Em hãy viết 1 bài văn ngắn gọn về nếp sống văn minh,theo pháp luật
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Một đất nước chỉ có thể phát triển ổn định và hòa bình khi mọi người dân sống và làm việc theo pháp luật. Tấm gương về tu dưỡng đạo đức, tuân theo nếp sống văn minh của Bác Hồ khiến em vô cùng cảm phục và càng thêm kính yêu Người.
Câu chuyện em đã được đọc trong cuốn “Những mẩu chuyện đạo đức của Bác Hồ” khiến em nhớ mãi về Bác. Hàng ngày, Bac luôn căn dặn những chú cảnh vệ phải luôn có ý thức tổ chức, kỷ luật, triệt để tôn trọng nội quy chung. Một hôm, Bác và các chú có đến thăm một ngôi chùa lớn. Vì là ngãy lên nên các vị sư, khách nước ngoài và nhân dân đi lễ, tham quan chùa rất đông. Bác vừa đến chùa, các vị sư liền ra đón Bác và khẩn khoản xin Người đừng cởi dép, nhưng Bác không đồng ý. Đến thềm chùa, Bác dừng lại để dép ở ngoài như mọi người, xong mới bước vào và giữ đúng những nghi thức như mọi người đến lễ chùa.
Trên đường về nhà, chiếc xe vừa đi đến một ngã tư và có đèn đỏ. Đường phố lúc này rất đông đúc người và các phương tiện giao thông. Chiếc xe trở bác và các chú cảnh vệ dừng lại. Các chú lo lắng, nếu mọi người trông thấy Bác thì họ sẽ ùa ra đông kín đường. Vì vậy, mọi người bàn bạc và định cử một đồng chí cảnh vệ chạy đến bục yêu cầu công an giao thông bật đèn xanh mở đường cho xe Bác. Nhưng Bác đã hiểu ý và ngăn lại, rồi từ tốn nói: “Các chú không được làm như thế. Phải gương mẫu tôn trọng luật lệ giao thông, không nên bắt người khác nhường quyền ưu tiên cho mình.”
Nghe xong câu nói đó, mọi người đều rất ân hận và xúc động trước tinh thần gương mẫu của Bác. Dù bận trăm công ngàn việc nhưng Người vẫn thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật. Đó cũng là bài học quý giá cho chúng ta ngày hôm nay, thực hiện trật tự giao thông để an toàn cho bản thân và mọi người xung quanh.
Mình xin kể câu chuyện " Trời biết, đất biết, ta biết..."
Bài làm
Năm 1504, vua Lê Hiển Tông băng hà, di chiếu lập người con thứ ba tên là Thuần ( tức vua Lê Túc Tông sau này ), chứ không lập con thứ hai là Tuấn ( tức vua Lê Uy Mục sau này), vì người con này bất tài, vô đạo. Người được nhà vua ủy thác thực hiện di chiếu là tiến sĩ Đàm Văn Lễ , một vị đại thần thanh liêm,chính trực.
Đêm ấy, trời đã rất khuya, nhà tiến sĩ họ Đàm vẫn còn một vị khách đến thăm. Vị khách lạ cúi rạp người trước chủ nhân :
- Bẩm tướng công,tôi là nhà quan Nguyễ Kinh Kỷ. Quan ngài sai tôi đêm biếu tướng công 30 lạng vàng...
Nghe khách nói, Đàm Văn Lễ rất ngạc nhiên. Sau, ông hiểu việc này có liên quan đến di chiếu của vua Lê Hiển Tông. Kẻ cầm đầu bọn cơ hội trong triều là Nguyễn Kinh KỈ cho người mang vàng đến đút lót để sửa di chiếu, đưa hoàng tử Tuấn lên ngôi thay thái tử Thuần.
Thấy tiến sĩ họ Đàm trầm ngâm suy nghĩ, người khách tâu thêm :
- Xin tướng công nhận cho. Giữa đêm khuya thanh vắng,không ai biết việc này đâu ạ.
Đàm Văn Lễ nghiêm mặt :
- Ông nhầm to ! Việc này có trời biết,đất biết,ông biết,tôi biết. Sao ta có thể làm điều xấu xa đó !
Người khách hiểu bạc vàng không thể mua được Đàm Văn Lễ, không dám ngẩng mặt,vội tháo lui.
HT
Ngày nào đi học, chúng em cũng đi qua chiếc cầu gỗ bắc qua ngòi Thia. Ngòi Thia chỉ rộng độ 15 mét, sâu hơn 2 mét, nhưng về mùa lũ nước cuồn cuộn đục ngầu.
Tháng 9 năm 2000, mưa to, lũ lụt lớn. Chiếc cầu gỗ bắc qua ngòi Thia, chỉ một đêm bị lũ cuốn gần như hết sạch các mảnh ván gỗ và lan can trên cầu.
Sáng thứ hai hôm ấy, mưa đã tạnh, nước ngòi dâng đầy cuốn băng băng. Cầu đã bị trôi hết ván. Hàng mấy chục học sinh tiểu học thôn Hạ và xóm Chùa đứng ngơ ngác nhìn ngòi, nhìn cầu. Bước vào năm học mới được hai tuần, thế là bọn chúng em phải quay trở về nhà.
Bác Chính sĩ quan công binh về hưu, là Hội trưởng Hội cựu chiến binh xã Hồng Phong đã ra tay làm sống lại cây cầu. Bác đã vận động thanh niên và các cán bộ về hưu toàn xã đốn mấy chục cây bạch đàn to, dài trong vườn bác tập kết tại chân cầu. Mấy tay thợ mộc xóm Chùa được điều động đến giúp bác một tay. Mọi thứ vật liệu khác như đinh, móc sắt, dây thép và dây cáp chằng cầu bác đều tự bỏ tiền ra mua sắm. Là kĩ sư công binh thời chiến tranh, nên mọi khâu kĩ thuật. bác đảm đương hết. Các cô giáo trường tiểu học xã phục vụ nước uống và cơm trưa. Đến nửa đêm, cây cầu bắc qua ngòi Thia đã hoàn thành. Năm đó, em là học sinh lớp Một.
Đến nay, chiếc cầu đã trải qua năm năm trời sương gió nắng mưa, được thử thách qua ba cơn lũ lớn. Xe kéo công nông vẫn qua lại bình thường. Ủy ban xã trả bác Chính 5 triệu đồng gọi là tiền gỗ bạch đàn, nhưng bác Chính nói là chiếc cầu tình nghĩa có là bao!
Từ đấy đến nay, chiếc cầu bắc qua ngòi Thia từ làng Hạ, xóm Chùa đi sang làng Thượng, làng Trung của quê em, bà con gọi một cách thân mật là cầu Ông Chính.
sách của bạn có truyện phân xử tài tình không? trước mình đọc bài đấy đó.
bác hồ cùng 1 anh bộ đội đi trên đường bỗng đèn đỏ hiện lên làm bác và anh bộ đội dừng xe lại anh bộ đội mới nói với anh cảnh sát giao thông rằng bác đang có việc khẩn cấp cần hay xe đi ngay bác liền nói với anh bộ đội rằng đợi một chút cũng không sao . Khi đèn xanh hiện lên bác và anh bộ đội mới đi
xin lỗi vì mình viết câu trả lời lâu quá
Việt Nam ta từ lâu được biết đến là quốc gia có nhiều trò chơi dân gian đặc sắc mang đậm bản chất văn hóa dân tộc. Một trong số đó chúng ta không thể không nhắc đến chính là trò chơi dân gian kéo co.
Không ai biết chính xác thời gian trò chơi này được hình thành từ bao giờ chỉ biết rằng trò chơi này được tìm thấy từ những vết tích cổ đại chạm trỗ trên các ngôi mộ ở Ai Cập. Điều đó chứng tỏ con người đã nghĩ ra trò chơi này từ rất sớm, khoảng 2500 TCN. Quốc gia phong kiến cổ đại Trung Hoa cũng ưa chuộng trò chơi này đặc biệt ở thời nhà Đường và thời Tống. Quốc gia nổi tiếng thế vận hội - Hi Lạp cũng chọn môn kéo co là môn thi đấu từ 500 TCN. Kéo co bằng da cừu, da dê là hình thức mà các thuyền trưởng người Tây Âu nghỉ đến để rèn luyện sức khỏe và giải trí cho các thủy thủ của mình từ 1000 năm sau Công nguyên. Và chính trò chơi kéo co từ lâu cũng đã phổ biến trong văn hóa của người Việt Nam ta.
Kéo co có hai đội cân xứng. Dụng cụ kéo co thường là dây thừng, sợi dây dài ở giữa buộc một khăn màu, vị trí khăn nằm ngay vạch kẻ. Sau khi nhận được còi báo hiệu từ trọng tài, hai đội ra sức níu dây thừng và kéo, nếu khăn màu lệch về hướng nào thì đội bên đó thắng. Có một số nơi thay thế khăn đỏ bằng một cột tre cắm giữa sân. Nếu không có dây thừng, người chơi có thể kéo trực tiếp bằng tay. Hai người đứng trước nhất chéo tay vào nhau chắc chắn, những người sau ôm bụng người trước cứ thế đến người cuối cùng. Khi vào thế sẵn sàng, đội bên nào bị đứt đoạn là bên đó thua. Để phân thắng bại, trò chơi thường phải đấu 3 vòng, thời gian mỗi vòng tùy thuộc vào sức kéo của hai đội.
Trò chơi dân gian kéo co được ưa chuộng trên cả nước, nó được tổ chức thường xuyên ở mức độ nhỏ như trường, lớp, địa phương đến các cuộc thi kéo co hàng năm. Kéo co từng là một môn thể thao trong thế vận hội thế giới. Hiện nay trò chơi này còn nằm trong hiệp hội kéo co quốc tế ở các nước châu Âu như Hà Lan, Anh, Thụy Điển. Đây là trò chơi và cũng là là môn thể thao rèn luyện sức khỏe, sức bền và tinh thần đoàn kết của người chơi. Bên cạnh đó, môn thể thao này còn vui nhộn bởi tinh thần cổ vũ cho hai đội và những pha té ngã hài hước.
Sinh hoạt văn hóa đã, đang và sẽ ảnh hưởng rất lớn cũng như mang lại niềm vui, giá trị tinh thần cho con người Việt Nam ta. Chúng ta hãy giữ gìn và phát huy nét đẹp của trò chơi kéo co nói riêng và các trò chơi dân gian khác nói chung để đất nước Việt Nam không chỉ phát triển hội nhập mà vẫn đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.
Tham Khảo
Nhân dịp kỉ niệm bảy mươi lăm năm ngày Quốc khánh mùng 2 tháng 9, khu phố em đã tổ chức một chương trình văn nghệ. Em đã có những trải nghiệm thú vị khi tham gia biểu diễn trong chương trình đó.
Tiết mục mà em tham gia đó là nhảy hiện đại trên nền nhạc của bài hát “Việt Nam ơi”. Nhóm nhảy gồm có mười thành viên, bao gồm bảy nữ và ba nam. Chúng em đã mất hơn một tuần để tập luyện cho tiết mục này. Cả nhóm đã lựa chọn trang phục để biểu diễn là quần jean, áo phông cờ đỏ sao vàng. Ngày hôm đó, cả nhóm đến từ chiều để khớp lại bài nhảy một lần nữa, và trang điểm.
Đúng tám giờ ba mươi phút tối, buổi biểu diễn bắt đầu. Khán giả đến xem rất đông. Tiết mục của chúng em sẽ mở đầu cho chương trình văn nghệ. Sau khi chị Lan Anh - MC của chương trình giới thiệu. Chúng em nhanh chóng bước lên sân khấu để biểu diễn. Em cảm thấy khá hồi hộp. Nhưng khi tiếng nhạc vang lên, cả nhóm bắt đầu nhảy theo giai điệu. Em cũng nhảy theo các bạn, mà quên đi hết sự hồi hộp của mình. Các động tác đều được trình bày một cách suôn sẻ. Sau khi tiết mục kết thúc, khán giả ở dưới đã vỗ tay. Nhiều người còn khen ngợi: “Hay lắm!”, “Nhảy đẹp lắm!”. Điều đó khiến em cảm thấy rất vui vì cả nhóm đã hoàn thành tiết mục xuất sắc.
Sau đó, em cùng với các bạn của mình xuống hàng ghế khán giả để xem các tiết mục tiếp theo. Tiết mục tiếp theo là phần hát song ca của hai bạn Minh Hà và Long Nhật với bài hát “Sống như những đóa hoa”. Giọng ca ngọt ngào của hai bạn khiến mọi người đều phải khen ngợi. Rồi đến tiết mục múa dân gian của các anh chị thanh niên tình nguyện trong khu phố Ai cũng thật đẹp trong bộ trang phục truyền thống của dân tộc - áo dài. Đặc biệt nhất là tiểu phẩm hài của các ông bà đã đem lại những tiếng cười sảng khoái cho chúng em. Mỗi tiết mục kết thúc, một tràng pháo tay lại vang lên rộn ràng. Các tiết mục thật hấp dẫn biết bao. Chúng em ngồi xem mà quên cả thời gian. Đến mười giờ tối, chương trình văn nghệ mới kết thúc.
Đối với em, đây là một trải nghiệm thú vị, từ đó em phát hiện ra niềm đam mê nghệ thuật của mình. Em sẽ cố gắng để theo đuổi niềm đam mê này trong tương lai.
~ HT ~
Tham khảo dàn ý sau nhé!
1. Mở bài
Chào hỏi, giới thiệu: Kính chào thầy cô và các bạn, em tên là… học sinh lớp…Giới thiệu vấn đề trình bày: Sau đây, em xin phép được trình bày về vấn đề…2. Thân bàiHoàn cảnh dẫn đến trải nghiệm mà em muốn chia sẻ.Kể lại diễn biến trải nghiệm về nơi em sống hoặc một vùng đất mà em ghé thăm.Nêu ấn tượng của em về trải nghiệm đó.3. Kết bài
Khẳng định lại giá trị của trải nghiệm với bản thân.Lời kết: Xin cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe, rất mong nhận được sự đóng góp của thầy cô và các bạn.
Ngày nào đi học, chúng em cũng đi qua chiếc cầu gỗ bắc qua ngòi Thia. Ngòi Thia chỉ rộng độ 15 mét, sâu hơn 2 mét, nhưng về mùa lũ nước cuồn cuộn đục ngầu.
Tháng 9 năm 2000, mưa to, lũ lụt lớn. Chiếc cầu gỗ bắc qua ngòi Thia, chỉ một đêm bị lũ cuốn gần như hết sạch các mảnh ván gỗ và lan can trên cầu.
Sáng thứ hai hôm ấy, mưa đã tạnh, nước ngòi dâng đầy cuốn băng băng. Cầu đã bị trôi hết ván. Hàng mấy chục học sinh tiểu học thôn Hạ và xóm Chùa đứng ngơ ngác nhìn ngòi, nhìn cầu. Bước vào năm học mới được hai tuần, thế là bọn chúng em phải quay trở về nhà.
Bác Chính sĩ quan công binh về hưu, là Hội trưởng Hội cựu chiến binh xã Hồng Phong đã ra tay làm sống lại cây cầu. Bác đã vận động thanh niên và các cán bộ về hưu toàn xã đốn mấy chục cây bạch đàn to, dài trong vườn bác tập kết tại chân cầu. Mấy tay thợ mộc xóm Chùa được điều động đến giúp bác một tay. Mọi thứ vật liệu khác như đinh, móc sắt, dây thép và dây cáp chằng cầu bác đều tự bỏ tiền ra mua sắm. Là kĩ sư công binh thời chiến tranh, nên mọi khâu kĩ thuật. bác đảm đương hết. Các cô giáo trường tiểu học xã phục vụ nước uống và cơm trưa. Đến nửa đêm, cây cầu bắc qua ngòi Thia đã hoàn thành. Năm đó, em là học sinh lớp Một.
Đến nay, chiếc cầu đã trải qua năm năm trời sương gió nắng mưa, được thử thách qua ba cơn lũ lớn. Xe kéo công nông vẫn qua lại bình thường. Ủy ban xã trả bác Chính 5 triệu đồng gọi là tiền gỗ bạch đàn, nhưng bác Chính nói là chiếc cầu tình nghĩa có là bao!
Từ đấy đến nay, chiếc cầu bắc qua ngòi Thia từ làng Hạ, xóm Chùa đi sang làng Thượng, làng Trung của quê em, bà con gọi một cách thân mật là cầu Ông Chính.