K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
3 tháng 10 2023

Em thấy đó là đúng khi nói “Dì Bảy trong bài tản văn giống như hình tượng hòn Vọng Phu bởi sự tương đồng về bản chất giữa hai nhân vật. Dì Bảy cũng như người phụ nữ chờ chồng trong truyện Hòn Vọng Phu, dì cũng thủy chung, son sắt, một lòng một dạ với chồng của mình. Dành cả thanh xuân, cả cuộc đời để đợi chờ, vậy mà chỉ đổi lấy sự vô vọng. Nếu người phụ nữ trong truyện hòn Vọng Phu trả giá bằng việc hóa đá thì dì Bảy đã phải trả giá bằng cả một cuộc đời cô độc một mình đến già. Họ đều là những người phụ nữ đáng thương, bất hạnh, một lòng với chồng của mình.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
3 tháng 10 2023

Chiến tranh đến, đem đến cho con người biết bao đau đớn và khổ cực kể cả về thể xác lẫn tâm hồn. Cũng chính nhờ chiến tranh mà ta biết được sự hy sinh của con người là lớn lao, là vĩ đại như thế nào. Điều này, ta thấy rõ qua nhân vật dì Bảy trong tác phẩm “Người ngồi đợi trước hiên nhà” của Huỳnh Như Phương.

Dì Bảy là biểu tượng cho người phụ nữ Việt Nam, thủy chung, son sắt. Dì lấy chồng năm 20 tuổi, nhưng vì đơn vị chuyển công tác mà dì và chồng đã phải chia xa sau khi cưới. Họ hẹn nhau đến ngày độc lập sẽ về tìm nhau và dì Bảy cứ nghĩ như vậy rồi chờ chồng. Đời người phụ nữ, được mấy cái 20 cơ chứ, nhưng dì Bảy chấp nhận dành cả thanh xuân của mình để chờ dượng Bảy trở về mặc cho có nhiều người đến dạm hỏi cưới dì. Đây là một người phụ nữ biểu tượng của lòng thủy chung son sắt, một lòng một dạ với chồng của mình.

Nhưng rồi hạnh phúc không mỉm cười với dì, dì trở thành một người phụ nữ bất hạnh phải chịu nỗi đau mà nhiều người cũng tương tự trong chiến tranh – chồng mất. Dượng Bảy không may mất đúng vào mấy ngày trước ngày độc lập, và dì tôi mãi về sau mới nhận được giấy báo tử. Dì đã rất đau lòng nhưng dì đã nén nó lại và quyết định ở vậy đến cuối đời với bà ngoại tôi. Một người phụ nữ 20 tuổi kết hôn, 40 tuổi chồng chết mà chưa một lần được gặp mặt, còn nỗi đau nào đau hơn nỗi đau này cơ chứ. Dì vẫn ngồi đó, trước hiên nhà nhìn ra đường cái, như đang chờ đợi một điều gì thật vô vọng. Điều đó chứng tỏ dì Bảy là một người phụ nữ bất hạnh, giàu đức hy sinh, luôn thủy chung nghĩa tình, đây đều là những phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam xưa.

Đức hy sinh đó của dì khiến tôi vừa nể phục, vừa cảm thông, trân trọng. Tôi hiểu, trong chiến tranh, không chỉ dì mà còn nhiều người phụ nữ khác cũng vậy, họ cũng gánh chịu nỗi đau tương tự như dì. Và tôi biết, thế hệ chúng tôi sẽ hiếm khi gặp phải tình cảnh như vậy, nhưng chúng tôi luôn luôn trân trọng, nể phục những người phụ nữ Việt Nam đáng kính.

8 tháng 4 2018

Câu 1. Em hiểu thế nào là "những em bé lớn trên lưng mẹ”?

"Những em bé lớn trên lưng mẹ"? là những em bé được mẹ địu trên lưng. Như vậy những người mẹ miền núi vẫn có thể vừa giữ con vừa làm các công việc khác.

Câu 2. Người mẹ làm các công việc gì? Các việc ấy có ý nghĩa như thế nào?

Người mẹ giã gạo nuôi bộ đội, tỉa bắp trên núi. Đó là công việc có ý nghĩa tốt đẹp: vừa là sản xuất ra lương thực để phục vụ cuộc sống vừa là nuôi quân đánh giặc, góp phần vào sự nghiệp kháng chiến của dân tộc

Câu 3. Tìm các hình ảnh đẹp nói lên tình yêu thương và niềm hi vọng của người mẹ đối với con:

Những hình ảnh đẹp nói lên tình yêu thương và niềm hi vọng của người mẹ đối với con:

Ngủ ngon a-kay ơi, ngủ ngoan a-kay hỡi

Mẹ thương a-kay, mẹ thương bộ đội

Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần

Mai sau con lớn vung chày lún sân.

Câu 4. Theo em, cái đẹp thể hiện trong bài thơ này là gì?

Cái đẹp trong bài thơ này là những hình ảnh độc đáo, sáng tạo, mang tính nghệ thuật cao:

-       Nhịp chày nghiêng, giấc ngủ em nghiêng

-       Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối

        Lưng đưa nôi và tim hát thành lời

-       Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần

        Mai sau con lớn vung chày lún sân

-       Lưng núi thì to, mà lưng mẹ nhỏ

-       Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi

        Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng.

Cái đẹp của bài thơ này còn là tình cảm sâu xa của người phụ nữ miền núi luôn gắn bó với núi rừng, nương rẫy, luôn yêu thương con cái và yêu thương bộ đội; một lòng theo cách mạng, sẵn sàng góp gạo nuôi quân để đánh thắng quân thù. Tình cảm gia đình ở đây đã gắn kết với tình yêu đất nước


 

8 tháng 4 2018

caau1;những em bé lớn tren lung mẹ là những em be đã lớn rồi.....,còn tiếp thì trả lời sau...

30 tháng 9 2021

 Tham khảo:

Cái bóng là 1 chi tiết nghệ thuật sáng tạo, độc đáo, giàu ý nghĩa. Chi tiết này xuất hiện từ đầu tác phẩm có tác dụng thắt nút câu chuyện( đẩy các mâu thuẫn đến đỉnh điểm). cái bóng xuất hiện trong lời nói đùa của Vũ Nương khi nói với người con. Những ngày xa cách, bé Đản luôn hỏi về bố, Vũ Nương chỉ cái bóng mình trên vách và nói với con đó là cha Đản. Trong những ngày tháng xa chồng, nàng luôn nghĩ về người chồng yêu dấu, trong suy nghĩ của nàng, chồng luôn ở bên cạnh, vợ chồng như hình với bóng. vậy mà không ngờ 1 lời nói đùa trong thương nhớ laị trở thành sợi dây vô tình, oan nghiệt thắt chặt cuộc đời nàng. Chi tiết cái bóng không chỉ có tác dụng thắt nút câu chuyện, mà đièu thú vị là cũng chính câu chuyện này lại mở nút câu chuyện.Vũ Nương đc giải oan cũng như hình tượng cái bóng: 1 đếm phòng không vắng vẻ, bé đản chỉ bóng cha mình trên vách nói rằng cha đản lại dến.Trương Sinh bây giờ mới ngộ tỉnh ra, thấu hiểu nỗi oan của vợ, mâu thuẫn câu chuyện đã được giải quyết. Có thể nói rằng: cái bóng là 1 hình tượng nghệ thuật đạt tới sự hoàn chỉnh, là sự tập trung, khái quát hoá, hình tượng hoá sự hiểu lầm vô tình hay lưỡng ý của Trương Sinh. Chi tiết này tạo nên sự bất ngờ cho câu chuyện, nó góp phần làm nên thành công trong việc xây dựng tình huống truyện trong việc bộc lộ nội dung chủ đề của tác phẩm.

30 tháng 12 2018

a, Tìm hiểu đề: Đề nêu ra những yêu cầu buộc phải thực hiện:

     + Kể một câu chuyện

     + Bằng lời văn của em

b, Lập ý

     + Lựa chọn sự kiện chính, nhân vật chính để thể hiện chủ đề

c, Lập dàn ý:

     + Mở bài: Giới thiệu câu chuyện được kể

     + Thân bài: Trình bày các chuỗi sự việc diễn ra

     + Kết bài: Kết quả của sự việc

d, Cách làm bài văn tự sự

- Bước 1: Đọc kĩ đề, nắm yêu cầu của đề

- Bước 2: Theo yêu cầu của đề xác định nội dung định kể: nhân vật, sự kiện, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của truyện

- Bước 3: Lập dàn bài theo những ý đã lập ở bước 2

14 tháng 6 2017

a, Nhân vật Kiều Phương:

+ Hình dáng: gầy, mặt lọ lem, tóc ngang vai, dáng vẻ thanh mảnh

    + Lời nói: nhẹ nhàng, hóm hỉnh

    + Hoạt động: say sưa vẽ tranh, hoạt bát, khi bị mắng thì xịu mặt xuống rồi lại hát véo von và làm việc

4 tháng 10 2023

Tình làng nghĩa xóm trong đoạn trích Tức nước vỡ bờ được thể hiện qua chi tiết bà cụ hàng xóm đã sang thăm và cho gia đình nhà chị Dậu mấy bơ gạo để nấu cháo. Chi tiết này thể hiện tình làng nghĩa xóm vô cùng sâu sắc bởi trong hoàn cảnh đói kém là vậy. Mọi người lo cho thân mình còn khó khăn cùng cực. Vậy mà bà cụ sẵn sàng đem bơ gạo (khi ấy bơ gạo còn quý hơn vàng) cho nhà chị Dậu và khuyên chị bằng những lời lẽ hết sức chân tình: "Bảo anh ấy có chạy trốn đi đâu thì chạy chứ cứ nằm đây chốc nữa sai nha đến thúc sưu họ lại đánh cho thì khổ." Lời lẽ ấy và hành động ấy là nghĩa cử cao đẹp thể hiện tình làng nghĩa xóm và truyền thống đạo lí tự ngàn đời của người Việt Nam "Lá lành đùm lá rách".