đến việc mẹ ru con ngủ, mà còn ám chỉ đến tình yêu mãnh liệt và không biên giới của mẹ dành cho con. Khúc hát vô tận ở đây có thể hiểu là tình yêu mẹ không bao giờ kết thúc và luôn tồn tại mãi mãi.

Tuy nhiên, quan điểm này chỉ là một ý kiến cá nhân và có thể có nhiều cách hiểu khác nhau về bài thơ này.

15 tháng 5 2021

 Đoàn thuyền chứ không phải chỉ con thuyền ra khơi đã tạo ra sự tấp nập trên biển. Chữ “Lại” vừa khẳng định nhịp điệu lao động của người dân chài đã đi vào ổn định, vừa thể hiện sự đối lập giữa sự nghỉ ngơi của đất trời và sự làm việc của con người.

Hai hình ảnh "sấm" và "hàng cây đứng tuổi" vừa có ý nghĩa tả thực vừa có ý nghĩa tượng trưng. Mùa thu thường không rạo rực, ấm áp như mùa xuân, không sôi động rộn ràng như mùa hạ, hay lạnh lẽ, thê lương như mùa đông. Thu đến rất nhẹ nhàng đến rồi lặng lẽ rời đi. Thu không đánh thức ta bằng những âm thanh vang động, màu sắc lộng lẫy, hương vị ngọt ngào mà gieo vào lòng ta những thoáng rung động xuyến xao cho ta những khoảng lặng sâu xa về cuộc sống. Qua hình ảnh ẩn dụ trên ta thấy một Hữu Thỉnh rất đỗi tinh tế, nhạy bén trong cảm nhận và liên tưởng. 

11 tháng 5 2018

Hàng tre là hình ảnh thực và hình ảnh mang tính biểu trưng:

   + Hình ảnh tre là hình ảnh thân thương của làng quê, là biểu tượng của dân tộc Việt kiên cường, bất khuất

   + Hàng tre đứng thẳng hàng chính là sự ngay thẳng của người Việt Nam, trong mọi hoàn cảnh, vẫn hiên ngang

   + Hình ảnh tre ở cuối bài được nhấn mạnh tính đoàn kết, trung hiếu- phẩm chất tốt đẹp của người Việt

- Xây dựng kết cấu đối ứng với hình ảnh tre ở đầu – cuối bài nhằm tạo ấn tượng sâu sắc, và nhấn mạnh cảm xúc.

→ Tác giả xây dựng hình ảnh có tính biểu tượng- hàng tre

14 tháng 5 2021
- Khổ thơ đầu tiên: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.” - Khổ thơ cuối: “Mai về miền Nam thương trào nước mắt Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.” - Hình ảnh cây tre xuất hiện ở khổ đầu và câu cuối cùng của bài thơ. Ở khổ đầu, hình ảnh hàng tre được gợi lên với cả hình dáng, màu sắc, sức sống và mang ý nghĩa biểu tượng sâu xa. Hàng tre vừa thực vừa ảo, lung linh trong tâm tưởng. Đó là hình ảnh cây cối mang màu đất nước tụ về đây canh giữ giấc ngủ cho Bác, vừa là ẩn dụ cho dân tộc Việt Nam kiên cường, bất khuất, bền bỉ, trung thành bên Bác, gắn bó với Bác, biểu thị ý chí của Người. - Trong câu thơ cuối, hình ảnh cây tre lặp lại nhưng có sự thay đổi mới về nghĩa, tạo kết cấu đầu cuối tương ứng, gây ấn tượng đậm nét. Không còn là cây tre – khách thể nữa mà đã hòa tan vào chủ thể, tượng trưng cho tấm lòng, ước nguyện, ý chí của nhà thơ, của dân tộc: trung hiếu với Bác, mãi đi theo con đường của Bác, mãi bên Bác.
1 tháng 2 2018

Sấm cũng bớt bất ngờ

Trên hàng cây đứng tuổi

Ý nghĩa tả thực: mùa thu, trời bớt sấm chớp trên những hàng cây cao, cổ thụ

- Sấm còn tượng trưng cho những biến động bất thường, những khó khăn, sóng gió trong cuộc đời

- Hàng cây đứng tuổi để chỉ những người từng trải, có kinh nghiệm sống, có sự vững vàng, bản lĩnh

→ Hai câu kết khẳng định, việc con người từng trải cũng giống như hàng cây cổ thụ vững vàng không còn sợ sệt, ngạc nhiên trước những biến động của cuộc đời.

26 tháng 3 2022

Không đồng ý vì hình ảnh trên vừa mang nghĩa tả thực vừa mang tính biểu tượng.

Sấm: Tượng trưng cho những khó khăn, thử thách, phong ba trong cuộc sống mà con người phải trải qua.

Hàng cây đứng tuổi: Con người sau nhiều năm bôn ba sóng gió trở nên dày dạn kinh nghiệm. 

26 tháng 3 2022

CTV hay đấy đi xóa câu trả lời người khác rồi trả lời câu hỏi :)

Khổ thơ cuối bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy là triết lí mang hàm ý độc đáo, sâu sắc của bài thơ. Đúng vậy,nghệ thuật ẩn dụ "trăng cứ tròn vành vạnh" tượng trưng cho 1 quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên không thể phai mờ. Phép nhân hóa "trăng im phăng phắc" cho thấy trăng là 1 người bạn, 1 nhân chứng nghĩa tình mà hết sức nghiêm khắc. Trăng ko một lời trách cứ, bao dung, độ lượng. Tấm lòng bao dung, độ...
Đọc tiếp

Khổ thơ cuối bài thơ "Ánh trăng" của Nguyễn Duy là triết lí mang hàm ý độc đáo, sâu sắc của bài thơ. Đúng vậy,nghệ thuật ẩn dụ "trăng cứ tròn vành vạnh" tượng trưng cho 1 quá khứ đẹp đẽ, vẹn nguyên không thể phai mờ. Phép nhân hóa "trăng im phăng phắc" cho thấy trăng là 1 người bạn, 1 nhân chứng nghĩa tình mà hết sức nghiêm khắc. Trăng ko một lời trách cứ, bao dung, độ lượng. Tấm lòng bao dung, độ lượng mà nghiêm khắc ấy đã nhắc nhở nhà thơ và tất cả chúng ta ko bao h lãng quên quá khứ. Con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưnng quá khứ thì luôn tròn đầy, thủy chung và bất diệt. Ở trong câu thơ cuối, nhà thơ sử dụng tối đa nghệ thuật đối lập: cái tròn vành vạnh của vầng trăng đối lập vs sự bạc bẽo, vô tình của cong người; cái im phăng phắc của vầng trăng đối lập vs sự giật mình của con người. Cái giật mình nhìn lại thức tỉnh của con người thật đáng quý. Giật mình để nhìn lại chính mình, để cố gắng sống tốt hơn. Cái giật mình của ăn năn tự trách, giật mình để nhắc nhở bản thân ko đc lãng quên quá khứ nghĩa tình. Hình ảnh vầng trăng cuối bài thơ đột ngột bừng sáng thành ánh trăng vô cùng độc đáo, sâu sắc. Ánh tăng là tia sáng tỏa ra từ vầng trăng. Ánh trăng có khả năng soi rọi đến những góc khuất tăm tối nhất của tâm hồn con người, ánh trăng khiếm con người bừng tỉnh nhận ra sai lầm của mình. Trăng cảm hóa con người và nhắc nhở con người phải luôn luôn nhớ về quá khứ, trân trọng quá khứ. Ánh trăng nói riêng và bài thơ nói chung nhắc nhở chúng ta phải sống đúng đạo lí dân tộc: Uống nc nhớ nguồn.

0
2 tháng 3 2022

Refer

Bài thơ "Đi đường" không thuộc loại thơ tả cảnh hay tự sự. Bởi vì bài thơ này với ngôn từ giảm dị mà hàm súc, mang ý nghĩa tư tưởng sâu sắc.

Nội dung: thiên về suy nghĩ, triết lý nhưng không phải triết lý lên giọng dạy đời như lời kể chuyện, tâm sự của chính Bác trong những ngày tù đày.

Ý nghĩa: từ việc đi đường núi đã gợi ra chân lí đường đời: vượt qua gian lao chồng chất sẽ tới thắng lợi vẻ vang.