K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

4 tháng 5 2021

Nặng nề thân thép chân gang nắng mưa dầu dãi đường xa lối về Thị thành cùng chốn thôn quê Anh lăn có nghề,đường rộng thênh thang

4 tháng 5 2021
Đây là một câu đố nha
3 tháng 6 2018

Hai từ ghép chính phụ: mát tay, nóng lòng

Một từ ghép đẳng lập: gang thép

Mát tay: mát ( cảm giác mát mẻ, dễ chịu) và tay (bộ phận trên cơ thể con người)

- Nóng lòng: nóng (có nhiệt độ cao hơn so với mức trung bình) và lòng ( được chuyển nghĩa nói về tâm lý, tình cảm của con người)

- gang thép: chỉ sự cứng cỏi, vững vàng tới mức không lay chuyển được

 

→ Các từ trên khi ghép lại đã trải qua quá trình biến đổi nghĩa, mang một nghĩa mới chỉ con người.

14 tháng 9 2021

Bạn chưa trả lời đầy đủ

 

Trả lời:

So sánh nghĩa của các từ ghép với nghĩa của những tiếng tạo nên chúng.

-       Mát tay: dễ đạt được kết quả tốt.

Mát: có nhiệt độ vừa phải gây cảm giác dễ chịu.

Tay: một bộ phận của cơ thể nối liền với vai.

-       Nóng lòng: có tâm trạng mong muốn cao độ muốn làm việc gì.

Nóng: có nhiệt độ cao hơn mức được coi là trung bình.

Lòng: bụng của con người, được coi là biểu tượng của mặt tâm lí.

-       Gang thép: cứng cỏi, vững vàng đến mức không gì lay chuyển được

Gang: hợp kim của sắt với carbon và một số nguyên tố, thường dùng để đúc đồ vật.

Thép: hợp kim bền, cứng, dẻo của sắt với một lượng nhỏ carbon.

-       Tay chân: người thân tín, người tin cẩn giúp việc cho mình.

Tay: một bộ phận của cơ thể nối liền với vai.

Chân: một bộ phận của cơ thể dùng để di chuyển.

14 tháng 9 2021

Bạn trả lời đầy đủ ☺️

18 tháng 1 2023

Tham Khảo Nha Bạn!

Mẹ đi công tác xa nhà đã gần một tuần mà đến nay vẫn chưa về. Thiếu vắng bàn tay chăm sóc của mẹ, em mới hiểu mình cần có mẹ như thế nào. Mong quá, chiều nay mẹ sẽ về.

Chiều buông dần xuống. Ba và anh Hai vẫn còn đi làm, chỉ có một mình em ở nhà. Có tiếng chó sủa và tiếng người trước cổng, em hồi hộp chạy ra. Hình ảnh quen thuộc của mẹ hiện ra, trước ngưỡng cửa, em vô cùng mừng rỡ và cảm động. Mẹ đang xách hai giỏ khá nặng, em vui quá reo to:

– Ôi mẹ đã về.

Mẹ cười, vẫn khóe mắt ấm áp mà em đã mong đợi và từng gặp trong giấc mơ. Khuôn mặt mẹ lấm tấm những giọt mồ hôi, có lẽ mẹ thấm mệt, vì đường xa. Mẹ gỡ chiếc nón lá tuy cũ những còn lành lặn xuống để lộ mái tóc cháy vàng vì nắng, giờ đây đã được búi cao gọn gàng. Em vội bưng nước ra mời mẹ và quạt mát cho mẹ. Chiếc áo sơ mi trắng cũng ươn ướt mồ hôi. Mẹ uống nước và bước vào nhà trong xem xét dọn dẹp nhà cửa. Em thương mẹ quá. Mẹ còn mệt mà vẫn lo lắng, săn sóc chúng em. Ba thường bảo dáng đi nhẹ nhàng tất bật và bàn tay chai sần của mẹ chứa đựng trong đó một tình yêu thương lớn lao đối với mọi người. Trong lúc đó mẹ vừa soạn đồ đạc, vừa hỏi thăm em chuyện gia đình. Mẹ hỏi em có khỏe không, vẫn học ngoan chứ? Ba với anh Hai vẫn đi làm đều chứ? Công việc vẫn bình thường?… Em không đòi hỏi quà, nhung vẫn biết mẹ có quà cho mọi người: Tính mẹ rất chu đáo…

Mẹ – người em yêu nhất, trong cuộc đời này. Hình ảnh mẹ bao giờ cũng làm em cảm động, làm em nhận ra mình rõ hơn mồi lúc làm việc gì tốt hay xấu. Em rất yêu mẹ. Mẹ là tất cả đối với em. Gần mẹ em cảm thấy một tình yêu thương vô hạn cứ dập dềnh như biển Thái Bình dào dạt

14 tháng 12 2016

DÀN Ý

1. Mở bài: - Bài Anh đi anh nhớ quê nhà vốn là thơ của Á Nam Trần Tuấn Khải, sáng tác vào đầu thế kỉ XX, sau được dân gian hóa mà thành ca dao. - Nội dung vừa là nỗi nhớ quê hương tha thiết, vừa là lời bày tỏ tình yêu đôi lứa.

2. Thân bài:

* Nội dung bài ca dao:

+ Cách hiểu thứ nhất: Nỗi nhớ quê hương của người đi xa:

- Nhân vật trữ tình (Anh) là người đang sống xa quê, da diết nhớ quê.

- Nỗi nhớ biểu hiện cụ thể qua: Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương, là những món ăn dân dã, quen thuộc hàng ngày của dân quê, gợi hình ảnh những bữa cơm gia đình sum vầy, đầm ấm và ước mong được trở lại quê hương. -

Nhớ người thân yêu: Nhớ ai dãi nắng dầm sương, Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao. Đại từ phiếm chỉ ai, cấu trúc câu lặp bằng điệp từ đứng đầu: Nhớ ai… Nhớ ai mang đậm nét nghệ thuật dân gian của ca dao, đặc tả nỗi nhớ thương mộc mạc mà đằm thắm, sâu xa, gắn liền với cuộc sống lao động vất vả, lam lũ.

- Trong câu 4, ai có thể là người con gái mà chàng trai xa quê (Anh) đem lòng yêu mến. Hình ảnh tát nước bên đường gợi liên tưởng đến ý đó vì hay được nhắc đến trong ca dao (Hỡi cô tát nước bên đàng, Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?…) - Tất cả các kỉ niệm thấm đượm ân tình của quê hương kết thành nỗi nhớ mênh mông trong lòng người xa xứ. + Cách hiểu thứ hai: Lời bày tỏ tình yêu: - Nỗi nhớ nhà, nhớ quê được mượn làm cái cớ để dẫn dắt đến việc bày tỏ tình yêu với cô thôn nữ mà chàng trai thầm yêu trộm nhớ bấy lâu nhưng chưa có dịp ngỏ lời.

- Đại từ phiếm chỉ ai trong câu 3 và 4 hàm ý chỉ cô gái ấy.

- Câu 3 và 4 đặt nhân vật (ai) vào hoàn cảnh cụ thể là cuộc sống lao động vất vả (dãi nắng dầm sương) của nông dân ở quê nhà và cảnh tát nước bên đường hôm nao khắc sâu trong tâm tưởng người trai xa quê bời đó là cái mốc khởi đầu cho tình yêu đôi lứa.

- Nỗi nhớ quê hương, nhớ người yếu hòa làm một nên càng da diết, khắc khoải.

3. Kết bài:

- Bài ca dao chỉ có 4 câu với những hình ảnh mộc mạc, dân dã nhưng đã thể hiện sinh động tình cảm gắn bó tha thiết đối với quê hương nên tác động sâu xa tới tâm hồn người đọc.

- Phải thật sự yêu mến quê hương, đất nước thì tác giả mới sáng tác được bài ca dao bình dị và thấm thía như vậy.

 

11 tháng 12 2016

Bạn tham khảo link này nha!

Phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao Anh đi anh nhớ quê nhà, Nhớ canh rau muống ...

 

18 tháng 3 2020

2 động từ trong câu văn:

ôm ấp;rời

18 tháng 3 2020

Mái nhà ấy đã ôm ấp hai mẹ con tôi, vì chiến tranh mà rời xa một phố cổ về chốn thôn quê này.

Học tốt ^^

10 tháng 11 2021

Em tham khảo dàn ý:

  1. Mở bài

–    Bài Anh đi anh nhớ quê nhà vốn là thơ của Á Nam Trần Tuấn Khải, sáng tác vào đầu thế kỉ XX, sau được dân gian hóa mà thành ca dao.

–    Nội dung vừa là nỗi nhớ quê hương tha thiết, vừa là lời bày tỏ tình yêu đôi lứa.

   2. Thân bài:

*    Nội dung bài ca dao:

+ Cách hiểu thứ nhất: Nỗi nhớ quê hương của người đi xa:

–    Nhân vật trữ tình (Anh) là người đang sống xa quê, da diết nhớ quê.

–    Nỗi nhớ biểu hiện cụ thể qua: Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương, là những món ăn dân dã, quen thuộc hàng ngày của dân quê, gợi hình ảnh những bữa cơm gia đình sum vầy, đầm ấm và ước mong được trở lại quê hương.

–    Nhớ người thân yêu: Nhớ ai dãi nắng dầm sương, Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao. Đại từ phiếm chỉ ai, cấu trúc câu lặp bằng điệp từ đứng đầu: Nhớ ai… Nhớ ai mang đậm nét nghệ thuật dân gian của ca dao, đặc tả nỗi nhớ thương mộc mạc mà đằm thắm, sâu xa, gắn liền với cuộc sống lao động vất vả, lam lũ.

–    Trong câu 4, ai có thể là người con gái mà chàng trai xa quê (Anh) đem lòng yêu mến. Hình ảnh tát nước bên đường gợi liên tưởng đến ý đó vì hay được nhắc đến trong ca dao (Hỡi cô tát nước bên đàng, Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi?…)

–    Tất cả các kỉ niệm thấm đượm ân tình của quê hương kết thành nỗi nhớ mênh mông trong lòng người xa xứ.

+ Cách hiểu thứ hai: Lời bày tỏ tình yêu:

–    Nỗi nhớ nhà, nhớ quê được mượn làm cái cớ để dẫn dắt đến việc bày tỏ tình yêu với cô thôn nữ mà chàng trai thầm yêu trộm nhớ bấy lâu nhưng chưa có dịp ngỏ lời.

–    Đại từ phiếm chỉ ai trong câu 3 và 4 hàm ý chỉ cô gái ấy.

–    Câu 3 và 4 đặt nhân vật (ai) vào hoàn cảnh cụ thể là cuộc sống lao động vất vả (dãi nắng dầm sương) của nông dân ở quê nhà và cảnh tát nước bên đường hôm nao khắc sâu trong tâm tưởng người trai xa quê bời đó là cái mốc khởi đầu cho tình yêu đôi lứa.

–    Nỗi nhớ quê hương, nhớ người yếu hòa làm một nên càng da diết, khắc khoải.

  3.  Kết bài

–    Bài ca dao chỉ có 4 câu với những hình ảnh mộc mạc, dân dã nhưng đã thể hiện sinh động tình cảm gắn bó tha thiết đối với quê hương nên tác động sâu xa tới tâm hồn người đọc.
–    Phải thật sự yêu mến quê hương, đất nước thì tác giả mới sáng tác được bài ca dao bình dị và thấm thía như vậy.