Viết 1 đoạn văn 5-7 câu nêu suy nghĩ của em về sự đóng góp của người nông dân trong cuộc sống
Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.
Dàn ý nhé.
Mở đoạn:
- Giới thiệu vấn đề "sự đóng góp của người dân trong xã hội, cuộc sống".
Mẫu: Để 1 đất nước hưng thịnh, phát triển thì không thể nào thiếu đi sự đóng góp của người dân trong xã hội, cuộc sống.
Thân đoạn:
- Liệt kê những việc làm đóng góp của người dân:
+ Học tập, cống hiến trí tuệ/ sự thông minh/ tài năng của mình buôn bán làm giàu cho đất nước.
+ Dạy dỗ những mầm non của đất nước.
+ Dọn dẹp, giữ sạch sẽ thiên nhiên của đất nước.
+ Bảo vệ đất nước.
+ ..
- Tầm quan trọng:
+ Thúc đẩy nền kinh tế, quân sự,.. của nước nhà phát triển.
+ Giúp đất nước trở nên hùng mạnh hơn bởi "dân giàu thì nước mạnh".
+ ....
Kết đoạn:
- Tổng kết, khẳng định lại vấn đề.
Đầu tiên chúng ta cần làm rõ vấn đề : Sự khác biệt là gì?.Là những nét riêng, sự độc đáo được khẳng định, được đề cao gắn với đời sống của cá thể trong xã hội. Tại sao chúng ta cần tôn trọng điều này? . Bởi vì nếu một cuộc sống không có sự khác biệt , mọi việc người ta đều làm như khuôn đúc thì xã hội liệu có phát triển tốt hơn được không ? . Nếu không tôn trọng mà cứ chê bai người khác khi họ làm việc khác mình thì đó là một điều ngu xuẩn và nông cạn . Sự khác biệt tạo nên điểm nhấn , tạo nên giá trị và khả năng khác người của một ai đó , hay nói cách khác sự khác biệt là giá trị của con người ta . Theo em trong cuộc sống cần tôn trọng sự khác biệt , em hoàn toàn đồng tình với ý kiến đó.
Em thấy ý kiến trên là đúng vì trên đời này ai cũng sẽ có điểm khác biệt , có khuyết điểm của mình . Rất nhiều người vì sự khác biệt ấy mà mang ra trêu đùa , chế dễu , xúc phạm đến sự khác biệt ấy của người khác . Nên ta mới có câu " Trong cuộc sống cần tôn trọng sự khác biệt " . Nếu không giúp gì được cho họ thì đừng gây nên buồn phiền cho họ nữa .
Nhà văn Phạm Duy Tốn đã khắc họa chân thực tình cảnh của người nông dân trong tác phẩm “Sống chết mặc bay”. Truyện mở đầu bằng một tình huống hết sức căng thẳng, gay cấn là người dân đang cùng nhau gắng sức hộ đê: “Dân phu kể hàng trăm nghìn con người, từ chiều đến giờ, hết sức giữ gìn, kẻ thì thuổng, người thì cuốc, kẻ đội đất, kẻ vác tre, nào đắp, nào cừ, bì bõm dưới bùn lầy ngập quá khuỷu chân, người nào người nấy ướt như chuột lột”. Đọc đến đây, có ai mà không cảm thấy xót xa thay cho những người dân đang rơi vào một hoàn cảnh thật là khổ sở, éo le. Trước tình thế thảm hại của người dân, bậc quan phụ mẫu lại ung dung ngồi đánh bài trong tình. Sự đối lập giữa khung cảnh ngoài đê và trong đình càng làm rõ sự khổ cực đó. Trong khi nhân dân ra sức chống chọi lại với thiên tai, kẻ làm “cha mẹ” của dân lại chỉ biết ngồi đánh bài thật sung sướng. Như vậy, chúng ta thấy rằng tình cảnh khổ cực của nhân dân không chỉ do thiên tai gây nên mà trước hết và trực tiếp hơn cả là do thái độ thờ ơ vô trách nhiệm, vô nhân đạo của những kẻ cầm quyền đương thời.
Truyện ngắn '' Sống chết mặc bay '' của tác giả Phạm Duy Tốn đã để lại cho tôi bao dư âm khó quên . Một bên là người dân đang lam lũ , cực chống chọi lại với cơn bão . Còn một bên là viên quan phụ mẫu và những quan khác thì ngồi nhàn nhã trong đình đánh tổ tôm . Ôi ! Con người trong xã hội phong kiến thật là thảm . Cuộc sống của nhân dân có ấm no , có cực khổ đều phụ thuộc vào lương tâm của người làm cha , làm mẹ dân . Trong xã hội cũ , cuộc sống của nhân dân là một vấn đề rất lớn , cuộc sống của họ không chứa đựng sự công bằng mà toàn là những điều bất công . Cuộc sống của những con người trong giai cấp phong kiến là một cuộc sống tràn đầy sự đau thương , mất mát , luôn bị áp bức , bóc lột . Được sống trong xã hội ngày nay , một xã hội có đủ sự công bằng cho một công dân , mọi người dân đều được sống ấm no hạnh phúc mà không bị bóc lột . Tôi cảm thấy rất vui vì điểu đó , vui vì xã hội không còn như trước .
tham khảo
Từ nội dung bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh, em có rất nhiều suy nghĩ về tình yêu quê hương đất nước đặc biệt trong đại dịch Covid 19. Trước hết, ta cần hiểu thế nào là tình yêu quê hương đất nước? Đó là tình cảm gắn bó bền chặt, sâu sắc, chân thành đối với sự vật và con người nơi ta sinh ra và lớn lên, là hành động không ngừng nỗ lực để xây dựng và phát triển đất nước. Thật vậy, trong thời kì chiến tranh, tình yêu quê hương, đất nước được thể hiện rõ nét qua hành động của những người thanh niên không quản ngại khó khăn xung phong nhập ngũ, lên đường giành lấy độc lập cho Tổ quốc. Trong thời bình, tinh thần cao quý ấy vẫn được phát huy cao độ. Tiêu biểu như đại dịch Covid 19, nhiều người dân đã cùng nhau chung tay, đồng lòng, đồng sức kết thành những tấm lá chắn vững chãi, kiên cố để ngăn cản sự xâm nhập của virus corona, từ đó hạn chế sự ảnh hưởng của chúng đến sự phát triển của đất nước. Có lòng yêu Tổ quốc, mỗi con người sẽ sống tốt hơn trong cuộc đời, không quên đi cội nguồn.
Quê hương là nguồn cảm hứng vô tận của nhiều nhà thơ Việt Nam và đặc biệt là Tế Hanh – một tác giả có mặt trong phong trào Thơ mới và sau cách mạng vẫn tiếp tục sáng tác dồi dào. Ông được biết đến qua những bài thơ về quê hương miền Nam yêu thương với tình cảm chân thành và vô cùng sâu lắng. Chắc hẳn, ta có thể bắt gặp trong thơ ông hơi thở nồng nàn của những người con đất biển, hay một dòng sông đầy nắng trong những buổi trưa gắn với tình yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ. Bài thơ “Quê hương” là kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu, là tác phẩm mở đầu cho nguồn cảm hứng về quê hương trong thơ Tế Hanh, bài thơ đã được viết bằng tất cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, những con người lao động cần cù, chịu khó. Với tâm hồn bình dị, Tế Hanh xuất hiện trong phong trào Thơ mới nhưng lại không có những tư tưởng chán đời, thoát li với thực tại, chìm đắm trong cái tôi riêng tư như nhiều nhà thơ thời ấy. Thơ Tế Hanh là hồn thi sĩ đã hoà quyện cùng với hồn nhân dân, hồn dân tộc, hoà vào “cánh buồm giương to như mảnh hồn làng”.“Quê hương” – hai tiếng thân thương, quê hương – niềm tin và nỗi nhơ,ù trong tâm tưởng người con đất Quảng Ngãi thân yêu – Tế Hanh – đó là những gì thiêng liêng nhất, tươi sáng nhất. Bài thơ với âm điệu khoẻ khoắn, hình ảnh sinh động giúp người đọc hình dung rõ về tình cảm của tác giả với quê hương.
Gợi ý cho em đoạn văn của chị:
Trong cuộc sống hiện nay, các sản phẩm chúng ta được sử dụng đều đáng quý nhưng những người tạo ra các sản phẩm đó còn đáng quý hơn. Việt Nam ta có nền văn minh lúa nước từ lâu đời, vậy nên người nông dân có vai trò rất lớn trong cuộc sống. Để có những hạt gạo dẻo thơm cho chúng ta ăn hàng ngày, những người nông dân phải làm lụng cực khổ, phải tần tảo sớm hôm, phải chịu lấm lem bùn đất để đổi lấy thành quả. Những người nông dân không chỉ làm công việc thường ngày mà còn là những người lính, sẵn sàng bỏ nông cụ để chiến đấu, khi đất nước hòa bình, họ lại trở lại vẻ chất phác vốn có. Để có cuộc sống ấm no như ngày hôm nay, những người nông dân phải chịu biết bao cơ hàn, vậy nên chúng ta phải biết trân trọng thành quả họ tạo ra.
_mingnguyet.hoc24_
Người nông dân có vai trò quan trọng trong cuộc sống. Họ làm nên những cánh đồng vàng lúa chín nặng bông. Nhờ có họ ta được thưởng thức hạt gạo dẻo thơm tinh túy của đất trời. Đặc biệt khi gạo Việt Nam đang gây được tiếng vang lớn trên trường quốc tế. Các bác nông dân đã góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế. Đồng thời là tạo nên thương hiệu gạo uy tín chất lượng của đất nước với thế giới