Trong đoạn thơ sau, nếu thay từ “phả” bằng từ “toả” hay “quyện” thì nội dung câu thơ thay đổi như thế nào? Vì sao?
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về.
(Hữu Thỉnh, Sang thu)
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Không thể thay thế từ "phả" bằng từ "tỏa" hay "quyện" vì:
- Từ "tỏa" gợi sự lan truyền trong không gian.
- Từ "quyện" là gợi sự hòa quyện, trộn lẫn vào không gian thành một khối không thể tách rời.
- Từ "phả" là động từ gợi được sự lan tỏa thành luồng của làn hơi, vừa gợi cảm giác bắt đầu nhận ra nhưng cũng rõ rệt để có thể cảm nhận. Từ "phả" cũng thể hiện được cách dùng từ tinh tế, tâm hồn nhạy cảm với thiên nhiên của tác giả hơn.
Thành phần tình thái thể hiện trong câu “Hình như thu đã về”. Cảm xúc “hình như” gợi cảm giác mơ hồ mong manh, chưa thật rõ nét. Gợi cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến đến lạ của tác giả trước bước chuyển mùa còn có phần chầm chậm tiếc nuối.
Đoạn thơ trên là sự cảm nhận tinh tế của tác giả trước những dấu hiệu của mùa thu về. Qua câu thơ "Bỗng nhận ra hương ổi" ta thấy hương ổi nồng nàn ngọt ngào được làn gió thu đưa đến là dấu hiệu mùa thu đầu tiên được nhà thơ Hữu Thỉnh lựa chọn cảm nhận. Từ “bỗng” thể hiện sự ngạc nhiên, bất ngờ đánh động mọi giác quan để con người nhận ra sự chuyển mình của trời đất. Hương ổi phả vào trong gió se mang đến cảm giác làn hương ổi không bị tan ra loãng đi mà như được sánh lại ở độ đậm nhất. Ấn tượng tiếp theo về mùa thu của tác giả là làn sương chùng chình được giăng mắc trước ngõ "Sương chùng chình qua ngõ". Từ láy "chùng chình" diễn tả làn sương mỏng nhẹ chầm chậm chuyển động trong không gian như cố ý chậm lại để cảm nhận vẻ đẹp của phút giao mùa. Từ những dấu hiệu ấy mà tác giả đưa ra kết luận "Hình như thu đã về": Tình thái từ "hình như" chỉ cái không chắc chắn kết hợp với phó từ "đã" tâm trạng của tác giả có một chút nghi hoặc, một chút bâng khuâng không thật rõ ràng. Dường như nhà thơ quá yêu mùa thu, quá khao khát, mong chờ mùa thu nên khi thu đến, nhà thơ cũng không dám tin là thu đã về. Qua khổ thơ trên ta thấy dược bức tranh phút giao mùa lúc sang thu thật thơ mộng và đồng thời ta thấy tình yêu sâu sắc với mùa thu và tình yêu thiên nhiên của nhà thơ Hữu Thỉnh.
Thành phần biệt lập: Hình như
Cụ thể đây là thành phần tình thái
Tác dụng: Thể hiện mức độ sự chắc chắn của khoảnh khắc giao mùa, ở đây tác giả chỉ lờ mờ phỏng đoán vì có những tín hiệu ban đầu
1. PTBĐ: Biểu cảm
NDC: Nói về những dấu hiệu thân thuộc khi mùa thu đến ở làng quê.
2. TPBL cảm thán
3. TPBL cảm thán: Hình như (Hình như thu đã về)
Tác dụng: Là lời khẳng định nhưng chưa chắc chắn của tác giả trước những dấu hiệu của mùa thu, nhấn mạnh vào mùa có các dấu hiệu được nhắc đến.
Tâm trạng bất ngờ, băn khoăn của tác giả về mùa thu vì ''hình như'' mùa thư đã về qua các dấu hiệu quen thuộc của miền quê Bắc Bộ
Thành phần tình thái thể hiện trong câu “Hình như thu đã về”. Cảm xúc “hình như” gợi cảm giác mơ hồ mong manh, chưa thật rõ nét. Gợi cảm xúc bâng khuâng, xao xuyến đến lạ của tác giả trước bước chuyển mùa còn có phần chầm chậm tiếc nuối.
- Nếu thay đổi từ “phả” bằng từ “toả” hay “quyện” sẽ làm thay đổi nội dung câu thơ rất lớn:
+ Từ “phả” nghĩa là bốc mạnh hoặc tỏa ra thành luồng – theo từ điển của Hoàng Phê) là động từ có sắc thái mạnh hơn động từ “tỏa” mới diễn tả được mùi vị của hương ổi chín đậm trong gió, mạnh mẽ choán lấy tâm trí của con người, mùi hương đó quyện thành luồng, hương thơm như sánh lại.
+ “Tỏa” sẽ gợi ra sự lan tỏa về mùi hương trong không gian, hương ổi sẽ không thể kích thích và gây được ấn tượng mạnh với người cảm nhận.
à Khi dùng từ “phả”, tác giả muốn gây ấn tượng mạnh với người đọc về sự tập trung khi cảm nhận hương vị đặc trưng của mùa thu. Mà điều này sẽ mất đi nếu dùng hai từ kia.