Dựa vào thông tin trong mục IV, trả lời các câu hỏi sau:
1. Kể tên các yếu tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật.
2. Vì sao trước khi trồng cây hoặc gieo hạt, người ta thường cày, bừa đất rất kĩ, bón lót một số loại phân?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Vào mùa hè thì cây thoát hơi nước nhiều hơn, dẫn tới rễ cây hút nhiều nước và dinh dưỡng hơn
Còn vào buổi tối thì cây không quang hợp nên cây không thoát hơi nước nhiều, tốc độ hút nước của rễ cũng giảm xuống
Chuyển hóa năng lượng: Biến đổi năng lượng từ dạng này sang dạng khác
Hô hấp tế bào: Mỗi lá cây có nhiều khí khổng. Trong khí khổng thì cấu tạo thành ngoài mỏng, thành trong dày. Hô hấp là lấy vào khí O2 và thải ra khí CO2
Quang hợp: Quá trình sinh vật lấy vào khí CO2 và thải ra khí O2
Quá trình trao đổi nước: Diễn ra ở mạch rây và mạch gỗ
Vai trò mạch rây: Tổng hợp chất hữu cơ ở cây
Vai trò mạch gỗ: Tổng hợp nước và muối khoáng
Ở thực vật chất dinh dưỡng là chất khoáng, cần bón phân như phân đạm, lân, kali để thực vật phát triển
Câu 1.
- Chế độ dinh dưỡng của cơ thể người phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nhu cầu dinh dưỡng, độ tuổi, giới tính, hình thức lao động, trạng thái sinh lí của cơ thể,…
- Ví dụ:
+ Trẻ em cần có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn người cao tuổi.
+ Người lao động chân tay có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn nhân viên văn phòng.
+ Người bị bệnh và khi mới khỏi bệnh cần được cung cấp chất dinh dưỡng nhiều hơn để phục hồi sức khỏe.
+ Phụ nữ mang thai cần có chế độ dinh dưỡng tăng thêm năng lượng, bổ sung chất đạm và chất béo, bổ sung các khoáng chất.
Câu 2:
Bước 1: Kẻ bảng ghi nội dung cần xác định theo mẫu Bảng 32.2.
Bước 2: Điền tên thực phẩm và xác định lượng thực phẩm ăn được.
- Ví dụ: Gạo tẻ
+ X: Khối lượng cung cấp, X = 400g.
+ Y: Lượng thải bỏ, Y = 400 × 1% = 4g.
+ Z: Lượng thực phẩm ăn được, Z = 400 – 4 = 396g.
Tính tương tự với các loại thực phẩm khác.
Bước 3: Xác định giá trị dinh dưỡng của các loại thực phẩm.
- Ví dụ: Giá trị dinh dưỡng của gạo tẻ
+ Protein = \(\dfrac{7,9.396}{100}\)= 31,29 g.
+ Lipid = \(\dfrac{1,0.396}{100}\)= 3, 96 g.
+ Carbohydrate = \(\dfrac{75,9.396}{100}\)= 300,57 g.
Tính tương tự với các loại thực phẩm khác.
Tên thực phẩm | Khối lượng (g) | Thành phần dinh dưỡng (g) | Năng lượng (Kcal) | Chất khoáng (mg) | Vitamin (mg) | |||||||||
X | Y | Z | Protein | Lipid | Carbohydrate |
| Calcium | Sắt | A | B1 | B2 | PP | C | |
Gạo tẻ | 400 | 4,0 | 396 | 31,29 | 3,96 | 300,57 | 1362 | 273,6 | 10,3 | - | 0,8 | 0,0 | 12,7 | 0,0 |
Thịt gà ta | 200 | 104 | 96 | 22,4 | 12,6 | 0,0 | 191 | 11,5 | 1,5 | 0,12 | 0,2 | 0,2 | 7,8 | 3,8 |
Rau dền đỏ | 300 | 114 | 186 | 6,1 | 0,56 | 11,5 | 76 | 536 | 10 | - | 1,9 | 2,2 | 2,6 | 166 |
Xoài chín | 200 | 40,0 | 160 | 0,96 | 0,5 | 22,6 | 99 | 16 | 0,64 | - | 0,16 | 0,16 | 0,5 | 48 |
Bơ | 70 | 0,0 | 70 | 0,35 | 58,45 | 0,35 | 529 | 8,4 | 0,07 | 0,4 | 0,0 | 0,0 | 0,0 | 0,0 |
Bước 4: Đánh giá chất lượng khẩu phần ăn:
- Protein: 31,29 + 22,4 + 6,1 + 0,96 + 0,35 = 61,1 (g)
- Lipid: 3,96 + 12, 6 + 0,56 + 0,5 + 58,45 = 76,07 (g)
- Carbohydrate: 300,57 + 11,5 + 22,6 + 0,35 = 335 (g)
- Năng lượng: 1362 + 191 + 76 + 99 + 529 = 2257 (Kcal)
- Chất khoáng: Calcium = 845,5 (mg), sắt = 22,51 (mg).
- Vitamin: A = 0,52 (mg), B1 = 3,06 (mg), B2 = 2,56 (mg), PP = 23,6 (mg), C = 217,8 (mg).
So sánh với các số liệu bảng 31.2, ta thấy đây là khẩu phần ăn tương đối hợp lí, đủ chất cho lứa tuổi 12 – 14.
Bước 5: Báo cáo kết quả sau khi đã điều chỉnh khẩu phần ăn.
Một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình trao đổi nước và muối khoáng của cây là: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm (độ ẩm của đất, độ ẩm không khí), độ pH của đất, độ tơi xốp của đất, hàm lượng khoáng,…
Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến trao đổi nước và các chất dinh dưỡng của cây. Bởi vì nhiệt độ không khí thì ảnh hưởng tới quá trình thoát hơi nước của cây.
Vào lúc nắng thì nhiệt độ tăng cao, thực vật cần thoát hơi nước mạnh hơn nữa để giữ cho cay không bị đốt nóng, dẫn tới quá trình hút nước và muối khoáng của rễ cây tăng lên
1. Đất trồng là bề mặt tơi xốp của vỏ trái đất.Nhờ các hạt cát, limon, sét và chất mùn mà đất giữ được nước và chất dinh dưỡng. 2. Phân bón là thức ăn do con người bổ sung cho cây trồng. Có 3 nhóm : Phân hữu cơ, phân hóa học, phân vi sinh. Bón phân làm tăng độ phì nhiêu của đất, làm tăng năng suất cây trồng và chất lượng nông sản
Bấm ngọn tỉa cành là biện pháp chủ động điều chỉnh sự dài ra của thân, số lượng ngọn nhằm tang năng suất cây trồng
Bấm ngọn giúp tăng tập trung chất dinh dươngx vào chồi nách
Tỏa cành là bỏ những cảnh sâu, xấu giúp các cảnh còn lại phát triển
Tham khảo!
Ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm đất và không khí,…) đến hoạt động trao đổi nước và khoáng ở thực vật:
- Ánh sáng: Ánh sáng thúc đẩy khí khổng mở, làm tăng tốc độ thoát hơi nước ở lá, tạo động lực cho quá trình hấp thụ, vận chuyển nước và khoáng ở rễ và thân. Ánh sáng cần cho hoạt động quang hợp tạo chất hữu cơ, cung cấp nguyên liệu cho hoạt động hô hấp, qua đó giải phóng năng lượng cần thiết cho quá trình hấp thụ và vận chuyển chủ động các chất trong cây.
- Nhiệt độ: Trong giới hạn sinh thái về nhiệt độ, tốc độ hấp thụ nước và khoáng tỉ lệ thuận với sự tăng nhiệt độ. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ tăng quá cao (trên \(45^oC\)) thì lông hút có thể bị tổn thương và chết, enzyme tham gia vào hoạt động trao đổi chất bị biến đổi, dẫn đến giảm hoặc dừng hấp thụ nước và khoáng.
- Độ ẩm đất và không khí:
+ Trong giới hạn nhất định, độ ẩm đất tỉ lệ thuận với khả năng hấp thụ nước và khoáng của hệ rễ. Độ ẩm đất quá cao hoặc quá thấp sẽ làm giảm hô hấp và ức chế sinh trưởng của rễ, dẫn đến giảm lượng nước và chất khoáng hấp thụ.
+ Độ ẩm không khí ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động trao đổi nước và khoáng thông qua việc tác động đến quá trình thoát hơi nước: Độ ẩm không khí cao làm giảm tỉ lệ hoạt động và độ mở của khí khổng, từ đó dẫn đến giảm cường độ thoát hơi nước và ngược lại.
Các yếu tố ảnh hưởng đến trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật:
- Độ ẩm: Độ ẩm của đất thích hợp sẽ tăng cường khả năng hấp thụ nước và các chất dinh dưỡng của cây.
- Hàm lượng khí O2 trong đất: Đất tơi xốp, thoáng khí sẽ giúp rễ hoạt động tốt tạo thuận lợi cho quá trình hút nước và chất dinh dưỡng của cây.
- Ánh sáng: Ánh sáng chủ yếu ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước ở lá – động lực đầu trên của quá trình vận chuyển nước và muối khoáng với vai trò là tác nhân gây mở khí khổng.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ ảnh hưởng đến sự hấp thụ nước ở rễ, vận chuyển nước trong thân và thoát hơi nước ở lá.
- Độ ẩm không khí: Độ ẩm không khí liên quan chặt chẽ đến quá trình thoát hơi nước ở lá, độ ẩm không khí càng thấp thì thoát hơi nước càng mạnh.
- …
2.
Trước khi trồng cây hoặc gieo hạt, người ta thường cày, bừa đất rất kĩ, bón lót một số loại phân nhằm tạo điều kiện thuận lợi để rễ hoạt động hấp thụ nước và chất dinh dưỡng của hạt hoặc cây con:
- Cày, bừa đất rất kĩ để tạo độ thoáng khí đồng thời thúc đẩy quá trình hòa tan chất khoáng trong đất.
- Bón lót một số loại phân để cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho đất.