Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏiĐẤT NƯỚC Ở TRONG TIM Đất nước mình bé nhỏ vậy thôi emNhưng làm được những điều phi thường lắmBởi hai tiếng nhân văn được cất vào sâu thẳmBởi vẫn giữ vẹn nguyên hai tiếng đồng bào. Em thấy không? Trong nỗi nhọc nhằn, vất vả, gian laoKhi dịch bệnh hiểm nguy đang ngày càng lan rộngCả đất nước mình cùng đồng hành ra trậnTrên dưới một lòng chống dịch thoát nguy. ... Từ mái trường này em sẽ lớn lênSẽ khắc trong tim bóng hình đất nướcCô sẽ nối những nhịp cầu mơ ướcĐể em vẽ hình Tổ quốc ở trong tim. Nhớ nghe em, ta chẳng phải đi tìmMột đất nước ở đâu xa để yêu hết cảĐảng đã cho ta trái tim hồng rạng tỏaVang vọng trong lòng hai tiếng gọi Việt Nam! 1. Theo tác giả, "mái trường" và "cô" sẽ cho "em" điều gì?
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
#tham_khảo:
Khi đọc bài thơ “Đất nước ở trong tim” của cô giáo Chu Ngọc Thanh trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, hình bóng đất nước hiện lên trong tâm trí người đọc thật phi thường biết mấy, cùng với đó là những cung bậc cảm xúc khác nhau. Đất nước mình tuy còn nhỏ bé, tuy còn nghèo thế nhưng đã làm được những điều không tưởng. Bởi lẽ sức mạnh ấy xuất phát từ hai tiếng “đồng bào” thiêng liêng mà Bác Hồ từng nói. Khi người dân gặp nguy nan, tình yêu thương, sẻ chia, nghĩa đồng bào lại càng được phát huy mạnh mẽ. Đất nước mình còn giàu lòng nhân ái khi dang rộng vòng tay giúp đỡ người anh em láng giềng lúc lâm nguy, hay cả “chuyến du thuyền đang "khóc" giữa đại dương” - họ là những người con xa xứ. Điều đó phải chăng xuất phát từ sự nhân hậu, tình yêu thương con người? Đất nước mình đoàn kết, một lòng chống dịch như chống giặc, một cuộc chiến mà không ai bị bỏ lại. Ôi! Tự hào biết mấy khi là người con đất Việt! Yêu thương biết mấy hai tiếng Việt Nam!
Đất nước mình bé nhỏ vậy thôi em
Nhưng làm được những điều phi thường lắm
Bởi hai tiếng nhân văn được cất vào sâu thẳm
Bởi vẫn giữ vẹn nguyên hai tiếng đông bào
Em thấy không? Trong nỗi nhọc nhằn, vất vả, gian lao
Khi dịch bệnh hiểm nguy đang ngày càng lan rộng
Cả đất nước mình cùng đồng hành ra trận
Trên dưới một lòng chống dịch thoát nguy
a) Xác định thể thơ trên? Hãy cho biết phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ
- Thể thơ: Tự do.
- PTBĐ: Biểu cảm.
b) Khi được hỏi về bài thơ trên, cô Chu Ngọc Thanh trả lời: đó là lời cô nhắn nhủ với học sinh:" Cô muốn các em khắc sâu trong tim mình hình bóng đất nước. Cô không muốn nói nhiều về cách phòng chống dịch, bởi vì điều đó đã được Bộ Y tế nhắc nhở hằng ngày. Cô chỉ muốn nói với các em về hình ảnh của đất nước ta trong cuộc kháng chiến này. Đó là nhờ vào sự hy sinh cao cả của đội ngũ y bác sĩ, sự đoàn kết nhân ái của đồng bào ta và sự thận trong đầy trách nhiệm của tất cả mọi người chắc hẳn cả nước ta sẽ thoát khỏi đại dịch Covid."
Hãy chỉ ra 1 phép liên kết và 1 thành phần biệt lập được sử dụng trong lời nhắn nhủ của cô Thanh
- Phép liên kết: phép nối (Đó là)
- Thành phần biệt lập: chỉ
c) Chỉ ra các biện pháp tu từ có trong đoạn văn
- Điệp từ: "cô".
- Liệt kê: "sự hy sinh cao cả của đội ngũ y bác sĩ, sự đoàn kết nhân ái của đồng bào ta và sự thận trong đầy trách nhiệm của tất cả mọi người ...".
BPTT : điệp ngữ . Từ ''Bởi''.
TD: Nhằm nhấn mạnh rằng đất nước chúng ta tuy nhỏ bé nhưng lại làm được những điều phi thường bởi trong sâu thẳm mỗi chúng ta , ai cũng đều có sự nhân văn , bởi chúng ta vẫn mãi đoàn kết , cùng là người 1 nước , giữ vẹn nguyên trong tim 2 tiếng '' đồng bào'' .
1. PTBĐ chính: tự sự
2. Phép so sánh, qua từ "chẳng khác nào".
3. ý nói: ngôn ngữ của một dân tộc là hồn cốt, quyết định sự tồn tại và trường tồn của một đất nước.
4. ý nghĩa nhan đề: phản ánh hiện thực khách quan: nước Pháp thua cuộc trong cuộc chiến tranh Pháp - Phổ và chịu sự thống trị của Đức.
Câu 1 :Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chủ yếu : Tự sự
Câu 2: Câu văn "... bởi vì khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững được tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù..." đã sử dụng phép tu từ : So sánh.
Câu 3 :
- Câu nói của thầy Ha-men đã nêu bật giá trị thiêng liêng và sức mạnh to lớn của tiếng nói dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do
- Tiếng nói là tài sản tinh thần vô giá của một dân tộc nó được vun đắp qua hàng nghìn năm. Tiếng nói lưu giữ cả một nền văn hóa của dân tộc.
- Vì vậy kẻ thù khi xâm lược chúng muốn đồng hóa cả về ngôn ngữ, làm cho ngôn ngữ dân tộc ngày càng bị mai một đi, làm cho nhân dân không còn tìm ra con đường đấu tranh
Câu 4 :
Nhan đề văn bản là”Buổi học cuối cùng” :
- Truyện kể về buổi học bằng tiếng Pháp cuối cùng ở lớp học của thầy Ha-men tại một trường làng trong vùng An dát. Đó là thời kỳ sau cuộc đấu tranh Pháp-Phổ, nước Pháp thua trận, phải cắt hai vùng An dát và Lo ren ở sát biên giới với Phổ cho nước Phổ. Các trường học ở hai vùng này ,theo lệnh của chính quyền Phổ, không được tiếp tục dạy tiếng Pháp. Chính vì vậy, tác giả đặt tên truyện là Buổi học cuối cùng.
- Cách đặt nhan đề này gây sự chú ý cho người đọc đồng thời thể hiện sự xót xa của tác giả cũng như người dân nơi đây về sự mai một tiếng dân tộc.
Câu 5:
- Bài học về thái độ cư xử với tiếng dân tộc.
+ Phải yêu quý tiếng mẹ đẻ:
+Giữ gìn sự trong sáng.
+ Sử dụng có chuẩn mực
+ Làm giàu thêm vốn từ.
- Bài học phải có ý thức học tập nghiêm túc
+ Nhận thức đúng đắn về nhiệm vụ học tập.
+ Có thái độ yêu say các môn học.
+ Có tinh thần tự học.
- Bài học về thành công trong cuộc sống. Muốn có thành công phải có niểm đam mê.
a,Biện pháp tu từ chủ yếu được sử dụng trong văn bản: so sánh:
- Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa
- Óng tre ngà và mềm mại như tơ
- Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát
- Như gió nước không thể nào nắm bắt
Tác dụng : hữu hình hóa vẻ đẹp của tiếng Việt bằng các hình ảnh, âm thanh; tiếng Việt đẹp bởi hình và thanh.
b, Tác giả muốn thể hiện lòng yêu mến , thái độ trân trọng đối với vẻ đẹp và sự giàu có, phong phú của tiếng Việt.
a,Biện pháp tu từ được sử dụng chủ yếu trong văn bản là so sánh, những chi tiết cho thấy điều đó là:
+ Ôi tiếng Việt như đất cày , như lụa
+ Óng tre ngà và mềm mại như tơ
+ Tiếng tha thiết nói thường nghe như hát
+ Như gió nước không thể nào nắm bắt
Tác dụng : Làm giàu hình ảnh của các câu thơ trở nên sinh động, mang tính nghệ thuật và hấp dẫn hơn.
b, Tác giả muốn thể hiện lòng yêu mến, lòng thán phục trước sự phong phú và sự giàu đẹp của tiếng Việt.
1. ''Mái trường'': Là nơi cho em trưởng thành, khôn lớn và sẽ cho em nhiều bài học hay
''Cô'': Là người chắp cánh ước mơ, dẫn nối em đến với con đường thành công